Sơ Lược Lịch Sử Pháp Luật Việt Nam Về Quan Hệ Đại Diện Giữa Vợ Và Chồng

trong gia đình. Có những hoạt động liên quan đến tài sản chung của vợ chồng khi một người đại diện thực hiện công việc thì ý chí của người kia được mặc nhiên coi là đã có sự đồng thuận. Về lý luận thì việc chồng hoặc vợ thực hiện bất cứ hành vi nào liên quan đến tài sản chung đều vì mục đích và lợi ích chung của gia đình nên khi một trong hai người thực hiện một giao dịch nào đó thì coi như đại diện gia đình thực hiện công việc, trừ một số trường hợp khác. Hơn nữa khi vợ chồng thực hiện hành vi đại diện cho nhau thì lòng tin giữa hai người đại diện hầu như không cần đề cập đến vì hai vợ chồng sẽ luôn là người tin cậy nhau. Bên cạnh đó vợ chồng khi đại diện cho nhau để thực hiện một giao dịch nào đó thì yếu tố vì lợi ích của người được đại diện luôn được đảm bảo vì khi đó lợi ích của người được đại diện nhiều khi là thống nhất với lợi ích của người đại diện, và trong một số trường hợp là trùng khít với nhau về lợi ích. Và như vậy khi lợi ích của hai bên không có mâu thuẫn thì việc thực hiện giao dịch sẽ thuận lợi hơn, và bên thứ ba cũng yên tâm hơn khi tham gia giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng.

Bên cạnh những đặc biệt từ quan hệ vợ chồng đem lại thì bản thân vợ chồng cũng là hai cá thể riêng biệt, cũng sẽ có những hoạt động riêng biệt mang tính cá nhân không liên quan đến tư cách vợ chồng hay gia đình trong giao dịch, bởi vậy việc phân biệt đại diện giữa vợ và chồng liên quan đến tài sản riêng của mỗi người sẽ là cần thiết. Điều này sẽ trở nên phức tạp đối với bên thứ ba khi tham gia giao dịch, vì vậy lưu ý nhỏ này sẽ là cần thiết trong trường hợp vợ chồng đại diện cho nhau khi giao dịch liên quan đến tài sản riêng của vợ, chồng, và việc áp dụng cơ chế pháp lý cho việc bồi thường thiệt hại là khác nhau (sẽ không có việc áp dụng liên đới chịu trách nhiệm của vợ và chồng nữa).

Trong đại diện theo pháp luật thì việc tham gia vào quan hệ đại diện nhiều khi là do nghĩa vụ bắt buộc nên việc các bên thể hiện mục đích hướng tới của mình khi tham gia giao dịch là các hành vi buộc phải làm. Khi đó việc quy định yếu tố ý chí, lòng tin không phải lúc nào cũng cần thiết bởi đó là

trong một số trường hợp đại diện đương nhiên, bắt buộc, mang tính miễn cưỡng vì đó là những trường hợp do pháp luật quy định. Và như vậy sẽ không có sự tự do ý chí, hay tin cậy nào vì pháp luật đã dự liệu những tình huống pháp lý, mà buộc những người có nghĩa vụ phải tuân thủ và buộc phải thực hiện và không có sự lựa chọn nào khác như: đại diện cho con chưa thành niên, người mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự… Trong những trường hợp này người đại diện không có cơ hội để lựa chọn thực hiện, hay không thực hiện một số hành vi nhất định vì khi đó việc nhân danh người khác của người đại diện là vô cùng cần thiết và đã được pháp luật quy định, nên họ nhất thiết phải thực hiện một hành vi nào đó để thay mặt cho người được đại diện thực hiện quyền dân sự của người này. Theo quy định của pháp luật vợ chồng bắt buộc là đại diện khi một trong hai người bị mất năng lực hành vi, cha mẹ là người giám hộ khi con chưa thành niên…thì việc ý chí muốn hay không muốn làm đại diện cũng không xét đến ở đây. Cũng như vậy đối với nghĩa vụ buộc phải làm một việc gì đó đại diện cho nhau trong quan hệ vợ chồng mang tính chất bắt buộc nhiều hơn, không thế trốn tránh. Đại diện của vợ, chồng khi một bên chồng, vợ bị mất năng lực hành vi dân sự là quy định bắt buộc, duy nhất thể hiện nghĩa vụ vợ chồng trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình. Còn việc quy định nghĩa vụ đại diện theo pháp luật nói chung thì thường mang tính sự vụ, nhiều khi chỉ là tạm thời. Hoặc nếu là đại diện theo pháp luật trong trường hợp con chưa thành niên thì người đại diện cũng còn có cả cha và mẹ nên yếu tố trách nhiệm đôi khi cũng đỡ nặng nề hơn.

Tóm lại, ý chí chủ thể của người đại diện và người được đại diện trong đại diện theo pháp luật dân sự là một yếu tố không thể không tách bạch trong các giao dịch dân sự nói chung, và các chủ thế khác trong giao lưu dân sự. Còn đối với quan hệ hôn nhân và gia đình thì việc xác định ý chí chủ thể này trong nhiều trường hợp không cần đề cập đến bởi ý chí của hai bên vợ chồng thường là thống nhất trong nhiều trường hợp, nhiều giao dịch dân sự.

Thứ ba, về phạm vi đại diện giữa vợ và chồng trong tương quan với đại diện nói chung.

Trong đại diện nói chung người đại diện được toàn quyền nhân danh người được đại diện thực hiện toàn bộ hành vi liên quan đến giao dịch và chỉ bị giới hạn bởi yếu tố phạm vi đại diện. Tiếp theo nữa người đại diện phải thực hiện hành vi đại diện theo đúng nguyên tắc là vì lợi ích của người được đại diện. Phạm vi của đại diện thường được giới hạn cụ thể trong văn bản ủy quyền khi hai bên ký kết văn bản ủy quyền, hoặc đã được quy định cụ thể trong pháp luật, nên việc các bên khi thực hiện công việc ủy quyền phải xác định được phạm vi đại diện của mình. Có như vậy việc vượt quá phạm vi đại diện được xác định, và có căn cứ để xác định việc vượt quá phạm vi này. Trong trường hợp đại diện theo pháp luật đã được quy định cụ thể trong luật thì giới hạn xử sự này đã được nhà lập pháp dự liệu, việc thực hiện đại diện có sự giám sát của cơ quan thực thi pháp luật trong các hoạt động đại diện. Phạm vi đại diện theo pháp luật thường thấy trong giám hộ, đại diện khi người được đại diện bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi… Giới hạn của việc đại diện ở đây chính là việc quy định của pháp luật về những việc được phép làm và những việc không được làm khi tham gia quan hệ đại diện nhất định. Nếu vượt quá giới hạn đó, hoặc các bên cố tình thỏa thuận, thống nhất làm những việc pháp luật không cho phép, thì các giao dịch đều vô hiệu và có thể bị chấm dứt việc giám hộ, đại diện.

Đối với đại diện thông qua hợp đồng ủy quyền, thì phạm vi ủy quyền có thể được hiểu là tất cả những gì mà một người có thể hành động ở tư cách của một người khác trong sự cho phép của người đó, hay ta cũng có thể hiểu đó chính là sự giới hạn xử sự của một người mà người đó không phải là chính mình trong sự cho phép của người khác. Đại diện được xác lập thông qua một hợp đồng ủy quyền, mà ủy quyền thì hình thức của nó có thể là bằng văn bản. Trong đó quy định rõ ràng về giới hạn xử sự của bên được ủy quyền hay bên đại diện. Phạm vi ủy quyền càng rộng thì thẩm quyền của người đại diện càng

lớn, tùy thuộc vào hành vi được ủy quyền mà người đại diện có thẩm quyền rộng hay hẹp. Tùy thuộc vào nội dung của ủy quyền mà người đại diện có thể tự do thực hiện mọi hành vi nhưng cũng có những trường hợp việc tự do thực hiện này bị giới hạn. Nếu hành vi phải thực hiện là nghĩa vụ về kết quả công việc, thì người đại diện có quyền tự do hành động miễn sao mang lại kết quả như mong muốn của người được đại diện, trừ trường hợp trong thỏa thuận có quy định khác. Người đại diện về nguyên tắc nếu không muốn chịu trách nhiệm từ những giao dịch mà mình thay mặt người được đại diện thực hiện thì phải hành động trong phạm vi ủy quyền. Bởi thực chất việc thực hiện này không phải là hành vi của người đại diện mà là hành vi của người được đại diện với người thứ ba. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp mà người đại diện lại chính là người phải chịu trách nhiệm khi có tranh chấp xảy ra, đó là khi người thứ ba không được thông báo về việc đại diện hoặc người đại diện khi giao kết hợp đồng, không thông báo rõ là mình đang đại diện cho một người khác giao kết hợp đồng với phía bên kia.

Như vậy, phạm vi đại diện luôn được xác định một cách rõ ràng khi hai bên giao kết hợp đồng trong đại diện theo ủy quyền. Đây được coi như văn bản pháp lý quy định phạm vi đại diện đối với các bên đại diện trừ khi các bên thỏa thuận những điều pháp luật cấm. Văn bản pháp lý này sẽ chấm dứt hiệu lực khi các bên hoàn thành giao dịch. Còn đối với đại diện theo pháp luật thì phạm vi đại diện cũng thể hiện trong văn bản pháp luật hoặc các văn bản của cơ quan nhà nước khác khi trao quyền đại diện cho một cá nhân, tổ chức nào đó. Bên đại diện chỉ được phép thay mặt để xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch vì lợi ích của bên được đại diện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Nhưng đối với đại diện giữa vợ và chồng thì phạm vi đại diện giữa hai vợ chồng thường là không được riêng rẽ cụ thể như vậy. Nhiều khi vợ chồng đại diện cho nhau mà không cần phạm vi nào cả. Người chồng có thể thay mặt vợ mình thực hiện nhiều hành vi không giới hạn miễn sao vì lợi ích của người vợ và của gia đình. Đây chính là mấu chốt của vấn đề khi vợ chồng đại

diện cho nhau trong giao dịch dân sự và hôn nhân và gia đình. Vì khi người vợ và người chồng thay mặt cho nhau thực hiện một giao dịch thì không chỉ làm việc làm hộ vợ hay chồng mình mà còn làm hộ những người thân khác trong gia đình. Mỗi hành động đại diện của người này không chỉ vì lợi ích của người kia mà còn là lợi ích của cả gia đình, của con cái và còn vì lợi ích của chính mình. Chính bởi vậy việc quy định phạm vi đại diện giữa vợ và chồng nhiều khi không nhất thiết phải quy định. Vì mỗi hành động đại diện của một bên vợ chồng mang đầy tính trách nhiệm trong đó, kể cả trách nhiệm pháp lý lẫn trách nhiệm xã hội. Đặc biệt đối với bên thứ ba trong giao dịch họ không cần quan tâm đến phạm vi đại diện của chồng đối vợ và ngược lại cũng như đối tượng hướng tới trong giao dịch có ảnh hưởng đến cuộc sống vợ chồng hay không. Người thứ ba trong giao dịch cũng không cần quan tâm loại giao dịch nào thì cần có sự thông báo của bên đại diện. Họ chỉ cần quan tâm đến tài sản đó là tài sản chung hay tài sản riêng, ý chí của vợ chồng có thống nhất trong việc định đoạt tài sản đó không? Khi có vấn đề gì xảy ra thì khi đó tính chịu trách nhiệm của vợ chồng là như thế nào? Với tính chất đặc biệt trong quan hệ vợ chồng thì việc chịu trách nhiệm là như nhau không phân biệt loại giao dịch đó là có phải thông báo hay không thông báo. Việc chịu trách nhiệm ngang nhau này là do hành vi, ý chí đại diện của vợ chồng luôn thống nhất với nhau trong quan hệ đại diện.

Đại diện giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành - 4

Trong giao dịch, khi thực hiện chế định đại diện có một đặc điểm mà thường dễ bị bỏ qua trong khi giao dịch vì thực ra đó là điều đương nhiên khi tham gia giao dịch. Điều đấy chính là năng lực thực hiện công việc của người nhận đại diện và có những công việc không được phép đại diện hay nói cách khác đó là loại công việc mà thuộc về quyền và nghĩa vụ của riêng bên được đại diện mà không thể làm thay, làm hộ. Ở đây có thể khẳng định đó cũng chính là phạm vi đại diện. Năng lực thực hiện công việc của bên nhận đại diện chính là năng lực thực hiện hành vi nhưng không có nghĩa có khả năng thực hiện tốt mọi công việc, có những công việc mang tính đặc thù trong xã hội

hay đặc biệt hơn những công việc này thuộc về kỹ năng của riêng từng ngành nghề hoặc một lĩnh vực nhất định thì việc lựa chọn người đại diện cũng am hiểu và có kiến thức về ngành nghề và lĩnh vực cần đại diện là vô cùng cần thiết. Ví dụ khi một người trong lĩnh vực hội họa nhưng khi cần một người đại diện cho mình để ký hợp đồng chuyển nhượng một bức tranh cho người nước ngoài thì người đại diện để ký hợp đồng này cần thiết là người am hiểu về hợp đồng thương mại với loại hàng hóa đặc biệt này chứ không phải người đại diện phải am hiểu về lĩnh vực hội họa hay hợp đồng nói chung. Chính bởi vậy năng lực thực hiện của người nhận đại diện phù hợp với công việc cần đại diện cũng là một điểm đáng lưu ý khi người được đại diện thực hiện việc giao kết hợp đồng đại diện. Như vậy ngoài cơ sở là lòng tin của người được đại diện và người nhận đại diện thì việc lưu ý không thể thiếu là năng lực thực hiện công việc của người đại diện.

Bên cạnh đó năng lực thực hiện công việc còn phải hiểu nội dung công việc cần đại diện như thế nào bởi trong đại diện không phải công việc nào cũng được pháp luật cho phép đại diện. Mỗi cá nhân có rất nhiều việc phải làm nhưng vì lý do nào đó họ không muốn tự mình thực hiện, nhưng không phải công việc nào họ cũng có thể được phép ủy quyền cho người đại diện, vì có những công việc thuộc về quyền và nghĩa vụ của bên được đại diện mà không thể thay thế như: các công việc thuộc về nhân thân người được đại diện, hoặc một số công việc thuộc tố tụng không thể thay thế như: đại diện cho đương sự trong vụ án ly hôn, đại diện khi ký kết văn bản liên quan đến nhân thân của cá nhân mỗi người... Đại diện vợ, chồng cũng không là ngoại lệ trong trường hợp này.

Như vậy, những đặc điểm cơ bản của đại diện giữa vợ và chồng đã được nhắc tới ở trên. Khi có một quan hệ đại diện thì việc đầu tiên ta phải xem xét chính là tính hợp pháp của quan hệ. Là đại diện theo pháp luật hay theo ủy quyền, từ đó thấy được tính hợp pháp trong quan hệ này. Đặc biệt là

đại diện theo ủy quyền, thì người được ủy quyền có nghĩa vụ phải thực hiện các hành vi pháp lý trong phạm vi ủy quyền. Người được ủy quyền phải trực tiếp thực hiện nghĩa vụ của mình mà không được ủy quyền lại cho người khác trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và quan hệ của người ủy quyền với bên thứ ba trong giao dịch. Người được ủy quyền với tư cách của người đã ủy quyền giao kết hoặc thực hiện các giao dịch dân sự với bên thứ ba. Với tư cách là người đại diện thì người này sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật về đại diện hoặc theo thỏa thuận nhưng không thể trái quy định của pháp luật. Còn đối với chủ thể là vợ chồng khi đại diện cho nhau trong giao dịch thì việc cần xem xét tính hợp pháp của quan hệ vợ chồng, vì nếu không phải là vợ chồng hợp pháp thì việc áp dụng quan hệ đại diện như với dân sự chứ không phải là đại diện giữa vợ và chồng, và liên quan đến tính chịu trách nhiệm về tài sản trong việc thực hiện nghĩa vụ. Bên cạnh đó việc xem xét tính chất của giao dịch có được đại diện hay không, điều này thì tương đối rõ vì những quy định của pháp luật đã rõ ràng. Thêm nữa cần phải xem xét phạm vi đại diện liên quan đến tài sản chung hay riêng vì khi liên quan đến loại tài sản nào thì sẽ có quy chế áp dụng theo loại tài sản ấy. Trả lời được các câu hỏi này là việc cần thiết khi tham gia giao dịch dân sự liên quan đến đại diện.


1.2. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUAN HỆ ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG‌

1.2.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945


Trước Cách mạng tháng Tám năm (1945) Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến đặt dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Nước ta lúc đó chia làm 3 miền Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Song song với việc chia để trị đó thì có ba Bộ luật Dân sự điều chỉnh. Tại Bắc kỳ áp dụng Bộ dân luật năm 1931, Trung kỳ áp dụng Bộ dân luật năm 1936 và Nam kỳ áp dụng Bộ Dân luật giản yếu năm 1883. Cả ba bộ luật trên đều có chung một

số đặc điểm về việc duy trì chế độ đa thê, bảo vệ củng cố quyền lợi của người gia trưởng trong gia đình và vai trò của người phụ nữ không được coi trọng... Trong thời kỳ này vai trò của người phụ nữ nói chung là phụ thuộc chồng, con (khi chồng chết) nên muốn thể hiện vai trò gì người vợ đều phải thông qua người chồng, được sự cho phép của người chồng. Tất cả mọi việc trong gia đình đều phải có ý kiến đồng ý của người chồng, người vợ coi như không có quyền hành gì. Người phụ nữ trong gia đình không được phép tự động làm việc gì, kể cả những việc đại diện cho gia đình, vì lợi ích gia đình cũng vậy nếu người chồng không cho phép thực hiện thì phải có sự cho phép của "quan chánh án đệ nhị" mới được thực hiện. Người vợ chỉ có quyền quản lý những tài sản thường tức tài sản có giới hạn trong sinh hoạt gia đình "Vợ chỉ được quyền quản lý tài sản tùy theo giới hạn được thay mặt gia đình mà thôi" [1, Điều 108]. Tức là ở đây đã có sự xuất hiện của đại diện của người vợ với gia đình tuy nhiên:

Phàm người vợ chính muốn tặng, cho, chuyển dịch, cầm thế, thu nhận vật gì, có mất tiền hay không mất tiền, tất phải do người chồng cùng ký trong văn khế, hoặc phải có giấy của người chồng cho phép mới được. Khi nào vợ thứ đứng thay mặt cho gia đình hay chủ sự lợi ích cho gia đình mà lập khế ước với ai cũng phải thế [1, Điều 102].

Như vậy người vợ trong thời kỳ này để được làm bất cứ điều gì đều phải có sự đồng ý của chồng đã hạn chế rất nhiều khả năng cũng như quyền năng của người vợ trong gia đình, đặc biệt thể hiện sự mất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng. Chính vì vậy việc đại diện giữa vợ và chồng không thể thực hiện được một cách tuyệt đối, chỉ có một chiều. Người vợ có được thay mặt gia đình đi chăng nữa nhưng nội dung của việc lập khế ước cũng phải do người chồng quyết định. Người đàn ông, người gia trưởng, người thừa kế trong gia đình mới được phép đại diện cho vợ chính và vợ thứ để thực hiện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2023