Nghệ Thuật Xây Dựng Cốt Truyện Với Một Số Dấu Hiệu Hiện Đại

60


On bị cướp về nhà tổng đoàn Tàng

Đám cưới Lâm – On

Lâm mất vợ, cha mẹ chết thiêu, nhà bị đốt, Lâm bị đánh trọng thương, bỏ trôi sông

Lâm được cứu sống và đi theo toán cướp bóc

Sau ngày cưới

Trở thành thành viên trong đội cướp bóc, sống chui lủi

Lâm được ra khỏi trại giam

Sau 10 năm

Lâm quay trở lại quê hương gặp On

Lâm và On bị bắt gặp

Cuộc gặp mặt sau 10 năm xa cách

Lâm bị kết tội bàn nhau phá hoại công trình thuỷ lợi

Lâm gặp Dình

Sau cuộc gặp của Lâm với On

Lâm về ở với Dình

Lâm chứng kiến cảnh Dình ngủ với Khìa

Sau khi Lâm rời nhà và quay trở lại

Lâm chết trong uất ức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến - 9


Để thấy rõ hơn nghệ thuật xây dựng cốt truyện truyền thống theo thời gian tuyến tính, chúng ta có thể đi sâu vào từng tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến.

Trước tiên, là tiểu thuyết “Dòng đời”. Cốt truyện của “Dòng đời” xoay quanh cuộc sống, số phận của nhân vật Lâm. Xuyên suốt tác phẩm là những câu chuyện xảy ra trong cuộc đời anh, được nhà văn tái hiện lại theo từng dòng suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật chính. Cốt truyện truyền thống theo thời gian tuyến tính được tác giả sử dụng triệt để kể từ đoạn miêu tả lại cuộc đời thời trai trẻ của Lâm. Bắt đầu từ thời điểm Lâm là chàng trai trẻ rời nhà đi tìm cái chữ ở nhà thầy đồ Toàn, gặp bạn đồng môn tên Loòng – con trai tổng đoàn Tàng ở Quảng Trù. Loòng không thích Lâm và thù thầy đồ Toàn vì bị

61

thầy phạt nhiều nên đã nghe theo cha bày cách, tẩm thuốc độc cho thầy uống để giết thầy. Sự thật ấy của Loòng bị Lâm suy đoán được và vạch tội. Không chỉ thế, Lâm yêu On, vì On mà Lâm dám đối đầu với Loòng, làm Loòng hoảng loạn bước giật lùi và vô tình gót giầy của nó dẫm trượt trên hòn đá tai mèo. Nó ngã ngửa trên hòn đá. Cú ngã làm cột sống của Loòng bị thương tích gây bại liệt. Để trả thù cho con trai, dù tổng đoàn Tàng thừa biết Lâm không hề tham gia tổ chức Việt Minh và Lâm cũng không trực tiếp gây thương tích cho thằng Loòng. Nhưng cái tội lớn nhất của Lâm là dám đối đầu với con trai ông cũng có nghĩa là nó chẳng coi ông ra gì. Như thế là có tội. Và từ đó, cuộc trả thù dã man của tổng đoàn Tàng gian ác đã gây ra một loạt biến cố cho cuộc đời Lâm. Lâm phải đến phục vụ Loòng, mất On, phải chứng kiến cảnh On làm vợ Loòng. Sau bằng bẵng 10 năm, có cơ hội bên nhau On muốn Lâm quay về nhưng Lâm từ chối vì On đã là vợ Loòng, gia đình nợ máu cách mạng. Thất vọng, On cùng gia đình rời đi nơi khác. Lâm chán đời sau vụ gặp On và mang tiếng tằng tịu với con dâu lão Tàng. Đúng lúc đó, Dình xuất hiện. Dình là gái già lỡ thì quá lứa, biết Lâm sau vụ đó đã nghĩ ra cách tiếp cận Lâm và dần hai người về sống với nhau. Nhưng do tuổi tác chênh lệch, Lâm không đáp ứng được khát khao trong Dình nên Dình đến với Khìa để khỏa lấp khoảng trống. Lâm phát hiện ra điều đó, ông chết trong uất ức khi nhìn thấy đôi trai gái đang ôm nhau ngủ trong nhà lão. Dòng đời Lâm cứ trôi đi từ bi kịch nọ đến bi kịch kia và Lâm chết trong nỗi cô đơn tột cùng.

Xây dựng cốt truyện theo thời gian tuyến tính Nguyễn Hữu Tiến đã từ từ lật giở từng trang đời của nhân vật trong “Dòng đời”. Các tình huống, các sự kiện, các biến cố xảy ra trong cuộc đời Lâm được sắp xếp tuần tự theo thời gian và có mối quan hệ chặt chẽ, từ biến cố này tác động đến sự kiện kia, đã giúp cho người đọc dễ dàng hình dung về những năm tháng cuộc đời của Lâm. Trong “Dòng đời” các sự kiện luôn giữ vai trò chính yếu, kết hợp với cách sử dụng các chi tiết truyện để miêu tả nội tâm, miêu tả thế giới cảm giác của nhân vật. Người đọc cũng dễ dàng cảm nhận được

62

tâm tư, tình cảm và suy nghĩ theo mạch cảm xúc hồi tưởng từng chặng thời gian trong cuộc đời của nhân vật. Có thể khẳng định, với bút pháp nghệ thuật xây dựng cốt truyện truyền thống, những dòng cảm xúc, nội tâm của con người - những vui buồn, hờn giận, ghen tuông, sầu tủi, nhớ mong, hạnh phúc... của nhân vật đã được trải rộng ra trên những trang giấy. Và với dụng ý nghệ thuật của mình, Nguyễn Hữu Tiến đã làm nổi bật cốt truyện “dòng đời”, gây hấp dẫn người đọc.

Ở tiểu thuyết “Hữu hạn”, cũng với cách sử dụng nghệ thuật xây dựng cốt truyện truyền thống này, nhưng cốt truyện tập trung xoay xung quanh đời sống một tập thể công nhân mỏ thiếc Thin Tốc. Đó là những số phận bị dòng đời đưa đẩy: Hoàn, một thanh niên cao ráo, thông minh. Nhưng Hoàn vì thói háo danh và gợi tình của lớp trưởng Hạc, vì sự hẹp hòi của thầy hiệu trưởng, anh phải bỏ học đi làm công nhân lái xe đất mỏ Thin Tốc. Ở đây, Hoàn đã gặp Hồng - cô công nhân điều vận, người con gái đã chạy trốn đám cưới do lời hứa của bố mẹ, được Nguyệt cưu mang, giới thiệu với ông giám đốc mỏ. Và Nguyệt – một cô gái nhu mì tình cờ gặp Khâu ở Thái Nguyên, nhờ anh cho đi nhờ xe. Nguyệt có cảm tình và yêu Khâu rồi trở thành vợ của Khâu. Nhưng hai vợ chồng sống cuộc sống lạnh lẽo do không có con. Lợi dụng điều đó, Hạc – người tình của ông Quắn, khi biết mình có thai nhưng không muốn mất ông Quắn, cô đã giăng bẫy tình để Khâu ly dị vợ và ràng buộc cuộc đời Khâu với mình.

Bằng một loạt các sự kiện có sự sắp đặt tiếp nối nhau, ràng buộc và tác động lên nhau, Hữu Tiến đã xây dựng cốt truyện theo trật tự tuyến tính để tạo thành một mạch liên kết chặt chẽ. Chính bởi vậy, dù tiểu thuyết “Hữu hạn” phản ánh về rất nhiều những số phận khác nhau nhưng đọc tác phẩm người đọc vẫn không thấy rời rạc. Mỗi nhân vật với cuộc đời, với hoàn cảnh không giống nhau, bị đưa đẩy theo nhiều tình huống tiếp nối nhau, có quan hệ với nhau. Sự kiện của nhân vật này tạo ra bi kịch của nhân vật khác và tăng dần theo thời

63

gian một chiều. Nhờ đó, bức tranh đời sống về tập thể công nhân mỏ thiếc Thin Tốc hiện ra rõ ràng và không bị đứt quãng.

Đến với tiểu thuyết “Dòng đời” và “Hữu hạn”, chúng ta thấy các tác phẩm có mô típ quen thuộc về thời gian, không gian và nhân vật. Cuộc đời của mỗi nhân vật lần lượt hiện ra trong sự sắp đặt cốt truyện chặt chẽ theo trật tự thời gian tuyến tính. Với nghệ thuật xây dựng cốt truyện này cùng với tài năng sắp xếp các mối quan hệ trong tác phẩm có sự ràng buộc, ảnh hưởng tới nhau, Nguyễn Hữu Tiến đã tạo nên được cốt truyện đặc sắc. Nét đặc sắc ấy chính là sự phát triển tầng bậc của cốt truyện theo tuyến tính thời gian, giúp cho tính cách của nhân vật ngày càng hiện rõ. Tâm trạng, tình cảm, ý nghĩ, cảm xúc...của nhân vật được bộc lộ theo từng chi tiết trong cốt truyện. Những sự kiện, biến cố, hành động của nhân vật được tác giả sắp xếp thành một hệ thống liên tục, làm cơ sở cho sự triển khai các tính cách nhân vật một cách tự nhiên. Và chính tính cách nhân vật là nơi xuất phát và quyết định của sự sáng tạo nghệ thuật. Nguyễn Hữu Tiến sáng tác cốt truyện với những diễn biến, biến cố hợp với logic đời sống và người đọc thưởng thức chủ yếu là thưởng thức cốt truyện. Những cốt truyện chân thực và hấp dẫn đồng thời thể hiện được chiều sâu tâm lý, tính cách các nhân vật.

Với nghệ thuật xây dựng cốt truyện truyền thống theo thời gian tuyến tính, Nguyễn Hữu Tiến đã đặt tính cách nhân vật vào hoàn cảnh có tính thử thách và từ đó, tính cách nhân vật thể hiện phong phú, đa dạng và luôn phát triển theo sự phát triển của hoàn cảnh, của diễn biến cốt truyện, tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm.

3.1.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện với một số dấu hiệu hiện đại

Trong tác phẩm của mình, để đạt được những thành công trong ý đồ thể hiện và làm nổi bật cốt truyện các tác giả thường rất chú ý sử dụng nghệ thuật xây dựng cốt truyện khác nhau. Thông thường, một tác phẩm ít nhất có thể được sử dụng hai lối xây dựng cốt truyện để bổ sung cho nhau. Cốt truyện là

64

yếu tố tất yếu của mọi tác phẩm. Nếu khái niệm cốt truyện nhằm chỉ sự liên kết những sự kiện, hành động, biến cố... Trong tác phẩm tự sự và kịch, nghệ thuật xây dựng cốt truyện là một khái niệm rộng hơn nhiều, góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Trong lao động sáng tạo văn học, có thể coi chủ đề tư tưởng là mục tiêu nhằm hướng tới của nhà văn trong quá trình phát hiện và xây dựng cốt truyện. Tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá nghệ thuật xây dựng cốt truyện một tác phẩm chính là hiệu quả diễn đạt nội dung của nó. Cốt truyện có nhiệm vụ tổ chức hệ thống các tính cách nhân vật, sự kiện, các biến cố, hình ảnh, cảm xúc... làm cho những yếu tố đó gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại ngay từ bên trong tác phẩm, làm cho nó trở thành một chỉnh thể nghệ thuật toàn vẹn không thể chia cắt được.

Trong đời sống văn học, đôi khi có người cho rằng một số tác phẩm có chủ đề tư tưởng tốt nhưng tác phẩm vẫn chưa được cảm nhận như một chỉnh thể nghệ thuật. Ðiều này có thể do nhiều nguyên nhân nhưng một phần quan trọng là do nghệ thuật xây dựng cốt truỵên của mỗi nhà văn. Cốt truyện hay bao giờ cũng tăng cường sức mạnh nghệ thuật của tác phẩm văn học, tạo nên sức hấp dẫn cho người đọc. Do vai trò quan trọng của cốt truyện mà đến với mỗi tác phẩm chúng ta đều phải chú ý phân tích nghệ thuật xây dựng cốt truyện.

Hai tiểu thuyết “Dòng đời” và “Hữu hạn” đều là hai tiểu thuyết rất thành công của nhà văn Nguyễn Hữu Tiến. Một trong những yếu tố tạo nên thành công cho tác phẩm chính là cách sử dụng nghệ thuật xây dựng cốt truyện truyền thống với một số dấu hiệu hiện đại như sử dụng những gấp khúc đảo lộn chồng chéo thời gian của sự kiện, tạo ra những tình huống kịch tính, từ đó nêu bật được chủ đề của tác phẩm. Sự tái tạo lại trật tự nghệ thuật cho các sự kiện trong cốt truyện là một đặc trưng của tư duy nghệ thuật hiện đại, tạo nên sự đổi mới cho tác phẩm.

65

Ở “Dòng đời”, ngay từ những trang đầu tiên nhà văn đã hé mở lối xây dựng cốt truyện có sự phá vỡ tuyến tính thời gian truyền thống và thay vào đó các sự kiện được sắp đặt theo kiểu vòng tròn. Mở đầu câu chuyện là hình ảnh lão Lâm “đi ngược chiều sông Bằng về cuối thị trấn... đi chưa hết đất thị trấn đôi chân của lão đã đòi nghỉ. Lão đành nặng nề ngồi xuống vệ đường. Như một sự vô tình, lão ngoảnh đầu nhìn lại quãng đường đã đi qua rồi hướng ánh mắt già nua khắp thị trấn Phia Ma và dừng lại khá lâu ở mỏm đồi đằng sau thị trấn” [24, tr.5]. Cảm xúc ùa về gợi cho lão nhớ về quá khứ một thời trai trẻ của cuộc đời mình. Và truyện được mở ra theo dòng hồi tưởng quá khứ của lão. Những sự kiện, những biến cố cuộc đời của anh chàng Lâm thông minh, tài giỏi nhưng lại gặp một chuỗi bi kịch, làm nên nội dung chính của tác phẩm. Kết thúc truyện lại quay lại với hình ảnh lão Lâm già nua “buồn rầu đứng thở một lúc lâu rồi quyết định quay lại thị trấn Phia Ma, nơi có căn nhà nhỏ của lão” [24, tr.230]. Và rồi Lâm uất ức trào lên tận cổ khi đẩy cửa vào nhà thấy Dình và Khìa đang ôm nhau ngủ. “Lồng ngực lão nhói đau...lão buông gậy ngã xuống nền nhà như cây chuối đổ” [24, tr.231]. Lão chết. “Lúc ấy vào khoảng tám giờ sáng, cả thị trấn Phia Ma đang sôi động trong một ngày mới”.[24, tr.231]

Nguyễn Hữu Tiến đã xây dựng lối xây dựng cốt truyện với sự bổ sung vào trật tự truyền thống với kiểu cốt truyện vòng tròn rất phù hợp với tác phẩm “Dòng đời”. Ở tiểu thuyết này, tác giả lấy quá khứ cuộc đời Lâm làm tâm điểm, trong quá khứ ấy đã có rất nhiều biến cố tác động mạnh đến hiện tại cuộc đời lão Lâm. Những biến cố trong quá khứ đã đẩy lão đến cảnh đời hiện tại, là nguyên nhân khiến lão về ở với Dình – người đàn bà “đĩ thõa”. Trong lúc lão cô đơn và mang tiếng xấu, Dình đã lợi dụng để tiếp cận và lừa lão về sống chung, để Dình thoát khỏi tiếng gái già quá lứa lỡ thì, cô quạnh. Tác giả đã tận dụng đặc điểm của cốt truyện vòng tròn, chuyển tiếp từ thời điểm hiện tại đến quá khứ một cách nhịp nhàng. Qua dòng hồi ức của nhân vật, quá khứ được tái hiện và thời gian từ hiện tại đảo lộn về quá khứ, khiến câu chuyện trở

66

nên thực hơn, giúp cho người đọc có thể hiểu hơn về hành động và tính cách nhân vật Lâm mà tác giả không cần phải thuyết minh nhiều.

Cũng thế, trong tiểu thuyết “Hữu hạn”, tác giả cũng để các nhân vật của mình tự hồi tưởng lại quá khứ. Qua dòng hồi tưởng ấy, người đọc hiểu được hoàn cảnh, những xô đẩy của dòng đời số phận nhân vật trở thành công nhân mỏ thiếc Thin Tốc. Đó là Hoàn, bất ngờ trong lần gặp lại Hạc tại chính khu tập thể nhà số 1 của khu mỏ, những ký ức chuyện cũ sống dậy trong lòng anh. Đó là Hồng – người yêu Hoàn khi đến nhà anh theo cuộc hẹn, chứng kiến cảnh Hạc đang dí bộ ngực tròn căng vào người Hoàn, cô rú lên và quay gót bước đi trong tâm trạng hoảng loạn. Quãng đời xưa cũ của Hồng bỗng hiện về mồn một như mới xảy ra... Rõ ràng đây là lối xây dựng cốt truyện có yếu tố cách tân khi phá vỡ tuyến tính thời gian và tạo ra vòng tròn kết nối các biến cố của nhân vật. Với lối xây dựng cốt truyện như thế, tác giả muốn chuyển sự chú ý của người đọc từ sự kiện xảy ra bên ngoài sang nội tình bên trong, nhấn mạnh ý chí mãnh liệt, sự giằng xé nội tâm của nhân vật... Sự đảo lộn trật tự thời gian của các sự kiện có ý nghĩa không nhỏ trong việc thể hiện nội dung tác phẩm, tạo ra sự thành công cho tác phẩm.

Không dừng lại ở đó, Nguyễn Hữu Tiến còn sử dụng hình thức cốt truyện đan xen đồng hiện nhằm nâng cao sức biểu hiện của chủ đề tư tưởng, tăng cường sức tác động thẩm mĩ của tác phẩm tới người đọc. Trong tiểu thuyết “Dòng đời” và “Hữu hạn”, với cách sử dụng linh hoạt các hình thức thể hiện cốt truyện khác nhau, Hữu Tiến đã thể hiện được sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Nhà văn đã sắp xếp các sự kiện của các nhân vật trong thời gian quá khứ, hiện tại, và tương lai cùng hiện lên một lúc gây ấn tượng cảm xúc mạnh về cuộc đời mỗi nhân vật. Đặc biệt, trong tiểu thuyết “Hữu hạn”, những bi kịch cuộc đời của cá nhân được kể đan xen, lồng ghép ngay sau mỗi sự kiện, tình huống mà nhân vật trải qua. Cốt truyện được đảo liên tục, chồng chéo theo các nhân vật khác nhau. Tác giả không dẫn người đọc đến với cuộc

67

đời Hoàn, Hồng, Hạc, Nguyệt...lần lượt theo sự xuất hiện của nhân vật mà theo tình huống. Những trang văn đầu tiên là cuộc gặp gỡ của Hoàn và Nguyệt nhưng sau tiếng còi tầm u u u đột ngột tác giả dẫn dắt chúng ta gặp gỡ với Hồng và chứng kiến cuộc tình của hai người trẻ, rồi lại đột ngột là sự xuất hiện của Hạc kéo Hoàn về một thời quá khứ đau buồn của anh. Sau đó, người đọc chợt bừng tỉnh theo Hoàn trong cuộc gặp gỡ giữa anh và Hạc khi cô đang cố gợi tình anh. Hình ảnh ấy của anh bị Hồng bắt gặp, cô bước đi trong tâm trạng hoảng loạn và bỗng nhớ về những năm tháng xưa...

Cứ thế, theo lối xây dựng cốt truyện đan xen đồng hiện các tình huống tưởng như ngẫu nhiên mà lại có sự sắp đặt rất khéo léo của tác giả, Nhờ đó, người đọc vừa được chứng kiến những diễn biến hiện tại của từng nhân vật, vừa được trải theo dòng cảm xúc về với ký ức. Thời gian hiện tại – quá khứ lặp đi lặp lại, gấp khúc bởi những hồi tưởng của từng nhân vật, tạo ra những nhịp khúc rất nhanh, có đỉnh cao và có điểm cuối dốc và có chiều sâu cho tác phẩm. Ở mỗi xung đột hay gặp gỡ, như sự gặp gỡ bất ngờ của Hạc và Hoàn ở nhà tập thể số 01, sự hiểu lầm của Hồng khi chứng kiến Hoàn với Hạc hay sự gặp gỡ của Nguyệt với Khâu trên đường dài về Cao Bằng..., tất cả đều có một điểm rơi. Nhà văn đã lấy chính điểm rơi đó để tạo ra gấp khúc và đảo lộn thời gian hiện tại, quá khứ; đan xen tình huống truyện với nhau. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện với những dấu hiệu hiện đại này kết hợp với nghệ thuật xây dựng cốt truyện theo trật tự thời gian tuyến tính… để phục vụ diễn biến quy luật tâm lý của nhân vật. Đây là một nét sáng tạo trong thi pháp văn xuôi của Nguyễn Hữu Tiến. Ưu thế đầu tiên của bút pháp nghệ thuật này, giúp nhà văn có thể linh hoạt trong quá trình diễn tả đời sống nội tâm của các nhân vật ở mọi thời điểm khác nhau. Tính giới hạn của thời gian trong tác phẩm bị phá bỏ. Cùng một thời gian, tác giả có thể biểu đạt một cách tự nhiên các sự kiện đã diễn ra trong một quá khứ rất xa xôi hay những dự định ở tương lai sẽ đến. Bằng phương thức này, các phạm trù thời gian, không gian trong tác phẩm không còn là các yếu tố có tính độc lập tương đối nữa. Những phạm trù ấy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/02/2024