một phần tại sao mật độ Huỷnh trưởng thành hiện tại Khu Bảo tồn là tương đối cao và có triển vọng.
Công thức tổ thành loài cây tái sinh: Có ít nhất 45 loài tham gia tái sinh dưới tán cây mẹ. Trong đó có 7 loài tham gia cộng thức tổ thành N% 51.9% với 150 cá thể trong tổng số cây tái sinh 289.
5.4.3. Cấu trúc tổ thành nhóm loài cây đi kèm với Huỷnh
Để tìm hiểu quan hệ giữa Huỷnh với các loài cây khác đề tài đã chọn 14 cây Huỷnh trưởng thành mọc ở các vị trí khác nhau trong tự nhiên (khu vực nghiên cứu) để điều tra những loài cây đi kèm hay còn gọi là cây bạn theo phương pháp ô 6 cây. Việc xếp hạng cây bạn theo mức độ thường gặp được dựa vào tần suất xuất hiện tính theo số điểm hay số cá thể điều tra.
Từ số liệu điều tra ở phụ biểu 10. Kết quả tính toán cho thấy khoảng cách trung bình từ cây Huỷnh đến các cây bạn là 3,6 mét, khoảng cách xa nhất là 11 mét và gần nhất là 0,5 mét.
Kết quả điều tra 14 ô với 84 cây bạn đã xác định được 28 loài và những loài này xuất hiện với các tần số khác nhau, kết quả tính toán phân hạng cây bạn theo mức độ thường gặp thu được kết quả tổng hợp ghi ở bảng 5.17. Tổ thành loài cây có quan hệ mật thiết với cây Huỷnh (ô hình tròn 6 cây)
Bảng 5.18. Tổ thành loài tầng cây cao đi kèm với cây Huỷnh
Loài cây | N (cây) | D1.3 (cm) | G1.3 (m2) | M1.3 (m3) | N% | M% | G% | IVI% | |
1 | Chò chai | 21 | 479,9 | 0,959 | 6,848 | 25,000 | 21,722 | 22,353 | 23,025 |
2 | Xuân thôn nhiều hoa | 8 | 238,5 | 0,711 | 5,795 | 9,524 | 18,382 | 16,578 | 14,828 |
3 | Vàng vè | 5 | 131,5 | 0,292 | 1,761 | 5,952 | 5,587 | 6,813 | 6,118 |
4 | Gõ mật | 1 | 61,5 | 0,297 | 3,203 | 1,190 | 10,160 | 6,911 | 6,087 |
5 | Xoài mút | 3 | 109,9 | 0,336 | 2,076 | 3,571 | 6,584 | 7,840 | 5,998 |
6 | Trường chua | 4 | 106,7 | 0,227 | 1,831 | 4,762 | 5,809 | 5,291 | 5,287 |
7 | Cám | 1 | 58,9 | 0,272 | 2,575 | 1,190 | 8,168 | 6,350 | 5,236 |
Tổng | 43 | 1186,9 | 3,096 | 24,090 | 51,190 | 76,412 | 72,135 | 66,579 | |
21 loài khác | 41 | 757,0 | 1,196 | 7,436 | 48,810 | 23,588 | 27,865 | 33,421 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Cấu Trúc Tầng Cây Cao Của Các Lâm Phần
- Các Đặc Trương Quan Hệ Hvn, Dt, D1.3 Của Lâm Phần
- Đặc Điểm Tái Sinh Và Mối Quan Hệ Của Loài Huỷnh Với Các Loài Cây Khác Trong Lâm Phần
- Đặc điểm lâm học của loài cây Huỷnh Heritiera javanica Blume Kosterm. phân bố tự nhiên tại Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai - 12
- Đặc điểm lâm học của loài cây Huỷnh Heritiera javanica Blume Kosterm. phân bố tự nhiên tại Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai - 13
- Đặc điểm lâm học của loài cây Huỷnh Heritiera javanica Blume Kosterm. phân bố tự nhiên tại Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai - 14
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
Kết quả xác định công thức tổ thành theo chỉ tiêu phần trăm giá trị quan trọng IVI% nhận thấy có 7 loài tham gia vào công thức chiếm 66,579% số loài và có 43 cá thể chiếm 51,190% là loài ưu thế (có IVI% > 5%).
Dùng chỉ tiêu tổng hợp IVI% (trị số quan trọng) để nghiên cứu tổ thành các loài cây gỗ có mối quan hệ gần với loài cây Huỷnh và những loài cây gỗ lớn với cây Huỷnh có ý nghĩa là những cây có giá trị IVI% lớn hơn từ 5 % trở lên.
5.5. Đề xuất định hướng một số giải pháp góp phần bảo tồn loài Huỷnh tại khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai
Rừng tại khu vực nghiên cứu của đề tài chủ yếu là rừng tự nhiên lá rộng thường xanh, đây là trạng thái rừng phổ biến của Khu Bảo tồn. Dựa trên những kết quả nghiên cứu đã đạt được và xuất phát từ thực tế, đề tài đề xuất một số biện pháp như sau:
(1). Cây Huỷnh có giá trị kinh tế và bảo tồn, cần có các biện pháp bảo tồn in-situ có hiệu quả, đó là bảo vệ nghiêm ngặt, cấm chặt phá trong rừng tự nhiên, quy hoạch bảo tồn và phát triển loài này tại Khu Bảo tồn
(2). Đối với nhưng khu vực nhiều cây Huỷnh tái sinh cần dùng các biện pháp kỹ thuật thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh cường độ cao là: tiến hành tỉa bớt những cây tái sinh chất lượng thấp, cụt ngọn, đỗ gẫy, cong queo, sâu, bệnh, những cây phi mục đích và đồng thời tiến hành vệ sinh rừng bằng việc phát luỗng cây dây leo, cây bụi, thảm tươi để tạo không gian dinh dưỡng và làm tăng lượng ánh sáng chiếu xuống tán rừng tạo điều kiện cho lớp cây tái sinh có mục đích sinh trưởng và phát triển. Sau đó tiến hành nuôi dưỡng, bảo vệ rừng một cách có hiệu quả.
(3). Huỷnh tại khu vực nghiên cứu là loài cây có khả năng tái sinh mạnh và tương đối nhiều. Vì vậy, việc sản xuất cây giống với số lượng lớn, có chất lượng lớn, mang được đặc tính ưu trội của cây me có thể nhổ những cây con tái sinh trong tự nhiên về cấy vào bầu nươi dưỡng từ 5 tháng đến 6 tháng trước khi phục vụ cho công tác trồng rừng Huỷnh với quy mô lớn.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, có thể rút ra một số kết luận sau:
- Huỷnh là loài cây gỗ lớn, cao tới 35 m, chiều cao dưới cành từ 5 đến 23 m, đường kính tới 70 cm. Thân tròn thẳng, phân cành cao, gốc có bạnh vè vừa. Vỏ mâu đỏ, có sọc trắng, nứt hình, bong mảng. Mùa ra hoa thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau, quả chín từ tháng 1 đến tháng 4.
- Huỷnh là loài cây quý hiếm, có tên trong sách đỏ, tại Khu Bảo tồn cây Huỷnh mọc rải rác trên lâm phận vùng nhiệt đới thường xanh hay nửa rụng lá ưu thế Chò chai, Xuân thôn nhiều hoa, Giền đỏ, Vàng vè, hay rừng thưa cây học Dầu.
- Huỷnh phát triển tốt nhất ở tỉnh Đồng Nai, tái sinh tự nhiên tốt ở khu vực Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai. Phần lớn cây tái sinh phát triển tốt
- Tổ thành loài cây gỗ tầng cao nơi có loài cây Huỷnh phân bố tự nhiên tại địa điểm nghiên cứu có rất nhiều loài cây,
+ Số loài trong tổ thành cây tái sinh của rừng tại khu vực nghiên cứu là:
- Tình hình tái sinh tự nhiên nói chung là tương đối tốt với mật độ từ 9920 cây/ha trở lên. Trong đó tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng trang thái rừng IIIa (H200 cm) chiếm 28.986% , với 394 cây trong đó cây Huỷnh có mật độ 109 cây/ha chiếm.
- Khu vực nghiên cứu có cấu trúc tầng thứ phức tạp với nhiều tầng tán gồm: tầng vượt tán, tầng tạo tán, tầng dưới tán và tầng cây bụi thảm tươi, rêu, địa y…. Trong đó Huỷnh là loài cây gỗ lớn, chiếm vị trí tầng tán rừng, ưa sáng ở giai đoạn trưởng thành, nhưng cũng có khả năng chịu bóng tốt ở giai
đoạn còn nhỏ, đặc điểm này cần được chú ý quan tâm trong kỹ thuật tạo rừng và sản xuất cây con ở vườn ươm.
- Căn cứ vào bản đồ đất Khu Bảo tồn và qua điều tra thực tế về phân bố Huỷnh gặp trên các tuyến điều tra. Huỷnh phân bố ở 3 nhóm đất chính: Đất phù sa, đất đen và đất đỏ vàng. Điều đó có nghĩa là Huỷnh có khả năng thích nghi tương đối rộng với đất đai. Chính vì vậy, số loài mọc trong lâm phần Huỷnh phân bố tương đối lớn.
2. Tồn tại
Đề tài chỉ mới thực hiện tại một số điểm của Khu bảo tồn, một số đặc điểm lâm học cơ bản của loài trong khi Huỷnh phân bố rộng trên nhiều tỉnh từ Đèo Ngang đến các tỉnh Tây Nam Bộ nhưng gặp nhiều ở Quảng Bình của Việt Nam. Vì vậy, kết quả chưa thể bao quát hết được đặc điểm lâm học của loài cây này.
3. Khuyến nghị
Đề tài có một số khuyến nghị như sau:
- Tiếp tục đi sâu nghiên cứu giải quyết những vấn đề còn tồn tại nêu
trên.
- Huỷnh là loài cây gỗ quý, có giá trị cao về mặt kinh tế, gia công đồ
mỹ nghệ, nên cần phải được quan tâm phát triển và bổ sung loài này vào danh mục loài cây triển vọng và là loài ưu tiên trồng rừng bảo tồn của vùng Đông Nam bộ.
- Nghiên cứu sâu các kỹ thuật tạo cây con, tạo cây giống theo phương thực nuôi cấy mô hoặc giâm hom để sản xuất số lượng cây giống lớn và đồng loạt đáp ứng tốt công tác trồng rừng Huỷnh tại Khu Bảo tồn. Trồng rừng thuần loài hoặc hỗn giao với một số loài cây khác mà đề tài đã xác định như:
Giàng hương, các loài cây họ Dầu, Gõ đỏ, Gõ mật … trên rất nhiều loại đất khác nhau.
- Cần có các đánh giá hiệu quả của công tác trồng rừng theo từng công thức khác nhau, trên từng loại đất cụ thể.
- Huỷnh là cây lâu năm, một số vấn đề cần được tiếp tục theo dõi, nghiên cứu sâu hơn như đặc điểm sinh trưởng, vật hậu, kỹ thuật gây trồng, nhân giống vô tính… để có thể kết luận chắc chắn hơn.
- Kết quả của đề tài có thể sử dụng để tham khảo trong các nghiên cứu tiếp theo với loài Huỷnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ Việt Nam, (2013) Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013.
2. Bộ NN&PTNT (2016). Quyết định 3158/QĐ-BNN-TCLN ngày 27 tháng 7 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành về công bố số liệu hiện trạng rừng năm 2015
3. Hội Đồng bộ trưởng, (1992) Danh lục thực vật rừng quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 18- HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ, (2007) Sách Đỏ Việt Nam (phần II - Thực vật). Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
5. Bộ Lâm nghiệp, (1977, 1988) Ban hành kèm theo Quyết định số 2198/CNR ngày 26 tháng 11 năm 1977 và Quyết định số 334/CNR ngày 10 tháng 5 năm 1988 của về phân loại nhóm gỗ Việt Nam.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2015) Quyết định 3135/QĐ- BNN-TCLN ngày 06 tháng 8 năm 2015 của ban hành về công bố số liệu hiện trạng rừng toàn quốc.
7. Nhà xuất bản Nông nghiêp, (2001) Tên cây rừng Việt Nam
8. Từ điển Bách khoa Trung Quốc, (1985) “Mô tả một số đặc điểm sinh thái và đặc tính sinh vật học của loài Cáng Lò”.
9. Ban quản lý KBTTN&DT Vĩnh Cửu, (2009) Báo cáo kết quả dự án điều tra xây dựng danh lục và tiêu bản động, thực vật rừng tại KBTTT và DT Vĩnh Cửu. Chủ nhiệm dự án: Nguyễn Chí Thành.
10. Công ty Thủy điện Trị An , (2014) Báo cáo năm 2014 của trạm Quan trắc Khí tượng Thủy văn huyện Vĩnh Cửu thuộc Đài Khí tượng Thủy văn Đông Nam Bộ.
11. Phân Viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Bộ, (2008) Báo cáo kết quả
tại Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai.
12. Phân viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp miền Nam, (2003) Kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất.
13. Trần Quang Bảo, đã tiến hành nhiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và kỹ thuật gây trồng loài Cẩm lai vú (Dalbergia oliveri Pierre) làm cơ sở bảo tồn và phát triển loài cây này ở Đắk Lắk.
14. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) & cs. ( 2003, 2005) Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 2, 3. Nxb. Nông nghiệp.
15. Nguyễn Thanh Bình, (2003) nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Dẻ ăn quả phục hồi tự nhiên tại Bắc Giang.
16. Vũ Văn Cần, (1997) Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của cây Chò đãi làm cơ sở cho công tác tạo giống trồng rừng ở Vườn quốc gia Cúc Phương.
17. Lê Mộng Chân ,Vũ Văn Dũng, (1992) “Thực vật và thực vật đặc sản rừng”, nhà xuất bản Nông nghiệp.
18. Lê Mộng Chân , Lê Thị Huyên, (2000) giáo trình “ Thực vật rừng” , Nhà xuất bản Nông nghiệp.
19. Nguyễn Bá Chất, (1996) đã nghiên cứu đặc điểm lâm học và biện pháp gây trồng nuôi dưỡng cây Lát hoa.
20. Nguyễn Bá Chất, (1996) “Nghiên cứu một số đặc sản lâm học và biện pháp kỹ thuật gây trồng loài lát hoa”.
21.Trần Văn Con, (2001) Nghiên cứu cấu trúc rừng ở Tây Nguyên và khả năng ứng dụng trong kinh doanh rừng tự nhiên trong cuốn "Nghiên cứu rừng tự nhiên", Nxb Thống kê , Hà Nội.
22. Nguyễn Tiến Dũng, (2005) Nghiên cứu một số qui luật cấu trúc và động thái của hệ sinh thái rừng tự nhiên phục hồi phục vụ quản lý rừng