Đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của Nguyễn Tuân - 2


đại. Với tư cách là “văn hóa gốc”, nguồn mạch dân gian bất tận suốt bao đời vẫn không ngừng nghỉ bồi đắp cho dòng chảy của văn học, đồng thời có vai trò quan trọng trong việc tạo nên tâm thức cộng đồng dân tộc: gần gũi và có xu hướng thiên về những cái kì lạ, khác thường, biểu hiện thế giới quan thần linh, tư duy huyền thoại trong quan điểm của người sáng tác văn học mọi thời đại. Bên cạnh đó, đặc điểm của một xã hội nông nghiệp phương Đông là nơi “tràn đầy những màu sắc lãng mạn thần kì”, cũng là môi trường thuận lợi để yếu tố kì ảo này sinh, trường tồn. Những truyện kì lạ, hoang tưởng còn được nâng cánh bởi cái nhìn thế giới với một niềm tin hồn nhiên là có sự tương thông, tương giao giữa người sống và người chết, giữa thế giới thực tồn và thế giới siêu nhiên. Người ta xem những chuyện quái dị, hoang đường là có thật. Niềm tin mang tính chât tâm linh vào những lực lượng thần bí, siêu nhiên này đã góp phần tạo thành dòng tín ngưỡng ghi dấu ấn sâu đậm vào mọi hoạt động của con người, đặc biệt là hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Nghĩa là trong mỗi con người Việt Nam hiện đại vẫn tiềm ẩn một tâm hồn phương Đông cổ xưa, đây chính là cơ sở tạo ra “tầm đón đợi” thuận lợi đối với bộ phận văn học tiếp cận cuộc sống bằng những yếu tố kì lạ, siêu nhiên nói trên.

Thời kì văn học 1930 – 1945 vẫn tiếp tục dòng chảy kì ảo của văn học truyền thống, với xu hướng thiên về những cái kì lạ, khác thường, với những câu chuyện li kì, ma quái. Trong văn chương hiện đại đã hình thành một kiểu tư duy nghệ thuật về cuộc sống không phải bằng chất liệu hiện thực quen thuộc mà bằng cái kì ảo, hư ảo. Mỗi nhà văn mỗi vẻ, bằng tài năng và sự sáng tạo của mình đã làm nên sự phong phú, đa dạng ở thể tài này. Có thể kể tên những tác phẩm nổi bật: “Ba hồi kinh dị”; “Trại Bồ tùng linh” của Thế Lữ , “Ai hát giữa rừng khuya” của Tchya , “Tiền kiếp” của


Đỗ Huy Nhiệm, “Kim Ba chí dị” của Kim Ba, “Suối Đàn” “Truyện đường rừng” của Lan Khai…

Truyện của Lan Khai chủ yếu hấp dẫn người đọc bằng màu sắc xứ lạ phương xa, tạo cảm giác ghê rợn đối với người miền xuôi bằng một không gian miền núi là rừng rú, là chốn sơn cùng thủy tận. Trong “Nhà văn hiện đại”, Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Mặc dầu Lan Khai viết nhiều loại, từ trước đến nay, ông chỉ đáng được nổi tiếng về tiểu thuyết đường rừng hơn cả” [47, tr298]. Những truyện của ông đều là những truyện khác thường, nếu không phải là hoang đường thì cũng là những việc, những người không phải hàng ngày trông thấy. Chủ ý của nhà văn là “kích thích sự tò mò, trí tưởng tượng của người đọc”, “khiến người ta ghê sợ về những cái bí hiểm của rừng núi”.

Đi vào chốn non cao rừng thẳm của Lan Khai, ta gặp một thế giới hoang sơ kì thú của Suối Đàn – một dòng suối thơ mộng như mối tình của chàng trai thành phố với cô sơn nữ . Mối tình đẹp nhưng dang dở , người con gái chết âm thầm như bông hoa héo rũ, trong cái vắng lặng của núi rừng, để từ đó trong nỗi niềm thương nhớ não nùng, chàng trai luôn nghe thấy trong âm thanh của suối, của rừng có khúc đàn ai oán, phảng phất nỗi niềm oan ức của người trinh nữ rừng xanh…

Nếu Suối Đàn khiến người đọc tràn đầy cảm xúc về tâm hồn ngây thơ chất phác của người sơn nữ bao nhiêu, thì trong Truyện đường rừng Lan Khai lại làm cho người ta ghê sợ về những cái bí hiểm của rừng núi bấy nhiêu. Đó là chốn ma thiêng nước độc, người mandi còn ở lẫn với thú dữ và với… ma: nào là “Ma thuồng luồng”, nào là “Người hóa hổ”, nào là “Gò thần”,…, chỉ những cái tên đọc lên đã gợi sự rùng rợn, kì quái.

Nếu Lan Khai “đưa người ta vào tận rừng thẳm, dắt người ta một cách thân mật vào các gia đình Thổ Mán, và cho người ta được thấy những


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

tâm tính kì dị” [47, tr 298] thì truyện của Tchya Đái Đức Tuấn lại hấp dẫn bằng sự kì quái, ghê rợn với cốt truyện thần bí, phi thường: “Cái lối truyền kì của ông là một lối thần quái, một lối quái đản như những truyện trong “Liêu trai” trong “Truyền kì mạn lục”. Cái xã hội ma và xã hội người trong tiểu thuyết của ông chỉ là một …”[47, 319].

Thần Hổ Ai hát giữa rừng khuya của Tchya chính là những tập “Liêu trai Việt Nam”, những tập viết riêng về vài loài yêu quái ở đường rừng đất Việt chứ không phải về tất cả các loài yêu ma như của Bồ Tùng Linh. Cái giống ma ở hai cuốn truyện thần quái của Tchya là ma trành và cái loại thần trong đó là thần Hổ , những con hổ đã ăn thịt hàng trăm người, trong tai nổi lên hàng trăm tia máu đỏ, nghe được ngàn dặm. Vị thần Hổ đây là con hổ xám, hổ vàng, khi họp hội đồng cơ mật dưới gốc cây đại thụ, vị thần Hổ thường trút bỏ bộ lông, biến thành một ông già đầu râu tóc bạc đường bệ. Bị hổ vồ là có số, những kẻ bị giống mãnh thú ấy ăn thịt là đã có tên trong quyển sổ do thần Hổ giữ - định mệnh ấy không sao trốn thoát được. Cái họ Đèo trong Thần Hổ mà tất cả con cháu phải làm mồi cho hổ chỉ vì ông tổ của họ đã dám phạm đến một con hổ già, làm nó chột một mắt và tuyệt đường duy trì nòi giống. Sự báo thù thật là ghê gớm, tất cả con cháu họ Đèo khi đã sa vào nanh vuốt hổ, người nào cũng bị móc mất một mắt và cắn xé mất hạ bộ. Thần Hổ ra oai và gieo vạ cho cả dòng giống những người đã dám phạm đến thần.

Đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của Nguyễn Tuân - 2

Bọn ma trành phải hầu hạ thần Hổ rất khổ sở. “Ma trành là những thứ ma bất đắc kì tử, hoặc bị hổ ăn, hoặc bị dìm đuối hoặc vì thắt cổ, hoặc vì bị chẹt xe… Chết như thế thì linh hồn vất vưởng bị đầy đọa không đi đầu thai được mà không được tự do. Nếu muốn thoát khỏi vòng kìm hãm, cũng phải tìm kẻ thế cho mình. Nếu không thì mãi mãi, mình sẽ phải làm ma trành, đói khát khổ sở”. Muốn có kẻ thế chân mình, họ phải run rủi những kẻ


có số bị hổ vồ vào nanh vuốt thần Hổ để họ được sống cái đời ma độc lập, gần gụi với gia đình, với họ mạc.

Cả truyện Thần Hổ và Ai hát giữa rừng khuya đều thuộc loại truyện ma quái, truyền kì được xây dựng và hư cấu trên những mẩu chuyện truyền kì ở miền núi. “Những tình tiết li kì trần tục xen lẫn sắc thái hoang đường thần thoại, tao nên một câu chuyện kích thích mạnh trí tưởng tượng và giác quan người đọc. Đằng sau câu chuyện li kì, bí hiểm và ghê rợn về mối quan hệ người – mãnh thú, người – ma là dấu vết của một thế giới quan thơ mộng và mông muội còn lưu giữ lại”. Tất cả đã tạo nên sự hấp dẫn riêng trong những truyện đường rừng của Tchya.

Khác với truyện của Lan Khai, của Tchya hấp dẫn người đọc bằng lối truyện đường rừng hoang sơ kì thú và bí hiểm, truyện của Nguyễn Tuân lại cuốn hút độc giả bằng những nét lãng mạn riêng, giàu chất thẩm mĩ, chất văn hóa, nhân bản: “Ông là một nhà văn đứng hẳn ra một phái riêng, cả về lối văn lẫn về tư tưởng” [47, tr 415]. Yêu ngônlà tác phẩm như thế.

1.1.2. Một thể tài độc đáo trong toàn bộ sáng tác Nguyễn Tuân.

Vang bóng một thời là tác phẩm đầu tay của Nguyễn Tuân được Vũ Ngọc Phan đánh giá là “một văn phẩm gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ” [47, tr 415].Vang bóng một thời khơi lại đống tro tàn của một quá khứ chưa xa, tác phẩm thể hiện sự nuối tiếc cái đẹp với những con người, lối sống, thú chơi của một thời. Đó là các cụ nghè, cụ cử, cụ tú, lớp nho sĩ cuối mùa với những sinh hoạt cầu kì, những thú chơi tiêu dao, nhàn tản và qua đó tái hiện nhiều nét văn hóa của người Việt. Ở tập truyện ngắn này, người ta đã thấy rõ tài năng và phong cách của Nguyễn Tuân: phóng túng-tài hoa-uyên bác.

Đọc Yêu ngôn, có thể nhận thấy những nét quen thuộc, gần gũi trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Tuân mà ta đã gặp trong Vang bóng một thời và những tác phẩm về sau này. Vẫn là một Nguyễn Tuân nhạy cảm


với cái đẹp và nhìn sự vật nghiêng về góc độ thẩm mĩ, vẫn là những con người tài hoa nghệ sĩ như thuở một thời vang bóng: những người thợ mộc Chàng Thôn với đôi tay tài nghệ được chúa Ngàn Thiêng vời lên sửa đền ở chốn non cao thần tiên ( Trên đỉnh non Tản ); một Bá Nhỡ - kẻ dám đi đến tận cùng của nghệ thuật, dùng mạng mình để đổi lấy tiếng đàn đạt tới tuyệt đỉnh nghệ thuật (Tâm sự của nước độc – Chùa Đàn ); một Bố Ô – vua lưu linh sống trong rượu và chết cũng trong rượu ( Rượu bệnh – Bố Ô )… Nếu trong Vang bóng một thời, ta gặp những nếp sinh hoạt và thú chơi cầu kì mà thanh đạm, tao nhã: uống trà, uống rượu Thạch Lan Hương, đánh thơ, thả thơ, chơi chữ… thì trong Yêu ngôn, vẫn là những lối sống, những thú chơi cầu kì tao nhã ấy: một người chủ đồn điền nhưng lại có cái “cốt tài tử” say mê những bức cổ họa, sẵn sàng bỏ ra rất nhiểu tiền để có được bức họa vẽ tướng Hàn Kỳ ngồi đọc binh thư bên ngọn bạch lạp; anh em ông Đầu xứ Anh, Đầu xứ Em nổi danh về tài học vẫn mải miết với nghiệp đèn sách thi cử dẫu biết rằng có thể bị hồn ma báo oán giữa trường thi (Khoa thi cuối cùng )…

Đọc Yêu ngôn, vẫn gặp những cảnh sắc, những đồ vật quen thuộc của một thời: vùng Sơn Nam hạ mùa thi cử hoa hòe nở vàng ( Khoa thi cuối cùng ), những cửa ô thân thuộc của chốn kinh kì ( Rượu bệnh ), những roi chầu, đàn đáy, tiếng tơ tiếng trúc (Chùa Đàn)… có nghĩa là vẫn là văn Nguyễn Tuân, kiến thức Nguyễn Tuân, mảnh hồn Nguyễn Tuân in hằn một dấu triện riêng không thể lẫn.

Là con người luôn thèm khát những cảm giác mới lạ và mãnh liệt “Tôi muốn mỗi ngày trong cuộc sống của tôi phải cho tôi cái say của rượu tối tân hôn”, những cảm giác ấy “Nguyễn Tuân không thể tìm được trong cái môi trường vẫn vây bọc lấy ông trong cuộc sống hàng ngày, phải đi tìm một thế giới khác để được sống mãnh liệt, nồng nàn, cuồng nhiệt, phát huy


tận độ cá tính của mình” [63, tr 9]. Nhà văn tìm cách vượt, phóng thoát hoàn toàn khỏi hiện thực bằng sự đẩy xa đến cùng sức tưởng tượng và cảm hứng lãng mạn. Ông tìm đến một thế giới khác, một hiện thực khác để sống mãnh liệt hơn, thế giới của cõi âm, cõi ma, thế giới của Yêu ngôn.

Không phải đến Yêu ngôn mà ngay trong một số truyện khác của Nguyễn Tuân đã mang màu sắc huyền kì. Trong tập Vang bóng một thời, các truyện Trên đỉnh non Tản Khoa thi cuối cùng ( Báo oán ) được tuyển chọn vào Yêu ngôn bởi “có màu sắc huyền kì, ma quái” [3 ,tr 917]. Bên cạnh đó, các truyện Tóc chị Hoài, Chém treo ngành, Vườn xuân lan tạ chủ đã có một chút màu sắc kì ảo phi thường. Tóc chị Hoài (1942) “đứng riêng như một thử nghiệm tiểu thuyết mới của Nguyễn Tuân những năm 1940” [54, tr7]. Chị Hoài là “một nhân vật hư cấu hư không, chị có mà không, chị không mà có”. Như tất cả những nhân vật tiểu thuyết thông thường, “chị Hoài là một người chị tôi mượn của cuộc đời bừa bộn những oan trái”, chị Hoài cộng hưởng những ảo ảnh đớn đau của người nghệ sĩ. “Chị Hoài, ảo ảnh vô hình, chị không có thật nhưng hồn chị, tóc chị là thật. Chỉ có tôi đang nói chuyện với một mớ tóc mây. Chỉ có hai ngón tay chị Hoài đang nói chuyện với những sợi chỉ tơ thâm một mớ tóc xõa. Gian nhà có hai người, lặng mà không vắng. Thế rồi trong cái hiu quạnh tay đôi ấy, khe khẽ nổi lên giọng kể chuyện Nhị Độ Mai, khẽ một cách rất mơ hồ thủ thỉ. Lòng tôi vụt trở nên thương nhớ thăm thẳm gấp mấy giọng hát u hoài… Trong giây phút, đặt sách vào lòng, tôi thấy nhộn nhạo trong lồng ngực và ước muốn được làm ngay cái anh chàng Mai Sinh kia” [56, tr 657]. “Chất huyền ảo của Nguyễn Tuân bắt đầu từ đây, từ mái tóc lãng mạn của chị Hoài, trước khi rẽ sang ngả kinh dị của yêu ngôn” [14, tr 8].

Bữa rượu máu, tác giả đã vẽ một cảnh rùng rợn của pháp trường. Bát Lê, tay đao phủ có tài chém người rất ngọt đang luyện lại đường đao


“chém treo ngành” trong vườn chuối với những lời hát vừa dữ dội, vừa ai oán:

“Trời nổi cơn lốc Cảnh càng u sầu

Sống không thù nhau Chết không oán nhau

Hãy ngồi cho vững Cho ngọt nhát đao Hỡi hồn!

Hỡi quỷ không đầu!

Bài hát phù thủy, chiêu hồn, giã oán, phân trần với chính mình, với oan hồn, với trời đất.

Rồi cảnh pháp trường, Bát Lê mặc áo trắng, thắt khăn điều, khai đao hành quyết như một nghệ nhân múa một vũ khúc thảm khốc. Trảm xong mười hai người, áo không vấy máu. “Một tiếng loa. Một tiếng trống. Ba tiếng chiêng. Dứt mỗi hồi chiêng mớm thì một tấm linh hồn lại lìa khỏi một thể xác. Tùng! Bili! Bili!”. Cảnh hành hình dữ dội đã diễn ra, nhà văn đã kết thúc bằng một bầu không khí ma quái u hiển bao trùm cả pháp trường, khí lạnh như thấm vào hơi văn: “Lúc quan công sứ ra về, khi lướt qua mười hai cái đầu lâu còn dính vào da cổ người chết quỳ, sân pháp trường sắp giải tán bỗng nổi lên một trận gió lốc xoáy rất mạnh. Trận gió xoắn, giật, hút cát bụi lên xoay vòng quanh đám tử thi và đuổi theo các quan đang ra về. Cái mũ trắng ở trên đầu quan công sứ bị cơn lốc dữ dội lật rơi xuống bãi cỏ lăn lộn mấy vòng. Mọi người liếc trộm hai quan thủ hiến và thì thào… Bấy giờ vào khoảng giữa giờ thân …”. Với lối viết “lạnh” Nguyễn Tuân sử dụng hình


tượng cơn gió lốc kết thúc tác phẩm như một lời cảnh báo, dự báo về một sự báo oán: những kẻ đang gieo gió kia hãy coi chừng cái thủ cấp của chúng. Tính ám dụ của hình tượng như ký thác kín đáo thái độ căm phẫn của nhà văn đối với bọn thực dân thống trị.

Trong Vườn xuân lan tạ chủ [55, tr135] có một quan án Trần phong lưu, chủ nhân Túy lan trang. Ông có một niềm vui thích đặc biệt, thường sai cô con gái yêu – cô chiêu Tần – đi mua thứ “rượu khê” ở làng Vĩnh Trị, vùng cất rượu ngon có tiếng, về “bón hoa”. Vị hưu quan già đã không quan tâm đến vóc xương khô, mà chỉ lo cho hoa trong thời loạn khi mà “một mai lũ người ô hợp tràn đến”. Bên cạnh quan án là cậu ấm Hai giữa buổi loạn li mà chỉ biết có ngón đàn, hiểu có hồn hoa, “tâm người tài tử, chọn lầm thế kỉ, buồn, tủi, cực đến dường nào”. Cảnh cô chiêu Tần mỗi sớm chèo thuyền đi lấy rượu trên sông Mã, đẹp như một bức tranh thủy mặc. Cả ba tạo nên một đời sống thanh khiết thoát tục. Nhưng rồi kinh hoàng xảy đến: Túy lan trang bị đốt cháy, cô chiêu Tần bị thuyền cướp mang đi, quan án Trần phẫn uất mà chết, và “giống cỏ quý kia cũng quyết tạ theo tri kỉ, thề không ở lại với thế gian”. Giai nhân khuất bóng, thuật cất “rượu khê” bên Vĩnh Trị cũng thất truyền và “làng men” mất đi một phong vị. Lan đã biết tạ chủ, các loài cây cỏ khác ở Túy lan trang cũng “đều ủ rũ để tang người thiên cổ”. Vườn xuân lan tạ chủ với không khí thần kì, thoát tục vài năm sau sẽ có dịp biểu lộ rõ hơn trong Yêu ngôn.

Như vậy không phải đến Yêu ngôn, yếu tồ kì ảo mới xuất hiện trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Trên cái đà có sẵn ấy, trí tưởng tượng của ông đã đẩy xa hơn thành hẳn một thể tài – thể tài Yêu ngôn. Ông đã đắm mình trong thế giới nghệ thuật mà mình sáng tạo nên và tạo được những cảnh tượng kì thú, mê hoặc mà người đọc khó phân biệt được là âm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023