điều kiện giám hộ thì sẽ là người đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự này khi thỏa mãn điều kiện:
- Có năng lực hành vi đầy đủ
- Có tư cách đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
- Có điều kiện đảm bảo để thực hiện việc giám hộ [22, Điều 60].
Ta biết rằng khi một người bị tuyên bố là mất năng lực hành vi thì hậu quả của nó sẽ là mọi hành vi của người này trong giao dịch sẽ coi là vô hiệu. Như vậy mọi việc liên quan đến người này sẽ do người đại diện của họ thực hiện. Người đại diện đương nhiên của họ giờ đây chính là vợ hoặc chồng hợp pháp của người đó. Người đại diện theo pháp luật của vợ hoặc chồng sẽ xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự nhân danh người bị mất năng lực hành
vi. Việc đại diện này tuân thủ các quy định của pháp luật dân sự về đại diện. Tuy nhiên chúng ta cùng xem xét tính đương nhiên này theo quy định của pháp luật Việt Nam về đại diện khi người vợ chưa đủ tuổi thành niên.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì nữ từ 18 tuổi trở lên có đủ điều kiện kết hôn tức người nữ này chỉ cần 17 tuổi 1 ngày là có thể kết hôn mà không vi phạm về độ tuổi kết hôn và đương nhiên là hôn nhân hợp pháp. Nhưng nếu trong khoảng thời gian từ lúc bắt đầu 18 tuổi đến trước khi người nữ này đủ 18 tuổi người chồng bị tâm thần và bị tòa án tuyên bố là người chồng mất năng lực hành vi dân sự thì người vợ lúc này có đương nhiên trở thành người đại diện của người chồng không khi mà người vợ chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ? Vì theo quy định tại Khoản 5, Điều 139 Bộ luật dân sự năm 2005 thì người đại diện phải có "năng lực hành vi dân sự đầy đủ" tức người đã thành niên đủ 18 tuổi trở lên (Điều 18, 19 Bộ luật Dân sự) mới đảm bảo điều kiện về tâm sinh lý, mới được pháp luật cho phép là
chủ thể tham gia vào quan hệ đại diện cũng như các quan hệ pháp luật khác. Vậy trong trường hợp này vai trò, vị trí của người vợ sẽ được tính đến như thế nào, liệu vị trí của người vợ và người chồng có bình đẳng với nhau hay không trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự cũng như trách nhiệm pháp lý của họ đối với những giao dịch loại này.
Nếu như không cho cho phép người vợ chưa thành niên này là đại diện đương nhiên cho người chồng mất năng lực hành vi dân sự thì lại trái với quy định của Khoản 2 Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình, tính đại diện đương nhiên không còn tồn tại. Như vậy, người vợ này không được hưởng quyền và trách nhiệm của người làm vợ khi chồng mình bị mất năng lực hành
vi. Như vậy thì thật vô lý, vì dù sao hôn nhân của họ là hợp pháp, được pháp luật công nhận. Người vợ lúc này sẽ không được tham gia bất cứ giao dịch nào liên quan đến chồng mình vì chưa đến tuổi thành niên và ở phía gia đình của người vợ chưa thành niên này thì họ có thể bị gạt ra mà không cơ quan nào bảo vệ được vì họ đã là phụ nữ lấy chồng và theo chồng. Lúc này người vợ chưa thành niên sẽ không biết trông cậy vào đâu để thực hiện quyền dân sự của mình. Qua quy định này của pháp luật thấy được sự mâu thuẫn của quy định pháp luật Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm!
- Bản Chất Và Các Đặc Điểm Pháp Lý Về Đại Diện Giữa Vợ Và Chồng
- Sơ Lược Lịch Sử Pháp Luật Việt Nam Về Quan Hệ Đại Diện Giữa Vợ Và Chồng
- Thực Trạng Pháp Luật Hiện Hành Về Đại Diện Theo Pháp
- Đại Diện Giữa Vợ Chồng Trong Trường Hợp Vợ Chồng Bị Hạn Chế Năng Lực Hành Vi Dân Sự
- Thực Trạng Pháp Luật Hiện Hành Về Đại Diện Theo Ủy Quyền Giữa Vợ Và Chồng Và Thực Tiễn Áp Dụng
- Phạm Vi Đại Diện Trong Đại Diện Theo Ủy Quyền Giữa Vợ Và Chồng
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
Còn nếu cho phép người vợ này được đương nhiên đại diện cho chồng mình theo Khoản 2 Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình thì lại vi phạm quy tắc áp dụng pháp luật của Bộ luật Dân sự. Bởi một trong những quy định của pháp luật về cá nhân giám hộ là phải đủ 18 tuổi. Đây là độ tuổi tối thiểu theo quy định của pháp luật mới đảm bảo việc chăm sóc, bảo vệ người bị mất năng lực hành vi. Như vậy, thật khó để áp dụng pháp luật trong trường hợp này. Bên cạnh đó, quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với người vợ trong trường hợp nói trên sẽ được bảo vệ như thế nào nếu sau khi giao kết hợp đồng do tình hình thay đổi mà phía bên kia thấy bất lợi đã khiếu nại ra tòa và giao dịch dân sự đó bị tuyên vô hiệu do không đủ năng lực hành vi dân sự?
Ta đặt vấn đề ngược lại khi người vợ chưa thành niên này bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự có vi phạm hoặc gây thiệt hại thì ai sẽ là người đại diện cho họ? Bởi theo quy định tại Khoản 1 Điều 141 Bộ luật Dân sự thì người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên là cha mẹ của họ. Như vậy vai trò đại diện đương nhiên của người chồng đối với vợ chưa thành niên của mình lại được đưa ra xem xét. Người đại diện tố tụng cho người vợ chưa thành niên bị mất năng lực hành vi dân sự bây giờ sẽ là người chồng hợp pháp hay là cha mẹ của họ, anh chị họ? Tính đương nhiên đại diện của vợ chồng trong Khoản 2 Điều 24 Luật hôn và nhân gia đình có thể được thực hiện và tôn trọng không khi trong một tình huống pháp lý xảy ra có hai chủ thể có thể được lựa chọn giải quyết công việc? Đây chính là vấn đề đặt ra cho các nhà áp dụng pháp luật của chúng ta. Thêm nữa nếu phải liên quan đến việc định đoạt tài sản chung có giá trị lớn thì người vợ chưa thành niên này cũng sẽ không được tham gia vì theo quy định người vợ này chưa đến tuổi thành niên mà các giao dịch liên quan đến đại diện giữa vợ và chồng lại không được pháp luật công nhận. Đặc biệt hơn nữa khi định đoạt tài sản chung là bất động sản thì việc này càng thiệt thòi cho người vợ chưa đến tuổi thành niên. Việc bảo vệ quyền, lợi ích của người tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với người vợ chưa có năng lực hành vi đầy đủ nói trên sẽ được bảo vệ như thế nào nếu như sau khi giao kết hợp đồng mà một bên tuyên bố vô hiệu?
Như vậy, trong một trường hợp nhất định thì việc quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự cũng cần phải tính đến câu chuyện này. Điều này không hề xa xôi bởi theo phong tục của người Việt ta thì độ tuổi kết hôn còn sớm hơn nữa "Nữ thập tam, nam thập lục". Để tránh việc giải thích pháp luật khác nhau cũng như để đảm bảo việc thực hiện thống nhất cả về lý luận và thực tiễn nên chăng chúng ta cùng tham khảo việc quy định này trong pháp luật của Nhật Bản. Theo quy định của Bộ luật Dân sự Nhật Bản: "Nếu một người chưa thành niên kết hôn, thì thông qua việc kết hôn người đó được coi là người thành niên" [10, Điều 753]. Như
vậy, thông qua việc kết hôn thì người chưa đủ tuổi thành niên được coi như là người đã thành niên. Tức là mặc nhiên một người chưa đủ tuổi thành niên nhưng khi họ chủ động tham gia vào quan hệ hôn nhân thì đã chứng tỏ họ có đủ điều kiện là một người thành niên để tham gia vào các giao dịch khác của quan hệ pháp luật dân sự Nhật Bản. Sở dĩ có những trường hợp như vậy vì theo quy định của pháp luật dân sự Nhật Bản tuổi thành niên của công dân Nhật là tròn 20 tuổi. Bằng việc quy định như vậy sẽ không hạn chế hôn nhân trước tuổi thành niên nhưng vẫn đảm bảo được quyền và lợi ích của đương sự khi tham gia vào quan hệ hôn nhân, tăng giá trị của việc kết hôn trong giao lưu dân sự. Chính vì vậy trong giới hạn của luận văn này đề nghị được xem xét khi xây dựng lại Luật dân sự Việt Nam.
Như đã phân tích ở trên về trường hợp bị tâm thần hoặc các bệnh khác không làm chủ được hành vi và đã được tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự bằng một quyết định. Như vậy việc người này bị mất năng lực hành vi đã được xác nhận bằng một loại văn bản có giá trị pháp lý, mọi hoạt động liên quan đến người này phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về giám hộ, về đại diện đương nhiên nhưng chúng tôi xin đặt câu hỏi liên quan đến tình hình thực tế đó là: Nếu như khi người vợ (chồng) bị mất năng lực hành vi có sự chứng nhận của cơ quan y tế, giám định nhưng người có quyền và lợi ích liên quan không yêu cầu Tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi thì liệu người chồng (vợ) của người mất năng lực hành vi dân sự này có tư cách đại diện hay không? Người chồng (vợ) có tư cách giám hộ không khi người vợ (chồng) của mình bị mất năng lực hành vi dân sự trên thực tế nhưng không được Tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi? Người mất năng lực hành vi này có cần có người đại diện không mặc dù chưa được Tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi do những người thân trong gia đình và người có quyền lợi liên quan không yêu cầu tòa án tuyên bố? Quyền và lợi ích liên quan của người mất năng lực hành vi lúc này do ai bảo vệ? Hay trong khoảng thời gian từ khi có kết quả giám định đến lúc có tuyên bố của Tòa án thì có việc xác lập, tham gia giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi, như vậy giao dịch có bị tuyên là vô hiệu không?
2.1.1.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ hoặc chồng với tư cách là người đại diện cho chồng hoặc vợ của mình bị mất năng lực hành vi dân sự
Khi vợ hoặc chồng có đủ điều kiện giám hộ là đại diện đương nhiên khi một bên bị mất năng lực hành vi, ngoài tư cách là đại diện theo pháp luật thì còn với tư cách là người giám hộ của người này (Khoản 1 Điều 62 Bộ luật Dân sự năm 2005). Ta biết rằng theo quy định của pháp luật tại Điều 67, 68 Bộ luật Dân sự quyền và nghĩa vụ của người giám hộ và người được giám hộ ngoài quyền và nghĩa vụ đại diện thì người giám hộ còn có một số quyền và nghĩa vụ khác nữa. Có nghĩa rằng với tư cách là người giám hộ vợ hoặc chồng là đại diện đương nhiên cho chồng hoặc vợ mình bị mất năng lực hành vi sẽ có nhiều quyền và nghĩa vụ hơn khi làm đại diện. Tuy nhiên trong trường hợp cụ thể này thì các quyền và nghĩa vụ khác như: "Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ" [22, Khoản 1 Điều 67], "Quản lý tài sản của người được giám hộ" [22, Khoản 3, Điều 67] và "Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ" [22, Khoản 4, Điều 67]. Các quy định này của người giám hộ mặc dù là rộng hơn đối với các quy định về đại diện đương nhiên của vợ và chồng nhưng lại là không thật cần bởi các nghĩa vụ này đã mặc nhiên được công nhận khi hai người trở thành vợ chồng, có quan hệ hôn nhân. Vợ chồng có nghĩa vụ "thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau" [18, Điều 18]. Hơn nữa tài sản cần được quản lý phần lớn là tài sản chung của vợ chồng, nếu là tài sản riêng của người bị mất năng lực hành vi dân sự thì người còn lại đương nhiên được quyền quản lý, sử dụng. Vậy nên trong trường hợp này ta có thể khẳng định đại diện giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân gia đình và giám hộ trong Luật Dân sự khi người bị mất năng lực hành vi dân sự là như nhau về quyền và nghĩa vụ.
Cũng như vậy, tại Điều 67, Điều 68 Bộ luật Dân sự đối với việc thực hiện và bảo vệ quyền lợi cho người giám hộ khi giám hộ cho người mất năng lực hành vi và người cần được giám hộ nói chung thì luật cũng quy định việc "Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những
nhu cầu cần thiết cho người được giám hộ", [22, Khoản 1, Điều 68], hoặc "Ðược thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ" [22, Khoản 2, Điều 68] thì cũng không cần thiết đối với quan hệ vợ chồng. Bởi khi tham gia vào mối quan hệ hôn nhân thì những quyền và nghĩa vụ này là đương nhiên vì bất cứ người nào khi tham gia vào quan hệ hôn nhân gia đình chính đáng, không vụ lợi thì luôn mong muốn người chồng, vợ của mình mạnh khỏe để cùng chung tay xây dựng hạnh phúc gia đình. Việc tính công quản lý cho người giám hộ cũng là không cần thiết vì sẽ không ai thanh toán chi phí phát sinh cho việc quản lý tài sản của chính mình cả. Việc sử dụng tài sản của người được giám hộ cũng chính là tài sản của người giám hộ, nên việc sử dụng tài sản sẽ luôn đúng mục đích. Bên cạnh đó tại Khoản 3 Điều 68 Bộ luật Dân sự cũng quy định việc đại diện cũng đồng thời là quyền lợi của người giám hộ, tức việc đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự vừa là yêu cầu nhiệm vụ nhưng cũng là quyền của người giám hộ bởi khi thực hiện các giao dịch nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị mất năng lực hành vi là chồng hoặc vợ của mình thì đồng thời cũng là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho chính bản thân mình. Vậy nên ta khẳng định trong trường hợp này các quy định rộng mở hơn của giám hộ đối với người mất năng lực hành vi dân sự nhưng thực chất là trùng với các quy định về đại diện giữa giữa vợ và chồng khi một bên bị mất năng lực hành vi.
Trong trường hợp dùng tài sản chung vợ chồng "Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận" [18, Khoản 3 Điều 28] cần có sự bàn bạc thỏa thuận mà một bên vợ, chồng lại mất năng lực hành vi thì người đại diện đương nhiên sẽ phải một mình thay mặt chồng hoặc vợ của họ để xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến nghĩa vụ chăm sóc người bị mất năng lực hành vi, bên cạnh đó họ còn phải chăm lo đến sự phát triển bình thường của gia đình nữa. Chính bởi vậy việc phân định một
cách rõ ràng về những nghĩa vụ trên của người đại diện đôi khi không phải dễ dàng. Việc này hầu như dựa hoàn toàn vào ý thức trách nhiệm cũng như tình nghĩa, tình cảm yêu thương của vợ chồng, cũng như nghĩa vụ của người đại diện đương nhiên đối với con cái. Sẽ là nặng nề và khó khăn cho những người vợ, chồng thương yêu nhau thật lòng và thực hiện đúng theo quy định pháp luật về tình nghĩa vợ chồng. Nhưng điều này là vô cùng khó nếu như người vợ hoặc chồng cố tình phá tán tài sản khi một bên rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi. Vì khi người đại diện này được phép giao dịch thì để thực hiện mục đích tẩu tán tài sản thì họ dễ dàng thực hiện được với lý do "vì lợi ích của người bị mất năng lực hành vi". Vậy có cơ chế nào bảo vệ cho người bị mất năng lực hành vi dân sự?
Cũng như vậy trong trường hợp chồng mang tài sản chung của vợ chồng là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ từ tài sản riêng vào kinh doanh, người chồng là giám đốc của công ty, công việc làm ăn đang rất phát đạt nhưng do tai nạn người chồng bị mất năng lực hành vi thì liệu người vợ có trở thành cổ đông đương nhiên thay mặt chồng điều hành công ty hay không? Nếu chiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì lúc này người vợ trở thành người đại diện đương nhiên cho chồng mình thực hiện các giao dịch của chồng. Như vậy việc các cổ đông khác trong công ty phản đối là sai trong khi các cổ đông này lại dựa vào pháp luật về doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp, tư cách và bản lĩnh kinh doanh của người chồng, phẩm chất lãnh đạo mang tính cá nhân của người chồng... để từ chối tư cách pháp lý của người vợ trong việc điều hành công ty? Đây là một thực tế hiện nay mà các công ty đã vấp phải, hay chăng chúng ta xem xét lại quy định việc đương nhiên khi một bên bị mất năng lực hành vi dân sự? Bên cạnh đó ta cùng xem xét trường hợp khi một bên vợ, chồng đưa tài sản chung vào góp vốn trong kinh doanh. Trong kinh doanh thì trên thực tế cũng như trong quy định của pháp luật không quan tâm nguồn gốc vốn đóng góp từ đâu mà chỉ quan tâm đến việc số vốn phải đóng góp và khả năng, nghĩa vụ góp vốn của cá nhân chủ sở hữu
vốn đó mà thôi. (Điều 39, 65, 131 Luật Doanh nghiệp năm 2005). Như vậy có thể hiểu việc góp vốn này của riêng cá nhân vợ hoặc chồng đã là người góp vốn, người này có quyền định đoạt nhất định đối với khối tài sản đó mặc dù đó có thể là tài sản riêng của cá nhân vợ hoặc chồng nhưng cũng có thể là tài sản chung của vợ chồng. Nhưng theo quy định tại Khoản 5 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình thì việc định đoạt độc lập tài sản này là không được phép. Như vậy để đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp cũng như đáp ứng sự nhạy bén của các doanh nhân trong nền kinh tế thị trường nhưng đảm bảo sự phát triển ổn định trong gia đình cũng như bảo vệ tài sản của chủ sở hữu khác thì việc "Luật doanh nghiệp cũng cần sửa đổi nhất định như việc xác định, chứng minh tài sản của người góp vốn, là cần thiết để tránh những tranh chấp không đáng có sau này cũng như sự phát triển ổn định lâu dài của xã hội nói chung" [13].
Tiếp theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về tư cách giám hộ của một bên vợ hoặc chồng khi chồng hoặc vợ mất năng lực hành vi. Tư cách đại diện của người chồng phụ thuộc vào tình trạng mất năng lực hành vi của người vợ và khả năng giám hộ của chính người chồng và ngược lại. Việc tuyên bố mất năng lực hành vi phụ thuộc vào thủ tục khám nghiệm và kiểm tra lâm sàng của các nhà chuyên môn, sau đó tòa án mới dựa vào đó để kết luận và tuyên bố. Khi một trong hai bên vợ chồng là người đại diện cho chồng hoặc vợ mình bị mất năng lực hành vi thì lúc này với tư cách thay mặt người mất năng lực hành vi dân sự xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của người mất năng lực hành vi để đảm bảo tốt nhất cho việc chăm sóc người đang bị mất năng lực hành vi dân sự. Trên thực tế cho thấy đây quả là một thủ tục rườm rà và tốn phí không cần thiết đối với những người bị thiểu năng, sống thực vật, bị thần kinh... không có khả năng hồi phục, vì ta biết rằng bất cứ một người bình thường nào nhìn vào đều có thể nhận thấy tình trạng mất năng lực hành vi của họ, nên chăng ta nên rút gọn thủ tục này