Đặc điểm tiểu thuyết của Inrasara - 1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


NGUYỄN THỊ THANH BÌNH


ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CỦA INRASARA


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Thái Nguyên - 2012


Đặc điểm tiểu thuyết của Inrasara - 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


NGUYỄN THỊ THANH BÌNH


ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CỦA INRASARA


Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60.22.34


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐÀO THỦY NGUYÊN

TS. DƯƠNG THU HẰNG


Thái Nguyên - 2012


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Các thông tin, số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đều được ghi rò nguồn gốc.


Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thanh Bình


LỜI CẢM ƠN


Luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu lí luận và tích lũy kinh nghiệm thực tế của tác giả. Những kiến thức mà thày cô giáo truyền thụ đã làm sáng tỏ những ý tưởng, tư duy của tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.

Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối với PGS.TS Đào Thủy Nguyên – Trưởng khoa Ngữ Văn trường ĐHSP Thái Nguyên và TS Dương Thu Hằng – Giảng viên khoa Ngữ Văn trường ĐHSP Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học trường ĐHSP Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Có được kết quả này, tôi không thể không nói đến sự giúp đỡ của tác giả Inrasara, người đã cung cấp cho tôi rất nhiều tư liệu khách quan, chính xác, giup tôi có được những tài liệu tham khảo quý báu để nghiên cứu.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi lúc khó khăn, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.


Thái Nguyên, năm 2012


Nguyễn Thị Thanh Bình


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Lí do chọn đề tài 1

2.Lịch sử vấn đề 2

2.1. Sơ lược về tình hình nghiên cứu văn chương của Inrasara 2

2.2. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết của Inrasara 5

3. Mục đích nghiên cứu 12

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

4.1. Đối tượng 12

4.2. Phạm vi tài liệu nghiên cứu 12

5. Nhiệm vụ nghiên cứu 12

6. Phương pháp nghiên cứu 13

7. Đóng góp mới của luận văn 13

8. Cấu trúc của luận văn 13

PHẦN NỘI DUNG 14

Chương 1: VĂN CHƯƠNG INRASARA TRONG DÒNG CHẢY CỦA VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN - ĐƯƠNG ĐẠI 14

1.1. Phác thảo diện mạo văn xuôi (tiểu thuyết) của các cây bút dân tộc thiểu số Việt Nam hiện – đương đại 14

1.2. Vài nét về chủ nghĩa hậu hiện đại, ảnh hưởng của nó đến văn học Việt Nam và tư tưởng nghệ thuật của Inrasara 19

1.3. Đôi nét về nhà văn Inrasara và sự nghiệp văn học của ông 23

1.3.1.Tiểu sử và con người nhà văn Inrasara 23

1.3.2. Sự nghiệp văn chương của Inrasara 26

1.3.3. Tiểu thuyết và quan niệm về tiểu thuyết của Inrasara 29

Chương 2: NHỮNG CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG TIỂU THUYẾT CỦA INRASARA 35

2.1. Cảm hứng về con người Chăm 35

2.1.1. Con người mang vẻ đẹp nguyên bản với số phận bí ẩn 35

2.1.2. Con người nhiều khát vọng, phát kiến nhưng cũng đầy ảo tưởng, bế tắc .. 39

2.1.3. Con người tài năng, giàu suy tư và nặng lòng với văn hóa Chăm 47

2.1.4. Con người bình dị, đời thường với bộn bề những lo toan thường nhật 55

2.2. Cảm hứng về văn hóa Chăm 59

2.2.1. Cảm hứng về ngôn ngữ và văn học Chăm 60

2.2.2. Cảm hứng về những giá trị văn hóa truyền thống và phong tục tập quán 68

2.3. Cảm hứng về thiên nhiên miền duyên hải 73

2.3.1. Thiên nhiên khắc nghiệt, và rờn rợn 74

2.3.2. Thiên nhiên gần gũi, gắn bó và sẻ chia với cuộc sống con người 76

Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA INRASARA 80

3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 80

3.1.1. Miêu tả ngoại hình 80

3.1.2. Xây dựng nhân vật dựa trên tâm thức dân tộc và cảm quan hậu hiện đại 83

3.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện 89

3.2.1. Cốt truyện phân mảnh, cắt ghép và nới rộng không – thời gian 90

3.2.2. Cốt truyện cắt dán, hòa trộn tiến tới xóa nhòa ranh giới các thể loại ...93 3.3. Ngôn ngữ, giọng điệu 95

3.3.1. Ngôn ngữ đời thường mang sắc thái bình dân, thông tục 95

3.3.2. Ngôn ngữ mang tính triết lí, chất chính luận, chất thơ; kết hợp ngôn ngữ Việt – Chăm 100

3.3.3. Giọng điệu giễu nhại, trào lộng, hài hước, phi nghiêm cẩn 104

KẾT LUẬN 110

TÀI LIỆU THAM KHẢO 113

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, văn học các dân tộc thiểu số còn rất trẻ và chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn. Tuy vậy, nó đã và đang dần trở thành một bộ phận khăng khít, độc đáo, góp phần làm nên diện mạo đa dạng và phong phú của văn học dân tộc. Thơ dân tộc thiểu số phong phú và chiếm ưu thế hơn văn xuôi nhưng hiện nay văn xuôi dân tộc thiểu số đã và đang có những biến chuyển tích cực cả về số lượng và chất lượng nghệ thuật. Văn xuôi nói chung và tiểu thuyết nói riêng của một số cây bút dân tộc thiểu số Việt Nam gần đây có sự mở rộng về đề tài, có nhiều dấu hiệu mới trong cách nhìn và tư duy nghệ thuật, trở thành mảng đề tài hấp dẫn, hứa hẹn những đóng góp nhất định về khoa học và thực tiễn.

Đội ngũ các nhà văn dân tộc thiểu số từ thời kì đầu cho đến nay không ngừng lớn mạnh về số lượng và trưởng thành trong từng trang viết. Có những tài năng xuất sắc, cũng có những tác giả chưa định hình được phong cách riêng nhưng tất cả các văn nghệ sĩ đều nỗ lực, nghiêm túc trong sáng tạo nghệ thuật với mong muốn giữ ngọn lửa văn chương của dân tộc mình. Có thể kể đến các tên tuổi tiêu biểu sau: miền Bắc có Triều Ân, Nông Minh Châu, Cao Duy Sơn, Vi Hồng…; miền Trung có La Quán Miên, Kha Thị Thường…; Tây Nguyên có Y Điêng, Hlinh Niê, Kim Nhất….Đặc biệt vùng duyên hải Nam Trung Bộ có một tác giả đã trở thành một hiện tượng trong giới sáng tác văn học suốt thời gian vừa qua. Ông là Inrasara – người được mệnh danh là “Đứa con của Tháp nắng”, “Kẻ lưu giữ văn hóa Chăm”

Inrasara là một cây bút dân tộc thiểu số đã thành danh trong lĩnh vực thơ ca và nghiên cứu, phê bình văn học. Với ý thức tìm hiểu tâm hồn dân tộc cũng như giới thiệu để thế giới biết đến dân tộc Chăm, văn học Chăm, Inrasara đã dành nhiều tâm huyết, không ngừng tìm tòi, sưu tầm để bảo tồn


kho tàng văn học Chăm; đồng thời có những thể nghiệm mới mẻ, cách tân làm cho nó trở nên phong phú hơn. Ông vinh dự nhận được nhiều giải thưởng văn học trong nước và quốc tế cho lĩnh vực nghiên cứu, phê bình và thơ. Gần đây, Inrasara đã cho ra mắt bạn đọc hai cuốn tiểu thuyết với phong cách riêng: Chân dung cát Hàng mã kí ức. Từ khi được xuất bản và ra mắt công chúng, hai cuốn tiểu thuyết này đã gây được sự chú ý với các nhà phê bình, nghiên cứu và sự quan tâm của bạn đọc yêu mến Inrasara. Có nhiều những ý kiến bàn luận, thậm chí tranh luận xung quanh hai cuốn tiểu thuyết này. Vậy tiểu thuyết của Inrasara có những đặc điểm gì về nội dung và nghệ thuật? Tiểu thuyết của ông có những tìm tòi, khám phá gì mới mẻ và những vấn đề gì còn tồn tại? Đó là nội dung trọng tâm mà luận văn này sẽ đi sâu tìm hiểu.

2.Lịch sử vấn đề

2.1. Sơ lược về tình hình nghiên cứu văn chương của Inrasara

Inrasara từng bộc bạch: “Mỗi cuộc đời có định mệnh của nó. Định mệnh mở ra ngay ở khởi đầu của hành trình đời người. Với tôi, văn chương như là một định mệnh”. Định mệnh ấy cùng với một tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc, một sức sáng tạo dồi dào, Inrasara xứng đáng là người lao động cần mẫn, chăm chỉ trên “cánh đồng chữ nghĩa”, giống như “gã nông phu mắc nợ văn chương, chàng thi sĩ mang khối óc học thuật”(Nguyễn Hàng Tình). Nâng niu và sống hết mình với văn hóa dân tộc Chăm, ông đã khẳng định được cá tính sáng tạo độc đáo trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của mình. Được mệnh danh là “Đứa con Tháp Chàm” và vinh dự nhận được nhiều giải thưởng văn học trong nước và quốc tế cho lĩnh vực nghiên cứu và thơ, Inrasara là nhân vật tiêu biểu xuất hiện với tần số khá cao trên truyền hình và nhiều tờ báo với các cuộc tranh luận khác nhau. Văn nghiệp của ông trở thành mảng đề tài thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình và là đối tượng chính của các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ. Cụ thể là:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022