Đại Diện Giữa Vợ Chồng Trong Trường Hợp Vợ Chồng Bị Hạn Chế Năng Lực Hành Vi Dân Sự

đối với việc tuyên bố một người mất năng lực hành vi trong trường hợp này. Chỉ cần xác nhận của cơ quan giám định, cơ sở y tế chuyên môn cũng đủ để chứng nhận trạng thái mất năng lực hành vi dân sự của người tâm thần hoặc các bệnh khác không có khả năng nhận biết, nhận thức sự việc xung quanh?

Hơn nữa trên thực tế tại các tòa án có nhiều giao dịch do người tâm thần không đủ khả năng nhận thức hành vi vẫn ký kết hợp đồng. Như vậy về mặt lý luận thì khi có tranh chấp xảy ra Tòa án phải hướng dẫn người có quyền, lợi ích liên quan đề nghị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi đối với người bị tâm thần này, sau đó mới tuyên bố giao dịch đã ký với người tâm thần này là vô hiệu. Tuy nhiên hiện nay quan điểm của các tòa cho rằng việc thực hiện theo những quy định trên là máy móc nên các tòa thường chỉ cần có kết luận của cơ quan giám định là người này bị tâm thần là tòa án tuyên bố giao dịch mà người bị tâm thần này tham gia là vô hiệu, hoặc có chăng nữa là gần như đồng thời có quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì có quyết định tuyên giao dịch vô hiệu hoặc các theo các yêu cầu khác của đương sự.

Như vậy, việc giải quyết cho ta thấy rằng một người tâm thần không có khả năng nhận thức về hành vi của mình bị coi là người mất năng lực hành vi không phụ thuộc vào việc tuyên bố của tòa án. Như vậy ta có thể kiến nghị thay đổi thủ tục hoặc giải quyết vụ việc dân sự khi vợ hoặc chồng sẽ là người đại diện theo pháp luật của chồng hoặc vợ mình ngay từ khi chồng hoặc vợ mình bị bệnh tâm thần hoặc mắc một bệnh khác không có khả năng nhận thức hành vi mà chưa bị Tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự? Điều kiến nghị này có cơ sở để thực hiện vì trên thực tế việc giải quyết đã thành thông lệ và có lẽ cũng phù hợp với với nguyện vọng giải quyết công việc của người dân.

Trên thực tế cho thấy mặc dù xã hội ngày càng hiện đại, việc hiểu rõ các quy định của pháp luật ngày càng cần thiết để trong trường hợp nào ta cũng chủ động giải quyết công việc theo quy định của pháp luật. Trên các diễn đàn xã hội, thông tin đại chúng và thực tế hoạt động của các luật sư có

rất nhiều câu hỏi liên quan đến năng lực hành vi của một bên vợ chồng khi những người này phải tham gia giao lưu dân sự. Hàng trăm các câu hỏi dạng Vợ tôi sau một tai nạn giao thông bị thương nặng, kết luận là cô ấy đã mất năng lực hành vi dân sự. Tôi muốn biết giám hộ là gì, ai chịu trách nhiệm cho người bị mất năng lực hành vi dân sự? Trong trường hợp của vợ tôi thì ai là người giám hộ cho cô ấy?... (Trần Đình Trung, Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội (Theo Việtnamnet, ngày 17/10/2007). hay Tôi và chồng tôi đã đăng ký kết hôn 20 năm. Nay, vì nợ nần chồng chất, tôi muốn bán căn nhà để trả nợ, nhưng chồng tôi bị mất năng lực hành vi dân sự, tôi có thể đại diện cho cả chồng tôi thực hiện thủ tục mua bán nhà được không? (Một bạn đọc Q. Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh) (Theo báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh ngày 14/03/2012)… để thấy được hiện trạng xã hội hiện nay đối với các tình huống pháp lý như vậy. Người dân ngày càng ý thức, quan tâm hơn đến việc giải quyết một vấn đề theo pháp luật.

Nói tóm lại trong trường hợp vợ hoặc chồng là người đại diện cho chồng hoặc vợ mình bị mất năng lực hành vi còn chưa thực sự rõ ràng, vẫn cần có những quy định bao quát hơn, tránh hiểu nhầm và gây khó cho người thực hiện pháp luật. Hơn nữa trước tình hình xã hội ngày càng biến đổi, phát triển, việc yêu cầu các quy định của pháp luật có tính "mở" là cần thiết. Các quy định không còn đảm bảo điều chỉnh được các quan hệ xã hội phát sinh, hết sứ mệnh lịch sử của nó thì nên chăng nhà làm luật thay đổi để cho phù hợp, nâng cao "sức sống" của quy định pháp luật Dân sự và Hôn nhân và gia đình.

2.1.2. Đại diện giữa vợ chồng trong trường hợp vợ chồng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

2.1.2.1. Điều kiện để xác định đại diện theo pháp luật giữa vợ và chồn gmà một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

Một người bị coi là hạn chế năng lực hành vi dân sự là: "Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình" [22, Khoản 1, Điều 23] Như vậy người nghiện ma túy là gì?

* "Người nghiện ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này" [19, Khoản 11, Điều 2]. Như vậy, có thể hiểu nghiện ma túy là tình trạng lệ thuộc về mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai khi một người sử dụng ma túy lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma túy và tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc người nghiện ma túy luôn cảm thấy sự bức bách phải dùng ma túy để có được những hiệu ứng ma túy về mặt tâm thần của ma túy và thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma túy. Như vậy những người này cần phải sử dụng thường xuyên một hoặc nhiều loại ma túy nào đó và theo đó sự lệ thuộc ma túy về tâm thần thường chỉ là sự khởi đầu của quá trình nghiện ma túy và tiếp theo sẽ là sự lệ thuộc ma túy về thể chất. Lúc này, cơ thể đòi hỏi không thể không sử dụng ma túy, người sử dụng ma túy cần đến ma túy để duy trì sự cân bằng của cơ thể mình, thể hiện bằng sự ham muốn không thể cưỡng lại được và phải đưa ma túy vào cơ thể bằng bất cứ giá nào. Ngược lại, nếu không được sử dụng ma túy sẽ dẫn đến Hội chứng cai nghiện. Đó là những cơn vật vã dữ dội, ngáp, chảy nước mắt, nước mũi, khó chịu,... Cùng với các triệu chứng trên, người sử dụng ma túy do tìm mọi cách để có ma túy, do tìm mọi cách để có ma túy nên không tự chủ được bản thân, dễ dẫn đến các hành vi có hại cho chính họ, gia đình và cộng đồng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Như vậy, những người này vẫn có thể suy nghĩ, hành động để thể hiện ý chí của họ nhưng họ không có khả năng thực hiện toàn bộ năng lực pháp luật dân sự của họ mà phải thông qua người đại diện. Theo tiêu chí trên thì người hạn chế năng lực hành vi là không ít trong đời sống xã hội. Trên thực tế những người bị nghiện ma túy hay các chất kích thích khác không kiềm chế được hành vi của mình là rất nhiều, đặc biệt là những lúc họ không được đáp ứng đủ các chất gây nghiện như người nghiện ma túy thiếu ma túy, người nghiện rượu thiếu rượu... nhưng không phải như vậy mà ta gọi họ là người hạn chế năng lực hành vi. Nhưng không phải người nghiện ma túy nào cũng thuộc diện phải yêu cầu bị tuyên bố là bị hạn chế năng lực hành vi. Chỉ những người nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của

gia đình mới thuộc diện bị tuyên bố là bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tức là người nghiện ma túy này đã bị lệ thuộc cả về thể chất và tinh thần vào ma túy và các chất gây nghiện khác, không có khả năng lao động kiếm tiền để phục vụ nhu cầu hút ma túy của bản thân dẫn đến lén lút hoặc đem tài sản của gia đình đi bán lấy tiền mua ma túy. Những trường hợp như vậy sẽ được khuyến khích yêu cầu tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi.

Đại diện giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành - 7

* Người nghiện ma túy và các chất kích thích khác sẽ không bị tòa án tuyên bố là bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nếu như không có yêu cầu từ những người có quyền và lợi ích liên quan, cơ quan tổ chức hữu quan yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là bị hạn chế năng lực hành vi. Những chủ thể này sẽ căn cứ vào tình trạng nghiện ma túy và có dấu hiệu phá tán tài sản của người nghiện ma túy và các chất kích thích khác mà làm đơn Tòa án cấp huyện, quận nơi gia đình mình cư trú để yêu cầu Tòa án tuyên bố người nghiện ma túy này bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Đơn yêu cầu được làm theo mẫu quy định của Nhà nước cụ thể. Đơn yêu cầu có đầy đủ ngày, tháng, năm viết đơn; Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết đơn; Tên, địa chỉ của người yêu cầu; Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó; Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu, nếu có; Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu;- Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ. Cùng với đơn yêu cầu, người gửi đơn còn phải gửi kèm theo các chứng cứ để chứng minh là người nghiện ma túy dẫn đến phá tán tài sản của gia đình. Việc chứng minh này không khó, thường chỉ cần có xét nghiệm lấy ngay kết quả là có thể chứng minh tình trạng nghiện hút ma túy và các chất kích thích khác, còn việc phá tán tài sản thì người gửi đơn chỉ cần chứng minh được việc lấy tài sản trong gia đình đi tiêu xài một thời gian nhất định trong khi không lao động là đủ để chứng minh việc phá tán tài sản của người nghiện ma túy này. Như vậy việc tuyên hạn chế năng lực hành vi của Tòa án hoàn toàn dựa theo các chứng cứ cung cấp của người có quyền, lợi ích liên quan mà không dựa vào kết luận của cơ quan giám định nào.

Đối với việc tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì chủ thể yêu cầu Tòa án chỉ có thể là người có quyền, lợi ích liên quan, còn trong việc tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi mở rộng chủ thể có quyền yêu cầu đối với cơ quan, tổ chức hữu quan. Đây chính là yêu cầu nêu cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan cũng như cộng đồng dân cư trong việc phòng chống ma túy tại địa phương như: cưỡng chế người đi cai nghiện, quản lý việc cai nghiện và hòa nhập cộng đồng cho người đã cai nghiện ma túy (Điều 37, Luật phòng, chống ma túy năm 2000).

* Yếu tố tiếp theo là điều kiện để xác định một người bị hạn chế năng lực hành vi đó là quyết định của Tòa án đã nhận được yêu cầu tuyên bố một người là hạn chế năng lực hành vi của người có quyền, lợi ích liên quan, tổ chức hữu quan. Quyết định này của tòa án cũng tuân theo một trình tự nhất định được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự. Trên cơ sở yêu cầu và những minh chứng kèm theo của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan hoặc tổ chức hữu quan đến người bị nghiện ma túy và các chất kích thích khác cùng với các tài liệu chứng minh về việc phá tán tài sản của người này để Tòa án tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi. Trong trường hợp cần thiết, nếu thiếu chứng cứ để tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi và theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan hữu quan Tòa án có thể trưng cầu cơ quan giám định để xác định tình trạng phụ thuộc, lệ thuộc vào ma túy và các chất kích thích khác của người nghiện ma túy. Khi đầy đủ các điều kiện để tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi thì Tòa án sẽ ra quyết định theo đúng thủ tục pháp luật quy định. Trong quyết định này Tòa án sẽ đồng thời cử người đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi. Đây chính là cơ sở để người đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với người được đại diện.

Như vậy khi một vợ hoặc chồng nghiện ma túy và các chất kích thích khác dẫn đến khả năng phá tán tài sản thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành

vi của người này. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 24 của Luật hôn nhân và gia đình thì trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì việc chồng hoặc vợ của người này không đương nhiên trở thành người đại diện theo pháp luật mà phải tuân theo quy định của pháp luật đó là: "Khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó" [18, Khoản 2].

Như vậy theo quy định này người vợ hoặc chồng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là những người không bị mất hoàn toàn năng lực hành vi dân sự. Những người này vẫn có thể suy nghĩ, hành động để thể hiện ý chí của họ nhưng họ không có khả năng thực hiện toàn bộ năng lực pháp luật dân sự của họ mà phải thông qua người đại diện. Người đại diện lúc này sẽ thực hiện các hành vi để giúp người được đại diện thực hiện được quyền năng của mình. Trong trường hợp vợ hoặc chồng chỉ bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện có thể là một bên vợ hoặc chồng có đủ năng lực hành vi dân sự nhưng cũng có thể là người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định. Như vậy không đương nhiên người vợ hoặc chồng của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự trở thành người đại diện mà có thể là người khác.Việc người khác trở thành người đại diện cho người vợ hoặc chồng của mình cũng là một cách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nhưng đôi khi cũng là một trở ngại lớn trong quan hệ vợ chồng của những người này. Cũng như phân tích ở trên thì quan hệ vợ chồng rất đặc biệt, là hai cá thể khác nhau nhưng đôi khi sự thể hiện ý chí của một người chính là ý chí của cả vợ và chồng, nên việc có người thứ ba thể hiện hoặc hành động "hộ" chồng hoặc vợ mình sẽ là sự bất lợi trong việc phát triển bền vững quan hệ vợ chồng. Chính bởi vậy việc cân nhắc xem xét, quyết định người đại diện thay cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là hết sức cẩn trọng. Và hơn hết tôn trọng ý chí của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là cần thiết bởi vì họ có quyền và khả năng bày tỏ ý chí đồng ý hoặc không đồng ý đối việc lựa chọn người đại diện cho mình cũng như với việc

nên hay không nên xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản, nhất là đến tài sản chung của gia đình. Trong trường hợp này vợ không thể là người đại diện đương nhiên cho chồng hoặc ngược lại, vì phải có sự chỉ định của cơ quan tòa án thì vợ hoặc chồng mới có thể là người đại diện cho người kia và khi đấy mọi giao dịch dân sự phát sinh sẽ được người còn lại thực hiện vì lợi ích của người kia và của gia đình.

Tính đương nhiên được đại diện cho nhau giữa vợ và chồng không còn khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi và nếu muốn là người đại diện cho nhau thì vợ hoặc chồng phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy trong trường hợp này ta không cần phải bàn đến ý chí của bên đại diện nữa vì chí ít họ phải thỏa mãn yêu cầu về ý chí muốn là người đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi thì họ mới yêu cầu tòa án được là người đại diện cho người kia và được tòa án công nhận.

Nhưng ta cùng tìm hiểu trong trường hợp khi cần định đoạt một tài sản mà theo luật phải có sự đồng ý của cả vợ và chồng thì người bị hạn chế năng lực hành vi không đồng ý sẽ khiến giao dịch không thể được xác lập mặc dù chính người này lại không có đầy đủ năng lực hành vi để xác lập giao dịch đó và thêm nữa theo quy định của pháp luật thì người đại diện lúc này không được phép đại diện cho chồng hoặc vợ của mình khi xác lập giao dịch, như vậy bài toán đặt ra là tạm dừng giao dịch để tìm người khác đại diện cho chồng hoặc vợ mình hay tiếp tục thực hiện giao dịch? Nếu để chờ người bị hạn chế năng lực hành vi trở lại bình thường thì lấy gì chứng minh được tình trạng tâm thần bình thường của người này? Vì vậy các giao dịch liên quan đến tài sản cần phải có sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng thì có phải lấy ý kiến của cả hai vợ chồng không?

Tiếp nữa nếu như không có quyết định của tòa án về việc hạn chế năng lực hành vi của người vợ hoặc chồng nghiện ma túy và các chất kích thích khác dẫn đến khả năng phá tán tài sản thì người bị nghiện này có cần đại diện hay không? Trong trường hợp này ta có thể suy luận rằng người nghiện

ma túy và các chất kích thích khác sẽ không cần người đại diện nếu như không có quyết định của tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi là hợp lý. Bởi chỉ khi họ phá tán tài sản và cá nhân người có quyền, lợi ích liên quan, tổ chức hữu quan thấy cần thiết thì họ mới yêu cầu tòa án hạn chế quyền dân sự của họ. Theo chúng tôi như vậy là hợp lý và phù hợp với sự tự điều chỉnh của cá nhân những người có liên quan đến người bị nghiện ma túy và các chất kích thích khác.

2.1.2.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ hoặc chồng trong trường hợp chồng hoặc vợ của mình bị hạn chế năng lực hành vi

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình người được pháp luật chỉ định là vợ hoặc chồng của người bị hạn chế năng lực hành vi, khi đó phát sinh các quyền và nghĩa vụ của người đại diện với người được đại diện.

Có sự khác biệt giữa tư cách chủ thể của người đại diện cho người bị tuyên bố hạn chế năng lực hành vi và người bị tuyên bố là mất năng lực hành vi trong các giao dịch khi có sự thống nhất của hai vợ chồng. Khi vợ hoặc chồng bị tuyên bố là mất năng lực hành vi thì người còn lại sẽ là đại diện đương nhiên theo pháp luật của người bị mất năng lực hành vi này, khi đó mọi hoạt động của người bị mất năng lực hành vi dân sự này do người vợ hoặc chồng của mình thực hiện với tư cách là giám hộ của họ. Nhưng đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người vợ hoặc chồng của người bị hạn chế năng lực hành vi chỉ là một trong nhiều chủ thể để Tòa án xem xét, quyết định có là người đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là chồng hoặc vợ mình mà thôi. Các quyền và nghĩa vụ cũng chỉ giới hạn

trong phạm vi đại diện. Tư cách chủ thể đaị diên

của người đaị diên

phu ̣thuôc

rất nhiều vào mứ c đô ̣han

chế năng lực hành vi của người bi ̣han

chế năng lực

hành vi. Chính bởi vậy việc tuyên bố mức độ hạn chế năng lực hành vi của một người là vô cùng quan trọng. Không những liên quan đến tư cách chủ thể của chính người bị hạn chế năng lực hành vi mà còn liên quan đến tư cách chủ thể của người đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi này. Nhưng

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 26/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí