Công Ty Cổ Phần Và Đặc Điểm Của Công Ty Cổ Phần Ở Việt Nam


này. Xin đơn cử ra đây là việc thành lập tập đoàn bảo hiểm Toàn Cầu (GIC) với vốn điều lệ là 80 tỷ đồng của 30 cổ đông sáng lập, trong đó chỉ có 4 pháp nhân và vốn quốc doanh chỉ chiếm 25%, ngày 18/8/2006 tiến hành Đại cổ đông thành lập, sang tháng 9 đi vào hoạt động, vậy mà đến nay đã cầm chắc doanh thu hơn 40 tỷ đồng, kế hoạch năm 2007 là đạt doanh thu 150 tỷ đồng và mục tiêu đến năm 2010 đứng vào top 5 công ty bảo hiểm có doanh thu

hàng đầu nước ta (trên 500 tỷ đồng).3

Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo hình thức công ty cổ phần thì ngoài các công ty cổ phần nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam hoạt động còn có cả các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động theo hình thức khác nay được chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần. Theo số liệu thống kê thì đến 31/12/2005 có 14 doanh nghiệp nước ngoài được đệ trình lên Chính phủ về vấn đề chuyển đổi sang hình thức hoạt động của công ty cổ phần, trong đó có 10 doanh nghiệp đã chính thức được hoạt động mà nổi bật hơn cả là các công ty như công ty kinh doanh quốc tế Hoàng Gia, công ty TNHH Austnam, công ty cổ phần hữu hạn dây và cáp điện Taya, công ty công nghiệp TNHH Tungkuang...đây đều là các doanh nghiệp làm ăn

có hiệu quả tại Việt Nam với số vốn góp đạt mức cao.4 Hy vọng rằng với sự

hoạt động hiệu quả của các công ty này và việc các công ty cổ phần của nước ngoài vào Việt Nam hoạt động nhiều hơn trong thời gian tới khi mà Luật Doanh nghiệp mới với nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài được phổ biến rộng rãi, không những sẽ thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển mà còn để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho các công ty cổ phần còn non trẻ của Việt Nam.




3 Nguồn: Bài của TS. Nguyễn Anh Dũng-Báo Nhân dân-ngày 9/10/2006.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

4 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài-Bộ kế hoạch và đầu tư.


Công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 trong quan hệ so sánh với công ty cổ phần theo luật thương mại Nhật Bản - 3

Tóm lại, chặng đường kể từ khi xuất hiện và bắt đầu phát triển của tất cả các loại hình công ty cổ phần ở Việt Nam là tương đối ngắn (khoảng 15 năm) song các công ty này đã có được những sự đóng góp thiết thực vào nền kinh tế nước ta.


1.2. Công ty cổ phần và đặc điểm của công ty cổ phần ở Việt Nam

1.2.1. Công ty cổ phần là gì?

Khác với Bộ luật Thương mại Nhật Bản, Luật Doanh nghiệp của Việt Nam có điểm tiến bộ đặc biệt là đã đưa ra định nghĩa cụ thể về công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp năm 1999 (Điều 51) và được nhắc lại trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 (Điều 77) như sau:

“ 1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ cổ phần ưu đãi biểu quyết thì không được chuyển nhượng và cổ phần của cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng hạn chế (theo khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84).

2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.”

Như vậy, từ định nghĩa trên ta có thể rút ra kết luận: Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, nghĩa là khi thành lập và trong suốt


quá trình hoạt động các thành viên công ty hoàn toàn không quan tâm đến nhân thân người góp vốn mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp của họ bởi vì đối với loại hình công ty này tư cách thành viên công ty và các quyền của cổ đông trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty được quyết định trước hết bởi số lượng các cổ phiếu của công ty mà người đó nắm giữ. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân độc lập, mang tính tổ chức cao, có cấu trúc vốn phức tạp. Công ty cổ phần được quyền phát hành chứng khoán ra công chúng. Với tính chất này, công ty cổ phần là hình thức tổ chức đặc biệt năng động có thể sử dụng để huy động vốn thông qua các giao dịch trên thị trường chứng khoán.

1.2.2. Một số đặc điểm của công ty cổ phần ở Việt Nam

Về hội viên:

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định thì công ty cổ phần phải có ít nhất 3 cổ đông và không quy định số cổ đông tối đa.

Điều kiện để trở thành hội viên của công ty cổ phần (Điều 13) cũng giống các điều kiện quy định cho các loại hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, có điểm lưu ý là: cán bộ viên chức Nhà nước, các sĩ quan tại ngũ trong lực lượng vũ trang nhân dân không được tham gia thành lập hoặc quản lý công ty cổ phần. Họ chỉ có quyền mua cổ phiếu của công ty.

Về vốn pháp định:

Luật không quy định vốn tối thiểu với công ty cổ phần.

Về thủ tục thành lập:

Doanh nghiệp chỉ cần tiến hành đăng ký kinh doanh với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc thông báo bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp biết nếu từ chối cấp.

Về cơ cấu bộ máy của công ty cổ phần:

Công ty cổ phần ở Việt Nam phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) và Ban kiểm soát (đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông).

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng gồm:

Đại hội đồng thành lập được triệu tập để tiến hành các thủ tục thành lập, thảo luận và thông qua Điều lệ công ty. Đại hội đồng thành lập phải có nhóm cổ đông đại diện cho ít nhất 3/4 số vốn điều lệ của công ty và biểu quyết theo đa số phiếu quá bán.

Đại hội đồng bất thường được triệu tập để sửa đổi Điều lệ công ty.

Đại hội đồng thường được triệu tập vào cuối mỗi năm tài chính hoặc bất kỳ lúc nào mà Hội đồng quản trị hoặc kiểm soát viên thấy cần thiết, để giải quyết các công việc thuộc hoạt động kinh doanh của công ty trong khuôn khổ điều lệ, trong đó có các việc chủ yếu như: quyết định phương hướng, nhịêm vụ phát triển công ty và kế hoạch kinh doanh hàng năm, thảo luận và thông qua bản tổng kết năm tài chính, bầu, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Kiểm soát viên, quyết định số lợi nhuận thích hợp, các qũy của công ty, số lợi nhuận chia cho các cổ đông...

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty gồm không ít hơn 5 thành viên và không quá 11 thành viên. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng về những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho công ty.

Hội đồng quản trị bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty nếu điều lệ không quy định khác. Trong trường hợp Chủ tịch hội đồng quản trị không kiêm


Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty thì Hội đồng quản trị cử một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc (Tổng giám đốc).

Một điều đáng lưu ý là trong Điều 95 Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 quy định là Chủ tịch hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại Điều lệ công ty.

Giám đốc (Tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

Ban kiểm soát của công ty cổ phần có từ 3 đến 5 thành viên trong đó ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên. Ban kiểm soát bầu một thành viên làm Trưởng ban, Trưởng ban phải là cổ đông của công ty cổ phần . Nhiệm vụ chủ yếu của Ban kiểm soát là kiểm tra tính chính xác, trung thực, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động của công ty.

Kiểm soát viên không thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, không được là Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty, không thể là vợ, chồng hoặc người thân trực thuộc hệ ba đời của các thành viên Hội đồng quản trị, của Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty.

Về giải thể công ty:

Điều 157 Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 quy định doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau:

Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ của công ty mà không có quyết định gia hạn;

Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này (tức là 3 thành viên) trong thời hạn sáu tháng liên tục;

Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.


Tuy nhiên doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

1.3. Vị trí, vai trò của công ty cổ phần ở Việt nam

Công ty cổ phần là hình thức kinh doanh phổ biến trong nền kinh tế thị trường, nó góp phần to lớn trong quá trình phát triển kinh tế, hoàn thiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Mặc dù loại hình này chỉ mới có ở nước ta trong hơn 10 năm qua nhưng nó đã có được một vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế. Ta có thể tham khảo bảng phụ lục về doanh thu thuần của các doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp thì có thể thấy riêng doanh thu của các công ty cổ phần ngoài Nhà nước đã có sự tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn 2000-2004 từ 2.03% (năm 2000) trong tổng số doanh thu của tất cả các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam đến 7.85% (năm 2004), tức là tăng xấp xỉ 3.87 lần. Đấy là chưa kể đến các công ty cổ phần thuộc loại hình doanh nghiệp Nhà nước (tức là ở đó nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần chi phối) và các công ty cổ phần là các công ty 100% vốn nước ngoài và công ty liên doanh với nước ngoài. Nếu tính tổng số tất cả các loại hình công ty cổ phần trên thì doanh thu của các công ty cổ phần chắc chắn là một con số khổng lồ, và do vậy, đóng góp của các công ty cổ phần trong nền kinh tế là rất lớn. Đặc biệt, trong một vài năm tới khi chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam được đẩy mạnh và có sự góp mặt của các ngân hàng quốc doanh, các tổng công ty lớn như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, mạng di động Vinamobile,...thì đóng góp của các công ty cổ phần vào nền kinh tế quốc dân sẽ còn tăng mạnh và nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí hàng đầu trong nền kinh tế.

Về vai trò của công ty cổ phần ở Việt Nam, ta có thể thấy các công ty này đóng vai trò như sau:

Công ty cổ phần tạo ra các công ty để có thể huy động vốn nhanh chóng, với quy mô lớn và hiệu quả cao.

Công ty cổ phần tạo ra một cơ chế phân tán rủi ro và do đó hạn chế những tác động tiêu cực về kinh tế xã hội khi một công ty, một doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng đến nỗi bị tuyên bố phá sản.

Việc ra đời của công ty cổ phần cùng với việc phát hành cổ phiếu, các loại chứng khoán và cùng với việc mua bán chuyển nhượng chứng khoán đến một trình độ và phạm vi nhất định sẽ tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán.

Công ty cổ phần đảm bảo sự tham gia đông đảo của công chúng, tạo điều kiện cho người lao động tham gia quản lý công ty một cách thực sự, sử dụng được người quản lý tài năng.

Tuy nhiên, cùng với các vai trò nêu trên, công ty cổ phần cũng có hàng loạt các hạn chế như chuyển rủi ro sang chủ nợ, tính dân chủ trong công ty cổ phần thực chất chỉ mang tính hình thức, tính công khai của công ty cổ phần không phải lúc nào cũng thích hợp với các hoạt động có tính chất “kín đáo” trong kinh doanh, thương mại...Nhưng chắc chắn rằng trong quá trình vận hành tự bản thân các công ty cổ phần và cả những người có trách nhiệm sẽ tìm ra các phương kế để khắc phục các hạn chế này nhằm làm cho các công ty cổ phần có điều kiện phát triển mạnh hơn.

Nói tóm lại, công ty cổ phần ở Việt Nam đóng một vai trò khá tích cực và vì thế vị thế của nó ngày càng được củng cố và lớn mạnh. Nếu nhìn nhận về công ty cổ phần trong tương quan với các nước tư bản phát triển khác ta sẽ nhận thấy vị trí và vai trò của nó sẽ ngày càng tăng lên theo đà phát triển của nền kinh tế các nước. Vì thế, ta có thể tự tin khẳng định, một ngày không xa nữa các công ty cổ phần sẽ là đầu tàu của nền kinh tế Việt Nam.

2. Pháp luật về công ty cổ phần


2.1. Sự cần thiết phải ban hành pháp luật điều chỉnh hoạt động của công ty cổ phần

Như đã trình bày ở trên, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có rất nhiều ưu điểm nổi trội trong việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, phân tán rủi ro cho các nhà kinh doanh. Song để loại hình doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả thì một trong những đòi hỏi tất yếu của nó là phải có được một cơ sở pháp lý tốt. Do vậy, những chính sách luật pháp rõ ràng để tạo ra hành lang pháp lý minh bạch, công khai cho các doanh nghiệp, trong đó có công ty cổ phần là điều hết sức cần thiết.

Các quy định trong luật về công ty cổ phần một mặt phải tạo ra được các cơ hội để các công ty này tích cực và chủ động phát triển, mặt khác phải có sự rằng buộc để hạn chế các công ty cổ phần, đặc biệt là các công ty lớn có thể thao túng thị trường, lừa đảo, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, tài sản của các tổ chức và của các công dân.

Ngoài ra pháp luật về công ty cổ phần phải đạt được sự đồng bộ, nhất quán, có sự điều chỉnh kịp thời để giúp các công ty cổ phần không rơi vào tình trạng một là bị hạn chế năng lực kinh doanh và sức sản xuất chỉ vì các cơ chế, chính sách quá chồng chéo, mâu thuẫn và lạc hậu, hai là lại bị lúng túng, không biết xử lý ra sao vì các chính sách, chủ trương thường xuyên bị thay đổi.

Để đạt được các yêu cầu như trên thì pháp luật về công ty cổ phần phải có những nội dung chủ yếu được nêu ở dưới đây.

2.2. Những nội dung chủ yếu của pháp luật về công ty cổ phần

Hai nội dung chủ yếu mà pháp luật về công ty cổ phần cần phải có được là như sau:

Thứ nhất, các quy định về tổ chức và hoạt động của các công ty cổ phần bao gồm các điểm chính yếu sau: các quy định cụ thể về việc thành lập cũng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022