Phản Ánh Hiện Thực Không Phải Là Sao Chép Hiện Thực Mà Là Sự Sáng Tạo Của Người Nghệ Sĩ Nhằm Tạo Ra Hiện Thực.


hay dương, là ma hay người… và đây chính là điều mới mẻ của Yêu ngônso với các tác phẩm khác của chính ông.

1.2. Một thế giới nghệ thuật đặc thù:

Sự pha trộn, hòa lẫn thực và ảo, âm và dương… là những yếu tố cấu thành phương thức tư duy nghệ thuật của Yêu ngôn.

1.2.1. Phản ánh hiện thực không phải là sao chép hiện thực mà là sự sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm tạo ra hiện thực.

Hiện thực ở đây được hiểu không đồng nghĩa với tính có thậ, giống như thật. Điều này là một chân lý quen thuộc trong sáng tạo nghệ thuật. Nhưng với cái nhìn huyền ảo, huyền hoặc thì khái niệm hiện thực ở đây cũng trở nên vô bờ bến. Hiện thực, đặc biệt là trong cách tư duy huyền thoại được tạo nên bởi cái phóng túng của tưởng tượng. Ở đây cái huyễn hoặc, hư ảo không còn là yếu tố gây hoang mang cho người tiếp nhận mà trái lại càng kích thích trí tưởng tượng bay bổng của người đọc, tạo ra sự đa dạng, mới mẻ cho tác phẩm văn học. Nó cho phép con người vi phạm các quy tắc của lý trí, nhân danh một thứ ánh sáng siêu việt không chỉ thuộc về tri thức mà còn thuộc về số mệnh. [67,755]. Việc xuất hiện cái ảo trên nền cái thực này cũng là nỗ lực khai thác tầng sâu của hiện thực, là một hình thức để người đọc nhận thấy các chiều khác nhau của hiện thực. Nói cách khác, đây chính là cách để nhà văn mở rộng biên độ phản ánh, chuyển tải một phạm vi đời sống khác lạ vào tác phẩm, đồng thời thể hiện một phía nào đó của niềm tin, của tâm hồn phía sau những gì đã nghe và thấy. Bằng trí tưởng tượng, Nguyễn Tuân đã tạo nên một thế giới siêu thực với những con người, những cảnh tượng khơi gợi những cảm giác mới lạ nơi người đọc. Đây là cái cảnh chánh chủ khảo tế thi hương trong Khoa thi cuối cùng ( Báo oán ) mà các oan hồn được mời vào trường thi để trả ân, báo oán trước thí sinh:


“Mặt đất sáng hơn nền trời. Cuộc tế trường như đang lắng chờ một sự biến gì. Gió cũng không muốn thổi. Mấy ngọn sáp không lung lay, vệt khói xám nơi bình hương bốc lên thẳng thắn trên bàn tam sinh. Nền trời phương Đông đáng lẽ đã phải hửng lên rồi. Thế mà ở đây chỉ rặt một thứ mây đục đùn lên những hình quỷ Đông. Phía Tây, một cái cầu vồng cụt một chân, tô lên tạo vật những màu xanh đỏ dại dại và nghịch mắt. Trong cảnh âm dương không chia biệt rõ, quan chánh chủ khảo trường Hà Nam hợp thi khoa Mậu Ngọ đang tế cáo giời, đất, vua, thần và thánh, xuýt xoa khai xong tên, tuổi, quê, quán, ngài khấn to: “… Báo oán giả, tiên nhập ; báo ân giả, thứ nhập…”. “Một thứ gió u hiển thổi thốc vào bãi trường, nghe lào xào như có tiếng các hồn oan hồn lành chen chúc và ùa vào choán chỗ. Những cây nến cháy vạt ngọn bỗng tắt phụt hết”. Với những cành huống ngược đời: mặt đất sáng hơn nền trời ( lẽ ra mặt đất tối hơn ), gió không muốn thổi ( lẽ ra là gió thổi ), sáp không lung lay ( lẽ ra là ngọn sáp lung lay ), khói bốc thẳng ( lẽ ra là khói ngoằn ngoèo )… tác giả đã thể hiện một trạng thái bất bình thường làm toát lên không khí dị thường, lạnh gáy với đám sĩ tử, với cả người đọc bởi không biết đó là cõi dương gian hay nơi âm thế? Không khí ấy thật thích hợp để cho những hồn ma hiện về, rũ tóc mà báo oán những oan khiên tiền kiếp.

Trong Chùa Đàn nhân vật Mợ Lãnh không xuất hiện trực tiếp nhưng là đầu mối dẫn dắt cốt truyện. Mợ Lãnh là người vợ chết yểu của Lãnh Út – chủ trại. Lãnh Út, kẻ tài tử chỉ đam mê người vợ yêu, và khi nàng hóa người thiên cổ bởi một tai nạn hoả xa - một công cụ của văn minh cơ khí, Lãnh Út không còn lẽ sống trở nên cuồng dại trong niềm thương nhớ và trở thành kẻ thù của cơ khí văn minh. Hình ảnh còn lại của Mợ Lãnh chỉ là một bức tranh đẹp và buồn “một người đàn bà áo trắng đang ngồi chép sách trên một cái đôn màu cốm, bên một khung cửa sổ có mấy tàu lá chuối già lọt vào. Màu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

xanh tái của tranh gia thêm xa lạnh vào khí buồng rộng quạnh và đổ thêm buồn lên vẻ nhớ vợ của người ngắm tranh”.

Mợ Lãnh là người hay ma? Khó có thể gọi tên cho chính xác. Nàng không tên, chỉ để lại tập thơ di cảo và bóng hình kiều mĩ trên bức họa tuyệt vời. Phải chăng nàng là thơ, là hoa đang sống trong vườn địa đàng thuở hồng hoang mê thảo?

Đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của Nguyễn Tuân - 3

Sự đan xen mộng – thực, mộng – tưởng tượng, mộng – ma trong Yêu ngôn đã tạo thành một vũ trụ âm dương không ngăn cách, ma chính là người, ma ăn ở với người…Tất cả những yếu tố này là điều mới mẻ của Yêu ngôn tạo nên sức hấp dẫn biến ảo dị kì.

1.2.2. Hiện thực còn được tạo nên thông qua lăng kính của huyền kì:

Truyền kỳ, kỳ ảo là những điều lạ lùng, huyền bí mà đặc trưng của nó là sự tưởng tượng, hư cấu có sức lay động hứng thú thẩm mĩ của người đọc. Vấn đề này đã hiện diện trong văn học nhân loại tự cổ sơ và “không hề chết đi khi bước sang thế kỉ XX”.

Trong văn học hiện đại, kì ảo được hiểu như là một phạm trù tư duy nghệ thuật, một phương tiện hữu hiệu để nhận thức và phản ánh cuộc sống nhằm mang lại cho tác phẩm những giá trị thẩm mĩ nhất định. Cội nguồn của sự tưởng tượng li kì vẫn là những điều hiện thực của thế giới này. Nhà văn sử dụng yếu tố kì ảo để “lạ hóa” trạng thái hiện thực, đôi khi xáo trộn hiện thực để kích thích, mở rộng trí tưởng tượng của người đọc. Nhờ những đặc điểm trên đây, mỗi tác phẩm kì ảo xuất hiện ở từng giai đoạn khác nhau của lịch sử đều có được khuôn mặt riêng dù có những điểm tương đồng nhất định xuất phát từ đặc trưng thể loại. Cũng chính những đặc trưng này đã tạo ra sự gần gũi nhất định giữa các nền văn học kì ảo trên thế giới dù mảnh đất sinh thành và phát triển của chúng không hoàn toàn đồng nhất. Văn học huyền kì, kì ảo là bông hoa lạ mọc lên trong tất cả các dòng, các


giai đoạn văn học. Đó là cố gắng không mệt mỏi để nhận thức thế giới của con người.

Mạch truyện Yêu ngôn đã hình thành trong văn Nguyễn Tuân từ khá sớm: “vào khoảng năm 1943 , người ta thấy xuất hiện trên tờ Thanh Nghị Trung Bắc chủ nhật một số đoản thiên của Nguyễn Tuân viết theo lối Liêu Trai của Bồ Tùng Linh. Toàn là những truyện ma quỷ hết sức kì quái hoang đường. Cùng một lúc, cũng trên những tờ báo ấy, người ta thấy quảng cáo một đầu sách của Nguyễn Tuân có tên là Yêu ngôn” [63, tr6]. Có thể nói đây là một thể tài đặc biệt, và lối định danh cho thể tài này cũng in dấu “bản quyền” riêng của nhà văn. Từ trước 1945, Nguyễn Tuân đã dự định in những đoản thiên huyền bí, kỳ ảo và ma quái ấy nhưng chưa kịp làm và sau một thời gian dài, những truyện này ít được nhắc tới. Nhiều năm sau khi Nguyễn Tuân qua đời, Yêu ngôn mới có dịp xuất hiện như một tác phẩm trọn vẹn, một chân dung thể tài hoàn chỉnh với công phu sưu tầm, biên soạn, giới thiệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh, nhà xuất bản Hội nhà văn, 1998.

Như vậy, hiện thực trong Yêu ngôn là một hiện thực khác, một thế giới khác – một thế giới vừa thực vừa ảo, cõi âm hòa vào cõi dương. Ở thế giới ấy toàn là những chuyện kì quái, rùng rợn. Một kẻ nghiện rượu đến nỗi cả thân xác biến thành một khối men bốc lửa: “Ngọn lửa xanh lè vờn lấy mình ông già đang say mềm. Xác Bố Ô nứt đến đâu là mùi thịt thui ấy thơm lừng như mùi cá mực nướng bằng rượu không có chút gì là hôi khét cả. Và lúc mà lửa đã hoại xong cái xác kia thì cỗ xương ấy bệch ra như thạch cao ải vụn trông trắng nhỏ không khác gì thứ bột để luyện những hòn men. Ngửi cái vụn xương vô tư ấy, lại thấy thơm và ngây ngất nữa” (Rượu bệnh ).

Đó là một cái chết khác thường, chết rượu, chết cháy, xác cháy trong hơi rượu, cũng thơm, cũng ngông ngạo như người.


Cảnh đánh cây gạo cổ thụ ở Suối Vầu (Chùa Đàn ) cũng chẳng khác gì một cảnh trảm tấu khiến người ta rợn tóc gáy. “Cây gạo xiêu dần xuống rồi vật mạnh xuống như một kẻ chiến tranh bị trúng độc kế ở mặt trận, làm tung bắn lên những thân hình người đang oằn oại trên những đoạn luồng già dùng làm bẫy cắm chèn vào kẽ gốc. Suối Vầu tung nước. Rừng Vầu vang lên một tiếng quật gốc già. Đầu rễ cái gốc gạo nhựa rỉ tuôn tợ máu phun”.

Đọc Yêu ngôn người đọc như bị mê hoặc, bị cuốn hút vào những cảnh, những người kì ảo. Một cây dó cổ thụ thành tinh, có người con gái áo chàm từ gốc cây đi ra dạo chơi thơ thẩn trong rừng và cất tiếng hát “u hiển”, giọng hát khi thì “bi tráng khê nồng của người khách hiệp gặp đường cùng”, khi thì “trong trẻo như pha lê và vui như tiếng thông reo giữa rừng nổi gió”, lúc lại “rờn rợn như lối ma Hời đưa võng ru con”. Cô Dó ấy – vị Thần Dó – quê ở thượng ngàn, trót yêu người họ Chu làm giấy, nàng theo chồng xuống trung châu, ngày ẩn hồn trong phiến đá đêm trở lại làm người, giúp chồng nàng thổi cho giấy dó một linh hồn…

Một người thiếp tài hoa bị phụ bạc mà hiện hồn báo oán giữa trường thi (Khoa thi cuối cùng ), một hồn ma nghệ sĩ còn nặng lòng trần luôn tìm cơ hội bằng mọi giá để được tái sinh ( Chùa Đàn )… Tất cả những không gian, những cảnh vật, con người ấy đều huyễn hoặc phi thực. Nguyễn Tuân có ý thức gia công nhiều vào cái phía thần kì, quái đản của nhân vật, cảnh vật, tình tiết, chi tiết, tạo nên không khí ma quái của truyện. Để viết được những trang như thế, Nguyễn Tuân phải thực sự sống với thế giới nghệ thuật mà mình tạo nên, sống thật sự với những hồn ma kia, những cảnh vật huyền hồ kia để quan sát, cảm xúc và ngẫm nghĩ. Nhờ thế ông đã có thể tạo ra được những cảnh tượng mà người đọc khó phân biệt được là âm hay dương, là người sống hay người chết, là thế giới ông tưởng tượng ra hay


những điều ông tin như thế thật và nhìn thấy như thế thật. Dưới góc độ ấy mọi vật cho ta cái nhìn khác, là một thứ “lửa nến trong tranh” lung linh, kì ảo hơn- một thế giới huyền kì.


Chương 2

ĐẶC TRƯNG THI PHÁP YÊU NGÔN


2.1. Không gian – thời gian nghệ thuật của Yêu ngôn

2.1.1. Không gian nghệ thuật.

Trong sáng tác văn học, không gian nghệ thuật như là “một phương thức chiếm lĩnh thực tại, một hình thức thể hiện cảm xúc và khái quát tư tưởng thẩm mĩ ” (Trần Đình Sử). Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó. Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm thể hiện con người và thể hiện một quan niêm nhất định về cuộc sống.

Nguyễn Tuân là nhà văn của những không gian phong phú: “Văn xuôi nghệ thuật của Nguyễn Tuân thường chứa đựng những hình tượng không gian nghệ thuật đa dạng, những mô hình không gian đặc sắc mang mĩ quan độc đáo của nhà văn” [11, tr 129]. Trong Yêu ngôn, yếu tố kì ảo đã chi phối trực tiếp việc xây dựng không gian nghệ thuật, đã khắc họa nổi bật những hình tượng không gian sau đây.

2.1.1.1. Không gian quá vãng.

Cũng như trong Vang bóng một thời, không gian quá khứ, không gian của một thời vang bóng là loại không gian có tính chất bao trùm trong Yêu ngôn. Đây là loại không gian mang bóng hình quá khứ được


dựng lên bởi hoài niệm, kí ức, hồi tưởng và cả tưởng tượng nữa” [11, tr 129].

Tất cả cảnh tượng, cảnh quan đều nằm trong vùng không gian rộng lớn khái quát mang những nét đặc trưng lịch sử một đi không trở lại. xét đến cùng không gian nghệ thuật trong Yêu ngôn vẫn là cuộc sống con người, và dù sẽ được nhuốm màu sắc ma quái, huyền kỳ, trước hết vẫn là cuộc sống trần thế gần gũi. Bằng một vốn từ cổ phong phú có chọn lựa, Nguyễn Tuân đã khéo dựng cảnh, dựng việc, tạo không khí, đưa người đọc vào cái không gian cổ kính ấy. “Những cái đó quý giá như một tập tranh cổ” [11, tr 130].

Bởi thế, phảng phất ở những trong viết của Yêu ngôn linh hồn ngàn xưa đất nước qua những cảnh núi non sông nước, cảnh phố phường chợ búa, kẻ chợ kinh kì, cảnh những làng nghề thủ công… Đó là những khung cảnh quen thuộc, thân thương, gần gũi với mỗi tâm hồn Việt, qua ngòi bút của Nguyễn Tuân đã hiện lên với tất cả những gì gọi là đặc trưng, tiêu biểu nhất.

Ở trên đã nói, không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống, do đó không thể quy nó về sự phản ánh giản đơn không gian địa lí hay không gian vật lí, vật chất nào! Trong tác phẩm ta thường bắt gặp sự miêu tả con đường, dòng sông, căn nhà… nhưng bản thân các sự vật ấy chưa phải là không gian nghệ thuật. Chúng chỉ được xem là không gian nghệ thuật trong chừng mực chúng biểu hiện mô hình thế giới của tác giả. Chẳng hạn dòng sông, nhà ga, bến tàu… là không gian địa lí. Nhưng đi vào thế giới nghệ thuật của Nguyễn Tuân, nó lại ứng với những chuyến đi, gắn với lòng đam mê tìm kiếm những chân trời – đã được mệnh danh là chủ nghĩa xê dịch. Nó cũng là không gian của thú ngao du giang hồ lãng tử. Ở Yêu ngôn ta có thể thấy rõ điều này để càng thấy rõ nét riêng biệt và hiệu


quả nghệ thuật của thế giới Yêu ngôn . Từ những cảnh vật quen thuộc của quê hương đất nước, vào trang viết của Nguyễn Tuân, qua bút pháp huyền kì, tất cả bỗng trở nên lung linh hơn, đậm hồn dân tộc hơn. Đây là cảnh xứ đồng chiêm Sơn Nam hạ vào mùa mưa nước ngập mênh mang “làng mạc vùng quê Nam Định nhoi lên khỏi làn nước trắng lạnh như những quần đảo xanh một màu hoang vu”, người ta đi về bằng những con đò đồng li ti nhiều như tre rụng lá mùa thu (Khoa thi cuối cùng). Phải am hiểu và gắn bó lắm, Nguyễn Tuân mới miêu tả có hồn như thế về một vùng quê đồng bằng Bắc Bộ. Sự quan sát tinh tường khiến tác giả còn nắm bắt và thu vào tầm mắt của mình một thoáng chuyển động của “Con đò đầy cựa quậy, bốc nhẹ, rồi trườn mình ra xa. Trời bắt đầu nổi gió rét. Mưa thu lộp độp gõ xuống áo tơi nón lá của một chuyến đò đầy” (Khoa thi cuối cùng). Từ cái không gian rất gợi không khí ấy, sẽ là cái nền để xuất hiện cảnh sĩ tử lều chõng đi thi và cuộc “báo oán” ghê rợn giữa chốn thi trường hoang lạnh. Trong Khoa thi cuối cùng hình ảnh “hoa hòe nở vàng” đất Sơn Nam hạ “hòe hoa hoàng, cử tử mang”là một chi tiết thực mà giàu chất thơ. Thấy “dặm hòe ngả màu vàng, lòng những người có chữ bắt đầu bận bịu” bởi màu vàng của hoa khiến lòng người mơ tưởng đến sự hiển đạt công danh. Nếu không xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học, không am hiểu sâu sắc truyền thống hiếu học của cha ông, chắc Nguyễn Tuân khó viết được những “trang hoa” như thế. Và còn đây nữa là những cảnh buôn bán đi về tấp nập từ bến Bồ Đề qua Ô Quan Chưởng vào kẻ chợ, đất kinh kì, những cô bán hàng ở làng cất rượu ngon nổi tiếng vùng tả ngạn sông Nhĩ Hà, với gánh rượu trên vai, mỗi sáng lại kĩu kịt gánh vào các cửa ô của đất kinh kì qua, những phố phường: “Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy, ÔYên Phụ, Ô Quan Chưởng, Ô Đống Mác, Ô Cầu Rền…” (Rượu bệnh), những cái tên chỉ đọc lên thôi đã đủ gợi

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí