Nhận Định Về Những Vấn Đề Đặt Ra Từ Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu

thức ngày nay số 688), Đạm Phương nữ sử và những trang du ký viết về xứ Huế (Tạp chí Kiến thức ngày nay số 751), Du ký của người Việt Nam viết về các nước và và những đóng góp vào quá trình hiện đại hóa văn xuôi tiếng Việt giai đoạn thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX (trong sách Văn học cận đại Đông Á từ góc nhìn so sánh do Đoàn Lê Giang chủ biên), Thể tài văn xuôi du ký chữ Hán thế kỷ XVIII-XIX và những đường biên thể loại, (Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số 5/2012), Phạm Quỳnh và những trang du ký viết về nước Pháp (Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 810).

Cũng theo hướng tiếp cận này, trong bài Nhân đọc du kí trên tạp chí Nam Phong, Phong Lê đã đề xuất: “Do nhu cầu tìm hiểu về du kí nên trong bài này tôi muốn tìm một cách tiếp cận với đặc trưng và mục tiêu của du kí qua các câu hỏi chung quanh việc Đi. Đó là : Đi đâu ? Bằng phương tiện gì ? Ai đi và đi với ai ? Và đi với mục đích gì ? [32, tr.52].

Cùng với các quan điểm nói trên, trong bài Du ký như một thể tài đăng trên báo Thể thao và Văn hóa (26/4/2007), Phạm Xuân Nguyên quan niệm: Du kí là thể tài trung gian giữa thực và hư, tự truyện và dân tộc học, nó kết hợp nhiều bộ môn hàn lâm, nhiều phạm trù văn học và nhiều mã xã hội. Nó cũng nêu lên nhiều vấn đề liên quan đến quyền lực và sự tu thân, đến sự biểu hiện văn hóa cũng như sự tưởng tượng. Tóm lại, Đi Thấy cảnh và người, sự và việc, rồi Viết ra cảnh ấy người ấy, sự ấy việc ấy, kèm theo nghĩ suy, cảm xúc của mình, có khi còn là phân tích, khảo cứu, ấy là du kí.”[42]. Ông đã đề cập đến ba thành tố của sự “đi”: không gian đi, thời gian đi, thành phần người đi để xác định tính chất của từng bài du kí. Cũng trên quan điểm tiếp nhận du kí trên phương diện thể tài, trong bài Đọc sách để đi chơi đăng trên báo Tuổi trẻ (23/3/2007), Phạm Xuân Nguyên cho rằng: “Đọc du kí, để hiểu biết, có thêm thông tin tri thức là một lẽ. Đọc những tác phẩm du kí này còn để hiểu thêm suy nghĩ, cảm xúc của những con người đứng ở buổi đầu nền văn học hiện đại, muốn truyền tải và gửi gắm tới quốc dân trong một nước đang tìm cách thoát lạc hậu đến văn minh” [43, tr.4].

Ngoài quan điểm tiếp cận du kí trên phương diện thể tài còn có một số cách tiếp cận khác trong nghiên cứu du kí Việt Nam đầu thế kỉ XX. Tiếp cận trên phương diện văn hóa, trong bài Giá trị văn hóa và văn học của du ký (khảo sát qua sách Du ký Việt Nam), Nguyễn Thúy Hằng đã tập trung khảo sát các tác phẩm trong bộ Du kí Việt Nam trên tạp chí Nam Phong ở ba phương diện: tác giả, bối cảnh văn hóa – xã hội và thể tài để tìm ra những giá trị văn hóa và văn học của du kí [20]. Tiếp cận trên phương diện

ngôn ngữ, trong bài Nghệ thuật ngôn từ du ký Quốc ngữ Việt Nam giai đoạn giao thời, Trần Thị Tú Nhi cho rằng: "ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm du kí luôn có sự hỗn dung cả hai tư duy: truyện và nghiên cứu để thỏa mãn mục đích trình bày nhận thức và thể hiện kỹ năng văn chương. Bất kỳ tác phẩm du ký nào cũng tồn tại hai hệ thống ngôn từ: ngôn từ khoa học và ngôn từ nghệ thuật" [45, tr.214]. Dựa trên quan điểm coi du kí là tiểu loại của kí, tác giả đã phân tích ngôn từ khoa học và ngôn từ nghệ thuật trong các tác phẩm du kí viết bằng chữ Quốc ngữ ở cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, sau đó, đưa ra những nhận định về các đặc điểm ngôn từ du kí giai đoạn này gồm ba vấn đề: hệ thống từ Hán Việt và lối biểu đạt biền văn, hệ thống từ cổ và phong cách diễn đạt cũ kĩ, lạc hậu, hệ thống từ ngữ và lối diễn đạt khúc chiết du nhập từ phương Tây. Một hướng tiếp cận khác để tìm hiểu tính cách con người trong đối tượng phản ánh của du kí, Vò Thị Thanh Tùng có bài Tính cách người Nam Bộ - dấu ấn đặc sắc trong du kí Nam Bộ nửa đầu thế kỉ XX. Trên cơ sở khảo sát các tác phẩm du kí của Đông Hồ, Khuông Việt, Phạm Quỳnh đăng trên tạp chí Nam Phong, tác giả đã phác họa tính cách con người Nam Bộ với những vẻ đẹp như: lòng tốt, sự rộng rãi và hiếu khách, tâm hồn hào sảng, nghĩa hiệp, trọng nghĩa khinh tài,... [79]

Còn nhiều bài viết khác bàn về du kí trên tạp chí Nam Phong đăng ở các báo như: Du kí Việt Nam của Trần Hữu Tá (báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, 10/4/2007), Về bộ sách du kí Việt Nam – Nam Phong tạp chí, khát vọng chân thành của người trí thức của Thiên Lương (báo An ninh Thủ đô 15/4/2007), Chuyện đi xứ người của Nguyễn Vĩnh Nguyên (báo Thể thao và Văn hóa, số 49 ngày 21/4/2007), Đọc du kí Việt Nam mà thấy ngoài muôn dặm của Nguyễn Anh (báo Văn hóa, số 1355, 30/3/2007),... đều tiếp cận ở phương diện thể tài. Những bài báo này thông qua việc bàn về nội dung của du kí, người viết nói lên cảm nhận của mình về du kí Việt Nam (chủ yếu các tác phẩm đăng trên tạp chí Nam Phong).

Du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX là đối tượng có khả năng thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học nhưng cho đến nay, việc nghiên cứu đối tượng này chỉ dừng lại các bài báo có tính thông tin hoặc trao đổi ý kiến. Một số công trình nghiên cứu đã tiếp cận du kí trên một số phương diện như văn hóa, ngôn ngữ nhưng chưa vượt ra khỏi quan niệm coi du kí là một thể tài. Vì thế, cho đến nay, du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các yếu tố nội dung của du kí như phân tích đề tài, mô tả đối tượng phản ánh. Ngay cả khi phân tích một số phương

diện hình thức của tác phẩm du kí như ngôn ngữ, nhiều người không đặt nó trong thuộc tính của thể loại và yếu tính môi sinh văn hóa nên có những kiến giải lệch lạc hoặc đánh giá thiên lệch về các giá trị mà du kí giai đoạn này có được; đồng nghĩa với việc không thừa nhận sự đóng góp của du kí vào giai đoạn chuyển mình để hiện đại hóa văn học dân tộc nửa đầu thế kỉ XX.

1.3. Nhận định về những vấn đề đặt ra từ tổng quan tình hình nghiên cứu

So với tiểu thuyết, du kí ra đời sớm hơn nhưng lại được nghiên cứu muộn hơn. Thể loại tiểu thuyết được M. Bakhtin nghiên cứu trong những năm 20 – 30 của thế kỉ XX mà "nguyên tắc phức điệu" là phát hiện lớn nhất của Bakhtin về đặc trưng thể loại này. Du kí đã được Hiệp hội Du kí Quốc tế nghiên cứu trong hơn hai thập niên gần đây nhưng cũng chưa xác định được đặc trưng thể loại của nó. Những khái niệm của những nhà nghiên cứu đưa ra mà nội hàm của nó không vượt qua giới hạn của sự ghi chép cuộc hành trình khách quan (có thể có sự chủ quan khi quan sát) về những gì mà tác giả chứng kiến. Du kí đã vượt qua giới hạn của thể loại văn học để tham gia vào nhiều lĩnh vực: văn hóa, du lịch, chính trị, chủng tộc, hải quan,... như là một nơi cung cấp thông tin, tư liệu mang tính cá nhân về những nơi giả định rằng chưa ai biết đến với những gì còn đang bí ẩn, gây sự tò mò. Bị ám ảnh bởi "sự di chuyển" hay sự thay đổi không gian theo trật tự thời gian mà chủ thể thực hiện trong một lộ trình đã làm cho nhiều nhà khoa học văn chương hoài nghi về tất cả những văn bản có nội dung về cuộc hành trình, những câu chuyện kể lại các sự kiện xảy ra trong cuộc hành trình đều thuộc về văn học hành trình hay văn học du lịch. Sự sắp xếp theo trình tự thời gian các sự kiện của cuộc hành trình thông qua câu chuyện được kể lại, hoặc đang kể của người tham gia hành trình, cũng là nhân vật kể chuyện và nhân vật chính đều trở thành cốt truyện của tác phẩm du kí. Với ý nghĩa ấy, từ câu chuyện vượt biển trở về quê hương của người anh hùng Odissey huyền thoại trong văn học cổ đại Hy Lạp cho đến những ghi chép của những nhà thám hiểm như Christophoro Colombo ở thế kỉ XV về lục địa mới, những bài tiểu luận ghi lại cảm xúc du ngoạm cảnh vật giống như Petrarch’s khi leo lên đỉnh Ventoux vào năm 1336, những câu chuyện được kể lại về chuyến hành trình dài ngày giống như chuyến hành trình sang các nước Ấn Độ, Pakistan, Srilanca của nhà sư Huyền Trang thế kỉ VI, cuộc hành trình của Marco Polo ở thế kỉ XIII đều được coi là những tác phẩm du kí trứ danh. Việc qui về một mối mọi sự ghi chép ở cái gọi là cuộc hành trình để gán cho nó một loại hình văn học mới, văn học của những lằn ranh, đã làm rối tung lên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

những vấn đề của thể loại văn học. Nghiên cứu du kí không còn được soi sáng bởi các lí thuyết văn học như Cấu trúc học, Thi pháp học mà giới nghiên cứu thường làm đối với thơ hay tiểu thuyết mà nó được nghiên cứu bởi các lí thuyết văn học đã biến tướng thành vô vàn học thuyết khác nhau, với nhiều trường phái đan xen, lẫn lộn với nhau, đến nổi người ta không biết đứng về bên nào hay nên đứng ở vị trí trung gian để nghiên cứu hết mọi yếu tố và bản chất của đối tượng ? Khi nghiên cứu về thi pháp tiểu thuyết, M. Bakhtin từng than về cái khó khăn đặc biệt chính là: tiểu thuyết là một thể loại văn chương duy nhất đang biến chuyển mà còn chưa định hình. Vậy thì, ai dám đảm bảo rằng, đã gần một thế kỉ, kể từ sau công trình thi pháp tiểu thuyết ra đời, tiểu thuyết không còn biến chuyển nữa để nhường lại cho một thể loại khác ra đời muộn hơn, hay những vấn đề mà Bakhtin nêu ra đã trở thành chân lí cất trong bảo tàng của mọi lí lẽ bất chấp thời đại mà khoa học công nghệ không chỉ là phương tiện mà còn là yếu tố can thiệp cả vào đời sống văn chương và phê bình văn học.

Thể loại văn học mang tính lịch sử. Thể loại ra đời, mất đi hay biến đổi đều không thể vượt ra khỏi cái gọi là qui luật của lịch sử. Lotman từng nói: khi chúng ta nhìn về phía trước, ta sẽ thấy những cái ngẫu nhiên, nhìn lại phía sau thì những ngẫu nhiên ấy lại trở thành quy luật. Vì thế mà nhà lịch sử hầu như luôn luôn nhìn thấy quy luật và do đó anh ta không thể viết được cái lịch sử như nó đã không xảy ra. Thế nhưng trên thực tế, theo quan điểm này, thì lịch sử chỉ là một trong vô vàn con đường có thể đi. Một con đường đã đi thì đồng thời là một sự đánh mất các con đường khác. Chúng ta lúc nào cũng tìm được một cái gì và đồng thời đánh mất một cái gì đó. Mỗi bước ta đi tới đều là một sự đánh mất. Và thế là chính ở đây ta "bắt gặp tính tất yếu của nghệ thuật" [33, tr.433]. Tomachevski cũng đã đưa ra luận điểm về sự vận động của thể loại văn học vào thời kì một thể loại nào đó tan rã, nó chuyển dịch từ trung tâm ra ngoại biên, thay thế vị trí nó là những cái không đáng kể của văn học, "Từ các sân sau, dưới đáy của văn học, hiện tượng mới ngoi lên và tiến vào trung tâm" [112, tr.134]. Theo quan điểm của Tomachevski, trong quá trình phát triển của văn học, sẽ không có thể loại nào là tinh anh, mà là quá trình thay thế thường xuyên các thể loại tao nhã bằng các thể loại phàm tục; và sự thay thế này xảy ra ở hai hình thức, hoặc là thay thế hoàn toàn, hoặc là “sự thâm nhập các biện pháp phàm tục vào thể loại tao nhã” [112, tr.205]. Tính lịch sử của thể loại du kí không phải ở thời gian nó hình thành mà là thời gian tồn tại và biến chuyển của nó từ hiện tượng được coi là tiểu loại, là thể tài, đang dịch chuyển vào trung tâm của

Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX - 4

các thể loại. Du kí chỉ tồn tại khi sự di chuyển của con người đến những nơi ít người biết đến, sự phát triển của du lịch, những cuộc hành trình đang được khích lệ và trở thành đề tài không chỉ đối với văn học mà cả với nhiều lĩnh vực của đời sống và lịch sử.

Trong lịch sử phát triển của du kí, từ khởi thủy cho đến nay, thế kỉ nào cũng có những nhà văn du kí trứ danh cùng với những tác phẩm xuất chúng, nhưng chỉ trong những thời điểm nhất định, du kí mới hưng khởi như những trào lưu, sau đó chìm xuống, có lúc tưởng chừng như mất đi. Trong văn học thế giới, với sự trổi dậy của đế chế Anh ở thế kỉ XIX đã tạo cơ hội cho nhiều người, trong đó có nhiều nhà văn đi đến những vùng đất khác nhau với những mục đích khác nhau đã hình thành nên một trào lưu du kí trong văn học Anh mà sự lan tỏa của nó đến nhiều quốc gia khác cho đến thế kỉ XX. Xét về lịch đại, du kí được xem là thể loại văn học ra đời vào thời kì bình minh của văn học viết. Những ghi chép về các cuộc hành trình, khám phá vùng đất mới, thăm dò thuộc địa, truyền giáo, hành hương đã khơi nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm truyện kể. Những cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên trong trong các cuộc chu du thiên hạ đã là đề tài cho nhiều bài thơ, phú, ca, từ. Du kí ra đời sớm trong lịch sử văn học nhân loại, và tồn tại trong suốt quá trình văn học cho đến ngày nay. Tuy nhiên, đã có một thời gian khá dài, du kí không được coi trọng như nhiều thể loại văn học.

Ở Việt Nam, với chính sách khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã phát triển ngành giao thông và du lịch ở Việt Nam, tạo cơ hội cho nhiều trí thức, nhà văn được di chuyển đến những nơi danh lam thắng cảnh của đất nước, đi ra nước ngoài để chiêm ngưỡng các nền văn hóa nên đã bùng nổ thể loại du kí trên báo chí và văn đàn Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Phát triển trong bối cảnh các thể loại văn học khác đã định hình và chiếm vị thế tối ưu, du kí phải chấp nhận sự đánh mất của lịch sử, để rồi khi tính tất yếu của nghệ thuật đã trở nên quá lớn, nó phải tìm lại những gì đã đánh mất. Như vậy, khi nghiên cứu bất cứ một thể loại văn học nào cũng không tránh khỏi tính phức tạp của nó, kể cả những thể loại (về quan niệm) nó chưa được định hình. Điều này cũng lí giải được tại sao giới phê bình văn học các nước trên thế giới cho rằng du kí còn lớn hơn cả thể loại, tức là nó thuộc về một loại hình văn học mà chứa đựng trong nó các hình thức thể loại khác nhau (ghi chép, nhật kí, tiểu luận, tiểu thuyết, thơ, phú,...), còn các học giả trong nước thì chỉ coi du kí là tiểu loại của một thể loại văn học: thể loại kí. Những yếu tố thuộc về cuộc hành trình như: con đường, địa danh, địa điểm, sự kiện, hình ảnh, không gian, thời gian,... nằm trong cấu trúc tác phẩm du kí thì ở Việt Nam, các nhà

nghiên cứu coi đó là thể tài. Tính bất nhất của lịch sử tiếp nhận đã minh chứng cho một qui mô lớn về thể loại của du kí mà không đơn giản chỉ vài câu có thể định danh hay phác họa bản chất, đặc trưng của nó được.

Một vấn đề liên quan đến thể loại của du kí là sự hư cấu trong sáng tạo nghệ thuật và sự hư cấu trong tác phẩm du kí. Ở đây, chúng tôi không nhắc lại tính phi hư cấu của du kí khi mà nhiều người đã quá thiên lệch nhìn nhận du kí như một sự ghi chép thông thường về các cuộc hành trình theo kiểu "kí", cũng không bàn về mức độ hư cấu như nhiều người đã bàn về tác phẩm kí, mà chỉ đề cập đến phương thức phản ánh của tác phẩm thuộc thể loại văn học này. Hư cấu không đơn thuần là sáng tạo trong hoạt động nghệ thuật mà hư cấu còn là phương thức phản ánh thế giới, phản ánh hiện thực. Theo quan điểm "nhận thức luận" của Mác, thế giới trong nhận thức của con người không phải là cái thế giới tự nhiên ở ngoài con người, tồn tại như một thực thể tự thân chưa có sự tham gia của con người, có trước lịch sử con người, mà “tổng số những hoạt động sống và cảm giác được của những cá nhân hợp thành thế giới ấy” [9, tr.326]. Trong hoạt động thực tiễn, con người luôn luôn phản ánh thế giới để nhận thức và cải biến nó theo nhu cầu và qui luật phát triển. Lịch sử nhân loại là lịch sử của một quá trình phản ánh thế giới và sự tiến bộ của lịch sử chính là sự thay đổi của các phương tiện phản ánh. Trong xã hội hiện đại, để phản ánh thế giới một cách tinh vi hơn, người ta sáng chế ra các phương tiện vật lí, điện tử, thì sự sáng chế này cũng là một dạng của phản ánh. Khi người ta dùng camera để ghi hình một cảnh vật, lúc đó thế giới chỉ là khoảng không gian lưu lại bằng hình ảnh trong phạm vi ống kính. Nếu dùng bất cứ phương tiện gì để phản ánh thế giới, không ai đảm bảo rằng việc phản ánh đó hoàn toàn khách quan, nằm ngoài ý muốn của con người. Khi chụp một bức ảnh về bốn người đang ngồi trên một chiếu bạc thì bức ảnh đó có thể là tư liệu về một canh bạc, để sử dụng làm kỉ niệm hay làm bằng chứng phạm tội. Nhưng nếu đặt góc chụp từ trên xuống và xoay ống kín khi bấm máy, thì bức ảnh đã trở thành một một tác phẩm nghệ thuật, mà bức ảnh đó đã ghi lại hiện thực một cách đầy ẩn ý: bốn cái đầu cúi xuống chăm chú, những lá bài tây, bàn tay đưa ra, bàn tay đè xuống, tất cả mờ ảo trong một vòng xoáy... để hướng về một đề tài: canh bạc cuộc đời. Những kẻ say mê nghề đỏ đen đã trở thành những biểu tượng mới; thông điệp cũ (tư liệu) biến mất để nhường chỗ cho vô vàn thông điệp mới, ở phía khán giả dành cho nó. Đó là thông điệp nghệ thuật xuất hiện nhờ sự phản ánh thế giới bằng nghệ thuật. Hư cấu chính là sự phản ánh thế giới bằng nghệ thuật. Với ý tưởng về "canh

bạc" và "vòng xoáy", mỗi nghệ sĩ có thể chọn cho mình đề tài "canh bạc cuộc đời" và thể hiện đề tài đó bằng các chất liệu nghệ thuật khác nhau: chất liệu ngôn từ có truyện ngắn "Canh bạc cuộc đời" của Lê Quang Xuân, chất liệu điện ảnh có bộ phim "Canh bạc cuộc đời" của đạo diễn Lưu Gia Hào, chất liệu hội họa có bức tranh "Vòng xoáy cuộc đời" của Hữu Ước. Như vậy, sự phản ánh thế giới của con người bằng nghệ thuật mang tính cá thể và hư cấu chính là bản năng của nghệ thuật. Quay trở lại vấn đề hư cấu của du kí. Mỗi tác phẩm du kí là một sự phản ánh thế giới của nhà văn trong việc cá thể hóa sử dụng chất liệu ngôn từ để ứng xử với thế giới mà mình nhận thức, nên không thể phủ nhận được sự hư cấu của du kí. Vì thế, du kí không bị đông cứng bằng một hình thức thể loại cố định, cũng không bị ràng buộc bởi bất cứ đề tài nào định sẵn mà nhờ "cơ duyên" nào đó mà nhà văn có dịp phản ánh thế giới bằng viết tác phẩm du kí. Mọi sự hư cấu đều có một quá trình tích lũy. Tích lũy trong sáng tác du kí chính là ghi chép, nhật kí, hồi tưởng, tưởng tượng và đọc những tác phẩm du kí khác trước đó. Chỉ khi nào hội tụ đủ mọi yếu tố cần thiết thì quá trình sáng tác mới được bắt đầu. Không có nhà văn nào vừa đi du lịch, thám hiểm vừa sáng tác cả. Nếu có thì cũng chỉ ở giai đoạn tích lũy mà thôi. Với quan điểm phản ánh luận, du kí cũng là một loại hình văn học và không thể không hư cấu, nhưng đó là một kiểu hư cấu đặc trưng của thể loại này.

Trên cơ sở tiếp thu và chọn lọc các thành tựu nghiên cứu trong và ngoài nước, chúng tôi khẳng định du kí là một thể loại văn học với những đặc trưng riêng của nó. Những đặc trưng của thể loại du kí sẽ được trình bày trong chương tiếp theo. Với quan niệm du kí là thể loại văn học, chúng tôi đưa ra khái niệm sau đây:

Du kí là thể loại văn học, viết về cuộc hành trình hay liên quan đến cuộc hành trình với mục đích nào đó và thường phản ánh hiện thực bằng các phương thức tự sự và phi tự sự như: ghi chép, miêu tả, tường thuật, kể chuyện, dựng đối thoại,... Trong một số trường hợp, du kí có thể vận dụng các phương thức phản ánh của hội họa, nhiếp ảnh, điện ảnh, truyền hình, ... các phương thức thu nhận thông tin khoa học như: khảo cứu, điều tra, thống kê tư liệu,… có khi đi kèm với các phương thức biểu cảm. Nhân vật trung tâm của tác phẩm du kí vừa là chủ thể, vừa là khách thể, đồng thời là người kể chuyện. Ngoài nội dung thông tin, nội dung biểu cảm, tác phẩm du kí còn chứa đựng văn hóa cá nhân tại thời điểm tiếp xúc văn hóa của chủ thể với hiện thực ở nơi mà lần đầu tiên chủ thể khám phá hoặc trải nghiệm nó.

Đối với những tác phẩm du kí sử dụng chất liệu ngôn từ, du kí chịu ảnh hưởng

của các thể loại khác như: bút kí, hồi kí, tùy bút, tản văn, biền văn, phóng sự, kí sự,... nên trong một số tác phẩm đã có hiện tượng giao thoa thể loại. Dựa trên những đặc trưng phổ quát, du kí có thể phân biệt được với các thể loại gần gũi với nó. Du kí bao giờ cũng tồn tại trong một cấu trúc bị chi phối bởi cuộc hành trình. Những yếu tố như thời gian, không gian, nhân vật trong tác phẩm du kí luôn đảm bảo tính khách quan.

*

* *

Du kí là thể loại văn học xuất hiện sớm nhưng định danh về thể loại của du kí là vấn đề của văn học đương đại. Trên thế giới, từ những năm 90 của thế kỉ XX, du kí đã trở thành đối tượng được các nhà nghiên cứu, phê bình văn học quan tâm. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về đặc điểm loại hình và khái niệm của du kí, nhưng các nhà nghiên cứu đều coi du kí là một thể loại văn học gắn bó mật thiết với các hoạt động liên quan đến du lịch. Ở Việt Nam, trong một thời gian dài, du kí được xem là tiểu loại của kí và quan niệm du kí như một thể tài. Với quan niệm này, du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX chủ yếu được tiếp cận trên phương diện thể tài. Cách tiếp cận này chưa thấy được tầm vóc, qui mô phát triển của du kí và sự đóng góp của nó đối với quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc nửa đầu thế kỉ XX.

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí