Từ Luật Công Ty Năm 1990 Đến Luật Doanh Nghiệp Năm 2005


như việc tổ chức lại, giải thể hay phá sản của doanh nghiệp; về cơ chế hoạt động, quyền lợi, nghĩa vụ và địa vị pháp lý của các công ty cổ phần.

Thứ hai, các quy định về nhiệm vụ và quyền hạn đối với các chủ thể quản lý Nhà nước phải bao gồm các nội dung quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp cũng như quy định về quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan quản lý từ cao đến thấp, từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là các cơ quan có quan hệ mật thiết đối với sự hình thành và hoạt động của các cônh ty cổ phần là cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và cơ quan thanh tra. II/ Pháp luật về công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 và theo Bộ luật Thương mại Nhật Bản‌

1. Pháp luật Việt Nam về công ty cổ phần

1.1. Từ Luật Công ty năm 1990 đến Luật Doanh nghiệp năm 2005

Từ khi bắt đầu hình thành và phát triển tại Viêt nam , công ty cổ phần cũng giống như một số loại hình công ty ngoài quốc doanh khác chịu sự điều tiết chính của ba vân bản luật được ban hành qua các năm là Luật Công ty năm 1990, Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 1999 và Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005. Ở phần này ta sẽ tập chung nói về qúa trình ra đời các văn bản luật trên còn nội dung chính của từng luật sẽ được nói đến ở phần sau.

1.1.1. Luật Công ty năm 1990.

Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI (1986), với chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta trong vòng 5 năm (1986- 1990) đã đạt những thành tựu đáng kể. Song nếu một nền kinh tế thị trường mà chỉ dựa vào các doanh nghiệp Nhà nước thì nền kinh tế đó khó có thể tồn tại và phát triển được. Yêu cầu cấp thiết đặt ra lúc bấy giờ là phải có được cơ chế chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đi vào hoạt động. Một trong những yêu cầu


thay đổi về mặt cơ chế chính sách là phải nhanh chóng ban hành một văn bản luật có tính pháp lý cao nhằm định hướng hoạt động cho các công ty ngoài Nhà nước. Kết quả là ngày 21 tháng 12 năm 1990 Luật Công ty đã được Quốc hội khoá VII, kỳ họp thứ 8 thông qua. Đây là đạo luật đầu tiên của Việt Nam- nước Việt Nam XHCN-điều chỉnh hoạt động của các loại hình công ty ngoài quốc doanh. Luật Công ty năm 1990 điều chỉnh hoạt động của công ty TNHH và công ty cổ phần. Luật ra đời đã tạo cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự phát triển một loại hình doanh nghiệp quan trọng của nền kinh tế thị trường, đó là các công ty tư nhân nói chung và công ty cổ phần nói riêng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Việc ban hành Luật Công ty năm 1990 đã góp phần to lớn vào việc thể chế hoá nguyên tắc quyền tự do kinh doanh, nhằm thiết lập những điều kiện pháp lý chung cho quá trình hình thành cơ chế thị trường ở nước ta. Căn cứ vào luật trên mà một lực lượng dân cư không nhỏ của nước ta đã sử dụng quyền tự do kinh doanh để đầu tư vào thương trường thông qua việc thành lập hàng chục ngàn những doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty, từ đó góp phần vào thắng lợi của công cuộc đổi mới trên lĩnh vực kinh tế. Đạo luật này cùng với những sửa đổi bổ sung vào năm 1994 đã phát huy được những tác dụng trong việc huy động vốn đầu tư, mở rộng qui mô và ngành nghề sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thêm thu nhập, góp phần cải thiện mức sống nhân dân.

Tuy nhiên, sau gần mười năm thực hiện, mặc dù đã có những sửa đổi theo cùng với sự phát triển của kinh tế cũng như thực tiễn trong kinh doanh, Luật Công ty đã bộc lộ rất nhiều bất cập, nhiều điểm không phù hợp cũng như thiếu vắng những quy định cần thiết, chi tiết hơn để điều chỉnh các quan hệ kinh tế của các chủ thể tham gia kinh doanh ngày càng đa dạng hơn, phức tạp hơn đặc biệt là những quy định về công ty cổ phần như : quy định về thủ tục thành lập, các quy định về vốn và vốn góp, các quy định về việc chuyển nhượng cổ phần, các quy định về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ

Công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 trong quan hệ so sánh với công ty cổ phần theo luật thương mại Nhật Bản - 4


phần...Thậm chí nó còn là vật cản đối với quá trình phát triển các hình thức biểu hiện của tự do kinh doanh và cuộc sống thực tiễn của cơ chế thị trường hiện đại. Nhiều quy định của luật này đã trở nên khá xa lạ với cách thức tổ chức của một doanh nghiệp trong cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế. Đây cũng là những khó khăn của chúng ta trong quá trình hợp tác quốc tế và hội nhập khu vực trên lĩnh vực pháp luật.

Vì những lý do trên, nên việc sửa đổi một cách khá căn bản Luật Công ty là hết sức cần thiết và cấp bách.

1.1.2. Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 1999

Trước những đòi hỏi cấp bách từ nhu cầu thực tiễn của sự phát triển công ty cổ phần trong điều kiện kinh tế nước ta và cũng nhằm để phát huy nội lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tiếp tục đổi mới kinh tế, ngày 12/6/1999 trên cơ sở hợp nhất Luật Công ty (sửa đổi) và Luật Doanh nghiệp tư nhân (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 5 thông qua và ngày 26/6/1999 Chủ tịch nước đã công bố Luật Doanh nghiệp. Đạo luật này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/ 2000. Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 1999 thực sự là bước phát triển mới của pháp luật về công ty đặc biệt là công ty cổ phần ở Việt Nam.

Từ khi Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 1999 có hiệu lực, ngày 1/1/2000, số lượng doanh nghiệp mới đăng ký liên tục tăng nhanh với tốc độ chưa từng thấy. Cho đến hết tháng 9/2003 đã có 72 601 doanh nghiệp mới đăng ký (trong 9 năm 1991-1999 có 45 000 doanh nghiệp đăng ký); đưa tổng số doanh nghiệp đăng ký của khu vực tư nhân nước ta lên khoảng 120 000 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp mới đăng ký trong 4 năm (2000-2003) ước cao gấp 2 lần so với 9 năm trước đây (1991-1999).Về cơ cấu loại hình doanh nghiệp đã có những thay đổi tích cực. Tỷ trọng doanh nghiệp tư nhân trong tổng số doanh nghiệp đăng ký giảm từ 64% trong giai đoạn 1991-1999 xuống


còn 34%; trong khi đó tỷ trọng công ty TNHH và công ty cổ phần tăng từ 36% lên 66% (công ty cổ phần tăng từ 1,1% lên 10%). Đặc biệt, trong gần 4 năm đã có khoảng 7000 công ty cổ phần đăng ký, gấp 10 lần so với giai đoạn

1991-1999.5

Các thay đổi nói trên chứng tỏ các nhà đầu tư trong nước đã ý thức được những điểm lợi và điểm bất lợi của từng loại hình doanh nghiệp; có xu hướng lựa chọn loại hình doanh nghiệp hiện đại, tạo cơ sở dể doanh nghiệp có thể ổn định, phát triển không hạn chế về qui mô và thời hạn hoạt động với quản trị nội bộ ngày càng chính qui và minh bạch hơn. Thực tế nói trên cũng phần nào chứng tỏ các nhà đầu tư đã có xu hướng đầu tư dài hạn hơn, công khai hơn và qui mô lớn hơn nhưng một phần cũng do Luật Doanh nghiệp đã được sửa đổi theo hướng tạo thuận lợi rất nhiều cho các nhà đầu tư.

Nói tóm lại, về cơ bản luật Doanh nghiệp năm 1999 đã thể hiện một bước đột phá trong quá trình giảm rào cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, để tạo ra một sân chơi bình đẳng cho mọi doanh nghiệp không phân biệt sở hữu trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu thì việc cải cách luật doanh nghiệp hay chính là việc ban hành một luật doanh nghiệp thống nhất là một bước đi quan trọng trong định hướng này.

1.1.3. Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005

Trước yêu cầu về phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp đã bộc lộ một số khiếm khuyết và không còn phù hợp. Cụ thể là hệ thống pháp luật về doanh nghiệp vẫn bị chia cắt, tách biệt áp dụng theo thành phần kinh tế. Do đó, doanh nghiệp có cùng loại hình pháp lý nhưng khác nhau về thành phần kinh tế thì được quy định khác nhau trên các



5 Nguồn: Báo cáo sơ kết 4 năm thi hành Luật Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và đầu tư, tài liệu vi tính, Hà nội 11/2003, trang 19, 20.


vấn đề khác nhau và áp dụng luật khác nhau. Ví dụ, cùng là công ty cổ phần nhưng công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ chịu sự chi phối của Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 trong khi các công ty cổ phần ngoài Nhà nước lại hoạt động trong khuôn khổ pháp lý của Luật Doanh nghiệp năm 1999.

Để đáp ứng các yêu cầu của thời kì mới, ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, đã thông qua Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. Luật Doanh nghiệp năm 2005 thay thế Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003, các quy định về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp tại Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000.

Nhìn chung Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã kế thừa và phát triển những tiến bộ về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp đã đạt được trong các văn bản luật có liên quan, nhất là Luật Doanh nghiệp năm 1999. Đồng thời nó cũng có những điểm mở rộng hơn quyền tự do kinh doanh của các thành phần kinh tế và những đổi mới về chức năng quản lý của Nhà nước, điều này là để góp phần tạo ra sự thống nhất hơn giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, phù hợp với các điều ước mà nước ta đã cam kết trong các thoả thuận đa phương và song phương, đáp ứng yêu cầu khi nước ta sắp trở thành thành viên chính thức của WTO.

1.2. Những quy định chủ yếu về công ty cổ phần

1.2.1. Luật Công ty năm 1990

Luật Công ty này bao gồm 6 chương 46 điều, Chương I là những qui định chung, Chương II là những qui định về việc thành lập, đăng ký kinh doanh, giải thể, phá sản công ty, Chương III là phần qui định về công ty TNHH, Chương IV là nói về công ty cổ phần, Chương V là những qui định về


việc xử lý vi phạm và Chương VI là Điều khoản cuối cùng. Đến ngày 22 tháng 6 năm 1994 Quốc hội nước ta đã thông qua Luật sửa đổi một số điều của Luật Công ty trong đó sửa đổi các điều 16, 17, 18, 20, 21, 24 và 32. Các điều khoản được sửa đổi chủ yếu là ở chương II-phần qui định về việc thành lập, đăng ký kinh doanh, giải thể, phá sản, chỉ có điều 32 được sửa đổi để điều chỉnh trường hợp công khai gọi vốn từ người khác trong công ty cổ phần.

Theo Luật Công ty năm 1990, công ty cổ phần là được hiểu là công ty có các đặc điểm cơ bản sau:

Các thành viên cùng góp vốn, cùng nhau chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ty.

Số thành viên gọi là cổ đông mà công ty phải có trong suốt thời gian hoạt động ít nhất là 7 và không quy định số thành viên tối đa.

Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Mỗi cổ đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu.

Cổ phiếu được phát hành có thể ghi tên hoặc không ghi tên. Cổ phiếu của sáng lập viên, thành viên Hội đồng quản trị phải là những cổ phiếu có ghi tên.

Cổ phiếu không ghi tên được tự do chuyển nhượng. Hạn chế chuyển nhượng đối với cổ phiếu có ghi tên và cổ phiếu của thành viên Hội đồng quản trị trong thời gian tại chức và 2 năm sau khi thôi giữ chức vụ.

Các sáng lập viên phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% số cổ phiếu dự tính phát hành của công ty, trong trường hợp các sáng lập viên không đăng ký mua tất cả cổ phiếu của công ty thì họ phải công khai gọi vốn từ người khác. Trong trường hợp đó thì họ phải tuân theo những thủ tục đã quy định trong Luật Công ty.

Công ty cổ phần gồm có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc và các Kiểm soát viên. Thành viên Hội đồng quản trị gồm từ 3 đến 12 thành viên, và công ty phải có 2 kiểm soát viên do Đại hội đồng bầu ra.

1.2.2. Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 1999

Luật Doanh nghiệp năm 1999 so với Luật Công ty năm 1990 đã có nhiều điểm đổi mới trong các quy định về thành lập doanh nghiệp như đã bỏ quy định về vốn pháp định, đồng thời quy định một cơ chế kiểm tra, kiểm soát mới. Ví dụ như việc góp vốn bằng tài sản vào công ty phải chuyển quyền sở hữu từ người góp vốn cho công ty và phải được định giá theo nguyên tắc nhất trí. Về trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp năm 1999 đã có những quy định mới theo hướng cải cách thủ tục hành chính, tăng cường tính tự chịu trách nhiệm, tự gánh chịu rủi ro của các chủ thể và sự kiểm tra giám sát của thương trường và xã hội. Luật Doanh nghiệp năm 1999 đã quy định thêm hai loại hình doanh nghiệp mới là công ty hợp danh và công TNHH một thành viên. Riêng đối với công ty cổ phần, Luật Doanh nghiệp 1999 cũng đưa vào nhiều điểm bổ sung, sửa đổi mới.

Công ty cổ phần là loại hình công ty có quy mô kinh doanh lớn do có sự góp vốn của nhiều người. Cũng chính vì vậy, công ty này được coi là công ty đối vốn rất đặc trưng trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Mặc dù có vị trí, vai trò quan trọng như vậy nhưng Luật Công ty năm 1990 lại không dành cho nó sự quan tâm đúng mức. Nhiều vấn đề trong Luật Công ty năm 1990 còn quy định một cách chung chung, sơ sài. Để khắc phục các điểm yếu đó của Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp 1999 đã hoàn thiện đáng kể địa vị pháp lý của loại hình công ty này. Luật Doanh nghiệp đã qui định nhiều nội dung chi tiết hơn, cụ thể hơn hoặc mới khác hơn so với Luật Công ty năm 1990 như số lượng cổ đông tối thiểu của công ty cổ phần, giới hạn mức tối thiểu của cổ phần góp vốn của cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần, các loại cổ phiếu, quy định các điều kiện để phân chia lợi nhuận, cơ chế


ngăn chặn người góp vốn đa số và người quản lý doanh nghiệp lạm dụng vị thế, quyền hạn được giao để tư lợi bất hợp pháp cho cá nhân và những người có liên quan...

Các quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 1999 về tổ chức, quản lý điều hành công ty được xây dựng theo hướng quy định rõ các giới hạn bắt buộc cần thiết và trên cơ sở đó các thành viên công ty sẽ tự xác định các mức độ, tỷ lệ cụ thể ghi trong Điều lệ công ty như về phiên họp và các quyết định của Đại hội đồng cổ đông, của Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan điều hành này cũng như của Giám đốc (Tổng Giám đốc) hay của Ban kiểm soát...Đây cũng chính là những điểm phát triển của các quy định pháp luật về công ty cổ phần của Việt Nam.


1.2.3. Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005

Luật gồm 10 chương, 172 điều, trong đó, Chương I là những quy định chung, Chương II là những quy định về việc thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh, Từ chương III đến chương VI là phần quy định về các loại hình công ty như Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân, chương VII nói về Nhóm công ty. Riêng phần quy định về công ty cổ phần chiếm dung lượng nhiều nhất, Chương IV dành nói về công ty cổ phần (từ điều 77 đến điều 129). Chương VIII là phần nói về tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp, Chương IX là quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, Chương X gồm bảy điều nhằm hướng dẫn các điều khoản thi hành.

Luật Doanh nghiệp lần này có các điểm đổi mới đáng chú ý trong quy định về công ty cổ phần như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022