Bản Chất Và Các Đặc Điểm Pháp Lý Về Đại Diện Giữa Vợ Và Chồng

hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình, và sẽ phải tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện không đúng và không đầy đủ các nghĩa vụ đó. Không những vậy năng lực chịu trách nhiệm dân sự của mỗi chủ thể này còn được bảo đảm bằng các biện pháp để các chủ thể khi tham gia quan hệ đại diện thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần của mình. Đó chính là các biện pháp bảo vệ quyền chủ thể và các hình thức trách nhiệm đối với việc không thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình khi tham gia quan hệ đại diện.

Quan hệ đại diện được thể hiện qua một số hình thức pháp lý cơ bản của quan hệ dân sự. Người đại diện và người được đại diện có thể giao kết hợp đồng đại diện bằng miệng đối với các loại giao dịch mà đối tượng giao dịch pháp luật không bắt buộc phải lập thành văn bản. Nhưng trước yêu cầu của xã hội cũng như tính chất của giao dịch thì hiện nay các loại giao dịch này chủ yếu được lập thành văn bản và văn bản được đảm bảo bằng chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tăng thêm giá trị pháp lý của loại văn bản này.

Như vậy, ta đã xem xét khái niệm đại diện dưới nhiều góc độ, tuy nhiên trong luận văn này sẽ giới hạn xem xét vấn đề đại diện trong lĩnh vực dân sự, thương mại hay nói cách khác đó là các giao lưu dân sự có sự góp mặt của đại diện.

1.1.2. Bản chất và các đặc điểm pháp lý về đại diện giữa vợ và chồng

1.1.2.1. Khái niệm chung về đại diện giữa vợ và chồng

(Trong luận văn này khái niệm vợ chồng được dùng để chỉ những cặp vợ chồng kết hôn theo đúng các quy định của pháp luật hôn và nhân gia đình)

Quan hệ vợ chồng là một quan hệ đặc biệt nhưng lại phổ biến trong đời sống xã hội mỗi quốc gia. Quan hệ này là một sự liên kết đặc biệt giữa một người đàn ông và một người đàn bà, sự liên kết này không phụ thuộc vào tính toán vật chất, mà được dựa trên cơ sở tình yêu thương, quí trọng, bình

đẳng và tự nguyện giữa hai người, hai cá thể khác giới cùng muốn chung tay xây dựng một gia đình. Gia đình chính kết quả của việc vợ và chồng xây dựng nên với những mục đích của nó đó là xây dựng mối quan hệ bền vững trong gia đình, giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái. Vợ và chồng cùng nhau tạo dựng và thực hiện các chức năng của gia đình đảm bảo thỏa mãn nhu cầu tinh thần và vật chất của đôi bên: kinh tế, sinh đẻ và giáo dục con cái. Tuy nhiên việc kết hôn này phải được pháp luật thừa nhận tức việc kết hôn này không vi phạm các quy định mà pháp luật cấm.

Khi hai người đã được công nhận là vợ chồng sẽ phát sinh một quan hệ đặc biệt cả về mặt tình cảm, luật pháp và xã hội. Ý chí của hai người nhiều khi sẽ là một trong một số quan hệ pháp luật nhất định, quyết định của người này phải có sự thống nhất của người kia và ngược lại, tài sản cũng có thể được xác định là tài sản chung. Hai người sẽ thay đổi địa vị pháp lý trong một số trường hợp, đặc biệt nhân thân của vợ và chồng sẽ bị thay đổi. Để thực hiện các chức năng của gia đình thì vợ, chồng cùng bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người… Mặc dù mang trong quan hệ vợ chồng tính chất đặc biệt này nhưng bên cạnh đó hai người vẫn là hai cá thể riêng biệt, vẫn có những quan hệ mang tính cá nhân tồn tại bên cạnh đời sống vợ chồng nên tính chất phức tạp càng nâng cao. Khi hai người có quan hệ vợ chồng thì phát sinh những quan hệ mới nhưng không hẳn chấm dứt các quan hệ cũ, bởi vậy pháp luật không thể không quan tâm, tôn trọng những quan hệ đặc biệt này.

Trong các chức năng của gia đình đặc biệt là chức năng phát triển kinh tế luôn được cả vợ và chồng quan tâm và đó chính là thước đo cho thấy thái độ xây dựng và gìn giữ trong gia đình của vợ và chồng. Việc phát triển kinh tế luôn đi kèm với sử dụng và gìn giữ nó. Bên cạnh đó với thiên chức của người phụ nữ thì việc không phát triển được kinh tế mà thay vào đó là quản lý và sử dụng hợp lý, chi tiêu tiết kiệm cũng như lao động trong gia đình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

được đánh giá ngang bằng với việc phát triển kinh tế của người đàn ông trong gia đình. Để thực hiện tốt các chức năng trong gia đình thì tham gia vào các giao dịch dân sự là tất yếu trong mỗi gia đình. Chính bởi vậy vợ hoặc chồng luôn là người thay mặt gia đình để trực tiếp thực hiện các giao dịch thường ngày duy trì sinh hoạt gia đình. Những giao dịch hàng ngày liên quan đến tài sản chung của cả vợ và chồng nhưng trên thực tế thường do một bên vợ, chồng tham gia đại diện gia đình và trong trường hợp này việc đại diện là đương nhiên. Do tính chất của các giao dịch thường là nhỏ liên quan trực tiếp đến việc duy trì sinh hoạt hàng ngày của gia đình, vì vậy pháp luật không đề cập đến.

Như vậy, trong các giao dịch dân sự có tính chất quan trọng, liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn và các giao dịch khác mà theo quy định của pháp luật chỉ có thể được xác lập với sự đồng ý của vợ hoặc chồng thì khi ấy vợ hoặc chồng tham gia giao dịch sẽ là là đại diện cho nhau. Việc xác định ý chí của vợ hoặc chồng trong việc đại diện cho nhau ngoài việc đồng ý của vợ hoặc chồng, vì lợi ích của phía bên kia thì còn một loại lợi ích đặc trưng nữa mà chỉ tồn tại trong đời sống vợ chồng đó là lợi ích của các con và của gia đình. Các giao dịch dân sự thường được cả hai vợ chồng đảm nhiệm thay nhau một cách linh hoạt nhưng chỉ có các giao dịch quan trọng theo quy định của pháp luật mới cần sự thể hiện ý chí của cả vợ và chồng. Trong các loại giao dịch này thì vợ chồng được phép ủy quyền cho nhau và việc ủy quyền nhất thiết phải được thể hiện dưới hình thức văn bản

Đại diện giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành - 3

Ta có thể định nghĩa đại diện giữa vợ và chồng như sau:

Đại diện giữa vợ và chồng là việc một bên vợ hoặc chồng nhân danh cả hai người để tham gia các quan hệ ngoài xã hội (như thực hiện những giao dịch dân sự, kinh tế…) theo quy định của pháp luật hoặc pháp luật quy định cần phải có sự thỏa thuận của vợ chồng nhưng người còn lại không trực tiếp tham gia được nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng và gia đình và bên thứ ba trong giao dịch.

1.1.2.2. Đặc điểm chung của đại diện giữa vợ và chồng trong tương quan với đại diện

Thứ nhất, tư cách chủ thể trong đại diện giữa vợ và chồng trong tương quan với đại diện nói chung:

Trong đại diện nói chung thì người đại diện được thực hiện các công việc không nhân danh mình, có nghĩa là mọi hành động của người đại diện trong khi thực hiện các giao dịch dân sự đều làm thay, làm hộ người được đại diện.

Người được đại diện lúc này có thể có mặt hay không có mặt khi giao dịch diễn ra nhưng về mặt pháp lý thì người được đại diện lúc này không được phép thực hiện bất cứ một hành vi pháp lý cụ thể nào nhân danh mình, và lúc này ý chí của người được đại diện cũng không được đề cập đến. Vì khi đó người đại diện sẽ chính là chủ thể trong giao dịch mà không cần đến người được đại diện nữa. Trong đại diện theo ủy quyền thì người đại diện của người được ủy quyền sẽ thực hiện mọi quyền năng của người được đại diện trong phạm vi đã ký kết hợp đồng ủy quyền nhưng bản chất thì hợp đồng hay giao dịch được ký giữa người được đại diện với bên thứ ba chứ không phải của người đại diện. Người đại diện theo ủy quyền có quyền thể hiện ý chí chủ thể của mình là muốn hay không muốn làm người đại diện. Tức trong điều kiện nhất định thì chủ thể này có quyền từ chối nhận đại diện. Người đại diện theo ủy quyền chỉ được thực hiện những công việc theo ủy quyền. Cũng như vậy đối với đại diện theo pháp luật thì người đại diện cũng thực hiện thay tư cách chủ thể của người được đại diện nhưng tư cách chủ thể bị hạn chế hơn. Nếu rơi vào các điều kiện pháp luật quy định thì họ không có quyền chối từ tư cách đại diện của mình. Và khi đó người đại diện sẽ bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Người đại diện có toàn quyền quyết định thay cho người được đại diện trong mọi giao dịch liên quan đến người được đại diện. Như vậy đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền trong pháp luật dân sự đều là sự làm thay, làm hộ người khác, tuy nhiên có sự phân biệt rõ ràng về tư

cách chủ thể trong từng loại đại diện. Và ở đây mục đích hướng tới chính là những lợi ích vật chất và phi vật chất nhất định mà cả hai bên chủ thể cùng hướng tới, lợi ích này mang tính cá nhân đậm nét. Ngay cả trường hợp đại diện theo pháp luật người đại diện thực hiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện nhưng suy cho đến cùng thì vì quyền lợi của người đại diện trong việc thực hiện nghĩa vụ chăm sóc người bị mất, bị hạn chế năng lực hành vi hay chưa đến tuổi thành niên. Ví dụ như quyền yêu cầu ly hôn trong luật tố tụng dân sự của một bên vợ, chồng.

Trong trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật thì cá nhân không được để người khác đại diện cho mình mà họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó, (thông thường, đây là những giao dịch liên quan đến quyền nhân thân) - vốn có đặc tính không thể chuyển giao cho người khác, nên sẽ không đề cập đến tư cách chủ thể trong đại diện ở đây, vì bản chất không giao dịch được nên không có đại diện.

Tóm lại, trong đại diện nói chung thì tư cách chủ thể của người đại diện luôn được xem xét khi xác lập giao dịch cũng như các điều kiện khác do pháp luật quy định cụ thể.

Đối với đại diện giữa vợ và chồng thì tư cách chủ thể trong giao dịch lúc này thuộc về một bên vợ hoặc chồng. Một bên tham gia giao dịch và bên còn lại coi như thống nhất ý chí. Người vợ đại diện cho người chồng trong đại diện theo ủy quyền thì lúc này người chồng không còn tư cách gì trong giao dịch này nữa vì trước khi giao dịch diễn ra thì người chồng đã đồng ý chuyển tư cách pháp lý của mình cho vợ mình. Ở đây có sự làm thay, làm hộ nhưng tư cách chủ thể của hai người hầu như không có sự phân định rõ nét, minh bạch. Ý chí chủ thể của người đại diện nhiều khi là thống nhất với ý chí của người được đại diện. Thực chất quan hệ vợ chồng đã là điều kiện đảm bảo tốt nhất cho tư cách chủ thể trong giao dịch dân sự đối với bên thứ ba. Bởi vì khi tham gia giao dịch trong đại diện thông thường người đại diện phải chứng

minh tư cách chủ thể của mình nhưng khi vợ và chồng đại diện cho nhau trong giao dịch thì nhiều khi không nhất thiết phải làm vậy. Người vợ và người chồng đã trở thành những chủ thể đặc biệt trong quan hệ đại diện, bởi giữa người đại diện và người được đại diện thống nhất ý chí khi giao dịch. Cụ thể là khi người chồng là đại diện cho vợ mình và ngược lại thì về bản chất là thay mặt vợ để thực hiện công việc, hay làm hộ vợ mình nhưng nhiều khi đó lại là công việc chính người chồng phải làm, phải thực hiện. Có những trường hợp vợ chồng đại diện cho nhau thì không chỉ nhân danh cho người đại diện mà nhiều khi còn nhân danh và thể hiện ý chí của chính bản thân mình. Như vậy tư cách chủ thể trong đại diện giữa vợ và chồng trong một số trường hợp là thống nhất, trùng khớp với nhau. Bên cạnh đó trong đại diện giữa vợ và chồng thì tư cách chủ thể của vợ và chồng trong giao dịch khi một người tham gia quan hệ đại diện thì không những là vợ chồng đại diện cho nhau mà nhiều khi vợ chồng còn là người đại diện cho cả gia đình. Gia đình ở đây ngoài vợ và chồng thì còn con cái nên tư cách chủ thể trong đại diện giữa vợ và chồng dường như nặng nề hơn so với đại diện nói chung, có ảnh hưởng không nhỏ đến những quyết định của chủ thể khi giao dịch. Đối với đại diện theo pháp luật thì trong đại diện nói chung và đại diện giữa vợ và chồng đều tuân theo các quy định của pháp luật. Tư cách chủ thể của người đại diện và người được đại diện trong những trường hợp nhất định được pháp luật quy định rõ ràng nhưng đối với đại diện giữa vợ và chồng có vẻ mờ nhạt hơn. Chính bởi tư cách chủ thể của hai đối tượng này nhiều khi trộn lẫn vào nhau nên việc pháp luật quy định những việc phải do chính cá nhân người thành niên thực hiện thì đôi khi cũng không rõ ràng trong đời sống xã hội. Đối với đại diện theo pháp luật giữa vợ và chồng trong trường hợp một người bị mất năng lực hành vi thì quy định áp dụng như đối với người giám hộ trong đại diện nói chung.

Như vậy tư cách chủ thể trong đại diện giữa vợ và chồng thuận lợi và đơn giản hơn khi tham gia giao dịch so với tư cách chủ thể trong đại diện nói chung. Việc một bên vợ chồng đại diện cho nhau thực hiện giao dịch nhưng

bản chất có những giao dịch tư cách chủ thể của đại diện và được đại diện trùng nhau, thống nhất là một. Chính bởi vậy trong nhiều giao dịch tư cách chủ thể của vợ và chồng không có có ý nghĩa pháp lý về đại diện nhưng lại có ý nghĩa về việc đảm bảo thực hiện giao dịch đối với bên thứ ba. Bên thứ ba khi đó sẽ có cảm giác an toàn, tin cậy hơn khi giao dịch với đối tác là một bên vợ hoặc chồng. Bởi vì nếu giao dịch không được thực hiện đúng và đầy đủ thì việc bồi thường khi đó xảy ra được đảm bảo hơn (có thể bồi hoàn bằng tài sản chung hoặc kể cả tài sản riêng của mỗi cá nhân vợ hoặc chồng). Đặc biệt hơn là có những quan hệ trong đại diện theo pháp luật nói chung không thể đại diện được nhưng đại diện của vợ và chồng lại thực hiện được đó là vợ chồng đại diện cho nhau khi thực hiện những nghĩa vụ thuộc về nhân thân, cá nhân của một bên vợ hoặc chồng. Ví dụ như thực hiện các nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ....

Nói tóm lại, đại diện giữa vợ và chồng trong pháp luật hôn nhân và gia đình là một trường hợp đặc biệt trong đại diện nói chung của Luật dân sự, và vợ, chồng cũng là những chủ thể đặc biệt trong pháp luật về đại diện.

Thứ hai, về ý chí chủ thể trong đại diện giữa vợ và chồng trong tương quan với đại diện:

Trong đại diện theo pháp luật dân sự thì ý chí của chủ thể là không thể thiếu đặc biệt đại diện trong hợp đồng ủy quyền. Việc đại diện theo ủy quyền chỉ có thể thực hiện khi mà người đại diện có ý chí muốn đại diện, tức sự tự do ý chí sẽ ràng buộc người đại diện và người được đại diện trong hợp đồng ủy quyền để xác lập phạm vi đại diện trong giao dịch. Cũng giống như hợp đồng trong đại diện theo ủy quyền cần sự thể hiện ý chí của bên nhận ủy quyền cũng như sự đồng ý của bên ủy quyền. Sẽ là không thỏa đáng và hợp đồng ủy quyền có thể bị vô hiệu khi mà một trong hai bên không có sự tự do ý chí và bị rơi vào các trường hợp như: lừa dối, nhầm lẫn, ép buộc... Tùy từng trường hợp cụ thể hợp đồng được ký kết bởi người đại diện và người được đại

diện sẽ vô hiệu vì không có tự do ý chí trong hợp đồng đại diện. Như chúng ta đã biết một người chỉ bị ràng buộc bởi ý chí của chính mình, cho nên khi sự tự do ý chí bị vi phạm thì sẽ không có hợp đồng ủy quyền và cũng không phải gánh chịu hậu quả từ những gì mà người đại diện thực hiện.

Bên cạnh việc tự do ý chí để đại diện được thực hiện thì nhất thiết hai bên phải có sự tin cậy lẫn nhau. Người ta sẽ không bao giờ giao cho một người mà mình không tin cậy thay mặt mình thực hiện những hành vi mà hậu quả của nó có thể là thiệt hại lớn về tài sản, uy tín, danh dự… của mình. Sự tin cậy là do những hành vi mà người đại diện thực hiện sẽ mang lại cho người được đại diện một sự ràng buộc nhất định vào những hậu quả được xác lập bởi những hành vi đó. Hành vi giao kết các hợp đồng của người đại diện trong phạm vi ủy quyền, cũng chính là hành vi mà người được đại diện xác lập, hệ quả từ việc giao kết hợp đồng hoàn toàn do người được đại diện gánh chịu bởi vậy sự tin tưởng là phần không thể thiếu khi ta nói tới đại diện trong giao kết hợp đồng. Điều này cũng hoàn toàn tự nhiên như chính bản chất của mỗi sự việc, vì trong mỗi chúng ta sẽ không dễ dàng gì để cho một người khác thực hiện những công việc nhân danh mình, khi mà mình không hoàn toàn tin tưởng người đó vào thực hiện công việc lại không vì lợi ích của mình. Đây cũng chính là một trong những căn cứ cơ bản để việc tòa án quyết định cử người giám hộ, cử người đại diện theo pháp luật. Ý chí của chủ thể trong đại diện sẽ thể hiện rõ mục đích hướng tới của chủ thể khi tham gia quan hệ đại diện. Mục đích này có thể là vật chất và cũng có thể là phi vật chất, nhưng bao giờ cũng được thể hiện khi các bên tham gia vào quan hệ đại diện.

Yếu tố ý chí chủ thể này trong đại diện giữa vợ và chồng này luôn được đảm bảo về mặt hình thức chính bởi mối quan hệ đặc biệt hôn nhân. Như đã phân tích ở trên về ý chí của người đại diện và người được đại diện trong quan hệ vợ chồng thường là được thống nhất. Sự thống nhất này có thể do vợ chồng thống nhất thỏa thuận với nhau hoặc sự phân chia trách nhiệm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2023