Các Kiểu Nhân Vật Trung Tâm Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Hữu Tiến

68

dần biến chuyển thành một yếu tố mới có sự quyện hòa vi diệu và dần trở thành một thành tố mới phức tạp hơn gọi là "không thời gian”.

Với bút pháp nghệ thuật xây dựng cốt truyện truyền thống kết hợp với các dấu hiệu hiện đại, Nguyễn Hữu Tiến đã thổi hồn vào những trang văn của ông, làm cho câu chuyện thật hơn, số phận cuộc đời mỗi nhân vật hiện lên cũng rõ nét hơn. Hơn thế nữa, nhờ bút pháp nghệ thuật xây dựng cốt truyện mới lạ, qua hình ảnh các nhân vật, nhà văn cũng thể hiện được hình ảnh đời sống đồng bào các dân tộc miền núi và truyền vào đời sống đồng bào dân tộc miền núi một sức sống mới. Các câu chuyện với nội dung đã quen thuộc từ lâu được nhà văn kể lại bằng lối kể chuyện mới bỗng trở nên mới mẻ, hấp dẫn hơn, sức biểu cảm mãnh liệt hơn.

Như vậy, việc sử dụng bút pháp nghệ thuật có dấu hiệu hiện đại trong tác phẩm tự sự, Nguyễn Hữu Tiến đã thể hiện khả năng sáng tạo rất lớn của người nghệ sĩ. Ở mỗi tiểu thuyết nhà văn đã tìm ra kiểu xây dựng cốt truyện vừa truyền thống vừa hiện đại. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện truyền thống theo tuyến tính, với các dấu hiệu hiện đại của cốt truyện vòng tròn, cốt truyện đan xen đồng hiện... là một trong những biểu hiện cho thấy việc đổi mới và sáng tạo tư duy nghệ thuật, đánh dấu sự trưởng thành trên con đường nghệ thuật của Nguyễn Hữu Tiến. Và bởi thế, tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến ngày càng hấp dẫn và gây ấn tượng khó phai trong lòng người đọc. Tuy nhiên, đây vừa là đặc điểm vừa là nhược điểm trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Nguyễn Hữu Tiến bởi với nghệ thuật xây dựng cốt truyện này, ít nhiều trong mỗi tác phẩm vẫn có sự đơn điệu.

3.2. Các kiểu nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết Nguyễn Hữu Tiến

3.2.1. Kiểu nhân vật thánh thiện

Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Những nhân vật được xây dựng thành công từ xưa đến nay bao giờ cũng là những sáng tạo

69

độc đáo, không lặp lại. Thế giới nhân vật đa dạng nên có thể phân loại nhân vật ở nhiều góc độ khác nhau.

Xét từ góc độ nội dung tư tưởng hay phẩm chất nhân vật: có nhân vật chính diện, nhân vật phản diện; Xét từ góc độ thể loại: Có thể phân thành các nhân vật: nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự và nhân vật kịch; Xét từ góc độ chất lượng miêu tả: Có thể phân thành các loại: nhân vật, tính cách, điển hình; Xét từ góc độ kết cấu. (Tầm quan trọng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm); nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức và triển khai tác phẩm. Nhân vật chính có thể có nhiều hoặc ít tùy theo dung lượng hiện thực và những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Với những tác phẩm lớn có nhiều nhân vật chính thì nhân vật chính quan trọng nhất xuyên suốt toàn bộ tác phẩm được gọi là nhân vật trung tâm. Trong không ít trường hợp, nhà văn dùng tên nhân vật trung tâm để đặt tên cho tác phẩm. Ví dụ: Ðông Kísốt của Cervantes, Anna Karênina của L. Tônxtôi, A.Q chính truyện của Lỗ Tấn, Truyện Kiều của Nguyễn Du...

Ðể xây dựng thành công một nhân vật văn học, nhà văn phải có khả năng đồng cảm, phát hiện những đặc điểm bền vững ở nhân vật.Ðiều này đòi hỏi nhà văn phải hiểu đời và hiểu người.Nhưng có một điều không kém phần quan trọng là nhà văn phải miêu tả, khắc họa nhân vật ấy sao cho có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc.Hiểu được tầm quan trọng của nghệ thuật xây dựng nhân vật nên trong các tác phẩm của mình, Nguyễn Hữu Tiến đã xây dựng hệ thống nhân vật rất đa dạng với nhiều kiểu loại nhân vật khác nhau.

Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến - 10

Nhân vật thánh thiện là nhân vật được tác giả chú ý khắc họa kỹ lưỡng cả về ngoại hình và tính cách, nội tâm. Thông thường, kiểu nhân vật thánh thiện được miêu tả với ngoại hình rất ưa nhìn, cử chỉ, hành động

Trong tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến, dù ở các đề tài khác nhau nhưng trong bút pháp nghệ thuật của ông, nhà văn vẫn giữ nguyên lối xây

70

dựng nhân vật theo những mô tuýp cụ thể. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Hữu Tiến cũng là một thế giới hết sức phong phú, đa dạng, phức tạp. Kiểu nhân vật trong tiểu thuyết của ông ứng với quan niệm nghệ thuật được xây dựng trên một khung thẩm mỹ cốt lõi nhất quán, trong các không gian và thời gian khác nhau, vận động và bổ sung những giá trị. Tìm trong “Dòng đời” và “Hữu hạn”, đầu tiên ta có thể bắt gặp kiểu nhân vật thánh thiện là hình ảnh thầy đồ Toàn. Thầy đồ Toàn trong “Dòng đời” là hình ảnh của người tri thức mới. “Trong một kỳ thi, quan trường ăn đút lót đã đánh trượt thầy và cho một thí sinh khác dốt nát cùng làng với thầy được đỗ”[24, tr.30]. Vì vậy, thầy đã lựa chọn Cao Bằng là nơi để thầy chuyển đến với mong muốn sống yên ổn. “Thầy đi đến đâu cũng được bà con dân bản quý mến. Thầy là người Kinh, tuổi ngoài bốn mươi, trên khuôn mặt chữ điền đeo bộ râu quai nón rậm rì. Bà con dân bản quen gọi thầy là ông đồ xồm”[24, tr.28, 29]. Ngay từ trong cách miêu tả ngoại hình, nhà văn đã chú trọng miêu tả khuôn mặt thầy đồ rất sắc nét nhằm dụng ý giới thiệu cho người đọc cảm nhận về thầy đồ rõ hơn. Nhà văn đã áp dụng nghệ thuật xây dựng nhân vật qua tướng mạo con người để làm nổi bật hình ảnh thầy đồ Toàn. Đặc điểm nghệ thuật này có cơ sở từ cách xem xét tướng mạo mang tính kinh nghiệm của dân gian và nhân tướng học. Từ quan sát ngoại hình với đặc điểm gương mặt tác giả quy nạp các biểu hiện nhân tướng học để xếp loại con người. Người đọc thiện cảm ngay từ đầu với nhân vật thầy đồ Toàn có “tuổi ngoài bốn mươi, khuôn mặt chữ điền” ấy [24, tr.28]. Trong “Dòng đời” nhân vật Toàn chỉ xuất hiện ở một đoạn ngắn phần đầu của tác phẩm nhưng lại có sự ảnh hưởng tới diễn biến bi kịch số phận của Lâm. Thầy đồ Toàn là hình ảnh đại diện cho cái tốt, cái đẹp, cái tiến bộ nên trong tác phẩm người đọc không thể tìm thấy một chi tiết ngoại hình nào phản ánh những nét tính cách tiêu cực của thầy. Toàn bộ sự xuất hiện của thầy ở vùng đất miền núi này đã chiếm được sự yêu mến của bà con dân bản.Vậy nên, khi nghe tin đồ Toàn ốm nặng, “người dân Quảng Trù ai nấy đều lo lắng. Không ngày nào là không có người đến thăm thầy. Họ đến thăm

71

ông bằng tình bằng nghĩa như thăm người thân ruột thịt của mình” [24, tr.40]. Và với Lâm, thầy đồ Toàn như một mẫu người lý tưởng mà anh muốn noi theo. Lâm ngưỡng mộ, kính trọng thầy vì “qua bài giảng của thầy, Lâm biết, nước Nam có hình chữ S từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau. Dân nước Nam có truyền thống đánh giặc giữ nước” [24, tr.21]. Và mong ước của Lâm sau khi cưới vợ cũng là về quê mở lớp dạy cái chữ.

Trong tiểu thuyết “Hữu hạn”, kiểu nhân vật thánh thiện được Nguyễn Hữu Tiến xây dựng không phải là hình ảnh hoàn mỹ như thầy đồ Toàn nhưng cũng mang những lý tưởng với tính cách cương trực, giàu tình. Đó là Nguyệt, cô con gái nhu mì: Chị có nước da trắng mịn, khuôn mặt bầu bĩnh. Rét mướt thế mà đôi môi vẫn hồng tươi. Hai gò má ửng hồng như là đang ngồi bên bếp lửa... Chẳng cần son phấn vẫn cứ đẹp. Nguyệt có một tấm lòng nhân hậu của một cô gái sơn cước thật thà, chất phác. Dù mới gặp Hồng nhưng cô đã không toan tính mà giới thiệu Hồng với giám đốc khu mỏ và xin cho Hồng làm công nhân điều vận. Khi mới gặp Hoàn cũng thế, cô nhiệt tình tìm sách và hướng dẫn cho anh. Kể cả khi bị Khâu bỏ lại vì anh đi theo người đàn bà khác, bị mang tiếng là không biết đẻ, cô buồn nhưng cũng âm thầm chịu đựng một mình. Ở cô người đọc thấy toát lên sự nhẫn nhịn, nhu mì đầy yêu thương của một người sống biết hi sinh vì người khác. Người đọc thông cảm cho số phận lỡ dở của cô, và ngay cả khi Nguyệt vì thèm khát đứa con, xin Hoàn giúp cô để từ đó Hoàn trở thành kẻ có lỗi với Hồng, người đọc vẫn không muốn trách cô, trái lại lại thấy thương cảm cô nhiều hơn.

Xây dựng nhân vật với một hình ảnh thánh thiện là một bút pháp khá thành công của Nguyễn Hữu Tiến. Tuy nhiên, với cách kể chuyện nhẹ nhàng, cách sắp xếp các tình huống không quá kịch tính, đặt nhân vật trong một hoàn cảnh không gian, thời gian hợp lý, nhà văn đã thực sự thành công trong việc để nhân vật tự thể hiện. Nhữngsuy nghĩ, tâm tư và thậm chí là ước mong của nhân vật cũng là những ước mong của nhà văn về một đời sống tốt đẹp trong

72

tương lai. Mặc dù vậy, điểm hạn chế của nhà văn trong việc xây dựng kiểu nhân vật này là sự khắc hoạ nhân vật vẫn chưa thực sự đậm nét. Nhà văn chưa tạo được những tình huống điển hình để giúp nhân vật tự bộc lộ được phẩm chất tốt đẹp của mình một cách rõ nét hơn.

3.2.2. Kiểu nhân vật bi kịch

Mỗi thời đại, mỗi trào lưu văn học đều xây dựng cho mình riêng một hệ thống nhân vật và đề cập đến tác phẩm tự sự nói riêng, tác phẩm văn học nói chung là nói đến vấn đề xây dựng nhân vật, vì nó là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu tả thế giới một cách hình tượng. Trong mỗi một tác phẩm, thông thường sẽ có những lớp nhân vật khác nhau: nhân vật chính diện, nhân vật phản diện; nhân vật anh hùng, nhân vật bi kịch...Nhân vật bi kịch là nhân vật có những mâu thuẫn giữa khát vọng, hoài bão, lí tưởng của cá nhân với thực tại. Thực tại chưa đủ điều kiện cho cá nhân thực hiện khát vọng, lý tưởng của mình nên rơi vào thất bại, thậm chí dẫn đến cái chết thảm thương. Hiểu theo nghĩa thông thường là nỗi đau khổ vò xé dai dẳng không có cách nào giải thoát. Trong “Dòng đời”, Lâm là chàng trai tài giỏi, có lý tưởng cao đẹp, có phẩm chất tốt đẹp nhưng không giải quyết được những khó khăn của đời sống cuối cùng rơi vào bi kịch đau đớn.

Hiện thân của Lâm trong tác phẩm là hiện thân cho tài năng, nghị lực và nhân phẩm làm người. Lâm là người chính trực, ngay thẳng, Lâm dám vạch mặt Loòng đầu độc thầy đồ Toàn chết, nghĩa là Lâm dám vạch mặt tội lỗi, vạch mặt cái xấu. Nguyễn Hữu Tiến đã khéo léo ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, tính cách, tài năng, trí tuệ của Lâm và đặt Lâm vào một vị trí cao hơn nhiều so với những nhân vật khác. Vẻ đẹp anh hùng của Lâm mang vẻ đẹp của tập thể, cộng đồng, dân tộc nên Lâm nhận được sự gần gũi, xẻ chia, gắn bó của cả cộng đồng. Nhưng vì dũng cảm tố cáo Loòng đầu độc thầy Toàn, bảo vệ On trước sự chọc ghẹo của Loòng mà cuộc đời Lâm băt đầu rơi vào bi kịch. Tai nạn của Loòng không phải do Lâm gây ra nhưng Lâm phải chịu sự trừng phạt

73

của tổng đoàn Tàng. Chỉ bởi, Lâm đã dám vạch mặt tội lỗi Loòng, vạch mặt cái xấu của hắn khiến Loòng sợ hãi mà vấp phải phiến đá bị ngã và bị liệt từ đó. Đối đầu với Loòng chính là đối đầu với tổng đoàn Tàng. Để trả thù cho con trai, tổng đoàn Tàng đã không từ thủ đoạn gian ác để hại Lâm khiến cho cuộc đời Lâm rơi từ bi kịch này đến bi kịch khác. Lâm bị vu khống là theo Việt Minh và bị bắt đi làm kẻ hầu cho Loòng ở nhà tổng đoàn Tàng. Không chỉ thế, trong ngày cưới của Lâm, tổng đoàn Tàng đã tính kế thâm độc, cố tình cướp cô dâu Ỏn của Lâm về cho con trai mình. Lâm uất ức vì mất vợ vào chính tay kẻ gian ác mà anh đang phải hầu hạ. Và đến thời bình, sau khi ra tù, những mong vứt bỏ quá khứ đau buồn để đến với những điều tốt đẹp vậy nhưng cuộc đời trớ trêu lại đẩy Lâm vào tình trạng đau đớn, khiến anh thêm một lần nữa đau khổ. Khi gặp gỡ những cán bộ ấu trĩ, Lâm bị chính quyền cách mạng hiểu nhầm là tằng tịu với On – vợ của gia đình nợ máu cách mạng. Người anh hùng đó bị cấp trên từ bỏ, bị đoàn thể dè bỉu. Chán chường, Lâm từ bỏ cuộc sống nơi chốn quê cũ và đến sống với Dình – một người đàn bà quá lứa lỡ thì. Tâm hồn Lâm được hồi sinh tươi mới với hạnh phúc không giấy giá thú. Nhưng hạnh phúc ấy cũng không kéo dài. Đến cuối đời, Lâm lại rơi vào bi kịch, chết trong tức tưởi khi chứng kiến người đàn bà từng ở cùng nhà, ngủ cùng giường với mình, người mà mình coi là vợ lại dẫn trai về ngủ trên chính chiếc giường hạnh phúc xưa kia của mình. Thế giới người anh hùng rơi vào bi kịch, tăm tối không lối thoát – nơi cái đẹp, cái thiện không phải lúc nào cũng có vị trí xứng đáng.

Con người, đằng sau những tình tiết tưởng chừng như đầy uẩn khúc éo le, ly kỳ, quanh co...kỳ thực về cơ bản vẫn bị vận hành theo những quy luật chặt chẽ, có thể đoán trước được. Những số phận trong bối cảnh xã hội thuộc địa thời bấy giờ, khi tiếng nói của nhân dân không có giá trị, khi cường quyền được khuyến khích. Đó là một xã hội mà dù là anh hùng hay là người bình thường vẫn phải tuân theo vòng xoáy. Cái đúng và cái sai, cái thật và cái giả, cái thiện và cái ác, ánh sáng và bóng tối, ngày và đêm...được phân biệt

74

một cách rạch ròi, đối chọi nhau một cách dứt khoát, thắng bại, được thua kết cùng cuối cùng rõ ràng. Đấy là thế giới có sự phân cực rõ ràng, một con người phải hoặc là thế này hoặc thế kia mà không có sự đồng thời, không có tính nước đôi nhập nhằng. Và soi chiếu vào văn xuôi Nguyễn Hữu Tiến, thế giới với những con người như thế được tác giả tập trung xây dựng với hình ảnh con người tốt đẹp mà phải sống với bi kịch như nhân vật Lâm.

3.2.3. Kiểu nhân vật tha hóa

Bước sang một chủ đề mới hơn, khó hơn nhưng tiểu thuyết “Hữu hạn” lại được đánh giá là một sự kiện quan trọng trong sự nghiệp văn chương của nhà văn Hữu Tiến. Tác phẩm đưa nhà văn trở về với đời sống công nhân mà ông đã từng trải nghiệm. Một trong những thành công của tác phẩm chính là nghệ thuật xây dựng hình ảnh nhân vật rất sống động. Bên cạnh nhân vật bi kịch, nhân vật thánh thiện, hệ thống nhân vật tha hoá là yếu tố tạo ra sức hấp dẫn cho tác phẩm.

Tìm hiểu trong “Dòng đời” ta thấy hệ thống phân tuyến nhân vật được định hình rõ nét giữa một bên cha con tổng đoàn Tàng gian ác và một bên là nhân dân và người anh hùng Lâm. Loòng là kẻ xấu nhưng thực tâm Loòng không phải là kẻ mưu mô, thủ đoạn mà trái lại rất hèn nhát. Loòng thực hiện mọi hành động xấu xa là từ sự xúi giục của cha mình mà thôi. Loòng được đi học cái chữ, tuy học dốt nhưng cũng đánh vần được. Xét trong hệ thống tầng lớp con người ở bản, Loòng cũng được coi là có chút tri thức. Cái mới của Nguyễn Hữu Tiến là ở sự mở rộng tầm quan sát để thấy người tri thức cả trong sự phân hoá mà đẻ ra loại tri thức rởm, trí thức lưu manh. Đây là kiểu nhân vật mới trong tiểu thuyết của ông. Ở nhân vật này tồn tại cả hai phần sáng tối. Một đại diện cho phần sáng khi anh chấp nhận lấy On làm vợ, chấp nhận yêu thương cả đứa con riêng của On như con đẻ. Sống với On, Loòng yên phận và theo sự sắp đặt cuộc sống của vợ. Chính bởi thế, khi On nói gia đình sẽ chuyển đi khỏi Quảng Trù, Loòng tôn trọng quyết định của vợ và không có sự phản kháng nào. Mặt khác, nhân vật này đại diện cho phần tính cách con người bị tha

75

hoá bởi hoàn cảnh, bởi sự tác động của người khác. Loòng được đi học nhưng vì học không tới nơi tới chốn lại ở bên cạnh người cha già hống hách, độc ác, cuối cùng Loòng cũng bị cha xúi giục, kích động bỏ thuốc độc tromg rượu để giết thầy đồ Toàn. Và từ hành động đó, Loòng bị tha hoá lương tâm, trở thành kẻ xấu, kẻ giết người. Loòng là hình ảnh anh trí thức rởm với nhân cách đã bị huỷ hoại bởi tính thù hằn và sự lộng quyền, coi mạng sống con người như cỏ rác. Nếu xã hội có thêm một cha con tổng đoàn Tàng, có thêm một Loòng cậy quyền cha và lương tâm bị tha hoá như thế nên cả xã hội sẽ bị huỷ hoại nặng nề.

Ở tiểu thuyết “Hữu hạn”, nhân vật tha hoá là Hạc, là Khâu. Ban đầu họ cũng là những con người sống có lý tưởng, có tính cách đàng hoàng nhưng hoàn cảnh xô đẩy nên về sau họ lại trở thành những kẻ đáng bị lên án. Hạc là cô bạn lớp trưởng của Hoàn, vì yêu Hoàn, nhiệt tình dâng hiến cho Hoàn nhưng bị Hoàn cự tuyệt, ngay cả khi sau bao năm rời xa, lần thứ hai Hạc đã chủ động tìm kiếm Hoàn, chủ động gợi tình, buông thả nhưng anh vẫn một mực từ chối. Cô ta hận lắm và cho rằng Hoàn không phải là đàn ông đích thực. Ở đất mỏ, cô cặp kè với lão Quắn và có thai. Vì có thai nhưng Hạc không muốn mất đi người tình có quyền hành, mặt khác Khâu lại là một người đàn ông mạnh mẽ, là một trưởng ca lại chưa có con. Hạc đã nghĩ ra cách tiếp cận Khâu để ràng buộc Khâu với mình. Hơn tháng sau, Hạc cho biết mình có thai, Khâu mừng lắm và quyết định ly hôn với Nguyệt để lấy Hạc. Đến lúc này, Khâu mới chợt hiểu: Nguyệt là người đàn bà vô sinh. Tất cả những nhân vật ấy, vì những toan tính riêng không thành ấy mà họ để cho sự ích kỉ cá nhân chi phối, tha hoá về nhân tính, tự để cho những ham muốn đời thường đánh mất chính mình, len lỏi vào từng ngóc ngách mỗi con người. Xây dựng hình ảnh những nhân vật tha hoá, Nguyễn Hữu Tiến muốn phản ánh một hiện thực nhức nhối trong xã hội thời kỳ đầu của đổi mới với không ít kẻ vì lợi ích cá nhân có thể chà đạp lên những thứ khác, kể cả sự lợi dụng tình yêu – thứ tình cảm thiêng liêng rất cao đẹp của con ngưởi để đạt được mục đích của mình. Tuy nhiên, nhân vật tha hoá trong tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến không phải lúc nào cũng là những kẻ vô lương tâm đến tột cùng. Ở họ, vẫn còn phần

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/02/2024