Nghệ Thuật Xây Dựng Cốt Truyện Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Hữu Tiến

52

ông miêu tả cụ thể những sự kiện, sự việc của nhân vật. Đó là lễ giỗ người thân cho đến nay vẫn còn tồn tại cả những hủ tục như hút thuốc phiện. Ông Tàng, dù chỉ lấy vợ do sự hối thúc của gia đình chứ không phải tình yêu nhưng khi vợ ông mất, hàng năm ông vẫn chỉn chu lo ngày giỗ cho vợ. “Hôm nay là ngày giỗ vợ tôi. Tôi mời mọi người đến đây dùng bát cơm rau, chén rượu nhạt để tưởng nhớ tới hương hồn người đã khuất...Muộn rồi...xin mời mọi người ngồi vào mâm...” [24, tr.56] Và sau lời mời của tổng đoàn Tàng “Ầm ầm, ào ào một lúc thức ăn trên mâm không còn một miếng. Đàn bà thu dọn, rửa bát. Đàn ông ai cũng đỏ phừng nói cười oang oang, người nằm dài, người ngồi bó gối quanh giường thuốc phiện. Ở Quảng Trù đã thành lệ, trong ngày cưới xin, giỗ chạp bao giờ cũng bày ít nhất một giường thuốc phiện. Người nghiện thì hút cho giải cơn, người không nghiện hút cho giã rượu” [24, tr.57] . Tục giỗ chạp ấy có từ lâu đời rồi.

Một hình ảnh khác mang đậm nét văn hóa non nước Cao Bằng phải kể tới, đó là những đặc sắc trong nghi lễ đám cưới của đồng bào Tày. Đối với người dân tộc thiểu số, hôn nhân là vấn đề hệ trọng với mỗi người bởi nó không chỉ thể hiện ý thức trách nhiệm với tổ tiên, giống nòi mà còn là một hình thức để củng cố và phát triển xã hội. Vì thế, trong nhiều sáng tác, chúng ta bắt gặp những phong tục độc đáo, đặc sắc trong hôn nhân của đồng bào các dân tộc thiểu số. Người Tày có tục ở rể hay cưới rể. Trong Mây tan (Triều Ân), anh Pjao vì yêu Chẹ Tàn mà phải ở rể ba năm. Đây cũng là những tháng ngày vất vả và tủi nhục đối với anh; Lưu trong Đoạn đường ngoặt (Nông Viết Toại) phải đến ở rể nhà Niệm; Luông trong Muối lên rừng (Nông Minh Châu) trước khi đến ở rể nhà vợ còn phải đi buôn lậu muối nuôi mẹ già; Phủng trong Mùa hoa hải đường (Ma Trường Nguyên) đến ở rể nhà Ngần; Lương trong Dặm ngàn rong ruổi (Triều Ân) đến làm rể nhà Phón; Triển trong Nơi ấy biên thùy (Triều Ân) phải đổi sang họ của bố Niêm vì “Nhà chồng Niêm không còn ai, Triển sẽ đến Nà Cải gửi rể, hưởng thừa kế gia sản họ Lê. Anh sẽ mang cái tên họ mới: Lê Hoàng Triển”. Tục lệ này thể hiện sự bình đẳng

53

trong mối quan hệ nam nữ, trong khi các dân tộc khác vẫn có quan niệm “dâu con rể khách” thì người Tày, Dao lại cho dâu, rể đều là con trong nhà. Trong đám cưới của người vùng cao cũng chứa đựng nhiều tục lệ truyền thống. Ở Quảng Trù, cưới xin, giỗ chạp, mừng nhà mới họ đều trân trọng đến mời thầy và bao giờ cũng được ngồi cùng mâm với các cụ.Vì thế đồ Toàn được trân trọng mời đến trong đám cưới của Lâm. Trong “Dòng đời” Nguyễn Hữu Tiến cho chúng ta biết một tập tục rất thú vị của đám cưới ở Quảng Trù, đó là trong đám cưới, phải chọn được người làm quan lang. “Không phải ai cũng có thể làm được quan lang. Quan lang phải là người hoạt khẩu, đã lập gia đình và không sinh con một bề. Quan lang đưa con rể đến ra mắt họ hàng nhà gái, đồng thời đón dâu về nhà trai. Đến nhà gái, có chổi chắn ngng cửa quan lang phải có thơ thì người ta mới cất chổi đi. “Đến đầu làng nhà gái, đoàn nhà trai thấy có những cành gai rấp đường đồng thời xuất hiện hai thiếu nữ căng vải đỏ ngang lối đi...một người phụ nữ cất lên tiếng hát:

“Xin trình đến khách lạ khác mường Đi đâu mà lạc đường qua đây

Gái trai đều thảy thảy thanh tân Người người mắt trắng ngần xinh đẹp Tôi chặn đường theo phép bề trên Người ngay được vào làng vào bản Người gian tà phải tránh lối này

Bạn khách hỡi người ngay người lạ

Tôi xin hỏi cho rõ ngọn ngành” [24, tr.122] Người phụ nữ dứt lời. Ông quan lang bèn cất lời:

“Xin trình đến nàng á nhà sang Đi đến đây dặm trường mệt mỏi Thấy có dải lụa mới đón đường Thấy có dải lụa loan màu sắc

54

Cấm vào làng những khách không quen Tôi là người khác mường không rõ Không biết được duyên cớ trước sau Xin các nàng cất dây mở cổng

Đón rể mới vào bản vào nhà” [24, tr.122, 123]

Giường làm cho đám rể thường chưa có chiếu, quan lang phải làm thơ thì mới có chiếu mới, chiếu hoa để ngồi trong bữa cơm, nếu quan lang không có thơ thì cả mâm nhà trai ăn cơm khê, cơm cháy, có thơ sẽ có cơm nóng, cơm dẻo. Quan lang làm cho đám cưới thêm vui, không có quan lang không thành đám cưới”.

Đến phần lễ, trong đám hỏi, nhà trai phải mang một mâm xôi đặt lên bàn thờ để báo với tổ tiên rằng nhà có tin vui. Quan lang sẽ là người đại diện nhà trai để lắng nghe ý kiến của nhà gái về thưa lại với gia đình. Và theo tục lệ, cha mẹ cô gái không được nói gì. Những điều muốn nói với đại diện nhà trai đều giao cho chú. Cô gái không được tham dự lễ ăn hỏi. Cô cùng mấy cô bạn gái làm thức ăn dưới bếp.

Có lẽ do gắn bó với con người và cuộc sống miền núi nên trong cách kể chuyện của Nguyễn Hữu Tiến, người đọc không thấy ông đang sáng tác mà như đang ngồi tâm tình, kể lại cho chúng ta nghe những tập tục thú vị, đặc sắc của người Tày. Bản sắc văn hoá Tày thấm đẫm trong từng trang viết của ông nhưng không cứng nhắc mà tự nhiên, mộc mạc như chính tâm hồn họ vậy. Những trang mọi người, những con người miền sơn cước chất phác đang nghĩ về một đám cưới hạnh phúc cho đôi trai tài gái sắc ấy. Đám cưới chuẩn bị cho On và Lâm nhưng không khí hạnh phúc lan toả khắp xóm làng và dường như niềm vui ấy không chỉ còn là niềm vui của đôi trẻ, đó là niềm vui chung cho cả bản rồi. Vậy nên, “chưa phải ngày cưới nhưng ai cũng mừng cho On gặp được người chồng đẹp trai, giỏi chữ”. Ngòi bút của tác giả miêu tả tỉ mỉ sự chuẩn bị cho đám cưới của Lâm và On dẫn dắt chúng ta đến với tục lệ cưới xin của Quảng Trù bằng cả sự háo hức, bằng niềm vui rộn ràng của tất cả mọi người.

55

Vẻ đẹp tâm hồn của con người miền núi còn ẩn chứa trong từng điệu hát Lượn. Ở các bản làng nơi quê hương Nguyễn Hữu Tiến, không mấy khi vắng tiếng lượn, có lẽ chỉ trừ khi ăn và khi ngủ là họ không hát lượn. Lượn vang lên từ nhà, ngoài nương rẫy cho đến khắp các bản mường. Không chỉ thanh niên mà cả người già và trẻ nhỏ cũng hát lượn, họ hát lượn để xua đi cái mệt nhọc, để phô diễn tâm tư, tình cảm, để hỏi cưới cho các chàng trai. Như trong đoạn miêu tả lễ cưới của Lâm, có rất nhiều thủ tục mà quan lang là người đi đầu phải thực hiện bằng những khúc hát. Ban đầu là khúc hát xin vào nhà, sau đó là khúc hát vượt “cái nơm úp cá, cái chổi được đặt ngang trên một chiếc chậu rửa mặt, tiếp đến là con dao đặt trên cái thớt được bày giữa lối đi... đoàn nhà trai không dám bước qua những chướng ngại vật này. Ông quan lang lại lên giọng:

Tôi xin trình nội ngoại tân gia Cái chổi là chủ nhà đáng trọng Ai lại bỏ đem chắn lối đi

Tôi là người sĩ nho thương quá Xin có lời các á cất nhờ Chúng tôi từ đường xa về tới

Xin nhà người mở lối cho thông

Cho chúng tôi vào trong cung các” [24, tr.124]

Hát được khúc hát đó, đoàn nhà trai mới được đón vào nhà để làm tiếp những thủ tục khác. Quan lang hát xong, nhà trai đem lễ nộp gánh cho nhà gái dâng tất cả lên bàn thờ. Việc cưới xin của người Tày là một trong những việc hệ trọng nhất trong cuộc đời gồm cưới vợ, làm nhà và báo hiếu tứ thân phụ mẫu. Chính bởi vậy, những nghi lễ trong cưới xin được Hữu Tiến chú trọng miêu tả kỹ lưỡng, được nhà văn đặc tả bằng rất nhiều khúc hát Lượn dành riêng cho từng nghi lễ ấy. Và không chỉ có tiếng hát, những đồ vật cần có trong thủ tục cưới xin cũng được nhà văn khắc họa đầy đủ.Đó là thủ tục dâng

56

tấm vải “ướt khô”. Tiếng Tày gọi là “sằm khẩu”. “sằm khẩu” có nghĩa là vừa ướt vừa khô. Tấm vải dệt tay, rộng hai gang, dài khoảng 20 sải, một nửa nhuộm màu hồng, tượng trưng cho bên ướt. nửa còn lại để trắng, tượng trưng cho bên khô. Ông quan làng của nhà trai cất tiếng hát bài “Dâng tấm vải ướt - khô”.Những người xung quanh lắng nghe bài hát chăm chú, nhiều người nghẹn ngào.

Lời bài hát có đoạn:

“Mời quý họ hàng ra thu lễ

Phượng hoàng xin kết nghĩa chim công Đạo làm khôn định nghĩa ái ân

Rể nộp tấm khăn khô ướt Bên khô con quấn

Bên ướt mẹ nằm” [24, tr.127]

Sau khi quan lang trịnh trọng hát bài dâng tấm vải ướt khô, chú rể lễ phép cầm “tấm vải ướt khô” đó để dâng cho mẹ vợ. Trong không khí trang nghiêm, bà mẹ xúc động nhận tấm vải này.Tấm vải này tượng trưng cho đức hy sinh cao cả của các bà mẹ Tày. Dâng tấm vải mang ý nghĩa tỏ lòng hiếu thảo của con gái đền ơn người mẹ đã mang nặng chín tháng mười ngày, chăm sóc nuôi nấng dưỡng mình khôn lớn, chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn. Bà mẹ cô dâu nhận tấm vải, rồi nhuộm, phơi cho thật tốt để đến khi con gái mình có con, làm lễ đầy tháng thì bà sẽ lấy tấm vải này khâu thành tã tặng cho cháu mình.

Sau lễ dâng khăn “ướt khô” là lễ bái tổ rồi lễ lạy bố mẹ vợ và các bậc cao niên ngồi ở trên giường ngay gian giữa. Các thủ tục, nghi lễ kết thúc và phần sau cùng của đám cưới là tiệc rượu nhà cô dâu chú rể mời khách.

Qua hình ảnh đám cưới, Nguyễn Hữu Tiến đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về phong tục, tập quán của con người miền núi, những truyền thống tốt đẹp còn được lưu giữ trong cuộc sống. Tác giả đã miêu tả rất chi tiết từng tục lệ trong đám cưới từ khâu chuẩn bị xin hỏi nhà gái, chọn quan lang, những khúc

57

hát đối giữa nhà trai và nhà gái đến tục xin dâu, dâng lễ trình báo tổ tiên...nhằm làm rõ tâm hồn, tính cách, văn hóa của con người dân tộc Tày: mộc mạc, giản dị nhưng vẫn rất nên thơ (những khúc hát mừng trong đám cưới).

Tiểu kết chương 2

Nguyễn Hữu Tiến đã lựa chọn đề tài và chủ đề miền núi và đời sống đồng bào dân tộc quê hương Cao Bằng nhưng nét riêng trong tiểu thuyết Nguyễn Hữu Tiến là sự tập trung đi sâu vào số phận riêng một cá nhân con người được đặt trong các mối quan hệ ràng buộc thông qua những sự kiện cuộc đời nhân vật để phản ánh văn hóa, đời sống xã hội. Chuyển sang đề tài về đời sống người công nhân trong thời kỳ mới, mặc dù tiểu thuyết của Hữu Tiến xuất hiện các kiểu loại nhân vật khác nhau, nhưng mỗi nhân vật cũng được đặc tả như một hình ảnh đặc trưng cho mỗi một lớp người trong xã hội. Đi sâu phân tích các tiểu thuyết của nhà văn, ta thấy cảm hứng lịch sử dân tộc khi độc lập lúc lại đan xen hòa quyện với cảm hứng thế sự đời tư. Sự đan xen này phản ánh sự biến đổi về tư tưởng, có đổi mới trong cách khám phá, phản ánh đời sống xã hội, đặc biệt là những mảng hiện thực ít được phản ánh như đời sống lao động, sinh hoạt của người công nhân khai thác mỏ. Bên cạnh đó, nhà văn cũng chú ý thay đổi về bút pháp nghệ thuật khi miêu tả các nhân vật, giọng điệu trần thuật với sự lồng ghép các yếu tố mang bản sắc văn hóa của người Tày trong lối kể chuyện mộc mạc mà dí dỏm, độc thoại ngắn nhưng rất giàu hình ảnh, đã tạo nên sức hấp dẫn riêng cho các tiểu thuyết của mình. Ông đã chọn cách đi sâu vào lối phô diễn của dân tộc Tày. Bởi vậy Hữu Tiến đã đem lại cho tác phẩm của mình màu sắc dân tộc rõ rệt, khẳng định được vị trí của mình cũng như tác phẩm của mình trong văn học địa phương tỉnh Cao Bằng. Không chỉ vậy, sự thành công từ các tiểu thuyết của Hữu Tiến đã đóng góp vào sự giàu đẹp của văn học địa phương nói riêng và sự phong phú, đa dạng của văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nói chung.

58

Chương 3

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TỰ SỰ CỦA TIỂU THUYẾT NGUYỄN HỮU TIẾN

3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Hữu Tiến

3.1.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện truyền thống theo thời gian tuyến tính

Một tác phẩm văn học, dù dung lượng lớn hay nhỏ cũng đều là những chỉnh thể nghệ thuật, bao gồm nhiều yếu tố, bộ phận...Tất cả những yếu tố, bộ phận đó được nhà văn sắp xếp, tổ chức theo một trật tự, hệ thống nào đó nhằm biểu hiện một nội dung nghệ thuật nhất định..gọi là nghệ thuật xây dựng cốt truyện. Nói cách khác, nghệ thuật xây dựng cốt truỵên là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động, phức tạp của tác phẩm văn học.

Nghệ thuật xây dựng cốt truyện của tác phẩm văn học chính là phần quan trọng nhất của nội dung. Theo quan niệm phổ biến trong giới nghiên cứu thì: nghệ thuật xây dựng cốt truyện tác phẩm văn học là cách tổ chức, bố trí trật tự của các yếu tố nội dung trong tác phẩm. Có hai kiểu xây dựng cốt truyện phổ biến trong các tác phẩm văn xuôi. Thứ nhất là kiểu xây dựng cốt truyện cổ điển theo thời gian tuyến tính, thứ hai là nghệ thuật xây dựng cốt truyện với những dấu hiệu hiện đại. Đặc trưng của kiểu cốt truỵên cổ điển là cách tổ chức các yếu tố nghệ thuật của tác phẩm văn học hiện đại có trong tác phẩm theo trình tự trước sau của quy luật thời gian. Tất cả các sự kiện đều diễn biến dưới sự chi phối tuyệt đối bởi quy luật tuyến tính của thời gian. Sự kiện nào diễn ra trước sẽ được trình bày trước, sự kiện nào diễn ra sau thì trình bày sau. Khi nghiên cứu về vấn đề này, một nhà nghiên cứu đã khẳng định: Một đặc điểm nổi bật khác của văn chương tự sự truyền thống, là kể chuyện theo thời gian một chiều. Ðây là quy tắc thép, không có lấy một lệ ngoại, trong văn chương dân gian và cả trong văn chương bác học. Ðây là dạng cốt truyện phổ biến nhất trong văn học Việt Nam từ trước 1930. Các sự kiện được sắp xếp, xâu chuỗi lại và lần lượt xuất hiện không bị đứt quãng. Ở

59

đây, tác phẩm được chia thành nhiều chương, phần có sự phân bố về mặt hành động và sự kiện của cốt truyện. Mỗi chương, phần thường gắn liền với một giai đoạn nào đó của cốt truyện và nhiều khi khá trọn vẹn, loại kết cấu này giúp người đọc dễ theo dõi câu chuyện.

Trong cả hai tiểu thuyết “Dòng đời” và “Hữu hạn”, cốt truyện được xây dựng theo thời gian tuyến tính. Mặc dù, kiểu xây dựng cốt truyện này có hạn chế là gây ra cảm giác đơn điệu cho người đọc nhưng với sự tài tình, sáng tạo của nhà văn, ở cả hai tiểu thuyết người đọc lại hấp dẫn bởi từng sự kiện của nhân vật. Đó là cái tài hoa nghệ thuật của Hữu Tiến. Lựa chọn cách xây dựng cốt truyện truyền thống theo thời gian tuyến tính là một dụng ý của tác giả. Bởi hai tiểu thuyết của Hữu Tiến đều là thuộc dạng tiểu thuyết có sự kết hợp cảm hứng lịch sử dân tộc với cảm hứng thế sự, đời tư – dạng tiểu thuyết viết về đời sống, số phận của con người trong sự đa chiều, đa diện của nó. Chúng ta có thể theo dõi cốt truyện theo thời gian tuyến tính như sau:

Bảng 1 – Cốt truyện trong “Dòng đời”


Trình tự các sự kiện

Thời gian sự kiện

Ý nghĩa của sự kiện

Lâm đi học chữ ở nhà thầy đồ Toàn

Thời trai trẻ (lứa tuổi thanh niên)

Đánh dấu mối quan hệ với Loòng vì Lâm và hắn là học trò của thầy đồ Toàn

Lễ hộiNà Nâm

Trung tuần tháng giêng

Sự xô xát giữa Lâm và Loòng dẫn tới cú ngã liệt người của Loòng và bắt đầu bi kịch cuộc đời Lâm

Lâm bị vu khống theo Việt Minh

Đám hỏi Lâm – On

Lâm bị bắt về nhà của cha con tổng đoàn Tàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến - 8

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/02/2024