Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975 - 15

kích rộng rãi trên cả 3 vùng chiến lược.

Nắm vững quan điểm của Đảng về kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, 21 năm lãnh đạo nhân dân trong tỉnh tiến hành kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đặc biệt trong 10 năm cuối của cuộc kháng chiến khi Mỹ đẩy cuộc chiến xâm lược ở miền Nam Việt Nam lên một mức độ cao, ác liệt nhất chưa từng có trong lịch sử chiến tranh xâm lược của Mỹ, Đảng bộ tỉnh luôn xác định: kháng chiến là vì dân và vì dân phải kháng chiến, giành và giữ dân là chiếc chìa khóa giải quyết mọi vấn đề. Do đó, Đảng bộ sớm tập hợp, lôi kéo được nhân dân trong tỉnh đi theo mình tạo nên thế trận chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, làm cho quân đội Mỹ, bọn lính Nam Triều Tiên vốn binh hùng lực hậu song luôn bị rơi vào mạng lưới thiên la địa võng dân giăng.

Huy động toàn dân vào cuộc kháng chiến, Đảng bộ tỉnh xây dựng thế trận đánh địch trên cả 3 vùng chiến lược: nông thôn, thành thị và miền núi. Dựa vào địa hình, tình hình địch ở mỗi vùng mà phong trào chiến tranh du kích phát triển có khác nhau.

Ở miền núi: dựa vào địa thế hiểm trở, địa hình phức tạp, truyền thống yêu nước trung thành của đồng bào các dân tộc ít người mà ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh phát triển phong trào chiến tranh du kích ở đây. Với vũ khí thô sơ, đồng bào các dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi như An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh chủ yếu bố phòng, rào làng, đào hầm, hào, bẫy địch, dùng tên, ná, mang cung diệt địch. Đến năm 1965 quân dân tỉnh đã giải phóng được một vùng rộng lớn ở miền núi, 2 quận lỵ An Lão và Vĩnh Thạnh cũng được giải phóng trở thành căn cứ, bàn đạp vững chắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong giai đoạn từ năm 1965 đến năm 1975 Mỹ, quân đội Việt Nam cộng hòa thường xuyên tăng cường càn quét, biệt kích vào các khu vực miền núi giải phóng do cách mạng làm chủ hòng lấn chiếm và phá hoại vùng hậu phương của ta nhưng không thành. Hàng loạt các trận chống càn

quyết liệt diễn ra ở An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh trong suốt quá trình quân Mỹ và đồng minh trực tiếp chiến đấu trên đất Bình Định. Trận chống càn của quân dân An Lão năm 1966 trở thành nỗi ám ảnh lính Mỹ. Bằng những thứ vũ khí thô sơ tự tạo, các đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Định đã tổ chức những cuộc đánh chiếm, càn quét thực sự có hiệu quả. Vĩnh Thạnh là một trong những huyện miền núi có phong trào du kích phát triển mạnh. Từ những năm 1965 trở đi, Mỹ và quân đội Việt Nam cộng hòa thường xuyên tổ chức các cuộc đánh chiếm vào khu vực miền núi Vĩnh Thạnh. Tuy nhiên kẻ thù luôn vấp phải sự kháng sự quyết liệt của đồng bào nơi đây. Hầm chông, mang cung, tên, nỏ, bẫy v.v, được đồng bào ngày đêm chế tạo để sẵn sàng tấn công cũng như phản công kẻ thù. Năm 1970 các lực lượng vũ trang và nhân dân Vĩnh Thạnh tổ chức tới 258 trận đánh địch, trong đó có 14 trận đánh càn. Nhìn chung, mặc dù Mỹ trực tiếp đưa một đội quân thiện chiến hùng hậu vào Bình Định nhưng kể cả khi kẻ thù đẩy cuộc chiến tranh xâm lược lên đến mức cao nhất chúng cũng không chiếm được khu vực miền núi rộng lớn nơi đây.

Ở nông thôn đồng bằng: đây là nơi đông dân nhiều của, là địa bàn chính địch tập trung thực hiện kế hoạch giành dân. Vì vậy cuộc chiến đấu giữa hai bên diễn ra chủ yếu ở vùng đồng bằng. Từ năm 1960 địch thực hiện chương trình “bình định” dồn dân lập “ấp chiến lược”, kẹp dân, cũng từ đây Đảng bộ tỉnh đặt nhiệm vụ diệt kẹp, phá kèm, giành và giữ dân lên hàng đầu. 10 năm cuối của cuộc chiến, chính sách “bình định” và “tìm diệt” được Mỹ, tay sai triển khai quyết liệt hơn. Cục diện giằng co diễn ra ở hầu khắp các thôn xã trên toàn địa bàn tỉnh Bình Định. Để kiểm soát, cơ động đối phó với dân chúng và sự di chuyển của các lực lượng vũ trang ta, địch tập trung phần lớn lực lượng trong thị xã Quy Nhơn, các quận lỵ, thị trấn, trên các trục đường giao thông chiến lược là đường số 1 và đường 19. Đây là địa bàn dân cư tập trung đông đúc nhất ở vùng đồng bằng. Nắm rõ tình hình địch, Đảng bộ tỉnh chủ trương phát động các lực lượng vũ trang hỗ trợ quần chúng tiến hành chiến tranh du kích giành quyền làm chủ cho dân ở những nơi nào mắt khâu của địch yếu

trước. Vì vậy sau khi có chỗ đứng chân vững chắc ở miền núi, phong trào du kích đã được nhen lửa phát triển trong các vùng đồng bằng. Ở các huyện đồng bằng phía Bắc tỉnh như Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, nơi nhân dân có lòng yêu nước thiết tha, có tinh thần cách mạng quật cường, Đảng bộ tỉnh nhanh chóng xây dựng được thế trận chiến tranh nhân dân, do đó phong trào chiến tranh du kích ở khu vực này diễn ra mạnh mẽ, đều khắp và liên tục. Những cuộc hành quân càn quét tìm diệt quy mô lớn của Mỹ và đồng minh trong quá trình chúng tiến hành chiến tranh cục bộ chủ yếu nhằm vào khu vực này. Ở các huyện đồng bằng phía Nam tỉnh như Tuy Phước, Tây Sơn, An Nhơn, Phù Cát, từ năm 1965 đến năm 1968 đội lính Việt Nam cộng hòa và lính Nam Triều Tiên bằng nhiều chiêu thức và thủ đoạn kẹp dân đã gây ra những khó khăn nhất định cho phong trào du kích ở đây. Tuy nhiên, sự tàn ác của kẻ thù không ngăn cản được tinh thần đấu tranh của quần chúng. Hàng loạt quần chúng các huyện phía Nam kiên trung đi theo Đảng, đứng vào hàng ngũ của Đảng, trở thành lực lượng nòng cốt phát động quần chúng đứng lên đấu tranh chống Mỹ, Việt Nam cộng hòa.

Cuộc chiến giành giật giữa ra đi và ở lại ngôi nhà, mảnh vườn, nơi chôn nhau cắt rốn của mình trở thành hiện trạng chung ở khắp các vùng đồng bằng của Bình Định trong những năm tháng trực tiếp đương đầu với quân chiến đấu Mỹ. Do đó các ấp chiến lược (kể cả ấp chiến lược kiểu mẫu Mỹ lập nên tại Mỹ Tài (Phù Mỹ)), các khu dồn dân, kẹp dân dù kẻ thù có cố gắng xây dựng kiên cố đến mấy cũng bị quần chúng lần lượt phá sạch. Bất chấp súng ống, đại bác, bom đạn, máy bay của Mỹ nhiều đến đâu, hiện đại tới mức nào, đại đa số nhân dân Bình Định vẫn một lòng một dạ đi theo Đảng bộ tỉnh chiến đấu tới cùng. Từ năm 1965 trở đi vùng đồng bằng Bình Định có hiện trạng tồn tại đan xen giữa vùng giải phóng với vùng tạm chiếm, vùng tranh chấp và vùng lỏng kẹp. Ở hầu hết các huyện đồng bằng đều có thôn, xã được giải phóng trước ngày 31 tháng 3 năm 1975. Vùng giải phóng trở thành căn cứ địa, là hậu phương trực tiếp, là bàn đạp cho phong trào chiến tranh du

kích phát triển. Một số căn cứ phía trước của tỉnh trong kháng chiến chống Mỹ như căn cứ Núi Bà (Phù Cát), nam Vân Canh, đông Phù Mỹ, tây bắc Hoài Nhơn là nơi các cơ quan tiền phương của tỉnh đứng chân chỉ đạo phong trào chiến tranh du kích trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Thành thị là nơi đóng giữ cơ quan đầu não của địch. Chúng tổ chức chốt giữ và phòng thủ chặt chẽ ở thị xã Quy Nhơn và hầu hết các thị trấn, quận lỵ gây khó khăn cho hoạt động chiến tranh du kích. Trước năm 1968 sự luồn nách hoạt động của các cán bộ đảng viên ở khu vực này chủ yếu nhằm xây dựng niềm tin trong dân chúng, vận động quần chúng đứng lên đấu tranh chính trị. Sau cuộc tấn công nổi dậy Xuân 1968 trở đi ở thị xã Quy Nhơn và hầu hết các thị trấn, quận lỵ đều có một lực lượng đáng kể du kích mật và biệt động hoạt động. Đây là lực lượng chính hô hào, phát động và hỗ trợ quần chúng thành thị đứng lên đấu tranh, làm cầu nối quan trọng đưa phong trào du kích phát triển ở cả trong và ngoài thị xã, quận lỵ. Nếu trước năm 1968 quân Mỹ, quân Việt Nam cộng hòa được sống những giờ phút yên bình ở khu vực thành thị thì những năm tháng về sau kể từ sự kiện Mậu Thân 1968, chúng phải thấp thỏm lo âu ngay giữ sào huyệt của mình, mặc dù có thể cả binh và lực dồn về đây mạnh hơn thời gian trước đó. Hàng loạt các kho tàng, bến bãi lớn mang tính kiên cố lần lượt bị các lực lượng vũ trang của tỉnh tấn công đánh sập. Hàng loạt tên ác ôn bị giết ngay trên đường phố hoặc tại nơi ở. Quần chúng thành thị được sự hướng dẫn, hỗ trợ của các cán bộ, đảng viên, chiến sĩ trung kiên sôi nổi tham gia đấu tranh chính trị khi có điều kiện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.

Nhìn chung sự phát triển mạnh mẽ phong trào chiến tranh du kích ở cả 3 vùng chiến lược với thế trận chiến tranh nhân dân đẩy kẻ thù vào tình trạng hoang mang giữa phe đối lập, dần yếu thế, bị động, co cụm và cuối cùng bị tiêu diệt.

Thứ tư: Đảng bộ tỉnh và các cấp ủy địa phương lãnh đạo, chỉ đạo phong trào chiến tranh du kích một cách linh hoạt, sáng tạo.

Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975 - 15

Bản thân chiến tranh du kích đã mang tính linh hoạt, sáng tạo. Tuy nhiên

dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và các cấp ủy địa phương sự sáng tạo này được thể hiện rõ qua từng kế hoạch, từng chiến dịch, từng địa bàn chiến đấu và qua từng năm đấu tranh. Ở Bình Định, chiến tranh du kích được tiến hành bởi ba lực lượng vũ trang là bộ đội tỉnh, bộ đội huyện và dân quân du kích. Mỗi lực lượng này có những nhiệm vụ đặc thù riêng nhằm hướng tới thực hiện nhiệm vụ cách mạng chung của tỉnh. Theo đó:

Dân quân du kích tổ chức đánh nhỏ lẻ như: phục kích, tập kích, cải trang, đánh bằng mưu mẹo, bắn tỉa, đánh phá giao thông, bến bãi, kho tàng v.v, với những phương tiện chiến tranh phong phú, từ những vũ khí thô sơ, tự tạo như gậy gộc, mang cung, tên tẩm thuốc độc, hố chông v.v đến những loại vũ khí hiện đại hơn như súng ngắn, súng trường, lựu đạn, thuốc nổ v.v, du kích có thể đánh liên tục cả ngày lẫn đêm, bất biến trong mọi loại hình thời tiết. Đối tượng chính mà dân quân du kích hướng đến tiêu diệt là bọn ngụy quân, ngụy quyền, đầu sỏ ác ôn ở thôn xã, bọn lính Mỹ và đội quân Nam Triều Tiên cũng là những đối tượng rất kinh sợ dân quân du kích Bình Định. Từ tổ chức đánh nhỏ lẻ để diệt một lực lượng nhỏ địch, du kích có thể đánh để tiêu diệt từng tiểu đội, đại đội, trung đội địch. Bên cạnh nhiệm vụ diệt địch, du kích còn hỗ trợ quần chúng nổi dậy diệt ác, phá kèm, đấu tranh chính trị, binh vận.

Bộ đội huyện, tỉnh: tổ chức chiến đấu ở quy mô khác nhau theo nhiệm vụ chính trị của từng chiến dịch, từng thời kỳ. Được tổ chức và trang bị, huấn luyện bài bản, bộ đội tỉnh huyện có thể tác chiến tiêu diệt những đơn vị địch như tiểu đội, trung đội, đại đội đến tiểu đoàn địch. Với phương thức tác chiến là quần bám chiến trường bằng những chiến thuật tập kích, phục kích, vận động tiến công kết hợp chốt, bao vây đánh lấn, có thể đánh địch ở trong hay ngoài công sự.

Trên cơ sở những đặc trưng riêng của từng lực lượng vũ trang, tùy theo nhiệm vụ chính trị đề ra trong mỗi chiến dịch, mỗi năm, mỗi thời kỳ, tùy theo địa bàn tác chiến mà Đảng bộ và các cấp ủy địa phương của tỉnh có phương án, kế

hoạch tiến hành chiến tranh cho phù hợp. Để tiêu hao, tiêu diệt những đơn vị nhỏ địch, phá cơ sở vật chất, phương tiện chiến tranh của chúng thì các lực lượng vũ trang được chỉ đạo tổ chức độc lập tác chiến bằng nhiều chiến thuật khác nhau tùy theo tình hình cụ thể. Còn trong những chiến dịch tổng hợp như chiến dịch Xuân 1968, chiến dịch Xuân Hè 1972, chiến dịch Hè Thu 1974, đỉnh cao là chiến dịch Xuân 1975, các lực lượng vũ trang địa phương ngoài tổ chức độc lập tác chiến trên một vài hướng nhất định nhằm căng kéo địch ra cho bộ đội chủ lực dễ dàng hoạt động (như trong Xuân 1968, Xuân Hè 1972), nhằm tiêu diệt địch giải phóng thôn xã (Xuân Hè 1972, Hè Thu 1974, Xuân 1975), lực lượng vũ trang địa phương còn tổ chức phối hợp tác chiến với bộ đội chủ lực để thực hiện nhiệm vụ chung của Quân khu.

Sự sáng tạo của phong trào chiến tranh du kích Bình Định còn thể hiện trong việc thực hiện nhiệm vụ của phong trào này ở mỗi địa bàn cụ thể.

Ở vùng giải phóng: các lực lượng vũ trang của tỉnh nòng cốt là lực lượng dân quân du kích có nhiệm vụ giúp dân xây dựng làng chiến đấu, bố phòng làng mạc, tổ chức tuần tra canh gác, thám thính tình hình địch, bảo vệ dân, bảo vệ vùng giải phóng. Xây dựng các đơn vị du kích tập trung, các đội du kích hợp pháp. Phát triển lực lượng cho phong trào chiến tranh du kích.

Ở vùng tranh chấp và vùng lỏng kẹp: Lập ra các đội du kích mật hoạt động hợp pháp ở bên trong kết hợp với các đội vũ trang tuyên truyền hoạt động bất hợp pháp ở bên ngoài để hỗ trợ quần chúng nổi dậy diệt ác, phá kèm, đẩy mạnh đấu tranh chính trị và binh vận, làm tan rã từng bộ phận ngụy quân, ngụy quyền tiến tới giành chính quyền về tay nhân dân.

Ở vùng địch kiểm soát: Đảng bộ và các cấp ủy địa phương chỉ đạo xây dựng vùng lõm (vùng lõm là địa bàn nằm sâu trong vùng địch kiểm soát nhưng ta nắm được dân). Căn cứ lõm là nơi ta đứng chân chỉ đạo phong trào ở vùng địch kiểm soát (kể cả trong thị xã). Đây đồng thời là bàn đạp cho ta đưa lực lượng vào hậu

phương địch. Phước Hậu (nay là khu vực phường Nhơn Bình và phường Nhơn Phú nằm dọc theo quốc lộ 19, thuộc thành phố Quy Nhơn) là cửa ngõ án ngữ vào thị xã Quy Nhơn từ phía Bắc, Tây Bắc. Nơi đây là vùng lõm của cách mạng trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Như vậy, nhờ sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng bộ tỉnh, phong trào chiến tranh du kích được phát triển mạnh mẽ trên khắp các vùng chiến lược, khắp các địa bàn trong tỉnh, là mối đe dọa quyết định trực tiếp sự tồn vong của bọn Mỹ và bọn Việt Nam cộng hòa ở đây.

3.1.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975 Đảng bộ tỉnh còn một số hạn chế sau:

Một là:Lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích chưa thật đồng đều, liên tục trên toàn địa bàn, có biểu hiện thiếu nhạy bén với tình hình.

Nhìn một cách tổng thể, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước Bình Định được xem là một trong những tỉnh có phong trào chiến tranh du kích mạnh ở Quân khu 5. Từ năm 1965 đến năm 1975 song song với tính chất ác liệt của cuộc chiến, phong trào này cũng được đẩy mạnh hơn. Tuy nhiên sự phát triển của phong trào này có sự khác biệt giữa các huyện, giữa các xã trong huyện và giữa các năm. Ở các huyện phía Bắc tỉnh bao gồm huyện Hoài Nhơn, Hoài Ân, Phù Mỹ, phong trào chiến tranh du kích diễn ra mạnh mẽ ngay từ những năm 1959, 1960 cho đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ. Còn các huyện phía Nam tỉnh bao gồm Vân Canh, Tuy Phước, An Nhơn, Bình Khê, Phù Cát phong trào chiến tranh du kích cũng sớm được quan tâm phát triển nhưng cho đến trước năm 1971, với chính sách “bình định” đặt dưới sự quản lý của lính Nam Triều Tiên, quân đội Việt Nam cộng hòa thì phong trào ở các huyện này trầm lắng. Sau năm 1971, lính Mỹ và lính Nam Triều Tiên dần rút khỏi Bình Định, thế cách mạng mạnh hơn, phong trào chiến

tranh du kích cũng được châm ngòi phát triển ở khu vực này. Còn các huyện miền núi như Vân Canh, An Lão, Vĩnh Thạnh từ năm 1965 chiến tranh du kích nổi lên chủ yếu với hoạt động chống càn. Ở An Lão và Vĩnh Thạnh địch càn quét mạnh nên hai huyện này phong trào chống càn, xây dựng thôn xã chiến đấu cũng diễn ra mạnh. Còn huyện Vân Canh phong trào du kích diễn ra nhỏ lẻ, rời rạc.

Sự phát triển không đều của phong trào chiến tranh du kích còn thể hiện ngay trong nội bộ các huyện. Ví như, trước năm 1968 ở thị xã Quy Nhơn, các thị trấn, quận lỵ trong huyện (trừ An Lão và Vĩnh Thạnh) phong trào du kích khó có điều kiện phát triển. Ở đây tồn tại một lực lượng rất nhỏ du kích của ta, chủ yếu là du kích mật, hoạt động hợp pháp. Sau cuộc tấn công nổi dậy tết Mậu Thân 1968 chúng ta đã dần xây dựng được cơ sở bên trong những khu vực thành thị này. Cũng từ đây phong trào du kích bắt đầu có điều kiện phát triển. Trong mỗi huyện, những thôn xã được giải phóng sớm phong trào du kích mạnh hơn những thôn xã còn bị tranh chấp, còn bị địch chiếm.

Vào năm 1966 khi địch phát hiện ra căn cứ Núi Bà (Phù Cát), chúng tập trung lực lượng phong tỏa, bao vây, triệt phá, tàn sát ở khu vực này thì Đảng bộ đã không nhanh chóng đưa ra được giải pháp sơ tán lực lượng vũ trang và nhân dân ra khỏi đây mà chuyển vào thế co cụm. Đảng bộ cũng không chủ trương tổ chức đánh địch ở vòng ngoài để kéo địch đánh ra mở đường sống cho lực lượng ta ở Núi Bà. Vì vậy cách mạng bị tổn thất nặng nề ở Núi Bà mà theo đánh giá: đây là cuộc tàn sát lớn nhất của kẻ thù đối với đồng bào Bình Định. Lực lượng cách mạng và nhân dân các huyện phía Đông Nam tỉnh chịu một tổn thất nặng nề nhất trong lịch sử chiến tranh nhân dân 30 năm. [45; tr145] Sau tết Mậu Thân, Đảng bộ tỉnh chậm đưa ra phương án bảo vệ lực lượng vũ trang, chưa kịp thời chuyển trọng tâm đấu tranh về nông thôn, miền núi. Bởi vậy, từ cuối năm 1968 khi địch tổ chức hành quân càn quét trên diện rộng một cách ác liệt thì lực lượng cách mạng Bình Định bị tổn thất nặng nề. Sau cuộc tấn công nổi dậy tết Mậu Thân 1968, trung bình mỗi đại đội tỉnh,

Xem tất cả 163 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí