Cảm Hứng Về Những Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Và Phong Tục Tập Quán

67

thông điệp có ý nghĩa cho tới tận hôm nay: yêu thương chứ không căm thù, hiểu định mệnh dân tộc và tìm về bản thể nguyên tính của Quê hương. Dù Chăm đương đại có thể bị xáo trộn, xô bồ, phiêu giạt… thì hai tác phẩm này vẫn làm cho tâm hồn Chăm cứ là Chăm: “Độc đáo và độc nhất. Làm phong phú và đa dạng văn hóa và tinh thần cộng đồng bản địa nơi ta tạm trú!” [15, 167]. Qua những di sản văn học của cha ông, cả một thời quá khứ vàng son lẫn bi tráng của lịch sử dân tộc, những xung đột lẫn hòa hợp tôn giáo, những bức thông điệp và cả tâm hồn, cốt cách cha ông đều được hiện lên. Những tác phẩm ấy sống dai dẳng trong tâm thức Chăm, thậm chí “sống còn mạnh mẽ hơn, sâu thẳm hơn, dai dẳng hơn lịch sử thành văn” [15, 333]. Chính chúng làm nên bản sắc dân tộc, làm nên sức mạnh tâm linh cho dân tộc.

Minh triết Chăm quan niệm “Học không phải để mưu lợi mà để biết” thì nhà văn Chăm vận dụng để đưa quan niệm sáng tác “Viết không phải để lưu danh mà để vô danh”. Vì thế văn học Chăm là một nền văn học có bề dày truyền thống nhưng chủ yếu là các tác phẩm vô danh, bởi lẽ: “Tác giả Chăm muốn tác phẩm mình thay vì chính mình sống, cái sống chắc rất mù mờ trong màn sương giai thoại, huyền thoại” [14, 79]. Có lẽ chính chất Chăm huyền thoại ấy lại tạo ra vẻ đẹp và sức cuốn hút kì lạ cho những tác phẩm Chăm.

Đó là những gì đã sưu tầm được, là bề nổi của văn học Chăm còn những phần chìm khuất chúng ta chưa tìm hiểu và cố định được bằng văn bản thì sẽ tồn tại trong tâm hồn dân tộc. Vì thế nhận chân và chính xác kho tàng văn học Chăm của quá khứ là một điều không dễ và cũng chưa có điều kiện thực hiện một cách triệt để. Nhưng qua những trang tiểu thuyết của Inrasara có thể khẳng định rằng: đó là một nền văn học văn học giàu sang và đặc sắc bởi lẽ “một dân tộc sản sinh ra bao nhiêu là cụm tháp kì vĩ thế kia thì không thể nào không là gì trong văn học cả” [15, 84]. Tuy vậy điều đáng buồn là nó vẫn đang ở góc khuất nào đó của kho văn học sử Việt Nam.


Bên cạnh sự tự hào về văn học Chăm giàu sang trong quá khứ, cũng là một người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, ở giai đoạn hiện đại, Inrasara cũng thể hiện nỗi ưu tư, trăn trở và trách nhiệm của mình với câu hỏi: Thế hệ trẻ Chăm hôm nay hiểu và hành xử với văn chương dân tộc mình như thế nào? Con đường đi và quan niệm của người nghệ sĩ như thế nào để có thể tiếp tục phát triển nền văn học Chăm làm cho nó giàu có và rực rỡ hơn nữa? Ông quan niệm: “Nhà văn như kẻ đi trên dây giữa hai bờ vực, bên này là tuyên truyền bên kia là xa hoa giả trá. Hắn phải giữ thăng bằng giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và đất nước, tổ quốc và thế giới, trách nhiệm công dân và ý hướng tính sáng tạo của nghệ sĩ trước vũ trụ vô cùng. Hủy phá đồng thời sáng tạo, đúng tinh thần Shiva” [15, 323]. Vì thế lúc nào cũng phải giữ tâm thế sẵn sàng lên đường, đi và đi và đi chứ đừng đóng khung trong cái vàng son của quá khứ với phức cảm tự tôn – tự ti dân tộc. Dám dấn thân, sáng tạo nhưng cũng dám coi vinh quang là hư vinh, phù du. Hiểu rò bổn phận của mình và đi tới đầu mút con đường mình đã lựa chọn. Nhà văn phải dám đối diện với thời cuộc, tỏ thái độ, thậm chí chấp nhận xã hội tỏ thái độ lại. Ông cũng tự xem mình là nhà văn “bị đẩy xuống”, kéo lê theo cái vui - buồn, sáng

- tối, hi vọng- thất vọng Chăm vẫn sáng tác, trực diện với sóng gió của thời cuộc, chấp nhận sống nguy hiểm thường trực. Nhưng chỉ có thế mới có thể sáng tạo theo đúng nghĩa.

2.2.2. Cảm hứng về những giá trị văn hóa truyền thống và phong tục tập quán

Các nhà văn dân tộc thiểu số thường thông qua các sáng tác của mình gửi tất cả tình yêu, niềm trân trọng và tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc như một cách bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Điều đó đã được các cây bút dân tộc thiểu số miền Bắc như Vi Hồng, Triều Ân, Cao Duy Sơn thể hiện khá thành công trong tiểu thuyết của mình. Là một người con dân tộc Chăm ở mảnh đất duyên hải miền Trung, Inrasara cũng đưa


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

vào tiểu thuyết của mình những giá trị văn hóa truyền thống, các lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc. Chúng từ lâu đã là những nét đẹp văn hóa của Chăm, biểu tượng cho Chăm. Inrasara tái hiện lại chúng dựa trên sự am hiểu của một nhà nghiên cứu dân tộc học, như một “phu phục sử” (Đinh Trần Toán). Không phải là những thắng cố, thổ cẩm, hoa xòe, những phiên chợ tình thơ mộng, những điệu hát si, hát lượn…của các dân tộc thiểu số ở miền Bắc mà đó là những nét chạm trổ điêu luyện của các nghệ nhân Chăm, những giếng Vuông bí ẩn dọc dải đất miền Trung nắng gió nhưng không bao giờ khô nước, là gốm Bàu Trúc, là trống Baranưng…Đặc biệt là Tháp Chàm. Đây là một công trình kiến trúc nằm trong hệ thống tín ngưỡng của dân tộc Chăm. Là nơi tôn vinh các vị thần linh, những vị anh hùng quá cố đã có công giúp vương quốc Champa đạt được chiến thắng vinh quang trên chiến trường chống giặc ngoại xâm cứu nước hay xây dựng cho sứ xở này trở thành một dân tộc phồn thịnh. Trong tiểu thuyết của Inrasara ta bắt gặp bạt ngàn những tháp Chàm cô độc, hiên ngang và đầy bí ẩn: “Tháp Ppo Nưgar, Tháp Nhạn, Bánh Ít và cánh Tiên, Dương Long, rồi cuối cùng về Mỹ Sơn” [15, 203]. Những ngọn tháp mà “vẻ đẹp của chúng biến thiên theo thời gian, cùng cuộc thịnh suy đất nước. Đẹp của Dương Long là đẹp kiêu hãnh đầy nhuệ khí, Ppo Klaung Girai đẹp toàn bích, còn của Ppo Rome đích thị là cái đẹp suy tàn” [15, 185]. Người đọc chưa từng một lần đặt chân đến vùng đất của những ngọn tháp kia có thể qua tiểu thuyết của Inrasara cảm nhận được vẻ bí ẩn, hào hùng bi tráng ẩn sau những ngọn tháp ấy qua những huyền sử mang đầy màu sắc huyền thoại về chúng cũng như về lịch sử vương quốc Champa qua các giai đoạn lịch sử. Không chỉ tự hào, kiêu hãnh mà dường như trong những vẻ đẹp kia đang ẩn chứa một sự suy tàn, mong manh.

Múa là một bộ phận quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Chăm. Hình ảnh người vũ nữ Chàm “nâu, mỏng manh, buồn và đẹp bí

Đặc điểm tiểu thuyết của Inrasara - 10

70

ẩn” [15, 182] từ lâu đã có một sức cuốn hút mãnh liệt không chỉ trong cộng đồng Chăm mà cả đất nước Việt Nam và thế giới. Đó là một nét đẹp văn hóa độc đáo, phản ánh đời sống tinh thần phong phú của người Chăm, bởi lẽ “Múa gắn với các lễ hội như Rija Nuwgar, Katê, Rija Praung, trong nhà, giữa làng hay trên tháp. Kèm với múa là nhạc: trống đôi ginowng, trống baranưng, ceng chiêng, kèn xaranai, đàn kanhi, grong lục lạc” [15, 278, 279]. Cứ có lễ hội là có múa. Ca – múa – nhạc kết hợp nhuần nhụy, với nội dung và hình thức rất phong phú. Múa Chăm có tới bảy mươi hai điệu cả thảy, đủ loại từ: múa quạt (dụng cụ chính là chiếc quạt, xòe ra hay xếp lại cả cặp hoặc một xòe một xếp); múa kiếm, múa roi (là các điệu múa sôi động, gây phấn khích cao độ, các thao tác thể hiện sự uy dũng tượng trưng cho vị tướng xung trận, sẵn sàng vượt qua khó khăn gian khổ); múa chèo thuyền (mô tả những động tác chèo thuyền khi đi trên biển), múa đội lu, múa khăn, múa âm dương (hiện tại ít nơi sử dụng, chỉ có dân Bính Nghĩa còn vui vẻ lưu giữ)…Chính vì sự quyến rũ, uyển chuyển, cả sự mạnh mẽ, lôi cuốn, dứt khoát trong các điệu múa mà đây luôn là tiết mục được trông đợi nhất trong các lễ hội và luôn nhận được những tràng hoan hô (ahei) cỗ vũ nhiệt thành.

Bước vào tiểu thuyết của Inrasara, ta còn bắt gặp trong đó nhiều phong tục tập quán, nhiều lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc Chăm được lưu giữ từ lâu đời. Điều đó cho thấy những mạch nguồn văn hóa quê hương đã ngấm sâu vào Inrasara và giờ đây tái hiện sống động trong tiểu thuyết của ông. Với người Chăm, sách và chữ là rất quý, như tặng vật của thần thánh nên họ luôn trân trọng. Ở mỗi gia đình có ciet sách thì “Định kì, ciet sách được mang ra phơi nắng, cúng bái thành kính với lễ vật đơn sơ” [15, 85] nếu không nó sẽ biến thành sách hoang và điều đó là tối kị với Chăm. Đây là một nét phong tục rất đẹp, thể hiện sự trân quý với tri thức của Chăm. Con người Chăm từ khi được sinh ra cho đến cuối đời đều được thực hiện đầy đủ những nghi lễ


gọi là “nghi lễ vòng đời” một cách “rất ư thanh thoát, nhẹ nhàng” bao gồm: lễ mang vòng (nếu sinh ra mà thể trạng yếu), tháo vòng (khi lớn khôn khỏe mạnh), Bbơng mưnhum (khi lấy vợ), tẩy rửa (khi gặp vận xui, làm sạch tội lỗi), đám qua đêm (khi chết), đám thiêu (sau khi chết một, hai năm). Thậm chí người Chăm khi sống còn sắm sửa trước cho mình đồ chết (kaya angwei) và rất trân trọng nó để rồi cuối cùng đốt đi ở cuối đời. Người già mà nằm giường lâu ngày, đi khó thì Chăm làm lễ buộc dao (Ikak dhaung) cho “người chết được về sớm, để kịp ngày lành tháng tốt làm đám thiêu” [15, 258]. Đám thiêu cũng phải tuân thủ theo các bước tuần tự nhất định khá phiền hà và thậm chí rùng rợn. Sau đó sẽ được cho vào nhập kut (nghĩa trang dòng họ mẹ của Cam Ahier) nếu không sẽ bị thành ma Hời vất vưởng, linh hồn không siêu thoát. Vì thế kut “đó là nỗi linh thiêng hơn mọi nỗi linh thiêng với Chăm Bà-la-môn” [15, 153]

Chăm có nhiều lễ hội mang đậm nét văn hóa vùng miền từ những lễ hội với quy mô và nghi lễ nhỏ đến những lễ hội với quy mô rộng và nhiều thủ tục nghi lễ. Đó là lễ Yor Yang, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu diễn ra hàng năm từ tháng Giêng đến hết tháng Tư Chăm lịch. Hay lễ Cabbur được “tổ chức vào đầu nửa cuối tháng chín Chăm lịch, để tưởng niệm và tạ ơn mẹ” [15, 192]. Nhắc đến Chăm không thể không nói đến lễ Katê, một lễ hội dân gian thiêng liêng và đặc sắc, tưởng nhớ những người đã khuất và các vị anh hùng dân tộc. Đây là lễ hội chung của cả người Chăm Bà-la-môn và người Chăm Banì, được tổ chức vào tháng bảy theo lịch Chăm ở các đền tháp cổ kính. Nếu các dân tộc khác có tết Nguyên Đán thì người Chăm có tết Rija Nưgar- nghĩa là lễ hội của xứ sở. Đây có thể xem là một lễ hội lớn nhất của dân tộc Chăm, nó “mang ý nghĩa tẩy rửa tống khứ cái xấu xa khỏi làng, khỏi cộng đồng để đón nhận mọi điều tốt lành vào palei” [15, 192]. Ngoài ra trong tiểu thuyết của Inrasara ta còn được biết đến nhiều lễ hội khác của Chăm. Lễ


Ramưwan của người Chăm Banì. Đây là nghi lễ cúng ông bà tổ tiên, tổ chức mỗi năm một lần vào tháng Chín Hồi lịch. Các tu sĩ sẽ nhịn ăn ban ngày và chỉ dùng bữa vào ban đêm, cầu nguyện năm lần mỗi ngày, quan trọng nhất là lúc 9 giờ tối. Hay lễ Chặn đầu nguồn (lễ nghi nông nghiệp); Lễ Xuk Yơng (Lễ thứ Sáu quay vòng) tổ chức ba năm một lần để các chức sắc Cam Awal của bảy giáo đường Bani – Ninh Thuận họp bàn về phong tục – tín ngưỡng, được tổ chức vào thứ Sáu, luân phiên mỗi nơi một lần; lễ Rija Dayơp tổ chức vào ban đêm, Rija Harei tổ chức vào ban ngày…

Có thể thấy rất nhiều giá trị văn hóa truyền thống và các lễ hội của người Chăm đã được tái hiện lại trong tiểu thuyết của Inrasara, làm nổi bật bản sắc văn hóa dân tộc Chăm. Tuy nhiên một số giá trị văn hóa của cha ông đang bị biến mất trước sức tàn phá và sự vô tâm của con người. Ngôi tháp trung tâm của Yang Pakran đã bị đổ do bị người dân phá lấy gạch ở phần trên tháp để lót đường, thậm chí “dân địa phương quanh đồi Dương Long còn đào gạch tháp về làm chuồng heo, nhà bếp” [15, 183]. Một số lễ hội đã ít hoặc không ai biết đến dù nó đã từng “thuộc hàng vai vế” như lễ Cabbur hoặc là cứ dần đìu hiu, mất đi nét xứ sở nguyên bản ban đầu do “nỗi văn hóa du lịch” đang xâm chiếm mạnh. Chúng bị lễ hội hóa để thu hút khách thập phương và mục đích thương mại nhiều hơn. Dự cảm về sự suy tàn, mai một, mong manh của các giá trị văn hóa truyền thống, các phong tục đẹp và cả nỗi suy tư của một người hữu trách với văn hóa quê hương cứ bàng bạc trong tiểu thuyết của Inrasara: “văn hóa Champa như dòng sông cuộn chảy, giàu sang và bất tuyệt. Nhưng chúng ta đã không còn nhân biết chân giá trị của nó, từ chối nó, quay lưng lại với nó để tìm đến thứ nước ao tù của văn hóa ngoại lai bẩn thỉu mong tẩy uế thân xác phàm tục của chúng ta. Vô ích” [14, 132]

Tuy nhiên những giá trị văn hóa truyền thống, những phong tục tập quán trong sáng tác của Inrasara không phải chỉ nằm ở phần lưu giữ, bảo tồn

73

của một thế hệ đi trước mà còn ở sự sáng tạo và phát triển. Như ông từng chia sẻ, dù được xem là “kẻ lưu giữ văn hoá Chăm” qua các công trình dày cộm, nhưng ông quan niệm bản sắc không như một cái gì bị đóng khung, khô cứng, tĩnh mà là một thực thể động, luôn luôn động. Cái chúng ta đang ra sức sáng tạo hôm nay, nếu hay, đẹp sẽ là bản sắc mới góp phần làm giàu sang văn hoá dân tộc ngày mai. Vì thế mà ta thấy những gì thuộc về văn hoá Chăm trong tiểu thuyết của Inrasara “Hôm qua. Là bí mật tráng lệ; hôm nay tôi gọi nó là “bí mật câm”” [44]. Nó có cái gì ma quái, hấp lực nhưng cũng mong manh và ít nhiều ẩn chứa sự suy tàn. Tuy nhiên Chăm quan niệm hủy phá và sáng tạo, huỷ phá để sáng tạo, huỷ phá trong sáng tạo (tinh thần thoát thai từ tư tưởng Shiva mà Chăm chịu ảnh hưởng). Cảm hứng về văn hoá Chăm trong tiểu thuyết của Inrasara vì thế là cảm hứng về linh hồn văn hoá chứ không phải cảm hứng về những thứ sản phẩm lưu kho, đông cứng. Con dân Chăm hôm nay không phải ai cũng biết và hiểu hết những giá trị văn hóa của cha ông nhưng họ hãnh diện vì điều đó. Như Cao Xuân Hoang, một chữ K đeo tai cũng không nhưng lại rất nhiệt tình bảo vệ chữ truyền thống của dân tộc. Bí mật nữa nằm chính ở thần hồn của con người Chăm trong tiểu thuyết của ông. Họ không chỉ là những người mang triết lí hỏng chân mà trong số đó vẫn có người miệt mài lượm nhặt những mảng vương vãi của văn hóa cha ông, dù cuộc sống có bao nhiêu cám dỗ. Và ông cũng đang cố gắng, bằng những sáng tác của mình, dựng lại diện mạo văn hóa Chăm của cha ông, thực hiện tiếp vai trò sáng tạo và phát triển văn hoá Chăm. Inrasara tự nhận trong con người ông có cả bóng dáng của “con người giữ kho và kẻ sáng tạo” là vì lẽ đó.

2.3. Cảm hứng về thiên nhiên miền duyên hải

Bên cạnh cảm hứng về văn hoá Chăm thì cảm hứng về thiên nhiên, đất nước cũng là một phương diện khá nổi bật trong nội dung tiểu thuyết của Inrasara. Nếu như chúng ta từng biết đến cảnh sắc thiên nhiên vừa nên thơ, trữ


tình cũng vừa huyền bí của các tỉnh miền núi phía Bắc trong các trang tiểu thuyết của các cây bút tiểu thuyết dân tộc Tày (Vi Hồng, Cao Duy Sơn…) thì qua tiểu thuyết của Inrasara chúng ta lại được tiếp cận với những vùng miền khác của đất nước trên dải đất hình chữ S. Đó là khu vực duyên hải Nam Trung Bộ với các tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Nam, Phan Rang, Bình Thuận, tiêu biểu là Ninh Thuận – quê ông.. Thiên nhiên đi vào những trang viết của Inrasara tự nhiên và chân thực: vừa khắc nghiệt, khô cằn, nhưng cũng đầy bí ẩn và thơ mộng, hấp dẫn. Nó gắn bó chặt chẽ với đời sống nghèo khó, vất vả, với con người cần cù, thầm lặng, kham nhẫn nhưng không kém chất nghệ sĩ ở miền đất duyên hải này.

2.3.1. Thiên nhiên khắc nghiệt và rờn rợn

Dải đất miền Trung hiện lên khắc nghiệt, nghèo khó, còn nhiều lạc hậu. Đó là mảnh đất của những “bãi cát trắng khô cằn ngập nắng và gió” [15, 46]. Cái nắng nhiệt đới miền Trung khiến không ít người, kể cả những người dân ở nơi đó phải cảm thấy kinh người về sự oi nồng, bức bối của nó. Như cái nắng tháng Tư (Pađiak bilan pak) ở Phan Rang “làm cả cánh đồng trắng xóa. Trắng mênh mông. Đất nứt nẻ. Lúa thì khô nằm chết như rạ” [15, 239]. Gió Xatalan miền Trung cộng hưởng với cái nắng cũng mang sức nóng khủng khiếp đến miền đất này. Chúng làm cho cây cối chết rụi, chỉ còn trơ ra những ngọn đồi trọc, không có chút sinh khí: “Gió cứ thổi qua đồi trọc, ngọn đồi không còn cành cây cọng cỏ nằm phơi xương dưới nắng Phanrang phải chịu thêm ba tháng gió Xatalan miệt mài thổi quyết làm chai lì lớp da vốn đã chai lì của những đồi chết ớ phía đông nam làng…” [14, 62]. Chúng dường như đã trở thành một nét đặc trưng cho khí hậu nơi đây, khiến cho nhiều vùng đất trở nên khô cằn, mang một gam màu trắng nóng, phôi pha, ảm đạm: “Đất Mali nghèo cằn, bốn mùa hanh mù gió cát”, nơi mà “hàng ngàn mẫu ruộng khô, đất cằn, rừng thưa, đụn cát” [14, 25] hay làng nghèo Thành Tín “ bên là đồng

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí