Công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 trong quan hệ so sánh với công ty cổ phần theo luật thương mại Nhật Bản - 2


Trên cơ sở tìm hiểu về sự hình thành, phát triển công ty cổ phần và pháp luật về công ty cổ phần của Việt Nam và Nhật Bản, so sánh để tìm ra những khác biệt, những mặt tích cực, phù hợp của pháp luật về công ty cổ phần của Nhật Bản cũng như tìm ra những điểm tiến bộ và cả những hạn chế còn tồn tại của Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 về công ty cổ phần, khoá luận đề xuất những giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các quy định về công ty cổ phần trong pháp luật Việt Nam và Nhật Bản.

Về phạm vi nghiên cứu, khoá luận chỉ tập trung nghiên cứu Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005-phần điều chỉnh về công ty cổ phần - và tiến hành so sánh với phần về công ty cổ phần theo Bộ luật thương mại Nhật Bản sửa đổi năm 2002.

4. Phương pháp nghiên cứu

Nền tảng chung của khoá luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, để phục vụ nghiên cứu đề tài, khóa luận này được viết theo phương pháp nghiên cứu tổng hợp như phân tích, hệ thống hóa và diễn giải. Bên cạnh đó, khi nghiên cứu khóa luận cũng sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu, đi sâu vào phân tích, sau đó tổng hợp lại, đồng thời nghiên cứu lí luận kết hợp với thực tiễn.

5. Bố cục của khoá luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của khoá luận gồm ba chương:

Chương 1: Một số vấn đề chung về công ty cổ phần và pháp luật về công ty cổ phần của Việt Nam và Nhật Bản.


Chương 2: Một số điểm khác biệt về công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 và Bộ luật Thương mại Nhật Bản sửa đổi năm 2002.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường thực thi các quy định về công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005.


CHƯƠNG 1‌‌

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CỦA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN

I/ Tổng quan về công ty cổ phần và pháp luật về công ty cổ phần

1. Khái niệm về công ty cổ phần

Nền kinh tế Việt Nam và sự hình thành, phát triển của các công ty cổ phần

Nền kinh tế thị trường ở nhiều nước trên thế giới đã tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của các loại hình công ty như: công ty hợp danh, công ty giao vốn, công ty TNHH, công ty cổ phần...Các công ty này đã và đang có những đóng góp quan trọng đối với hoạt động thương mại cũng như đối với nền kinh tế của riêng từng nước và của toàn thế giới . Trong các loại hình công ty đó, đáng chú ý hơn cả là sự vươn lên mạnh mẽ của các công ty cổ phần.

Công ty cổ phần đầu tiên trên thế giới ra đời vào năm 1602 là công ty Đông Ấn của Anh quốc. Sự ra đời của loại hình công ty này xuất phát từ nhu cầu khách quan của đời sống kinh tế xã hội. Khi mà nền kinh tế hàng hoá ngày càng phát triển, cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì sự tồn tại của các công ty nhỏ lẻ là hết sức khó khăn. Nhu cầu về mở rộng quy mô kinh doanh cũng như là quy mô huy động và sử dụng vốn có hiệu quả đã buộc các thương nhân phải liên kết nhau lại để lập nên một loại hình công ty mới- công ty cổ phần. Hơn nữa, một trong những quy luật tất yếu của kinh tế thị trường là lợi nhuận lớn thường đi kèm với độ rủi ro cao, do vậy, để chia sẻ bớt rủi ro các nhà kinh doanh cũng cần có sự liên kết với nhau.

Tuy có nhiều ưu điểm như vậy, song phải đến đầu thế kỷ XX, dưới sự tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật làm cho lực lượng sản


xuất phát triển cùng với sự phổ biến ngày càng rộng rãi của các loại hình tín dụng, các công ty cổ phần mới trỗi dậy mãnh liệt ở các nước tư bản phát triển và các nước công nghiệp mới.

Ở Việt Nam, trước năm 1986, do thực hiện cơ chế quản lý quan liêu bao cấp nên hình thức công ty cổ phần cũng như các loại hình công ty thương mại khác không tồn tại. Chỉ từ khi nghị quyết đại hội Đảng VI được thông qua (1986) trong đó nhấn mạnh đường lối đổi mới nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường đã thực sự là chìa khoá mở cửa cho các loại hình doanh nghiệp phát triển. Đối với công ty cổ phần, hiện nay ở Việt Nam đang tồn tại ba loại hình được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005, đó là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo hình thức công ty cổ phần (bao gồm các công ty cổ phần của nước ngoài vào Việt Nam hoạt động và các công ty của nước ngoài hoạt động ở Việt Nam được chuyển đổi thành công ty cổ phần), công ty cổ phần mới thành lập (gồm cả công ty của Nhà nước và công ty của các tổ chức, cá nhân ngoài Nhà nước) và công ty cổ phần do cổ phần hoá DNNN. Tất cả các loại hình công ty cổ phần trên mới chỉ thực sự bắt đầu có mặt ở Việt Nam từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước hoặc là mới có gần đây xong đã có những đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế Viêt Nam. Tuy nhiên trong bài khoá luận này, tác giả xin được đề cập sâu hơn về loại hình công ty cổ phần ra đời do cổ phần hoá DNNN-một chủ trương lớn đã và đang dành được rất nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong suốt những năm vừa qua.

Quá trình cổ phần hoá các DNNN ở Việt Nam có thể được chia làm ba giai đoạn chủ yếu là: giai đoạn thí điểm cổ phần hoá (1992 - 1996), giai đoạn mở rộng thí điểm cổ phần hoá (1996 - 1998) và giai đoạn thực hiện cổ phần hoá trên diện rộng (1998 – nay). Kết quả thực hiện cổ phần hoá các DNNN qua các giai đoạn được thể hiện qua bảng dưới đây:


Kết quả thực hiện cổ phần hoá các DNNN qua các giai đoạn


Giai đoạn

Số lượng DNNN cổ

phần hoá

Luỹ kế cuối mỗi giai

đoạn

6/1992 – 5/1996

5

5

5/1996 – 6/1998

25

30

6/1998 – 12/1999

340

370

2000

212

582

2001

204

786

2002

164

946

2003

318

1264

2004

978

2242

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 trong quan hệ so sánh với công ty cổ phần theo luật thương mại Nhật Bản - 2

(Nguồn: Trung tâm thông tin doanh nghiệp – Bộ kế hoạch và đầu tư)

Như chúng ta đã biết, chủ trương thí điểm cổ phần hoá đã được đề cập dến ngay trong Quyết định số 217/HĐBT ngày 14/11/1987 về đổi mới kế hoạch hoá và hạch toán kinh doanh XHCN, quyền tự chủ đối với DNNN và được cụ thể hoá trong Quyết định số 143/HĐBT ngày 10/5/1990 về chủ trương thí điểm cổ phần hoá DNNN, thực hiện mô hình khoán, cho thuê ngoài quốc doanh. Cũng trong năm 1990, Luật Công ty đầu tiên của Việt Nam được ban hành nhằm tạo ra hành lang pháp lý cho công ty TNHH và công ty cổ phần hoạt động. Tuy nhiên, trong vòng 5 năm (1987-1992) không có DNNN nào được chuyển sang mô hình CTCP.

Ngày 8/6/1992 Chủ tịch hội đồng bộ trưởng ra quyết định số 202/CT chỉ đạo tiếp tục triển khai việc tiến hành cổ phần hoá DNNN bằng việc thí điểm chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần. Thời điểm này được coi là cái mốc để nước ta bước vào thí điểm cổ phần hoá DNNN. Tuy nhiên tốc độ


trong gần 4 năm (6/1992 – 5/1996) thực hiện thí cổ phần hoá các DNNN là rất chậm, chỉ có 5 doanh nghiệp thực hiện thành công việc chuyển đổi này. Hơn thế nữa, 5 doanh nghiệp này trong thực tế đều là các DNNN mới được thành lập, có quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu sản xuất hàng hoá và dịch vụ trong những lĩnh vực không quan trọng.

Để khắc phục tình trạng trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/CP ngày 7/5/1996 về việc chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần và Nghị định 25/CP ngày 26/3/1997 sửa đổi một số điều của Nghị định 28/CP. Nghị định 28/CP & 25/CP đã thể hiện một bước sự thông thoáng trong việc cổ phần hoá DNNN như vấn đề xác định mục tiêu, đối tượng, phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá, hình thức cổ phần hoá, chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp và người lao động. Sau khi Nghị định 28/CP & 25/CP ra đời đã có hơn 200 doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố, tổng công ty 91 đăng ký thực hiện cổ phần hoá, chiếm trên 3% tổng số DNNN. Đến tháng 6/1998, cả nước đã chuyển được 25 DNNN thành công ty cổ phần, cổ phần hoá bước đầu được mở rộng. Tuy nhiên trong thời kỳ này còn tồn tại hạn chế đó là hiện tượng cổ phần hoá nội bộ- rất ít doanh nghiệp cổ phần hoá rộng rãi ra quần chúng.

Để tiếp tục đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá trên diện rộng, ngày 29/6/1998 Chính phủ ban hành Nghị định 44/1998/NĐ-CP thay cho Nghị định 28/CP. Theo sau đó là việc chỉ trong 06 tháng cuối năm 1998 đã có 90 DNNN được cổ phần hoá, gấp hơn 3 lần so với kết quả của thời gian trước đó. Năm 1999 được xem là một năm bội thu của công cuộc cổ phần hoá DNNN, đã cổ phần hoá được 250 doanh nghiệp. Như vậy sau 2 năm kể từ khi Nghị định 44/1998/NĐ-CP ra đời đã có gần 400 doanh nghiệp cổ phần hoá trong khi 8 năm trước đó chỉ cổ phần hoá được 30 doanh nghiệp. Các đơn vị triển khai cổ phần hoá mạnh nhất là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công ty cổ phần có vốn điều lệ lớn


nhất là công ty mía đường Lam Sơn (150 tỷ đồng). Rõ ràng đây là một kết quả đáng khích lệ trong quá trình cổ phần hoá DNNN.

Để tiếp tục tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp, trong đó có công ty cổ phần, trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tháng 6/1999, Quốc hội nước ta đã thông qua và ban hành Luật Doanh nghiệp năm 1999 thay thế cho Luật Công ty trước đó và luật này có hiệu lực từ 1/1/2000. Tuy nhiên, trong suốt năm 2000 việc cổ phần hoá DNNN lại có những dấu hiệu không vui. Cho tới 31/12/2000 mới cổ phần hoá được 212 doanh nghiệp. Một số địa phương tích cực thực hiện cổ phần hoá trong những năm trước đây như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định... đều chững lại.

Từ tháng 1/2002 đến nay được coi là giai đoạn thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN. Trong giai đoạn này, Chính phủ ban hành nhiều nghị định, quyết định sửa đổi, khắc phục nhược điểm của các văn bản trước đó nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá DNNN như Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/06/2002 về việc chuyển doanh nghịêp Nhà nước thành công ty cổ phần, thay thế cho Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998. Đồng thời, các bộ ngành có liên quan cũng đã có văn bản hướng dẫn việc thực hiện nghị định đã ban hành.Tính đến hết cuối năm 2005, cả

nước đã có 2935 doanh nghiệp hoàn thành cổ phần hoá.1 Cũng trong cuối

năm này, Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 đã được ban hành để phù hợp với thời kì đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2006.

Tuy nhiên, sang đến năm 2006, kế hoạch dự kiến của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp đặt ra là sẽ cổ phần hoá 600 doanh nghiệp


1 Nguồn: Bài của tác giả Công Thắng-Báo Lâo động-ngày 9/3/2006.


nhưng tính đến tháng 8/2006 cả nước mới cổ phần hoá được 3060 doanh nghiệp,2 tức là trong 8 tháng đầu năm nay mới chỉ có hơn 120 doanh nghiệp

được cổ phần hoá, như vậy tiến độ cổ phần hoá trong năm nay có thể coi là tương đối chậm. Tuy nhiên ta có thể hy vọng rằng sau khi luật mới ra đời cùng với những biện pháp phù hợp của các cơ quan chức năng tiến độ này sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Nhìn chung sau khi hệ thống cơ chế chính sách được ban hành đầy đủ, tiến độ cổ phần hoá của các bộ ngành, địa phương và các tổng công ty đã thực sự có những chuyển biến mạnh mẽ. Mặc dù tiến độ này qua các năm là không đều nhau song chúng ta cũng vui mừng khi nhận thấy một điều rằng tốc độ chuyển đổi sang công ty cổ phần của các DNNN ngày càng được cải thiện và hầu hết các doanh nghiệp sau khi chuyển đổi đều đứng vững và phát triển, quy mô vốn cũng như doanh số và thu nhập của người lao động đều tăng khá. Hơn thế nữa, Nhà nước vừa không phải mất thêm nguồn ngân sách vốn để bao cấp cho các doanh nghiệp quốc doanh yếu kém vừa thu về hàng chục nghìn tỷ đồng từ bán cổ phiếu và huy động thêm hàng chục nghìn tỷ đồng nữa trong xã hội để các công ty cổ phần đầu tư đổi mới kỹ thuật, công nghệ và trình độ quản lý. Quá trình này đã giúp chúng ta sáng tỏ thêm nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn nhất là việc xác định mô hình CTCP sẽ là phổ biến trong nền kinh tế nước ta.

Đối với các công ty cổ phần mới được thành lập thì trong thời gian đầu thường cũng là các doanh nghiệp nhỏ lẻ nhưng trong những năm gần đây, song song với việc đẩy mạnh cổ phần hoá, Nhà nước ta cũng ra sức vận động để các thành phần kinh tế thành lập ngày càng nhiều công ty cổ phần mới, đặc biệt là thành lập trên cơ sở liên kết sức mạnh của các tập đoàn kinh tế nhằm tạo ra tiềm lực kinh tế và thế đứng vững chắc cho các công ty cổ phần mới


2 Nguồn: Bài của tác giả Đặng Nguyễn-VNECONOMY-ngày 10/10/2006.

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí