Thời Gian Nghệ Thuật: Thời Gian Quá Vãng Và Thời Gian Vĩnh Hằng.


trận vì những đêm suông bên cạnh vò sành “Ức Sấu Viên”, tiếng khóc vượt qua mấy lần nương dâu trĩu sương cành”.

Ở một trong những truyện ngắn sớm nhất viết theo mạch yêu ngôn: Vườn xuân lan tạ chủ, Nguyễn Tuân cũng đã làm say lòng người đọc trước vẻ diễm ảo của một “Túy lan trang”. Vườn lan có tên ấy vì lẽ giống lan quý gốc tích tận Yên Tử Sơn, đòi hỏi kì công chăm bón: “Mỗi bận xuân về, sớm sớm, chủ nhân lại phải cho cả vườn “Túy lan trang” say với hương rượu thời cái vương giả hương ấy mới còn ở với người thế gian. Ngày xuân phải bón lan bằng hương rượu” [55, tr 138]. Rượu trong Vườn xuân lan tạ chủ được thi vị hóa, trở thành nguồn sống cho túy lan, đến Chùa Đàn, rượu – thứ nước thứ nước trong suốt vô tri mà ướp men nồng ấy – trở thành thứ “nước thần tiên” làm tươi tốt, hồi sinh cả cây cỏ.

Cũng vẫn cái không khí ma quái toát lên trong Chùa Đàn mà ở đó không còn ranh giới giữa âm và dương, Nguyễn Tuân đã miêu tả cây đàn quái đản thành đàn nhễ nhại đổ mồ hôi và thùng đàn phát ra những tiếng thở dài quái gở, có lúc lại vẳng ngân một tiếng cuồng loạn, cây đàn giết người ấy ai sờ vào là mất mạng; những sợi dây đàn đứt phựt rỏ máu đọng thành giọt lóe tia xanh lạnh… Trong cuộc đàn, hồn Chánh Thú – một tay đàn cự phách xứng với tiếng hát tuyệt vời của cô Tơ và dù chết vẫn ghen với những người dám bén mảng đến gần vợ - hiện ra cười sặc sụa từ buồng thờ, rồi Bá Nhỡ gục xuống sau khi chỉ còn là một cái bóng trên vũng máu tươi, cây đàn trên tay tự tan vụn ra từng mảnh. Tiếp theo là cuộc mai táng Bá Nhỡ - người tự nguyện đổi mạng sống để lấy phút sống thăng hoa của tiếng đàn, câu hát, biến thành con ma tài hoa muôn thuở. Cùng lúc là sự phát hỏa của gò rượu từ cái lênh láng trên miệng huyệt rượu như sự giải thoát của những ma men. “Tạo ra một không gian đặc hiệu như vậy có thể so sánh với sự sáng tạo một khách thể lạ trong Điêu tàn của Chế Lan Viên. Đó là thế giới ma quái chứa


đầy huyệt mộ và bóng ma, thế giới của tủy xương và máu. Mỗi người đều chất chứa qua đó ngụ ý khác nhau. Cái nhìn của Chế Lan Viên siêu hình, cái nhìn của Nguyễn Tuân là sự pha trộn các yếu tố hiện thực và hoang đường… là phong cách mang nét tài hoa, uyên bác và độc đáo Nguyễn Tuân” [11, tr130].

Gắn liền với thế giới kì ảo là không gian đêm – bóng tối. Bóng đêm như là cái nền hữu hiệu để triển khai truyện, vừa như là màn hình huyền thoại để thế giới bí ẩn hiện lên sống động hơn. Mọi thứ như khuất xa như ảo ảnh, bám riết, mê hoặc người đọc. Bên trong bóng tối huyền ảo là cái lõi hiện thực với biết bao điều khiến người đọc phải day dứt, trăn trở. Không gian bóng đêm đã nhiều lần xuất hiện trong Chùa Đàn, trong Trên đỉnh non Tản, trong Loạn âm và trong Xác Ngọc lam.

Xác Ngọc lam có nhân vật cô Dó – vị thần Dó – quê ở thượng ngàn. Trót yêu người họ Chu làm giấy, nàng theo chồng xuống Trung Châu, ngày thì ẩn thân trong phiến đá, đêm lại hiện hình giúp chồng nàng thổi cho giấy dó một linh hồn. Không gian thơ mộng của vợ chồng nàng bấy giờ là “lấy đêm làm ngày”, bởi nàng “thuộc chất âm” ít chịu được ánh sáng của mặt trời, hơn thế nữa, bóng đêm sẽ giúp nàng “mai danh ẩn tích” tránh để lộ tấm hình hài cho người ngoài thấy. Và từ khi nàng Dó xuất hiện ở quê chồng, “ở ven Hồ Tây, giờ cảnh đêm đông không còn lặng lạnh như mọi khi nữa. Trong sương, đùng đục những dịp tiếng chày nhà cậu Năm giã dó và lắm buổi lại còn lẫn một thứ tiếng hát, âm thanh lơ lớ và nhịp lúc thưa, lúc mau như khổ dựng giọng nhà tơ và lúc thưa thì giống hệt lối ngâm thơ Thiên Thai rồi ngân dần dần lên và lại dần dần ngân và xuống đúng như hơi hát cung bắc lúc đổ con kiến. Đêm đêm, cậu Năm làm giấy và cô Dó cũng lách mình ra khỏi đá, nghè giúp chồng”. Bóng đêm làm cho mối tình của người sơn nữ thần và cậu Năm thêm thơ mộng, huyền ảo. Bóng đêm cũng khiến cô


Dó khôn nguôi nhớ rừng cũ và tiếng hát của cô càng khắc khoải, huyền diệu hơn. Rồi khi cậu Năm “trăm tuổi đi rồi”, đêm đêm cô Dó ra ngồi ở ven Hồ Tây, ven sông Tô, nhớ thương gửi vào những khúc hát buồn. Chồng chết, nàng Dó giúp con cháu nhà chồng được năm đời rồi bị lưu lạc vào tay phàm tục. Thần Dó chết, di hài nàng đã biến thành ngọc – Xác Ngọc Lam, để từ đó người đời mãi lưu truyền câu chuyện về một mối tình đẹp, một số phận huyền bí của vị nữ chúa rừng xanh – linh hồn của nghệ thuật làm giấy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Trong Yêu ngôn, việc pha trộn những yếu tố không gian này chính là sự tìm kiếm những thực đơn mới cho cảm giác ở một không gian lạ, ngoài thế giới thực tại, nhưng quan trọng hơn “đó là sự kiếm tìm của con mắt nhìn mang tính chất mĩ học” [11, tr 129]. Ta biết Nguyễn Tuân là người mê Liêu trai chí dị. Đắm mình vào dòng văn học cổ điển phương Đông và văn học dân tộc, Nguyễn Tuân có thể còn tìm cảm hứng từ những truyện lạ đầy yếu tố hoang đường của Nguyễn Dữ qua Truyền kì mạn lục. Nghĩa là loại truyện Yêu ngôn của Nguyễn Tuân ắt hẳn chịu ảnh hưởng của những truyện truyền kì, chí quái rất phát triển thời trung đại. Tuy nhiên, người xưa viết truyện thần tiên ma quỷ thì cũng là để tải đạo, để răn đời. Nguyễn Tuân viết Yêu ngôn chắc không ngoài mục đích ấy: trong Yêu ngôn hiện lên nội dung đạo lí, luân lí khá rõ. Nhưng Yêu ngôn trước hết phải là yêu ngôn – phải tạo dựng được cái không khí ma quái, khiến người đọc sống trong những cảm giác – ít thì rờn rợn, nhiều hơn là sợ hãi và thích thú, mê say trước một “hiện thực khác” của trí tưởng tượng. Sự pha trộn các yếu tố không gian hiện thực và hoang đường của Yêu ngôn vẫn hoàn toàn mang nét phong cách Nguyễn Tuân: tài hoa – uyên bác - độc đáo.

Có thể nói không gian trong ý thức nghệ thuật của Nguyễn Tuân nói chung, trong Yêu ngôn nói riêng là một không gian nghệ thuật đẹp,

Đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của Nguyễn Tuân - 5


nhiều hình nhiều vẻ với những sắc màu riêng biệt, tạo nên những âm vang huyền bí trong lòng người đọc.

2.1.2. Thời gian nghệ thuật: Thời gian quá vãng và thời gian vĩnh hằng.

Không một vật chất nào có thể tồn tại ngoài thời gian. Nghệ thuật là một dạng tồn tại đặc thù, cũng có thời gian riêng. “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai. Thời gian nghệ thuật do được sáng tạo nên mang tính chủ quan, gắn với thời gian tâm lí. Nó có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian thực tế. Nó có thể đảo ngược hay vượt tới tương lai (Trần Đình Sử).

Thời gian nghệ thuật là phạm trù đặc trưng của văn học, bởi văn học là nghệ thuật thời gian. Đó là hình thức cảm nhận thế giới của con người với một quan niệm nhất định về thế giới. Cũng giống như không gian nghệ thuật, sự hiện diện và chi phối của yếu tố huyền kì đã đem đến cho thời gian nghệ thuật của Yêu ngôn những đặc trưng riêng góp phần tạo ra thế giới hình tượng lạ lẫm, đầy mê hoặc.

2.1.2.1. Thời gian huyền kì và thủ pháp hư hóa thời gian thực.

Khác với thời gian khách quan, ở đó các mốc thời gian được xác định rõ ràng, thời gian nghệ thuật là sản phẩm của sự sáng tạo. Trong thời gian huyền ảo quá khứ, hiện tại và cả tương lai hoàn toàn trộn lẫn – đó là thời gian thực được mơ hồ hóa, tạo nên tính chất hư ảo, vô thủy vô chung. Nó có thể lùi sâu về quá khứ rồi đột ngột hướng vào hiện tại hoặc nhìn về tương lai. Những đơn vị thời gian cụ thể (nếu có) cũng bị “hư hóa” tạo thành thế giới mờ ảo, lung linh.

Việc hư hóa thời gian thực tế để tạo ra thời gian huyền kì thường được thực hiện qua những cách thức: hoặc là tạo ra những trạng thái thời


gian thiêng, mà rõ nhất là khoảnh khắc giao thoa giữa ngày và đêm khi cõi âm và cõi dương còn đang nhòa lẫn, hoặc là do sự mơ hồ không chính xác trong các đơn vị chỉ báo thời gian đã tạo được thời gian huyền kì. Đó là khoảnh khắc có thể nắm bắt được cái đẹp mong manh như sương khói của con người hoặc nhận thức được trọn vẹn thế giới linh thiêng của sự vật. Trong Chùa Đàn, thời gian này xuất hiện với tần số cao: đó là trong kì giỗ hết mợ Lãnh, cậu Lãnh bắt dân ấp Thảo đánh chuyển cây gạo từ suối Vầu về trồng trước nhà, vào lúc “quá đêm” chỉ vì một lí do duy nhất “vào giờ này, chuyến hỏa xa ấy lật úp xuống vực gần hầm Sen” – nơi mợ Lãnh xấu số đã bỏ mạng. Rồi tiếng khóc não nùng của cậu Lãnh cất lên khiến loài chim ăn sương – chim cú vùng Mê Thảo cũng tắt tiếng cầm canh. Một không khí tang thương thảm rợn khắp vùng Mê Thảo. Rồi cảnh vào cái đêm đào những hũ rượu chôn dưới tửu phần trở nên quái đản “khách qua đường đêm vắng, tưởng đấy là một vụ chôn của hoặc là đào mả trộm”, bởi không khí ở “tửu phần” chẳng khác gì mơi mộ địa lạnh lẽo thê lương. Cái đêm “gần về sáng” khi cô Tơ “nửa thức nửa ngủ chờn chợn nghe thấy tiếng người rón rén đi từ buồng thờ ra… ông Chánh Thú đứng sững đấy” khiến cô khiếp đảm trước “cái hồn mặc đồ vải trắng bệch ấy”, để rồi lời nguyền của Chánh Thú đã ứng vào Bá Nhỡ, tạo nên một kết cục vừa bi thương, vừa tuyệt đẹp – sự thăng hoa của tâm hồn người nghệ sĩ dám sống hết mình cho nghệ thuật.

2.1.2.2. Thời gian tâm trạng và thủ pháp thực hóa thời gian ảo.

Đây là dòng thời gian gắn với từng khoảnh khắc đổi thay trong tâm lí nhân vật mà đặc trưng thường thấy là nhu cầu đối tượng tự nhận thức, sám hối. Ở đó thời gian chủ yếu được cấu thành dòng tâm trạng phức tạp của nhân vật. Việc đưa trực tiếp người kể vào hoạt động và dòng tâm trạng của nhân vật khiến khoảng cách thời gian và không gian giữa người kể và thế giới chuyện kể hòa nhập làm một, góp phần tạo nên tính chất hiện tại của


câu chuyện, làm cho khoảng cách giữa người đọc và nhân vật bị xóa nhòa, nhân vật như vừa bước ra từ cuộc sống, cất lên tiếng nói của cuộc sống. Nhân vật Bá Nhỡ trong Chùa Đàn là tiêu biểu cho sự khắc hoạ sâu sắc tâm trạng nhân vật. Bá Nhỡ vốn là con người tài hoa nhưng “trăm sự lỡ làng, lạc phách”. Vì can dự vào một vụ giết người ở Trung Châu, Bá Nhỡ bị kết án tử hình. Nhờ có chút quan hệ họ hàng với Mợ Lãnh, Bá Nhỡ được vợ chồng Lãnh Út lập cho một lý lịch giả và đào thoát lên ấp Thảo. Nặng ơn cứu tử, Bá Nhớ dốc lòng thành, tận tâm tận lực làm quản ấp giúp Lãnh Út. Cảm động trước tấm lòng chung tình tới mức mê lầm của Cậu Lãnh với người vợ quá cố, Bá Nhỡ tâm niệm: “Ta muốn trở nên một chút ánh sáng, ta muốn trở nên một cái đốm lửa để làm bừng dậy lòng con người tê dại này”. Và Bá Nhỡ đã không hề từ nan bất cứ điều gì. Chỉ vì một mong muốn Lãnh Út tình cờ bày tỏ trong cơn say, Bá Nhỡ lặn lội đi tìm cô Tơ, người ca nương tài sắc mà Lãnh Út thèm nghe tiếng hát. Bá Nhỡ luyện lại ngón đàn, sẵn sàng ôm cây đàn định mệnh vào cuộc chơi tuyệt mệnh với sự thôi thúc của tâm nguyện. “Ta học nghề đàn, ta phải đánh lên thành tiếng, dẫu rằng đời chơi đàn của ta chỉ vẳng được lên có một lần, trong một trường hợp đặc biệt… Cầm cái đàn ma quái ấy mà gảy để cô Tơ hát , để cậu Lãnh đánh trống !... Ý nghĩ của Bá Nhỡ lúc này cũng là một ý nghĩ trả nợ đời và đời y lúc này chỉ là một sự rút ruột con tằm. Có còn vương được tơ nữa về sau hay không thì chưa biết, nhưng rồi đây cầm đến cây đàn Chánh Thú ấy mà đánh lên thì cái thác của đời tằm nào mà chẳng là say sưa. Nhả cái tơ lòng ấy ra, đánh lên cái tơ ấy cho dội vang lên một giây phút của thời gian rồi mà hết luôn với cả chung quanh! Bá Nhỡ muốn cười to một tiếng”. Để trả ơn, con người ấy đã hi sinh cả mạng sống của mình. Không còn gì là ma quái rùng rợn chỉ còn thấy ngôn từ và lòng người rung lên những nốt nhạc tha thiết cuối cùng của cái đẹp và sự hy sinh.


Trong Chùa Đàn, Lãnh Út là người chủ ấp trẻ tuổi – luôn mê đắm với những gì đã mất. Lãnh Út triền miên trong những cơn say, “uống để kéo dài đời mình ra bằng sự nhớ thương một cái bóng trăng trắng”. Nguyễn Tuân đã dùng nhiều hình tượng khác nhau để miêu tả những diễn biến nội tâm phức tạp của Lãnh Út sau cái chết của người vợ trẻ. Xót thương người bạn lòng, Lãnh Út uống rượu, nghe đàn hát, khóc…, lại có lúc ngừng tất cả các trò ấy, ngày đến ngồi sững trước bức họa người vợ bạc mệnh, “dáng điệu như nhà sư nhập định, mắt không nhắm, miệng không mở lấy một tiếng” với cõi lòng trì trệ, u ám. Có lúc cái tâm u uất của Lãnh Út trở nên khốc liệt, biến thành hành động dữ dội, mê muội. Bá Nhỡ chính là người đã lay tỉnh, cứu rỗi Lãnh Út. Khi điệu Hòa mã hát chưa hết một phần ba thì Bá Nhỡ gục chết khô kiệt, cung đàn tắt bặt. Cái im lặng đột ngột ấy đã đánh thức Lãnh Út; Cô Tơ òa khóc ôm xác Bá Nhỡ, cây đàn rơi xuống vỡ tan trên lớp máu khô. Trước cảnh tượng kinh hoàng ấy, nước mắt Lãnh Út “vận chuyển hết vào nội tâm thành một niềm tư tưởng im vắng ghê lạnh” và rồi Lãnh Út “ngây sững như tượng đất nung, ngủ ngồi ngay giữa chân xác chết mắt một nửa phần đêm và lan sang nửa ngày sau, mắt mở to, mi không chớp lấy một lần”. Lãnh Út ngủ ngồi để rồi thức giấc – hay là hồi sinh – thu nhặt hài cốt Bá Nhỡ về chôn cất nơi ấp Thảo. Cũng trong đêm ấy Lãnh Út hỏa thiêu “tửu phần”, lắp bắp nói giữa một giấc chiêm bao không ngày tháng: “Sau một cái tử biệt, giờ ta phải tính đến một nỗi sinh ly khác. Đối với đàn, hát từ bây giờ ta nguyện làm một người điếc, một người cô đơn, một người phản bội, và trước vong linh Bá Nhỡ, ta thề độc là không bao giờ cầm đến một cái chén nào của cuộc đời này”. Lời khấn hứa thề đoạn tuyệt với đàn, hát và rượu, tức là đoạn tuyệt với quá khứ. Mồ rượu bị đốt cháy – hủy diệt – để có một Lãnh Út hoàn toàn khác trước – tái sinh.


Như vậy, nếu việc ảo hóa thời gian để tao ra tính huyền kì, đưa người đọc vào một thế giới mơ hồ, xa xăm, thì việc thực hóa thời gian ảo, đặt nhân vật vào thời gian tâm trạng đồng nghĩa với đặt người đọc vào tình thế đồng thời với hiện tượng, với dòng chảy suy nghĩ đang diễn ra tự nhiên giống như thật để sống hết mình với những gì đang vận động trong thế giới nghệ thuật của nhà văn.

Sự kết hợp, lồng ghép, hòa phối cả không gian và thời gian nghệ thuật huyền kì trong Yêu ngôn đã khiến cái huyền ảo và cái đời thường thẩm thấu lẫn nhau, cái kì ảo nhoè lẫn vào thế giới thực, từ đó tạo ra sự ám ảnh, mê hoặc cho bức tranh cuộc đời mà nhà văn đã dày công tái tạo. Đó là những đặc trưng nổi bật góp phần tạo ra thế giới hình tượng lạ kỳ, mê hoặc của Yêu ngôn.

2.2. Thế giới nhân vật với số phận dị biệt và tính cách phi thường.

Nguyễn Tuân bước vào nghề văn dường như là để minh họa cho hai câu thơ của Nguyễn Công Trứ:

“Trời đất cho ta một cái tài Giắt lưng dành để tháng ngày chơi”.

Hồi ấy – những năm trước cách mạng – Nguyễn Tuân coi cuộc sống chỉ là một cuộc rong chơi, có điều thú chơi của ông là chơi tài, chơi nghệ thuật. Đọc Nguyễn Tuân, thấy người xưa nói đúng: Văn chương quả là có cái ma lực của nó. Có những sự vật, những hiện tượng, dường như nhỏ nhặt tầm thường, đối với cây bút khác, có lẽ chẳng có gì đáng nói, đáng viết, nhất là từ đấy mà lại tạo nên được “lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu”. Vậy mà Nguyễn Tuân đã khai thác được chúng như những thể tài mới lạ, phong phú, tạo nên những trang văn rất đỗi tài hoa, đầy sức hấp dẫn . Có lần, khi bàn về thơ – theo cái nghĩa rộng là văn chương – Nguyễn Tuân đã khẳng định “Thơ là mở ra được cái gì mà trước câu thơ đó, trước nhà thơ đó,

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí