Phong Trào Chiến Tranh Du Kích Ở Bình Định.

nhất của địch trong năm 1974. Tuy nhiên trước đòn tấn mạnh mẽ của quân dân miền Nam địch đã chuyển sang thế bị động đối phó. Hai lực lượng chiến lược của chúng là bọn cộng hòa, biệt động và bảo an, dân vệ bước đầu bị chặn đứng ở nhiều nơi. Sau khi mất một loạt các căn cứ quan trọng, nhất là sau khi mất tỉnh Phước Long quân đội Việt Nam cộng hòa tỏ ra yếu thế hơn hẳn. Chúng không còn đủ sức mở những cuộc càn quét lớn để chiếm lại những vùng đã mất mà co vào cố thủ những nơi đã giành được. Trong khi đó, kẻ đứng sau Việt Nam cộng hòa, quyết định sự tồn vong của Việt Nam cộng hòa ở miền Nam là Mỹ thì không còn hào hứng ủng hộ Việt Nam cộng hòa nữa.

Tình hình ở miền Nam chuyển biến ngày càng có lợi cho phía cách mạng. Đây là cơ sở quan trọng để Trung ương Đảng đẩy mạnh quyết tâm giải phóng miền Nam.

Tại các cuộc họp tháng 10 năm 1974 và cuộc họp tháng 12 năm 1974 trên cơ sở nhận định thời cơ giải phóng miền Nam đã đến gần, Bộ chính trị quyết định: “Động viên nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả 2 miền trong thời gian 1975 – 1976, đẩy mạnh đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh ngoại giao, tiến hành tổng công kích – tổng khởi nghĩa tiêu diệt và làm tan rã ngụy quân, đánh đổ ngụy quyền từ Trung ương đến địa phương giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng miền Nam….Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”. [94; tr281]

Quyết tâm của Bộ chính trị truyền lửa đến với Đảng bộ tỉnh Bình Định. Xác định vị trí vai trò đặc biệt quan trọng của chiến tranh du kích trong sự nghiệp giải phóng tỉnh nhà, từ cuối tháng 12 năm 1974 đầu tháng 1 năm 1975 Hội nghị du kích chiến tranh được tổ chức. Hội nghị đi sâu vào đánh giá những ưu, khuyết điểm của phong trào chiến tranh du kích năm 1974, âm mưu và động thái của địch, từ đó xác định nhiệm vụ của phong trào này trong năm 1975 là: “Ra sức phát huy hết khả năng thực lực chính trị vũ trang thôn, xã, đẩy mạnh phong trào nhân dân du kích chiến tranh mạnh mẽ, đều khắp, nhằm thực hiện nhiệm vụ trung tâm đánh

bại một bước quan trọng bình định lấn chiếm của địch, giành giữ dân, mở rộng và củng cố vùng giải phóng ở nông thôn đồng bằng đến sát vùng ven. Tích cực phát triển phong trào vũ trang ở thị xã, đồng thời củng cố lực lượng du kích, vùng căn cứ miền núi”.[122; tr11] Để thực hiện được nhiệm vụ này, Hội nghị cũng nhấn mạnh một số yêu cầu cho phong trào chiến tranh du kích cần làm là: “kết hợp đòn tấn công của chủ lực, với phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, đẩy mạnh và làm nòng cốt của 3 mũi giáp công ở cơ sở…Giữ vững mở rộng và xây dựng vùng giải phóng củng cố phong trào du kích ở miền núi…đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh ở thành thị, ở vùng sâu vùng yếu giành quyền làm chủ ở nhiều mức độ…Ra sức xây dựng phát triển du kích, tự vệ đông đủ về quân số, vững mạnh về chất lượng có các đội chuyên trách, đồng thời ra sức xây dựng bộ đội địa phương lớn mạnh, tinh nhuệ, sắc gọn có nề nếp, nâng từng bước đạt tỉ lệ cân đối giữa các loại quân, các địa phương, các vùng”.[122; tr11] Theo Nghị quyết này, khẩn trương phát triển số lượng và nâng cao chất lượng trong các loại du kích là một yêu cầu bức thiết và có tính chất quyết định làm thay đổi tương quan lực lượng, thay đổi trạng thái chiến trường trong tỉnh có lợi cho ta. Trên tinh thần ấy, Nghị quyết đưa ra chỉ tiêu phấn đấu số lượng du kích cần đạt là 8.000 du kích các loại bao gồm cả du kích mới và du kích cũ. Ở miền núi phấn đấu đạt 12%, ở đồng bằng 6% so với dân số giải phóng, 4% dân số vùng tranh chấp, các xã vùng địch đều có đội vũ trang công tác, các thôn tổ chức 1 đến 2 tổ và 1 số đơn tuyến của du kích mật.

Yêu cầu về kiện toàn tổ chức cơ quan quân sự các cấp; tăng cường trang bị vũ khí cho dân quân du kích, đội vũ trang công tác; huấn luyện chiến đấu cho các lực lượng vũ trang cũng được quan tâm.

Với những chỉ đạo cụ thể, sâu sát này, Nghị quyết Hội nghị du kích chiến tranh tháng 12 năm 1974 có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của phong trào du kích chiến tranh ở Bình Định đối với công cuộc giải phóng tỉnh.

Trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Bình Định, công tác chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến thuận lợi hơn. Chỉ trong khoảng gần 1 năm trước khi Bình Định kết thúc thắng lợi sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng bộ tỉnh đã huy động được một khối lượng lớn sức của bao gồm lương thực thực phẩm, vũ khí đạn dược và một lực lượng đông đảo sức người phục vụ sự nghiệp giải phóng tỉnh. Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 1974, bộ đội tỉnh có 10 tiểu đoàn bộ binh và các đơn vị binh chủng, một số đại đội độc lập. Các huyện đều có từ 1 – 4 đại đội bộ binh và các đơn vị chuyên môn, các đơn vị đều đủ quân số. Du kích và tự vệ xã thôn đồng bằng có khoảng 5.100 người.

Cuối năm 1974, tuyến đường vận tải cơ giới chiến dịch từ An Lão đến bắc đường 19 được thông suốt, vận chuyển được 6.000 tấn hàng hóa phục vụ chiến đấu. Hàng ngàn tấn hàng chi viện được đưa về các kho dự trữ ở Hóc Đèn, dốc Bà Bơi (Hoài Ân). Tuyến dọc sông Kôn xuống bắc đường 19 cùng các đường nhánh được mở nhằm chuẩn bị cho kế hoạch cắt đường 19.

Từ năm 1973 đến năm 1975, quá trình hiện thực hóa chủ trương của các Nghị quyết Trung ương Đảng, Quân ủy khu 5, Tỉnh ủy Bình Định trong phong trào du kích chiến tranh ở đây diễn ra hết sức mau lẹ. Bước ra từ khí thế đánh thắng Mỹ, mục tiêu diệt quân lực Việt Nam cộng hòa giải phóng tỉnh Bình Định được từng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân xác định rõ. Do vậy công tác chuẩn bị cho phong trào du kích chiến tranh chưa khi nào sôi động như năm 1973. Tình hình bố trí lực lượng đánh địch được gấp rút triển khai ngay từ trước và sau khi hiệp định Pari được kí kết. Các lực lượng vũ trang của tỉnh, huyện nhanh chóng được phân công phối hợp với du kích địa phương trên từng địa bàn cụ thể (vùng giải phóng, vùng tranh chấp, vùng lỏng kẹp) thực hiện nhiệm vụ riêng nhằm mục tiêu đánh chống lại kế hoạch “tràn ngập lãnh thổ” và âm mưu “bình định, lấn chiếm” của bọn Việt Nam cộng hòa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.

Giáo dục, huấn luyện và đào tạo cho 3 thứ quân của tỉnh, nhất là cho dân

quân du kích có kế hoạch cụ thể và triển khai rộng khắp ở các cấp. Theo số liệu chưa đầy đủ, trong 2 năm 1973, 1974 các lực lượng vũ trang được huấn luyện

Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975 - 13

41.231 ngày, trong đó khoa mục chung là 3.192 ngày, chiến thuật 21.432 ngày, kỹ thuật 16.195 ngày. Riêng năm 1974 Tiểu ban dân quân đã mở 75 lớp đào tạo bồi dưỡng và huấn luyện cho 2.805 cán bộ du kích xã thôn với thời gian 1.915 ngày. Có 60% du kích được huấn luyện; tiểu ban đặc công mở 3 lớp tập trung 140 ngày; Tiểu ban huấn luyện mở 5 lớp. Tỉnh mở lớp bồi dưỡng đào tạo huấn luyện cho 49 biệt động thị trấn thị xã. Ngoài huấn luyện tập trung, Tỉnh còn tổ chức huấn huấn luyện từng khu vực cho bộ binh, binh chủng. Đặc biệt quá trình tự huấn luyện, rèn luyện của cán bộ, du kích còn được thể hiện trên thực tế qua từng trận đọ sức với địch.

Công tác hậu cần đã đảm bảo được những mặt hàng thiết yếu như lương thực, vũ khí, đạn dược, đảm bảo cho bộ đội đủ no, đủ ấm.

Tình quân dân thắm thiết hơn qua quá trình chiến đấu và trưởng thành của bộ đội, du kích tỉnh Bình Định. Dân tin, yêu, đùm bọc, chăm sóc bộ đội, cho con em gia nhập các lực lượng vũ trang. Ngược lại bộ đội luôn quán triệt tư tưởng vừa chiến đấu vừa bảo vệ dân. Song song với chiến đấu, bộ đội du kích còn giúp dân xây dựng nhà cửa, cuốc ruộng, trồng cây v.v. Ví như du kích Hoài Ân giúp dân

2.245 ngày công. Đại đội 1 An Lão cuốc 3 sào ruộng 20 công và đào 20 hầm pháo 38 công giúp dân. Riêng năm 1974 đại đội này đã sản xuất được 1 tấn lúa và nhiều hoa màu khác.

Chuẩn bị về lực lượng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Năm 1973 toàn tỉnh có 4.234 du kích tự vệ. Năm 1974 thực hiện phương hướng xây dựng theo nghị quyết của Quân khu và Tỉnh ủy, lực lượng vũ trang tăng so với năm 1973 đạt 17%, tỉ lệ du kích đạt 3% so với dân số giải phóng và tranh chấp. Một số huyện tỉ lệ du kích cao so với dân số giải phóng là Bình Khê 4,4%, Hoài Ân 3,4%, thấp nhất là Tuy Phước 0,570%.

Tóm lại, ở vào giai đoạn nước rút của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,

Trung ương Đảng, Quân khu ủy khu 5 và Đảng bộ tỉnh Bình Định ngày càng thể hiện được bản lĩnh, trí tuệ của mình. Với những chủ trương đúng đắn của các cấp ủy Đảng là cơ sở nguồn cội đưa đến thắng lợi của phong trào du kích chiến tranh ở Bình Định giai đoạn 1973 - 1975.

2.2.3. Phong trào chiến tranh du kích ở Bình Định.

Phát huy những thắng lợi to lớn giành được trong chiến đấu đánh lại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ, trên tinh thần vừa xây vừa chống, từ năm 1973 đến 1975 phong trào chiến tranh du kích ở Bình Định tiếp tục bùng phát ở vùng căn cứ giải phóng, vùng tranh chấp, vùng lỏng kẹp. Lực lượng du kích tự vệ thực sự trở thành công cụ bạo lực chủ yếu bảo vệ Đảng, chính quyền cách mạng và nhân dân ở thôn xã.

Ngay sau khi hiệp định Pari được kí kết, mặc dù không được sự đồng ý của Khu ủy khu 5 về tiếp tục tấn công địch, song các đồng chí trong Ban cán sự Tỉnh đội vẫn quyết định “kiên quyết đánh trả mọi sự nống lấn, khiêu khích của địch, bảo vệ và giữ vững vùng ta..”. Vì vậy, đáp trả động thái khiêu khích, phá hoại hiệp định Pari của địch là hành động phản kích của Tiểu đoàn 50 diễn ra ở khu vực Đề Gi ngày 6 tháng 2, ở Mỹ Tài (Phù Mỹ) ngày 22 tháng 5. Tiếp đó, Tiểu đoàn 53 bộ đội huyện phối hợp với du kích địa phương đánh địch phản kích ở vùng ven quốc lộ 1. Cùng với đấu tranh quân sự, trong nửa đầu năm 1973 các lực lượng vũ trang trong tỉnh còn hỗ trợ nhân dân tiến hành đấu tranh chính trị, binh vận với địch đòi thi hành hiệp định Pari. Từ tháng 9 trở đi, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, phong trào du kích chiến tranh diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Ở phía Bắc tỉnh, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của bộ đội huyện và du kích địa phương thôn Quy Thuận, Gia An (xã Hoài Châu). Với tinh thần “một tấc không đi một ly không rời”, bộ đội và du kích nơi đây kiên trì trụ bám thành công trước lực lượng khổng lồ quân đội Việt Nam cộng hòa. Ở phía Nam tỉnh, nổi bật là các trận tập kích vào trụ sở xã Nhơn An, Trung Lý (An Nhơn) của các đơn vị thuộc Tiểu đoàn 50. Cùng với hành

động của các đơn vị tập trung, du kích hầu hết các địa phương trong toàn tỉnh thi nhau chủ động tấn công diệt địch. Ngày 23 tháng 10 du kích thôn Ngọc Sơn đánh bọn thám báo ở đồi 192. Đầu tháng 11 du kích tập kích một trung đội bảo an ở ga Ngọc An v.v.

Tính chung năm 1973, lực lượng vũ trang tỉnh đã đánh 1.693 trận lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến 12.800 quân địch. Riêng lực lượng du kích tự vệ đánh 870 trận, loại khỏi vòng chiến 4.619 địch.

Năm 1974, thực hiện Nghị quyết ngày 28 tháng 1 năm 1974 của Tỉnh ủy Bình Định, phong trào du kích chiến tranh bùng lên rộng khắp. Mở đầu là trận đột nhập vào cảng Quy Nhơn của đại đội đặc công nước 598 vào ngày 22 tháng 3 và liền sau đó trong suốt tháng 3 hàng loạt trận phục kích, tập kích của Đại đội 1 (Phù Cát), Tiểu đoàn 19, Đặc công Đ30, du kích xã Mỹ Chánh, du kích xã Hoài Hảo diệt nhiều địch.

Sang chiến dịch Hè Thu bộ đội chủ lực thực hiện căng kéo địch ra hai đầu Nam Bắc tỉnh phối hợp, bội đội địa phương và du kích đánh vào khu vực trọng điểm. Khu vực tác chiến trọng điểm của lực lượng vũ trang tỉnh là đông bắc Phù Mỹ và bắc Phù Cát. Còn khu vực Bình Khê, Hoài Nhơn, An Nhơn, Tuy Phước, Vân Canh, thị xã Quy Nhơn là khu tác chiến phối hợp.

Sau hiệu lệnh tấn công của Sư đoàn 3 kéo địch về đông bắc Bình Khê, uy hiếp sân bay Gò Quánh thì tại nhiều vị trí ở đông bắc Phù Mỹ quân đội Việt Nam cộng hòa liên tiếp phải hứng chịu những đòn tấn công dồn dập của các Tiểu đoàn 50, 55 tỉnh và Đại đội 2, Đại đội 3 huyện. Đêm 14 tháng 5 Tiểu đoàn 50 tập kích chốt điểm Gò Dông (Mỹ Tài), Đại đội 3 của huyện tập kích địch ở núi Mun, Tiểu đoàn 55 bao vây tấn công địch ở Đồi Tranh, Trung Thứ. Sang ngày 25, Tiểu đoàn 55 tấn công bộ máy ngụy quyền ở Mỹ Chánh sau đó phát triển lực lượng sang Thái An, Chánh An, Núi Dài.

Ở Phù Cát, các chốt điểm Hòa Hiệp, Thái Thuận nhanh chóng bị hạ. Sau đó

các đơn vị vũ trang huyện là Đại đội 1, 2 tấn công trụ sở xã Cát Tài. Khi địch kéo quân từ chợ Gồm về phản kích thì bị Tiểu đoàn 50 phục kích diệt gọn.

Sang tháng 6, tháng 7 địch ra sức phản kích hòng chiếm lại những vị trí đã mất ở đông bắc Phù Mỹ và bắc Phù Cát nhưng những đòn phản kích của chúng đều bị các đơn vị vũ trang của ta ở đây bẻ gãy.

Song song với những cuộc tấn công tại khu vực trọng điểm, ở địa bàn phối hợp bằng lối đánh du kích, hầu hết các vị trí quan trọng đều bị lực lượng ta tấn công như ở Đồng Phó, Vườn Xoài (Bình Giang), Phú Xuân (Bình Phú), Huỳnh Giảng (Tuy Phước), sân bay Quy Nhơn, kho xăng Phú Hòa, Nhơn Lộc (An Nhơn) v.v. Nhiều khu vực khác của tỉnh, du kích và bộ đội địa phương cũng phối hợp diệt địch đẩy chúng vào tình thế bị động đối phó trên hầu khắp các địa bàn. Từ phản kích quyết liệt, địch chuyển sang phản kích yếu ớt dần, những cuộc phản kích quy mô lớn theo đó cũng dần biến mất, co cụm là động thái chính của quân đội Việt Nam cộng hòa ở hàng loạt chốt điểm lúc này. Vì vậy sang giai đoạn 2 của chiến dịch Hè Thu các đơn vị vũ trang của ta tấn công hạ nhanh chóng các vị trí quan trọng khác ở khu vực trọng điểm như cao điểm 338, Cát Minh, Trinh Khánh, An Mỹ, Cát Tài (Phù Cát). 7 xã phía đông Phù Mỹ và phía bắc Phù Cát được giải phóng.

Tính chung trong năm 1974 các lực lượng vũ trang tỉnh đánh 2.172 trận gồm 298 trận tập kích bí mật, 13 trận tập kích hiệp đồng binh chủng, 8 trận bao vây tấn công liên tục, 124 trận phục kích, 163 trận vận động tấn công, 356 trận phản kích giải tỏa, 17 trận đánh giao thông, 264 pháo kích, 305 đánh cầu, 24 đánh bằng pháo cối cải tiến, 8 đánh pháo bệ, 17 trận đánh mìn, 206 trận bắn bia tỉa, 9 trận đánh phục kích, 1 trận đánh phản tập kích, 8 trận đánh thọc sâu, 65 trận diệt ác ôn, 15 đánh cải trang, 7 đánh tàu, 1 truy lùng biệt kích, 12 trận đánh cầu cống, 15 trận bắn máy bay. Loại khỏi vòng chiến 15.131 địch. Thu 1.275 súng các loại. Đánh sập 164 nhà lính, 285 lô cốt, 13 cầu, 20 cống. Đánh cháy, hỏng 266 xe quân sự, 5 kho, bắn rơi 18 máy bay, làm hỏng 7 chiếc khác. Riêng du kích đánh 1.048 trận. Loại khỏi

vòng chiến 4.836 địch. Thu 261 súng các loại. Đánh cháy và đánh hỏng 32 xe quân sự. Bắn rơi 3 máy bay. [127; tr3, 5]

Với những chiến công vang dội ở Bình Định năm 1974 đã giáng một đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ và tay sai, đẩy quân đội Việt Nam cộng hòa rơi vào tình trạng lung túng, khủng hoảng khắp nơi. Đây là điều kiện thuận lợi và cần thiết để quân dân Bình Định đẩy mạnh chiến tranh du kích sang thế tiến công nổi dậy giải phóng tỉnh nhà.

Sang năm 1975 thực hiện nghị quyết của Bộ chính trị, Quân ủy khu 5, Tỉnh ủy Bình Định phát động toàn bộ các lực lượng vũ trang tỉnh đồng loạt tấn công theo kế hoạch:

Trọng điểm 1, từ nam Phù Cát, đông An Nhơn đến đông bắc Tuy Phước giao cho Tiểu đoàn bộ binh 50,8; Tiểu đoàn trợ chiến 73; Đặc công Đ10, 598 phối hợp cùng bộ đội và du kích địa phương.

Trọng điểm 2, từ đông bắc Bình Khê đến tây An Nhơn giao cho Tiểu đoàn bộ binh 51; Đặc công Đ20, 2 đại đội bộ binh của 2 huyện, du kích địa phương.

Khu vực phối hợp là Hoài Nhơn (Tiểu đoàn 53); Phù Mỹ (Tiểu đoàn 55); nam Tuy Phước, Vân Canh (Đặc công Đ30, 405, bộ đội và du kích địa phương)

Trên trục đường chiến lược 19, Tiểu đoàn 19 cùng các đơn vị vũ trang huyện Bình Khê có nhiệm vụ phối hợp với Sư đoàn 3 cắt đứt tuyến đường này.

Mở màn chiến dịch Xuân 1975 là tiếng súng của Sư đoàn 3 vang lên ở chốt cây Rui và nhiều chốt điểm ven trục đường 19 vào ngày 4 tháng 3. Tiếp đó tại khu vực trọng điểm 2 từ đêm ngày 5 đến ngày 13 tháng 3 các lực lượng vũ trang đảm trách ở đây bằng những chiến thuật du kích kết hợp với nổ súng tấn công đồng loạt vào nhiều vị trí như Núi Thơm, Kiên Thạnh, Mỹ Yên, Vĩnh Lộc, đồng thời chặn đánh thành công các cuộc giải tỏa của địch. Đến ngày 7 tháng 3, 3 xã Bình An và Bình Hòa, Bình Tân của huyện Bình Khê hoàn toàn giải phóng.

Ngày 8 tháng 3, nhận định thời cơ mở rộng vùng giải phóng đã đến, Thường

Xem tất cả 163 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí