Công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia đình trên địa bàn Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương - 1


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT


LÊ ĐÌNH MINH PHỤNG


CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG


CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 87 60 101


LUẬN VĂN THẠC SĨ


BÌNH DƯƠNG - năm 2019


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT


LÊ ĐÌNH MINH PHỤNG


CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG


CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 87 60 101


LUẬN VĂN THẠC SĨ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS-GVC. ĐỒNG VĂN TOÀN


BÌNH DƯƠNG - năm 2019

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đồng Văn Toàn.

Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong Luận văn thạc sĩ về “Công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia đình trên địa bàn Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.


Bình Dương, tháng 9 năm 2019

Tác giả Luận văn


Lê Đình Minh Phụng

LỜI CẢM ƠN


Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn thầy TS. Đồng Văn Toàn người đã tận tình hướng dẫn, truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.

Tôi xin cảm ơn Quý thầy cô giảng dạy chương trình cao học Công tác xã hội tại Trường Đại học Thủ Dầu Một đã nhiệt tình giảng dạy, truyền thụ cho tôi những kiến thức bổ ích về ngành Công tác xã hội, đặc biệt là vị trí, ý nghĩa và vai trò quan trọng của nó trong xã hội phát triển hiện đại.

Tôi xin cảm ơn các cán bộ quản lý, nhân viên, người dân trên địa bàn chọn mẫu khảo sát đã hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình cung cấp thông tin, tài liệu trong quá trình thực hiện nghiên cứu.

Cuối cùng, tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý chân tình của Quý thầy cô, nhà nghiên cứu và đọc giả để Luận văn được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!


Bình Dương, tháng 9 năm 2019

Tác giả Luận văn


Lê Đình Minh Phụng

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù của xã hội, gia đình mang lại sự êm ấm, hạnh phúc cho mỗi người và giúp xã hội ổn định. Mỗi chúng ta ai cũng ý thức được giá trị của gia đình mang lại, đó là nơi giúp cân bằng tâm lý, tìm lại được những giây phút thư giãn trong sự ấm áp, thân thương của gia đình. Dù chúng ta có đi đâu, làm công việc gì thì cũng hướng về nơi có gia đình mình đang ở đó.

Với ý nghĩa như vậy, nhưng không phải ai cũng ý thức được giá trị của gia đình, có những người đã xem nhẹ vai trò của tổ ấm gia đình, có những hành vi đi ngược lại với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Đó có thể là hành vi chồng đánh vợ, vợ mắng chửi chồng, hành hạ con cái và người già. Những hành vi ấy làm băng hoại đi giá trị đạo đức, phá vỡ tính cố kết của gia đình. Bạo lực gia đình đang là một vấn nạn đối với xã hội.

Trong những năm qua, thị xã Thuận An luôn là một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bình Dương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thị xã luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 18,5 %/năm. Lĩnh vực kinh tế chuyển biến tích cực theo cơ cấu công nghiệp, dịch vụ- thương mại, nông nghiệp; năm 2011, tỷ lệ công nghiệp 73,35%, dịch vụ 26,29% và nông lâm nghiệp 0,36%.

Trong đề tài này, tác giả đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương; vận dụng kiến thức và kỹ năng của CTXH, các phương pháp nghiên cứu trong khoa học xã hội, cụ thể các phương pháp như: Phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp quan sát; phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình; phương pháp thống kê trong toán học. Đặc biệt, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp CTXH nhóm để nghiên cứu rõ hơn về bạo lực gia đình để tìm hiểu về công tác xã hội với bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương. Tác giả đã lựa chọn

và phân tích các đề tài nghiên cứu có liên quan được khái quát, tổng hợp ở phần tổng quan nghiên cứu cả nghiên cứu trên thế giới và nghiên cứu ở Việt Nam. Tác giả đã lựa chọn và vận dụng các lý thuyết như thuyết nhu cầu, thuyết thuyết hệ thống, thuyết nữ quyền; thuyết gia đình trong quá trình nghiên cứu thực tiễn. Áp dụng cả phương pháp định lượng và định tính để tiếp cận và thu thập thông tin một cách tốt nhất.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, người dân ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương có xảy ra bạo lực gia đình tuy nhiên chỉ ở mức độ vừa thỉnh thoảng. Khi khảo sát hầu hết người dân đã phân biệt và đánh giá được những hành vi bạo lực gia đình; đồng thời đánh giá được mức độ bạo lực gia đình ở địa phương, cũng như đánh giá được nguyên nhân và các hình thức dẫn đến bạo lực gia đình. Đặc biệt, khi xảy ra bạo lực gia đình cần tìm đến những hình thức can thiệp, trợ giúp khi mình là nạn nhân của bạo lực gia đình. Mặt khác, qua khảo sát, phân tích người nghiên cứu đã thu nhận được hiệu quả của các hình thức tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình tại địa phương. Đồng thời, trong nghiên cứu cũng giúp người dân nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến tất cả các mặt của đời sống xã hội, gia đình, sự phát triển của con cái.

Qua nghiên cứu cho thấy, người dân rất cần được hỗ trợ, can thiệp về bạo lực gia đình của chính quyền địa phương, của nhân viên công tác xã hội, đây cũng là thông tin bổ ích để các cấp ban ngành, các cơ sở đào tạo công tác xã hội thấy được ý nghĩa và vai trò của nhân viên công tác xã hội với các vấn đề của xã hội nói chung và hỗ trợ cho nạn nhân bị bạo hành gia đình nói riêng.

Tiến hành phỏng vấn sâu với những câu hỏi đã được người nghiên cứu chuẩn bị từ trước. Kết quả cho thấy rất rõ ràng, những nạn nhân đã có sự thay đổi tích cực về mặt nhận thức dẫn đến thay đổi hành động. Họ đã

chủ động trong cuộc sống và đương đầu với những thách thức, những khó khăn của cuộc sống.

Qua kết quả phỏng vấn sâu và can thiệp với phương pháp làm việc nhóm tác giả cho rằng để giảm thiểu các vấn đề của xã hội và hỗ trợ cho nạn nhân bị bạo lực gia đình thì cần thiết xây dựng mô hình câu lạc bộ để các thành viên nâng cao nhận thức, hỗ trợ nhau trong các vấn đề của cuộc sống xã hội và các nan đề của thân chủ đang đối diện.

Tóm lại: Luận văn đã hệ thống và làm phong phú thêm khung lý luận về công tác xã hội với bạo lực gia đình; cung cấp những thông tin cụ thể về thực trạng bạo lực gia đình, nguyên nhân, hậu quả của bạo lực gia đình. Những thông tin này là cơ sở để các nhà quản lý, chính quyền địa phương, nhân viên công tác xã hội hoạch định hoàn thiện các biện pháp, cải tiến hệ thống tiếp cận luật và thể chế nhằm đem lại bình an, hạnh phúc, trật tự cho người dân trên địa bàn.

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN…………………………………...……………….....

ii

LỜI CẢM ƠN…………………………………………….………….....

iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN……………………………………………......

iv

MỤC LỤC……………………………………………………………...

vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………..

xi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ………………………………………………..

xii

DANH MỤC BIỂU BẢNG………………………………………….....

xiii

MỞ ĐẦU……………………………………………….………………

1

1. Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………..

1

2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................

3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu………………………………….

3

4. Giả thiết nghiên cứu……………..……………………………..........

4

5. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………..

4

6. Câu hỏi nghiên cứu………………………………….……………………..

4

7. Phạm vi nghiên cứu……………………..........……………………...

5

8. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………..

5

9. Ý nghĩa nghiên cứu…………………………………………………………

6

10. Cấu trúc của luận văn………………………..……………………………

6

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NẠN

NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH ………………………………………...

7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia đình trên địa bàn Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương - 1

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí