Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

---------------


NGUYỄN HỮU LỄ


ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 62 22 01 21


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM


Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX - 1

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thái Học


HUẾ - 2015

i


LỜI CẢM ƠN


Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế, Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Thành, PGS.TS. Hồ Thế Hà, TS. Hà Ngọc Hòa, TS. Tôn Thất Dụng, TS. Lê Thị Hường, cùng các thầy cô giáo khoa Ngữ văn của hai trường: Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Sư phạm và Phòng Sau đại học - Trường Đại học Khoa học Huế đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS. TS. Trần Thái Học - người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận án này.


Huế, tháng 8 năm 2015


Nguyễn Hữu Lễ

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.


TÁC GIẢ LUẬN ÁN


NGUYỄN HỮU LỄ

MỤC LỤC


Trang

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4. Phương pháp nghiên cứu 4

5. Đóng góp mới của luận án 4

6. Cấu trúc luận án 5

NỘI DUNG

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1.Về khái niệm và thể loại của du kí 6

1.1.1. Ở nước ngoài 6

1.1.2. Ở trong nước 11

1.2. Về du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX 17

1.2.1. Ở nước ngoài 17

1.2.2. Ở trong nước 18

1.3. Nhận định về những vấn đề đặt ra từ tổng quan tình hình nghiên cứu 21

Chương 2: VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT THỂ LOẠI VÀ LỊCH SỬ DU KÍ VIỆT NAM

2.1. Thi pháp thể loại du kí 27

2.1.1. Cốt truyện 28

2.1.2. Kết cấu 32

2.1.3. Điểm nhìn trần thuật 36

2.1.4. Thời gian và không gian 40

2.1.5. Ngôn từ 43

2.2. Khái quát quá trình lịch sử của du kí Việt Nam 49

2.2.1. Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XVII 49

2.2.2. Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX 51

2.2.3. Giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX 57

2.2.4. Giai đoạn nửa sau thế kỉ XX (cho đến hết thập niên 80) 63

2.2.5. Giai đoạn thập niên 90 của thế kỉ XX đến nay 65

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA DU KÍ VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX

3.1. Sự phong phú về đề tài 68

3.1.1. Đề tài khảo cứu văn hóa 68

3.1.2. Đề tài lịch sử 71

3.1.3. Đề tài danh lam thắng cảnh 73

3.1.4. Đề tài quốc tế 76

3.1.5. Đề tài dân tộc thiểu số 79

3.2. Sự đa dạng về cảm hứng 83

3.2.1. Cảm hứng viễn du 84

3.2.2. Cảm hứng yêu nước 87

3.2.3. Cảm hứng tâm linh 92

3.2.4. Cảm hứng trữ tình 94

3.2.5. Cảm hứng thế sự 97

Chương 4: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC CỦA DU KÍ VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX

4.1. Cốt truyện. 99

4.1.1. Cốt truyện hành trình 99

4.1.2. Cốt truyện sự tích – huyền thoại 105

4.2. Kết cấu 107

4.2.1. Kết cấu khung 107

4.2.2. Kết cấu trực quan 114

4.2.3. Kết cấu nhật trình – sự kiện 115

4.2.4. Kết cấu tự sự – trữ tình 118

4.3. Điểm nhìn trần thuật 122

4.3.1. Điểm nhìn đa diện đối với hiện thực 123

4.3.2. Điểm nhìn dịch chuyển của người kể chuyện 125

4.4. Ngôn từ 127

4.4.1. Sự kết hợp các ngôn ngữ 127

4.4.2. Sự đa dạng của văn phong 132

Chương 5: NHỮNG TÁC GIẢ DU KÍ VIỆT NAM TIÊU BIỂU NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX

5.1. Nguyễn Đôn Phục – phong cách truyền thống 136

5.1.1. Triết lí về "sự đi" 136

5.1.2. Tiếp cận đối tượng trên phương diện lịch sử 139

5.1.3. Ngôn từ cổ kính và biểu cảm 143

5.2. Phạm Quỳnh – phong cách hiện đại 151

5.2.1. Văn du kí mang tính tư tưởng 152

5.2.2. Kết cấu và ngôn ngữ mang tính hiện đại 155

5.2.3. Văn du kí giàu chất triệt luận 162

5.3. Mãn Khánh Dương Kỵ phong cách huyền thoại hóa 166

5.3.1. Cảm quan lịch sử và bút pháp huyền thoại hóa 166

5.3.2. Nghệ thuật dựng cảnh và tạo không khí lịch sử 170

5.3.3. Ngôn từ giàu tính tạo hình 172

KẾT LUẬN 176

NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 180

TÀI LIỆU THAM KHẢO 181

PHỤ LỤC 186

1. Lí do chọn đề tài

MỞ ĐẦU

1.1. Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX là giai đoạn có ý nghĩa bước ngoặt trong quá trình phát triển của văn học dân tộc. Sự xuất hiện các trào lưu văn học với nhiều nhà văn tầm cỡ đã trở thành tâm điểm của nghiên cứu văn học vào những thập niên cuối của thế kỉ XX. Trong nghiên cứu văn học, xu hướng tập trung vào những đối tượng mang tính truyền thống cùng với các hiện tượng văn học được nhận thức đầy đủ trở nên phổ biến, còn những bộ phận văn học nằm giữa lằn ranh như du kí thường bị bỏ quên. Đối với vấn đề nghiên cứu thể loại, khi chú trọng vào những thể loại chính thống như tiểu thuyết, truyện, thơ, kịch,... thì khả năng bỏ qua các thể loại cận văn chương như tản văn, bút kí, hồi kí, du kí,... là không thể tránh khỏi. Hiện tượng tập trung vào một số đối tượng trong nghiên cứu văn học đã bỏ qua một số bộ phận văn học mang tính đại chúng, đồng nghĩa với việc tách văn học ra khỏi văn hóa, môi trường phát triển của nó. Tính phổ biến của nghiên cứu văn học đã làm cho thể loại du kí nói chung, du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX nói riêng chưa trở thành dấu ấn để thu hút được nhiều nhà nghiên cứu. Bước sang thời đại thông tin, nghiên cứu văn học chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố không chỉ trong lãnh địa của mình mà còn vươn ra các lĩnh vực khác như văn hóa, kinh tế, chính trị, du lịch,… nên du kí đã có cơ hội trở thành đối tượng của nghiên cứu văn học.

1.2. Trong thập niên đầu của thế kỉ XXI, du kí đã trở thành hiện tượng văn học thu hút nhiều nhà nghiên cứu, học giả ở Việt Nam quan tâm. Du kí đã từng có mặt trong tiến trình của lịch sử văn học Việt Nam ở các dạng thức khác nhau. Trong văn học trung đại Việt Nam, du kí được viết bằng chữ Hán dưới hình thức của các thể loại thơ, phú, kí. Trước khi có nền văn học Quốc ngữ, trong văn học Việt Nam đã từng xuất hiện văn bản có dạng du kí viết bằng chữ Quốc ngữ. Cho đến nay, du kí đã từng bùng phát hai lần trong lịch sử văn học dân tộc: lần thứ nhất vào nửa đầu thế kỉ XX, lần thứ hai vào đầu thế kỉ XXI. Tuy nhiên, trong một thời gian khá dài, du kí chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và nghiêm túc nên chưa có công trình lí luận và lịch sử dành riêng cho nó. Vì thế, quan điểm thể loại về du kí ở Việt Nam chưa thống nhất. Trong các công trình lí luận văn học của các học giả Việt Nam, du kí là tiểu loại nằm trong thể loại kí cùng với các tiểu loại: kí sự, phóng sự, nhật kí, hồi kí, bút kí, tùy bút, kí hành, truyện kí, tản văn...

Trong khi đó, ranh giới giữa các tiểu loại của kí cũng không tuyệt đối, luôn có tình trạng chuyển hóa, thâm nhập lẫn nhau. Tưởng rằng trong những cuốn sách lí luận và sách giáo khoa, sự phân chia thể loại đã rạch ròi, nhưng thực tế văn học luôn diễn ra những yếu tố ngoại biên, yếu tố mờ hay nhòe giữa các thể loại với nhau, nhất là đối với tác phẩm của những nhà văn có năng khiếu đặc biệt và có sự linh hoạt cao độ khi cầm bút. Vì thế, vấn đề đặt ra đối với nghiên cứu du kí là phải phân định những đường ranh thể loại của nó với các thể loại khác trong văn học Việt Nam, không phải bằng sự suy lí mà bằng cách khảo cứu đặc điểm của du kí qua thực tiễn sáng tác.

1.3. Trải qua quá trình phát triển và hình thành thể loại, du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX xuất hiện trở lại với nhiều tác giả, tác phẩm đăng trên các báo và tạp chí đương thời. Thể loại này đã thu hút nhiều nhà báo, nhà văn, học sinh, du khách đến với du kí bởi sự mới mẻ và hấp dẫn của nó. Xét trong bối cảnh của quá trình hiện đại hóa văn học nửa đầu thế kỉ XX, du kí là bộ phận văn học đã từng có vị thế trên văn đàn, nhưng bộ phận văn học này, nói như Nguyễn Hữu Sơn, "còn chưa được chú ý đúng mức" [65, tr.13], và tính cấp thiết của nó như ý kiến của Phong Lê: "…du ký trong hai thập niên trước mốc lịch sử 1930, thì đến bây giờ mới được làm, trong khi đáng lẽ có thể làm sớm hơn …" [30, tr.65]. Đã đến lúc du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX cần phải được nghiên cứu một cách đầy đủ và nghiêm túc để làm minh bạch một số vấn đề về loại hình, thể loại, đặc trưng và vị trí của nó đối với quá trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Với đề tài "Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX", công việc nghiên cứu của luận án nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau đây:

2.1. Xác lập cách hiểu hợp lí về thể loại, khái niệm du kí, xây dựng các vấn đề lí thuyết về thể loại của du kí để làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu lịch sử vận động hình thành thể loại và đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.

2.2. Xác định những đặc điểm cơ bản của du kí Việt Nam về nội dung và hình thức để thấy được những đóng góp của nó trong quá trình hiện đại hóa văn học và làm phong phú diện mạo văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.

2.3. Chỉ ra được các phong cách tiêu biểu để góp phần minh chứng cho sự phát triển của thể loại du kí trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí