Không Gian Huyền Kì: Sự Pha Trộn Thực - Ảo, Âm - Dương, Không Gian Mộ Địa


xao xuyến, rung động trong lòng người – nhất là những ai từng gắn bó với đất Thăng Long.

Viết về những làng nghề thủ công, có lẽ khó ai am hiểu sâu hơn Nguyễn Tuân. Ở Xác ngọc lam là làng Hồ Khẩu bên Tây Hồ chuyên nghề làm giấy, có “nhà họ Chu làm giấy nổi tiếng đến mấy mươi đời liền”. Họ không làm giấy moi bao giờ, “chỉ làm toàn giấy lụa và giấy lệnh hội để viết bằng, viết sắc”, và tới lúc có khoa thi “thì nhà ấy mới làm thứ giấy để học trò đóng quyển”. Giấy nhà họ Chu, người sành sỏi dẫu nhắm mắt lại, chỉ cần lấy tay sờ cũng nhận diện được bởi “nó nhẵn mặt mà không cứng mình, mà chất lại dai và lắm tờ khổ rộng mình dầy thế mà bắc đồng cân lên thì nặng chỉ đến như cái lông ngỗng… Vuốt vào mặt giấy, người ta có cảm tưởng được sống là một điều dễ chịu ; mùa nực, rờ vào giấy thấy mát cả lòng tay và về tiết đông ấp tay vào giấy nhà Chu, thấy nó âm ấm như có sinh khí. Đưa lên mũi tờ giấy đượm hơi thơm của một thức mùi thảo mộc còn tươi sống, thật là một vật quý trên thế gian”. Tờ giấy quen thuộc giản dị ấy là tinh hoa, tinh tuý của của Rừng Dó, của bàn tay con người.

Trên đỉnh non Tản có thể được coi là một truyện nối dài cổ tích – lại đưa người đọc về với làng Chàng Thôn tỉnh Đoài chuyên nghề thợ mộc “Cái tràng cái đục của dân Chàng Thôn không những được người trần biết đến mà thỉnh thoảng cứ dăm bảy năm, lại có người tiên trên núi hạ sơn cầu đến”. Đôi tay tài hoa của họ khiến những thớ gỗ trở nên có hồn “những đầu kèo vai và câu đầu, đều chạm tứ quý tứ linh. Bức trần gỗ thì cham bát bửu cổ đồ. Nét chạm tỉ mỉ công phu gấp mấy lần công thợ điêu khắc ở các đền đài khác ở khơi dưới núi…”

Có thể thấy tình cảm sâu đậm với quê hương đất nước thấm đượm qua mỗi trang viết của Nguyễn Tuân. Con người say mê cái đẹp ấy chính lại rất nặng lòng với quê hương đất nước, với những giá trị thẩm mĩ, giá trị văn


hóa tinh thần dân tộc. Đó là diện mạo, là hồn thiêng sông núi được chiếu sáng, được tôn vinh qua bút pháp huyền diệu của Nguyễn Tuân.

2.1.1.2. Không gian huyền kì: Sự pha trộn thực - ảo, âm - dương, không gian mộ địa

Đây là không gian không tồn tại trong thực tế. Đó là một thế giới mà bản nguyên của chúng chỉ có trong thần thoại, cổ tích… nghĩa là ở những thể loại sáng tác dân gian xuất hiện từ giai đoạn thô sơ nhất của tư duy con người, trong đó đặc trưng nổi bật là yếu tố tưởng tượng thần kì. Chính vì thế, không gian nghệ thuật trong thần thoại, cổ tích thường có tính chất linh thiêng. Những đặc trưng này cùng xuất hiện trong văn xuôi kì ảo hiện đại nói chung, trong Yêu ngôncủa Nguyễn Tuân nói riêng.

Là thế giới chỉ có trong trí tưởng tượng, nên không gian huyền kì của Yêu ngôn mang tính nguyên sơ, hoang dã: một không gian cõi tiên, một không gian cõi âm, một không gian trong tranh… Cách viết Trên đỉnh non Tản hướng nhiều về những chất liệu dân gian với một không gian thoát tục nhằm tạo ra không khí huyền thoại, huyền bí, linh thiêng. Xứ Ngàn Thiêng ấy là mảng sáng đẹp nhất trong Yêu ngôn được tạo ra bởi một trí tưởng tượng phong phú của nhà văn. Đúng như nhận xét của Thạch Lam “ớ nơi ấy tác giả cho ta thấy cái sức hút thấm thía vào linh hồn của những vật vô tình cỏ cây và đá núi , tác giả như đem vào một cuộc sống riêng” [27, tr230].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Đỉnh non Tản là một thế giới bí mật, huyền ảo. Sau mỗi trận dâng nước của Thủy thần, Đền Thượng lại bị hư hỏng và đám thợ mộc Chàng Thôn lại được Sơn thần gọi lên chữa đền. Khung cảnh núi Tản trong cái nhìn của kíp thợ mộc vừa huyền ảo, vừa kì thú, vừa thần tiên vừa quái dị. Ở chốn non tiên ấy toàn những cái êm, dịu, trong sáng, thơm, lành, đó là nơi “ngày tháng thì dài… hoa quả lành và thơm như hết thảy những cái gì không phải là trần hủ sống gửi ở mặt đất cõi trần”. Hình tượng một cõi Thiên Thai,


Đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của Nguyễn Tuân - 4

một chốn Bồng Lai trong cổ tích và trong văn chương Việt có dịp sống lại đầy thơ mộng trong văn Nguyễn Tuân. Cảnh vật cỏ cây trên này thật đẹp và lạ. Núi non thì có hình thù núi đội mũ với những “vách đá cao, trên mỗi chỏm nhọn màu xanh cánh chả lại có mây trắng mây vàng đánh đai lấy”. Dòng suối Tịch Mịch – cái tên chỉ nghe đã có cảm giác thoát tục – là một dòng suối mơ . “Tiếng nước róc rách chân đèo nghe gần mãi lại. Lúc đến bờ suối có lều cỏ bồng dựng sẵn thì dòng nước suối Tịch Mịch nín bặt. Nó lửng lơ trôi ốm yếu và lững lờ. Nó trong như pha lê gọt. Nó hiền lành”. Thức ăn bốn mùa trên sơn thượng mới thật lạ lùng, thú vị. Đoạn văn miêu tả cõi tiên đầy những chi tiết kỳ thú, chỉ có trong những giấc mơ. Loài cây ăn quả, nhiều nhất hai bên suối tiên là giống hồ đào, giống đào rợ Hồ màu vàng nhạt và xanh hay chín, trái nào cũng có má hồng, nhân hột có dáng cái thai đứa trẻ gục đầu ngủ quên. Rớt xuống thảm cỏ, hột hồ đào hóa thành luống cúc tần có bảy lá mốc”. Ở nơi đây, người ta không phải nhọc nhằn lo sự mưu sinh, bởi cơm gạo chốn này thì nhiều vô kể. “Cứ những hòn cuội kia đập vỡ ra là lúa gạo. Cuội xanh là lúa tẻ, cuội vàng là lúa nếp”. Điều lạ lùng là không cần phải nấu nướng gì, những thứ nhân đá xanh vàng kia, cứ đập rời ra, bốc bỏ mồm là đủ hương vị: một hạt cơm, một hạt xôi. Cõi ấy dùng tên vàng để bắn chim, dùng tên bạc mà bắt cá, chim, cá xiên vào mũi tên tự biến thành xiên chả, thơm phưng phức. Muốn uống rượu “thì đập vỡ cuội trắng ra, lấy nhân đá trắng hòa vào với nước suối mà uống… thấy ngà ngà mà say, lâng lâng và khuây vợi lòng tha hương”… Thật là những cảnh những vật êm dịu và thần tiên, vậy mà từ vốn tri thức uyên bác, phong phú, nhà văn đã dùng trí tưởng tượng vẽ nên được một thế giới mà mỗi chi tiết đều kỳ lạ và kỳ thú như chỉ có trong giấc mơ. Ở đây, lại một lần nữa thấy nền tảng văn hoá truyền thống dân tộc luôn có sức nâng đỡ cho những sáng tạo của Nguyễn Tuân: ngoài chất cổ tích đậm đà “truyện Trên đỉnh non Tản của


Nguyễn bàng bạc phong vị và hình ảnh của Từ Thức tiên hôn lục Tản viên từ phán sự lục”. Không chỉ có vậy, người ta có thể nhận thấy ở đây cả “sự hồi đáp tư tưởng và nghệ thuật đối với những áng văn quá khứ” [30, tr 117]. Khi cầm bút viết Trên đỉnh non Tản, “Nguyễn Tuân chưa hề tới Tản viên Ba Vì !” [27, tr 572].

Khác với không gian thần tiên thoát tục ở Trên đỉnh non Tản, Loạn âm là cuộc hội ngộ hàn huyên giữa hai người bạn cũ, một ông quan Kinh dịch trên trần và một ông quan Ôn dưới âm được Diêm Vương cử về trần mộ phu xuống âm phủ. Quan ôn Lương – vốn là anh khóa Lương – “tư chất thông minh, lại thêm có sĩ hạnh”, do thác oan mà được Diêm Vương cho làm quan “giữ về việc kiều lương đạo lộ”. Quan Ôn Lương giữa đêm đến thăm thế huynh họ Trịnh, tiết lộ danh sách nạn nhân sẽ bị bắt làm phu đinh ở cõi âm. Lương muốn trả cái ơn xưa với thầy học, mật hỏi Kinh Trịnh xem có muốn cứu vớt thân thích nào trong số những người đã bị liệt kê trong danh sách nọ. Kinh Trịnh ngay thẳng đã khước từ bởi không muốn gây lụy cho quan Ôn. Cuối cùng nể tấm lòng thịnh tình của quan Ôn, Kinh Trịnh đã xin tha cho tên tiểu bộc hầu hạ mình. Người đọc Loạn âm dễ dàng nhận ra những thủ pháp nghệ thuật nhằm khơi gợi tưởng tượng của các giác quan, tạo ra không gian thâm u, quái đản, chuẩn bị cho sự xuất hiện của quan Ôn Lương: Đó là một đêm hè vắng vẻ, tiếng chó sủa vang khắp các lối xóm “tiếng gió lùa qua lỗ tre là một thứ thanh âm đủ những cung bực quái đản của một thứ nhạc huyền bí tấu từ một thế giới u linh nào lạc về. Thêm vào ngón sáo ma quái ấy, ngoài hiên, đợt gió lả lay mỗi lúc đổi chiều lại ru cái ống bơ sắt văng vào thành cong nước đầy. Cái ống bơ nổi lềnh bềnh trên mặt nước lại bị gió xô quanh thành ang có những tiếng rụt rè lén lút. Đêm quạnh hiu lẻ bóng, nghe mà thêm rợn. Nghe nó cứ như ma múc nước trộm và nghịch cái gáo ấy”. Đúng lúc Kinh Trịnh mệt quá thiếp đi thì bóng ma


quan ôn Lương xuất hiện, cuộc gặp gỡ diễn ra vừa trang nghiêm vừa rờn rợn, để sau đó là cảnh tang tóc thê lương của ngôi làng sau cơn lốc tàn hại, nghiệt ngã của đội quân ôn: “màu khăn tang trắng xóa cả chợ làng. Chợ làng vắng hẳn đi… Nhưng buồn và lạnh ghê lắm vì trong số người gồng gánh có mặt ở đấy thì đến quá nửa là chít khăn trắng. Có người, trên đầu đeo ba bốn cái tang dồn trong một lúc. Ở chỗ đám đông, số khăn trắng tăng mãi. Trông xa cứ như là cò đậu. Người sống họp chợ thì cứ vợi dần mà ma mới thì cứ thêm mãi. Chết nhiều quá! Sau cùng đến cả những người đội khăn trắng cũng chết”. Ghê rợn hơn, đến một lúc thì “chợ làng đến ba phần tư là ma họp”, bởi “từ ngày có việc loạn âm, ma quỷ được dịp nhiễu nhương dương gian cả giữa ban ngày”. Những người bán hàng liền sinh ra cái tục thử tiền của người mua vào chậu nước, đồng nào chìm thì mới đếm, còn những đồng nổi thì là tiền ma. Có người “chết ngất” đi vì suốt buổi họp chợ chỉ nhận được những đồng tiền nổi thôi. Chốn dương gian đã hoàn toàn biến thành nơi âm thế, đến lúc chợ làng không còn ai họp nữa, đường đi lối lại không có bóng người, chỉ có lũ chó đói khát “cụp đuôi lưỡi lè” vẩn vơ đi tìm bóng chủ cũ. Không gian quạnh quẽ và thê thảm vô cùng, đâu đó “Chốc lại vang về ít tiếng vọng âm u những hơi thở của vong hồn oan khổ”…

Loạn âm kết thúc với việc giữa đêm hè oi ả, quan Ôn Lương trở lại, cùng với áo mão Diêm Vương phong tặng cho Kinh Trịnh làm Chánh Tuyển Quan. Kinh Trịnh được tại thế mà đương nhiệm điểm phu và soát sổ bộ chứ không phải đi nhận chức ở âm cung. Quan Ôn Lương thoắt đến thoắt đi, để Kinh Trịnh ngẩn ngơ trước áo bào, mũ đuôi cá, đôi hia và ngọn đèn thổ hà đã lụi một con bấc. Ngọn đèn hao ấy cuối cùng cũng tắt ngấm vì “một con thiêu thân bay ập xuống”, dập nốt chút ánh tàn còn lại. Cái lễ “tấn phong” thầm lặng nọ diễn ra sau khi Kinh Trịnh đã trải nghiệm sự tàn khốc của thảm sát ôn dịch vô tình, lạnh lùng gieo màu tang trắng khắp thôn làng, gợi


cho người đọc nhiều suy nghĩ. Loạn âm chính là sự phản chiếu của “loạn dương”, nói cách khác, kiếp sống con người quả là mong manh, và cái ranh giới giữa cõi dương và cõi âm là hết sức mong manh, mơ hồ. Đọc Loạn âm của Nguyễn Tuân “hẳn cũng nên được đọc với lời căn dặn từ “Truyền kì mạn lục”: không nên lấy cớ huyễn thuật mà cho là chuyện nhảm, bảo rằng dị đoan mà dìm mất cái hay” [30, tr 119]. Có khi trí tưởng tượng của Nguyễn Tuân không dừng ở đấy, mà được đẩy đi xa hơn nữa, tạo nên một không gian đặc biệt mơ hồ: Không gian trong lòng đá. Ở Xác ngọc Lam, có một nữ thần Dó, ngày dấu mình ẩn thân trong đá, đêm hiện ra là người con gái đẹp, giúp chồng và gia đình nhà chồng làm ăn thịnh vượng. Câu chuyện có dáng dấp gần gũi với một truyện dân gian nổi tiếng của Hà Nội: Bích Câu kì ngộ. Truyện này gắn với Bích Câu đạo quán hiện còn phế tích ở phố Cát Linh. Đầu thế kỉ XVIII, Đoàn Thị Điểm trong sách Truyền kì tân phả bằng chữ Hán đã viết truyện về cuộc kì ngộ ở Bích Câu. Đến thế kỉ XIX, Vũ Quốc Trân – người ở phường Đại Lợi – đã diễn ca thành truyện thơ cùng tên. Câu chuyện kể về thư sinh tên Tú Uyên, ngụ ở phường Bích Câu, một hôm đi chợ Cầu Đông mua được một bức tranh Tố Nữ, đem về treo ở nhà và dần dần sinh lòng yêu người đẹp trong tranh vốn là tiên nữ. Hàng ngày chờ lúc chàng đi vắng, người thiếu nữ trong tranh mới bước ra dọn dẹp, làm mọi việc trong nhà. Tú Uyên lấy làm lạ vì nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ, cơm canh ngon ngọt được chuẩn bị sẵn sàng. Một hôm chàng giả vờ đi vắng, nấp ở chỗ kín đáo và nhìn thấy người đẹp bước ra từ trong tranh. Tú Uyên biết đó là tiên nữ. Hai người lấy nhau, sinh được một con trai. Rồi Tú Uyên sinh ra đam mê rượu chè, nàng tiên bỏ đi mất, Tú Uyên đau khổ hối hận. Nàng tiên quay về, rồi cả hai vợ chồng cùng đứa con bay lên cõi tiên. Tuy cùng mô típ có dáng dấp kì ảo giống nhau: đó là những mỹ nhân không hoàn toàn là con người của cuộc đời trần thế, vì tình yêu, họ sẵn sàng từ bỏ thế giới


thần tiên, sống cuộc đời trần tục bên người họ yêu. Nhưng mỗi chuyện lại vẫn mang dáng vẻ riêng. Nếu người tố nữ trong Bích câu kỳ ngộ có thể từ trong tranh bước ra ngoài đời thực, trở thành người thiếu nữ đẹp của cuộc đời, đem lại hạnh phúc thần tiên cho chàng Tú Uyên si tình, thì nàng Dó trong Xác ngọc Lam lai có một kết cục thật bi thương: chồng chết, nàng sa vào tay kẻ phàm tục rồi chết và biến thành một khối ngọc toàn bích.. Chính điều đó làm cho không gian của câu chuyện vừa xa xôi lại vừa gần gũi, sự vật tưởng như có thể với tay là chạm tới được, vậy mà hết sức biến ảo, khó nắm bắt, tạo cho người đọc cảm giác bất ngờ nhưng cũng đầy thú vị bởi liên tưởng được mở rộng đến vô cùng.

Như vậy không gian ảo với tính không cản trở đã tạo ra cho thế giới nghệ thuật mà nhà văn xây dựng nên có khả năng biểu đạt đến vô cùng, lấp lánh nhiều tầng ý nghĩa và mở rộng cõi nhìn ra ngoài dương thế.

Đối với con người hiện đại, không gian vừa như một thực thể hữu hình, vừa tồn tại như một thực tại tinh thần trong tâm tưởng. Con người cùng một lúc có thể sống với hai chiều không gian thực – ảo, âm – dương mà ranh giới của nó nhiều lúc bị “mờ hóa” đi. Kiểu không gian này xuất hiện khá nhiều, nhất là với truyện truyền kì. Tuy nhiên trong văn học hiện đại, cái ảo thường đưa con người vào một thế giới phi thực, để từ đó nhận thức về cái thực ở nhiều chiều, sinh động hơn.

Những đặc trưng thường thấy của kiểu không gian nghệ thuật này là tính chất nhạt nhòa, gây ấn tượng và cảm xúc mạnh, tính đa nghĩa và khái quát cao, góp phần chuyển tải một cách thú vị, hấp dẫn mà không kém phần sâu sắc nội dung hiện thực của truyện. Đó là một thế giới nơi cái thực được hư hóa, cái hư được thực hóa. Với không gian này, nhân vật trong truyện cứ mặc sức đi về giữa hai thế giới âm – dương, trời – đất. Yếu tố ảo, yếu tố kì lạ là thế giới lí tưởng mà trong cuộc đời thực nhân vật khó hoặc không bao


giờ đạt đến, nhưng không làm cho không gian trở thành cõi vô thực, hoang đường mà chỉ là chất kết dính hai không gian này, tạo nên màu sắc hư ảo, hấp dẫn cho truyện.

Bằng hư cấu, tưởng tượng độc đáo, Nguyễn Tuân đã dựng nên trong Yêu ngôn một không gian kinh dị, hoang đường, ma quái tạo nên những ấn tượng, những cảm giác khi thì thích thú, lúc lại rờn rợn, sợ hãi bởi những ám ảnh ma mị.

Chùa Đàn thực sự quái dị. Không khí ma quái bao trùm tất cả. Từ cái ấp Mê Thảo đến cái mả rượu “tửu phần”, rồi cây đàn quái đản nơn hồn ma Chánh thú đã nhập vào… Mê Thảo xuất hiện như một cái ấp ma ở vùng rừng thiêng nước độc mà người trại chủ Lãnh Út hóa dại, đã đoạn tuyệt với đời sống “văn minh”, cơ khí, chỉ còn là một xác chết vật vờ sống, sau khi người vợ yêu quý tử nạn trong một tai nạn hỏa xa. Ấp Mê Thảo còn còn tên tục là ấp Thảo. “Thảo trong “Mê Thảo” chính là cách đọc chệch của “Tháo”

– tháo bỏ mê lầm mông muội” [30, tr 126], tháo bỏ “một cảnh địa ngục mà lính canh là rượu, là hát, là kỉ niệm, là sự nhớ tiếc người vợ chết” (Chùa Đàn). Ấp Mê Thảo có một cái gò chôn rượu mang tên là huyệt rượu, mả rượu, tửu phần. Nơi ấy Bá Nhỡ - người quản gia – ghi ngày tháng từng lứa rượu và “đặt tên cho từng mẻ rượu”, những cái tên chỉ nghe thôi đã thấy não nùng: “Vô cố nhân”, “Mê Thảo Hầu”, “Thuần Hoành Quận Chúa”, “Ức Sấu Viên” … Đến cái tên sau cùng này chính là tâm sự trong lòng chủ ấp “chữ Sấu Viên là tên hiệu riêng của mợ Lãnh lúc làm thơ”. Mợ qua đời rồi, thấy cậu Lãnh nhớ vợ quá, Bá Nhỡ bèn đặt vào một cái tên rượu. “Đêm đêm nhớ vợ, chủ ấp lại uống hàng chục chén và có khi hàng vò “Nhớ con vượn gầy”

– người mợ Lãnh vốn gầy và hai tay rất dài. Gợi cảm thay! Và cũng tốn nước mắt thay khi uống đến thứ nước say ấy. Chính cậu Lãnh đã ốm nhiều

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí