2.2.3. Kết quả khảo sát
2.2.3.1. Chất lượng đầu ra
* Năng lực học viên tốt nghiệp:
Bảng 2.4: Năng lực học viên tốt nghiệp (Đơn vị tính: Tỉ lệ %)
Mức đánh giá | |||||
Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | ||
Mức độ đáp ứng về kiến thức, kĩ năng nghề của HV theo | Lãnh đạo TTDN Cán bộ quản lí Giáo viên | 0 8.9 7.6 | 80.0 44.6 58.7 | 20.0 44.6 32.6 | 0 1.8 1.1 |
yêu cầu của DN | Cán bộ doanh nghiệp | 7.7 | 37.2 | 47.4 | 7.7 |
Mức độ đáp ứng về tính kỉ luật và tác phong của HV theo yêu cầu của DN | Lãnh đạo TTDN | 0 | 70.0 | 30.0 | 0 |
Cán bộ quản lí | 5.4 | 42.9 | 37.5 | 14.2 | |
Giáo viên | 6.5 | 30.4 | 53.3 | 9.8 | |
Cán bộ doanh nghiệp | 5.7 | 30.0 | 51.4 | 12.9 | |
Khả năng áp dụng được kiến thức, kĩ năng của HV để nâng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm | Lãnh đạo TTDN | 10.0 | 70.0 | 20.0 | 0 |
Cán bộ quản lí | 16.1 | 55.4 | 26.7 | 1.8 | |
Giáo viên | 23.9 | 48.9 | 26.1 | 1.1 | |
Cán bộ địa phương | 26.9 | 43.6 | 26.9 | 2.6 | |
Khả năng tự mở cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ của HV tốt nghiệp | Lãnh đạo TTDN | 0 | 40.0 | 60.0 | 0 |
Cán bộ quản lí | 5.4 | 32.1 | 53.6 | 8.9 | |
Giáo viên | 2.2 | 34.8 | 53.2 | 9.8 | |
Cán bộ địa phương | 2.6 | 28.2 | 60.2 | 9.0 | |
Khả năng học tiếp để nâng cao kiến thức, kĩ năng nghề của HV tốt nghiệp | Cán bộ lãnh đạo | 20.0 | 30.0 | 50.0 | 0 |
Cán bộ quản lí | 14.3 | 44.6 | 39.3 | 1.8 | |
Giáo viên | 14.1 | 58.7 | 20.7 | 6.5 | |
Cán bộ doanh nghiệp | 21.4 | 48.6 | 27.1 | 2.9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tự Đánh Giá Trong Đảm Bảo Chất Lượng Đào Tạo Ở Các Trung Tâm Dạy Nghề Công Lập
- Qui Trình Đảm Bảo Chất Lượng Đào Tạo Ở Các Trung Tâm Dạy Nghề Công Lập
- Sự Phát Triển Của Hệ Thống Trung Tâm Dạy Nghề Vùng Đông Nam Bộ
- Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lí Và Giáo Viên (Đơn Vị Tính: Tỉ Lệ %)
- Một Số Qui Trình Cần Thiết Để Quản Lí Hệ Thống Chất Lượng Đào Tạo
- Nguyên Nhân Tồn Tại Trong Đảm Bảo Chất Lượng Đào Tạo Ở Các Trung Tâm Dạy Nghề Công Lập Vùng Đông Nam Bộ
Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.
Từ bảng 2.4 cho thấy đa số lãnh đạo, CBQL, GV và cán bộ địa phương đánh giá HV tốt nghiệp có khả năng áp dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để nâng cao được năng suất lao động và chất lượng sản phẩm; Nhiều lãnh đạo, CBQL, GV và cán bộ doanh nghiệp đánh giá HV tốt nghiệp có khả năng học tiếp để nâng cao kiến thức, kĩ năng nghề.
Tuy nhiên, cũng có nhiều lãnh đạo, CBQL, GV và cán bộ địa phương đánh giá HV tốt nghiệp ít có khả năng tự mở được cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Lãnh đạo TTDN Cán bộ quản lí Giáo viên Cán bộ doanh
nghiệp
Mức đánh giá
Tỉ lệ đối tượng (%)
Cũng từ bảng 2.4 cho thấy chưa có sự nhất quán trong đánh giá về kiến thức, kĩ năng, tính kỉ luật và tác phong của HV tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thực tiễn sản xuất.
Biểu đồ 2.1: Mức độ đáp ứng về kiến thức và kĩ năng nghề của học viên
Từ biểu đồ 2.1 cho thấy nhiều lãnh đạo, CBQL và GV cho rằng kiến thức, kĩ năng của HV đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thực tiễn sản xuất. Trong khi đó nhiều cán bộ doanh nghiệp cho rằng chưa đáp ứng.
Sự khác biệt đánh giá này có thể xuất phát từ chuẩn đầu ra của TTDN công lập và chuấn đầu vào của doanh nghiệp chưa gặp nhau nên nhận xét có khác nhau; Các TTDN công lập xây dựng mục tiêu chương trình đào tạo dưa trên ý kiến các chuyên gia nghề, trên cơ sở đó đề ra chuẩn kiến thức và kĩ năng nghề mà họ cho rằng sẽ đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, nên việc đánh giá của TTDN công lập theo tỉ lệ nêu trên là phù hợp. Nhưng theo quan điểm của ĐBCL thì chất lượng sản phẩm đầu ra của TTDN công lập chưa đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Các TTDN công lập cần phải nghiêm túc nhìn nhận rằng: Khi tiến hành kiểm tra thi tốt nghiệp, các TTDN công lập chỉ căn cứ vào các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ đã đề ra để đánh giá. Qua kết quả thi tốt nghiệp cho thấy hầu hết HV dự thi đều đạt
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Lãnh đạo TTDN
Cán bộ quản lí
Mức đánh giá
Giáo viên
Cán bộ doanh nghiệp
T ỉ lệ đố i t ượ ng (% )
kết quả từ trung bình trở lên, nên lãnh đạo, CBQL, GV cho rằng kiến thức, kĩ năng của HV đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp. Nhưng thực tế theo đánh giá của doanh nghiệp thì ngược lại, do việc tổ chức kiểm tra thi tốt nghiệp còn qua loa đại khái nên chưa đánh giá đúng chất lượng đầu ra của HV.
Biểu đồ 2.2: Mức độ đáp ứng về tính kỉ luật và tác phong của học viên
Biểu đồ 2.2 cho thấy đa số lãnh đạo TTDN công lập cho rằng tính kỉ luật và tác phong của HV đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Trong khi đó nhiều CBQL, GV và cán bộ doanh nghiệp không đồng ý với đánh giá này.
Sự khác biệt ở đây là do nhận xét chủ quan của lãnh đạo của các TTDN công lập mang tính kì vọng về lực lượng lao động do mình đào tạo ra. Nhận xét này dựa trên cơ sở quan sát trật tự của lớp học hoặc thông qua báo cáo của bộ phận đào tạo. Còn thực trạng như chúng ta đã biết khá rõ về sự phàn nàn của các doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng về tính kỉ luật và tác phong công nghiệp của người lao động.
* Hiệu quả đào tạo:
Bảng 2.5: Hiệu quả đào tạo (Đơn vị tính: Tỉ lệ %)
Mức đánh giá | |||||
Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | ||
Nghề đào tạo đáp ứng | Lãnh đạo TTDN Cán bộ quản lí | 30.0 | 60.0 | 10.0 | 0 |
17.9 | 44.6 | 33.9 | 3.6 |
nhu cầu học nghề của người lao động ở địa phương |
Khả năng ổn định việc làm của HV sau tốt nghiệp |
Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và phát triển nhân lực ở địa phương |
Đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân lực có chất lượng cho các doanh nghiệp |
Thu hút ngày càng nhiều CBQL, GV vào làm việc ở TTDN |
Giáo viên | 17.4 | 53.2 | 35.1 | 4.3 |
Học viên đang học | 26.3 | 41.4 | 26.3 | 6.0 |
Học viên tốt nghiệp | 5.8 | 40.7 | 45.4 | 8.1 |
Cán bộ doanh nghiệp | 4.3 | 38.6 | 37.1 | 20.0 |
Cán bộ địa phương | 10.3 | 35.9 | 59.0 | 12.8 |
Lãnh đạo TTDN | 10.0 | 70.0 | 20.0 | 0 |
Cán bộ quản lí | 10.7 | 42.9 | 37.5 | 8.9 |
Giáo viên | 15.2 | 42.4 | 37.0 | 5.4 |
Học viên tốt nghiệp | 8.1 | 39.5 | 38.4 | 14.0 |
Cán bộ doanh nghiệp | 21.4 | 58.6 | 17.1 | 2.9 |
Cán bộ địa phương | 7.7 | 42.9 | 32.7 | 16.7 |
Cán bộ lãnh đạo | 40.0 | 50.0 | 10.0 | 0 |
Cán bộ quản lí | 35.7 | 51.8 | 10.7 | 1.8 |
Giáo viên | 37.0 | 42.6 | 18.2 | 2.2 |
Cán bộ địa phương | 41.0 | 43.6 | 15.4 | 0 |
Lãnh đạo TTDN | 0 | 40.0 | 60.0 | 0 |
Cán bộ quản lí | 1.8 | 34.6 | 48.2 | 15.4 |
Giáo viên | 0 | 37.0 | 58.7 | 4.3 |
Cán bộ doanh nghiệp | 0 | 41.0 | 58.6 | 17.1 |
Cán bộ lãnh đạo | 10.0 | 20.0 | 70.0 | 0 |
Cán bộ quản lí | 1.8 | 32.9 | 56.4 | 8.9 |
Giáo viên | 2.2 | 39.1 | 33.7 | 25.0 |
Kết quả thu được từ bảng 2.5 cho thấy đa số lãnh đạo, CBQL, GV và cán bộ địa phương đánh giá công tác ĐTN ở các TTDN công lập đã góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu lao động và phát triển nhân lực ở địa phương.
Tuy nhiên, cũng có nhiều lãnh đạo, CBQL, GV và cán bộ doanh nghiệp đánh giá ĐTN ở các TTDN công lập chưa thật sự đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân lực có chất lượng cho các doanh nghiệp; nhiều lãnh đạo, CBQL và GV cũng đã công nhận rằng TTDN công lập chưa thật sự trở thành nơi thu hút CBQL, GV vào làm việc.
Kết quả ở bảng 2.5 cũng cho thấy chưa có sự nhất quán trong đánh giá về sự phù hợp của nghề đào tạo đối với nhu cầu học nghề của người lao động ở địa phương và khả năng ổn định việc làm của HV sau tốt nghiệp.
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Lãnh đạo TTDN 60
Cán bộ địa phương 40 Cán bộ quản lí 20
0
Cán bộ doanh nghiệp Giáo viên
Học viên tốt nghiệp
Học viên đang học
Biểu đồ 2.3: Nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động
Biểu đồ 2.3 đã phản ảnh đa số lãnh đạo TTDN công lập, CBQL, GV và HV đang học cho rằng nghề đào tạo của TTDN công lập là phù hợp với nhu cầu học nghề của người lao động ở địa phương. Trong khi đó nhiều HV tốt nghiệp, cán bộ doanh nghiệp và cán bộ địa phương không đồng ý với đánh giá này.
Sự chênh lệch này có thể xuất phát từ nhận thức về nghề đào tạo cho lao động ở địa phương chưa đồng nhất: Lãnh đạo, CBQL, GV TTDN công lập dựa vào định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. và năng lực hiện có của TTDN để lựa chọn ngành nghề; Cán bộ doanh nghiệp thì xuất phát từ sản phẩm, dịch vụ sản xuất của mình để đánh giá; Cán bộ địa phương thì căn cứ vào tình hình dân trí và đặc điểm kinh tế đặc thù của địa phương để đánh giá; HV thì theo cảm tính hoặc là không đăng kí học nghề hoặc có thì lựa chọn ngành nghề học chưa phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của mình.
Mặt khác, một số nghề hiện nay không phải là không phù hợp, nhưng chưa thu hút được HV vì thời gian đào tạo quá ngắn, sau khi học xong khóa học HV chưa có thu nhập cao và ổn định. Một số nghề nếu áp dụng tại địa phương này là phù hợp, nhưng đem áp dụng cho địa phương khác lại không phù hợp và nhu cầu học nghề và thị trường lao động sẽ thay đổi theo thời gian.
Nếu theo quan điểm tuyệt đối: chất lượng là đáp ứng mục tiêu đào tạo của TTDN công lập đề ra thì lãnh đạo và CBQL đúng. Nhưng theo quan điểm tương
đối: chất lượng “là sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng” thì với tỉ lệ 90 % lãnh đạo, CBQL, GV cho rằng nghề đào tạo của TTDN công lập là phù hợp với nhu cầu học nghề của người lao động ở địa phương là khá chủ quan. Phải nhìn nhận một cách khách quan rằng hiện nay nghề đào tạo của TTDN công lập chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu học nghề đa dạng của người lao động ở địa phương.
Cán bộ địa phương
Lãnh đạo TTDN 80
60
40
20
0
Cán bộ quản lí
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Cán bộ doanh nghiệp Giáo viên
Học viên tốt nghiệp
Biểu đồ 2.4: Khả năng ổn định việc làm của học viên sau tốt nghiệp
Từ biểu đồ 2.4 cho ta nhận xét nhiều lãnh đạo TTDN công lập, CBQL, GV và cán bộ doanh nghiệp cho rằng HV sẽ có khả năng ổn định việc làm sau tốt nghiệp. Trong khi đó nhiều HV tốt nghiệp và cán bộ địa phương không đồng ý với ý kiến đánh giá HV sẽ có khả năng ổn định việc làm sau tốt nghiệp.
Sự khác biệt này là do nhận thức về việc làm và ổn định việc làm của đối tượng đánh giá. Lãnh đạo, CBQL, GV có thể theo dõi toàn diện kết quả ổn định việc làm của toàn trung tâm; Các cán bộ doanh nghiệp thường có yêu cầu tuyển dụng lao động rất cao, sẵn sàng nhận và bố trí việc làm cho HV tốt nghiệp. Trong khâu tuyển sinh đầu vào các HV đã được tư vấn kĩ, bên cạnh đó nhiều TTDN công lập đã ký hợp đồng với doanh nghiệp, nên khi ra trường các HV đã được các doanh nghiệp trên nhận vào làm việc. Trong khi đó, cán bộ địa phương chỉ theo dõi được số HV ổn định việc làm tại chỗ, mà đối với ngành phi nông nghiệp, nông nghiệp, điều kiện giải quyết việc làm còn nhiều bấp bênh. Như vậy có thể xác định khả năng ổn định việc làm tại chỗ cho HV sau tốt nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.
2.2.3.2. Chất lượng đầu vào
* Mục tiêu, nhiệm vụ:
Bảng 2.6: Mục tiêu, nhiệm vụ (Đơn vị tính: Tỉ lệ %)
Mức đánh giá | |||||
Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | ||
Mục tiêu, nhiệm vụ | Lãnh đạo TTDN | 40.0 | 60.0 | 0 | 0 |
phù hợp kế hoạch | Cán bộ quản lí | 50.0 | 48.2 | 1.8 | 0 |
phát triển kinh tế xã hội địa phương | Giáo viên | 37.0 | 58.7 | 4.3 | 0 |
Mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của trung tâm | Lãnh đạo TTDN | 20.0 | 60.0 | 20.0 | 0 |
Cán bộ quản lí | 34.1 | 53.4 | 12.5 | 0 | |
Giáo viên | 29.3 | 43.5 | 25.0 | 2.2 | |
Mục tiêu, nhiệm vụ được thể hiện thành mục tiêu cụ thể của các chương trình nghề đào tạo | Lãnh đạo TTDN | 0 | 80.0 | 20.0 | 0 |
Cán bộ quản lí | 14.3 | 51.8 | 33.9 | 0 | |
Giáo viên | 6.5 | 57.1 | 31.0 | 5.4 | |
Mục tiêu đào tạo được cụ thể hóa thành chuẩn đầu ra trong các chương trình nghề đào tạo | Cán bộ lãnh đạo | 0 | 40.0 | 60.0 | 0 |
Cán bộ quản lí | 1.8 | 44.6 | 44.6 | 8.9 | |
Giáo viên | 7 | 32.2 | 58.7 | 1.1 | |
Chuẩn đầu ra của các chương trình nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu sử dụng lao động của địa phương và doanh nghiệp; | Lãnh đạo TTDN | 0 | 40.0 | 60.0 | 0 |
Cán bộ quản lí | 1.8 | 23.2 | 57.1 | 17.9 | |
Giáo viên | 4.3 | 33.8 | 47.8 | 14.1 |
Số liệu ở bảng 2.6 cho thấy hầu hết lãnh đạo, CBQL và GV thống nhất đánh giá mục tiêu, nhiệm vụ của TTDN công lập tương đối phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của trung tâm; Đa số lãnh đạo, CBQL, và GV đánh giá mục tiêu, nhiệm vụ đã được thể hiện thành mục tiêu cụ thể của các chương trình nghề đào tạo.
Tuy nhiên, cũng có nhiều lãnh đạo, CBQL và GV đồng ý rằng mục tiêu đào tạo chưa được cụ thể hóa thành chuẩn đầu ra của các chương trình nghề đào tạo; Nếu có thì các chuẩn đầu ra này chưa thật sự phù hợp với yêu cầu sử dụng lao động của địa phương và doanh nghiệp;.
* Chương trình đào tạo:
Bảng 2.7: Chương trình đào tạo (Đơn vị tính: Tỉ lệ %)
Mức đánh giá | |||||
Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | ||
Có đầy đủ và công khai chương trình các nghề TTDN đang đào tạo | Lãnh đạo TTDN Cán bộ quản lí Giáo viên Học viên đang học Học viên tốt nghiệp | 30.0 30.3 31.5 26.3 8.1 | 70.0 64.3 52.2 41.4 45.3 | 0 3.6 16.3 26.3 40.8 | 0 1.8 0 6.0 5.8 |
Cụ thể hóa chương trình đào tạo thành các mô đun giảng dạy | Lãnh đạo TTDN | 0 | 70.0 | 30.0 | 0 |
Cán bộ quản lí | 17.5 | 53.6 | 28.9 | 0 | |
Giáo viên | 18.3 | 55.4 | 25.2 | 1.1 | |
GV đề xuất chỉnh sửa và tham gia xây dựng chương trình | Lãnh đạo TTDN | 10.0 | 60.0 | 30.0 | 0 |
Cán bộ quản lí | 17.9 | 58.9 | 23.2 | 0 | |
Giáo viên | 14.1 | 54.3 | 28.3 | 3.3 | |
Phối hợp với cán bộ kĩ thuật doanh nghiệp xây dựng chương trình | Lãnh đạo TTDN | 0 | 10.0 | 90.0 | 0 |
Cán bộ quản lí | 3.6 | 28.6 | 53.6 | 14.2 | |
Giáo viên | 9.8 | 37.0 | 45.6 | 7.6 | |
Cán bộ doanh nghiệp | 4.3 | 21.4 | 55.7 | 18.6 | |
Định kì cập nhật, bổ sung điều chỉnh chương trình | Lãnh đạo TTDN | 10.0 | 30.0 | 60.0 | 0 |
Cán bộ quản lí | 12.5 | 16.1 | 71.4 | 0 | |
Giáo viên | 18.5 | 23.9 | 55.4 | 2.2 |
Kết quả thu được từ bảng 2.7 cho thấy hầu hết lãnh đạo, CBQL, GV và nhiều HV đang học, HV tốt nghiệp đồng ý đánh giá TTDN công lập có tương đối đầy đủ chương trình các nghề đang đào tạo và các chương trình này được công khai rộng rãi đến các HV; Nhiều lãnh đạo, CBQL và GV đánh giá chương trình đào tạo của các nghề đang dạy đã được cụ thể hóa thành các mô đun và cho rằng đa số GV đã có đề xuất chỉnh sửa và tham gia xây dựng chương trình đào tạo của TTDN công lập.