ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ÂU THỊ DIỆU LINH
CÁC BIỆN PHÁP PHÁP LÝ HẠN CHẾ TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ÂU THỊ DIỆU LINH
CÁC BIỆN PHÁP PHÁP LÝ HẠN CHẾ TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số : 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
ÂU THỊ DIỆU LINH
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP PHÁP LÝ HẠN CHẾ TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ 6
1.1. Lý luận chung về biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ 6
1.1.1. Khái quát về bảo hiểm nhân thọ 6
1.1.2. Một số vấn đề về trục lợi bảo hiểm nhân thọ 12
1.1.3. Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ 18
1.2. Khái quát pháp luật điều chỉnh về trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay 22
1.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật về trục lợi bảo hiểm nhân thọ .22
1.2.2. Nguyên tắc của pháp luật điều chỉnh về trục lợi bảo hiểm nhân thọ 26
1.2.3. Một số nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh về bảo hiểm nhân thọ nhằm hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ 28
1.3. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 34
Kết luận chương 1 38
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÁP LÝ HẠN CHẾ TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ..39
2.1. Thực trạng trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay 39
2.1.1. Trục lợi bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm 39
2.1.2. Trục lợi bảo hiểm của đại lý bảo hiểm 43
2.2. Những tồn tại, hạn chế trong quá trình áp dụng các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay 47
2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quá trình áp dụng các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay53
2.3.1. Nguyên nhân từ phía pháp luật điều chỉnh về trục lợi bảo hiểm nhân thọ.54
2.3.2. Nguyên nhân từ khả năng nhận thức và áp dụng pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm và cơ quan xét xử 62
2.3.3. Nguyên nhân từ phía ý thức xã hội và nhận thức của người dân 65
2.3.4. Nguyên nhân từ phía các cơ quan hữu quan 66
Kết luận chương 2 67
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP PHÁP LÝ HẠN CHẾ TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 68
3.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm hạn chế hành vi trục lợi bảo hiểm nhân thọ 68
3.1.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin 68
3.1.2. Hoàn thiện quy định về thời hạn trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường 71
3.1.3. Hoàn thiện các chế tài xử lý hành vi trục lợi bảo hiểm 71
3.1.4. Hoàn thiện quy định về giám sát hoạt động bảo hiểm nhân thọ nhằm hạn chế trục lợi bảo hiểm 75
3.2. Tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật kinh doanh bảo hiểm nhân thọ nhằm hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ 78
3.3. Tăng cường năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ tham gia xử lý, giải quyết các hành vi trục lợi bảo hiểm nhân thọ 79
3.3.1. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm và đại lý bảo hiểm 79
3.3.2. Đối với Cục quản lý, giám sát bảo hiểm 81
3.3.1. Đối với ngành Toà án 82
Kết luận chương 3 83
KẾT LUẬN CHUNG 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bảo hiểm nhân thọ Doanh nghiệp bảo hiểm Đại lý bảo hiểm Hiệp hội bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm Kinh doanh bảo hiểm Số tiền bảo hiểm Trục lợi bảo hiểm |
Có thể bạn quan tâm!
- Các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay - 2
- Một Số Vấn Đề Về Trục Lợi Bảo Hiểm Nhân Thọ
- Biện Pháp Pháp Lý Hạn Chế Trục Lợi Bảo Hiểm Nhân Thọ
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc sống luôn tồn tại những rủi ro, biến cố mà không ai có thể lường trước được như tai nạn, bệnh tật... Và khi những biến cố kể trên xảy ra đối với một người thì nó thường kéo theo những mất mát, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe đối với bản thân họ. Điều này dẫn đến hệ quả là người đó hoặc gia đình của họ sẽ phải đối mặt với những khó khăn nhất định về tài chính. Đây là lý do mà vì sao loại hình BHNT được đặt ra. Trong loại hình bảo hiểm này, DNBH cam kết một sự bảo vệ về mặt tài chính đối với những người tham gia bảo hiểm và gia đình họ trước những rủi ro, mất mát xảy ra trong cuộc sống.
Ở Việt Nam, BHNT xuất hiện muộn cùng với sự ra đời của Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ năm 1996, Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, là một thị trường năng động mới nổi ở Đông Nam Á, có cơ cấu dân số lý tưởng ngày một gia tăng với khoảng 90 triệu người trong năm 2015, và quan trọng hơn, ngày càng có nhiều người thoát ra khỏi nghèo đói, tầng lớp trung lưu gia tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế những điều này cho thấy tiềm năng phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và phân khúc BHNT nói riêng còn rất lớn, được các chuyên gia kinh tế thế giới đánh giá là mảnh đất màu mỡ cho bảo hiểm phát triển trong tương lai.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và BHNT nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có những thách thức từ các hành vi TLBH với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, gây thất thoát lớn về tài chính cho cả Nhà nước và các DNBH, gián tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm chân chính. Các hành vi TLBH diễn ra ở