Những Kết Quả Của Các Công Trình Nghiên Cứu Đã Thực Hiện


em. Trong nghiên cứu của tác giả Bùi Văn Lợi đã đi tìm hiểu, phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của trẻ vị thành niên với những khía cạnh cụ thể, từ đó tiến hành ứng dụng tiến trình can thiệp CTXHN nhằm giảm thiểu hành vi gây hấn của trẻ. Bên cạnh những kết quả trên, tác giả nhận thấy các nghiên cứu vẫn dành thời lượng chưa nhiều vào quá trình can thiệp CTXHN, mà tập trung sâu tìm hiểu về đặc điểm tâm – sinh lý, nhu cầu của trẻ.

Cũng trong nghiên cứu về Mô hình công tác xã hội nhóm với TEMC hòa nhập cộng đồng của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh (2014), tác giả đã xây dựng mô hình CTXHN với nhóm TEMC hòa nhập cộng đồng tại Làng trẻ SOS Hà Nội. Trong tiến trình can thiệp, tác giả đã đưa những mục tiêu, nội dung cần thực hiện nhằm giải quyết vấn đề các thành viên trong nhóm gặp phải và đã có những kết quả đáng kể. Bên cạnh đó, còn nhiều nghiên cứu khác cũng đã tập trung vào những ứng dụng phương pháp can thiệp CTXHN cho nhóm TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em, các nghiên cứu đó chủ yếu tập trung vào nhóm trẻ trên 6 tuổi gặp phải những khó khăn trong học tập, giao tiếp, buồn chán, chưa biết cách tự chăm sóc bản thân hay là những nhóm trẻ em có hành vi bạo lực, được đề cập trong các tài liệu [26], [79], [82], [102], [130], [131], [135].

Luận án đã kế thừa chọn lọc những kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả và tiếp tục phát triển nghiên cứu theo hướng ứng dụng phương pháp can thiệp CTXHN cho các nhóm đối tượng khác nhau tại ba cơ sở chăm sóc trẻ em. Luận án cũng đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động CTXHN đối với TEMC. Bên cạnh đó, với kết quả thực nghiệm, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt động CTXHN được hiệu quả hơn.

Các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động công tác xã hội nhóm:

Nhằm thúc đẩy hoạt động CTXHN đối với TEMC được thực hiện hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: cách thức quản lý của người lãnh đạo, vai trò của NVCTXH, chính sách, cơ sở vật chất, về nhu cầu của trẻ… Bên cạnh những tác động tích cực cũng có những tác động tiêu cực ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động CTXHN.

Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động CTXHN từ phía lãnh đạo, NVCTXH được đề cập trong các nghiên cứu [98, tr.22], [114, tr.29]. Trong các nghiên cứu


21


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

trên, các tác giả đã phân tích rõ về những ảnh hưởng từ tầm nhìn, cách quản lý của người lãnh đạo các cơ sở chăm sóc TEMC cũng như tầm quan trọng của kiến thức, kỹ năng và thái độ của người NVCTXH. Với những cơ sở có đội ngũ NVCTXH chuyên nghiệp, tận tâm và có đội ngũ lãnh đạo nhiệt tình, sẽ tác động tích cực tới hoạt động công tác xã hội nhóm và ngược lại, với những cơ sở có số lượng NVCTXH, các mẹ, các dì nhiều nhưng không có chuyên môn công tác xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động CTXHN.

Bên cạnh đó, các yếu tố từ phía TEMC cũng được xem là một khía cạnh quan trọng cho quá trình tổ chức các hoạt động. Với những trẻ gặp khó khăn trong cuộc sống mà các em chia sẻ và có nhu cầu được hỗ trợ, được tham gia vào các nhóm, khi đó NVCTXH tổ chức các hoạt động sẽ đạt hiệu quả cao. Ngược lại, trẻ gặp khó khăn nhưng không chia sẻ, luôn nhút nhát, tự ti, không thích tham gia các hoạt động nhóm, điều đó sẽ là rào cản lớn đối với các NVCTXH. Các quan điểm đó được đề cập trong các nghiên cứu [98, tr.23], [114, tr.28].

Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội - 5

Với những ảnh hưởng thuộc về chính sách, cơ sở vật chất cũng được đề cập trong các nghiên cứu [98], [114]. Các nghiên cứu chỉ ra, nếu các cơ chế, chính sách dành cho NVCTXH được ưu đãi, sẽ có tác động tích cực tới chất lượng cung cấp dịch vụ CTXHN cho TEMC, bởi lẽ, NVCTXH khi được ưu đãi trong chế độ lương thưởng, họ sẽ toàn tâm toàn ý thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất cũng được đánh giá là một yếu tố không thể thiếu trong việc tổ chức các hoạt động công tác xã hội nhóm. Nếu các cơ sở có không gian phù hợp, trang thiết bị đầy đủ, sẽ thúc đẩy các hoạt động nhóm và ngược lại, cơ sở vật chất thiếu thốn, sẽ làm giảm sự hứng thú cũng như sự tích cực hỗ trợ cho các nhóm TEMC từ phía các NVCTXH.

Như vậy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động công tác xã hội nhóm đối với TEMC. Các yếu tố ảnh hưởng có cả tích cực và các yếu tố tiêu cực. Các nghiên cứu đã chỉ ra được những tác động đó đối với hoạt động CTXHN.

Các công trình nghiên cứu về giải pháp liên quan tới hoạt động công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi:

TEMC là đối tượng luôn cần nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng, xã hội. Đã có nhiều giải pháp đặt ra liên quan tới bảo vệ quyền lợi đối với TEMC. Một số nghiên cứu đã chỉ ra các giải pháp liên quan tới TEMC như:


Giải pháp tìm gia đình thay thế cho TEMC: Đã có nhiều nghiên cứu đề cập tới giải pháp tìm môi trường, gia đình thay thế cho TEMC. Việc giúp trẻ được sống trong các gia đình thay thế sẽ mang lại cho trẻ nhiều nhiều cơ hội được tương tác, cảm nhận được không khí gia đình, tình yêu thương cũng như khẳng định được bản thân. Quan điểm đó được đề cập trong các nghiên cứu [1], [18], [21], [55].

Giải pháp về các chính sách, pháp luật của nhà nước dành cho TEMC: có nhiều nghiên cứu đề cập tới các chính sách từ cấp vĩ mô, trung mô và vi mô liên quan tới TEMC, trong đó các nghiên cứu đã đề cập tới việc rà soát, nghiên cứu, sửa đổ, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về bảo vệ TEMC, đặc biệt là đối tượng TEMC sống tại các cơ sở chăm sóc trẻ em. Các quan điểm đó được đề cập cụ thể trong các nghiên cứu [26, tr.66-69], [27], [40], [48].

Giải pháp liên quan tới các hoạt động công tác xã hội: có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quan trọng của Đề án Phát triển nghề CTXH giai đoạn 2021-2030 mà cụ thể là phát triển đội ngũ nhân viên CTXH làm việc tại các cơ sở chăm sóc trẻ em. Đội ngũ NVCTXH là cầu nối, huy động nguồn lực, người giáo dục, can thiệp, trợ giúp cho TEMC và giúp trẻ vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Đề cập tới khía cạnh này là các nghiên cứu [26, tr.69], [52], [62].

Giải pháp liên quan tới vai trò của cộng đồng, xã hội: xã hội hóa trong hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giáo dục TEMC là hoạt động quan trọng và cần thiết đối với mỗi cộng đồng xã hội. Để giúp TEMC phát triển đầy đủ về tinh thần, thể chất, nhân cách và dễ hòa nhập với xã hội, không thể thiếu vai trò hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức, cộng đồng. Quan điểm này được đề cập trong các nghiên cứu [26], [79].

Từ những nghiên cứu ở trên cho thấy các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về TEMC, CTXHN với TEMC đã phần nào khái quát được những khía cạnh liên quan từ lý luận về TEMC, CTXHN với TEMC cho tới các khía cạnh về thực trạng, đặc điểm và giải pháp liên quan tới TEMC hay ứng dụng tiến trình can thiệp CTXHN với TEMC, đã có một số nghiên cứu đạt được những kết quả nhất định và đã đề ra những giải pháp cụ thể cho các đối tượng can thiệp, đó cũng là hướng cho tác giả tìm hiểu thêm và tiếp tục phát triển trong nghiên cứu của mình.


1.3. Đánh giá chung tình hình tổng quan nghiên cứu

1.3.1. Những kết quả của các công trình nghiên cứu đã thực hiện

Các công trình nghiên cứu tập trung đánh giá và phân tích về việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản như: ăn, uống, mặc, học tập, vui chơi… cho TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em; các công trình cũng đã nghiên cứu lý luận về TEMC, CTXH với TEMC và một số nghiên cứu về CTXHN với các đối tượng như: lệch chuẩn, nhóm người nghiện; TEMC; thanh thiếu nhi..; các nghiên cứu cũng đề cập tới tiến trình CTXHN bao gồm các giai đoạn, mỗi giai đoạn NVCTXH cần thực hiện những nhiều nhiệm vụ. [25], [27], [36], [40], [42], [48], [60], [65].

Bên cạnh đó, các công trình cũng đã đề cập tới những những vấn đề lý luận liên quan tới CTXHN với TEMC như: khái niệm trẻ em, khái niệm TEMC, khái niệm CTXHN. Các nghiên cứu cũng đã đề cập tới một số yếu tố tác động tới hoạt động CTXH nhóm đối với TEMC, trong đó có đề cập tới yếu tố về chính sách và yếu tố từ chính TEMC [27], [67], [69]. Tuy các nghiên cứu có đề cập tới nhưng để đi nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động CTXHN đối với TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em thì vẫn còn hạn chế và chưa có nhiều nghiên cứu đề cập tới.

Một số nghiên cứu cũng đã đề cập tới việc vận dụng tiến trình CTXHN vào quá trình thực nghiệm cho các nhóm như: TEMC, nhóm người phụ nữ tâm thần... Nhưng nhìn chung vẫn còn rất ít các nghiên cứu đi sâu thực nghiệm tiến trình can thiệp CTXHN về các hoạt động như: giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp, tuyên truyền nâng cao kiến thức cho các nhóm là TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em. Các nghiên cứu cũng chưa thực sự làm sáng rõ tầm quan trọng của việc vận dụng phương pháp CTXHN vào can thiệp cho các nhóm TEMC.

Từ những nguồn tài liệu, nghiên cứu của các nhà khoa học, tác giả đã nghiên tham khảo và sử dụng vào trong đề tài. Tuy nhiên, các nghiên cứu của các tác giả vẫn còn hạn chế về việc đánh giá thực trạng hoạt động CTXHN đối với TEMC cũng như thiếu các đề cập chuyên sâu về các yếu tố ảnh hưởng tới tiến trình can thiệp CTXHN đối với TEMC. Tác giả cũng nhận thấy hiện nay chưa có nghiên cứu nào tập trung vào việc nghiên cứu về hoạt động CTXHN nhóm đối với TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội, nếu có chỉ là các nghiên cứu nhỏ lẻ về một cơ sở có chăm sóc và nuôi dưỡng TEMC.


Các nguồn tài liệu về CTXHN đối với TEMC, nhất là các tài liệu chuyên sâu về thực trạng hoạt động CTXHN đối với TEMC cũng như các nghiên cứu về thực nghiệm tiến trình CTXHN đối với TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em còn hạn chế. Do đó, luận án tiếp cận được phần nào các nguồn liệu có liên quan để phục vụ cho nghiên cứu.

1.3.2. Những vấn đề chưa được các công trình quan tâm nghiên cứu

Các nghiên cứu về CTXHN nói chung, nhất là CTXHN đối với TEMC vẫn còn hạn chế và là một mảng lớn mà chưa có nhiều tác giả đào sâu nghiên cứu. Một số khía cạnh chưa được quan tâm và nghiên cứu sâu như:

- Thực trạng hoạt động CTXHN đối với TEMC;

- Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động CTXHN đối với TEMC;

- Vai trò của lãnh đạo các cơ sở chăm sóc TEMC;

- Vai trò của đội ngũ NVCTXH tại các cơ sở chăm sóc TEMC trong việc triển khai, vận dụng tiến trình CTXHN vào can thiệp, hỗ trợ cho các nhóm TEMC có chung vấn đề, nhu cầu;

- Các nghiên cứu về các yếu tố xuất phát từ TEMC có tác động tới sự thành công của quá trình can thiệp CTXHN;

- Các nghiên cứu về nhu cầu hướng nghiệp của TEMC tại các cơ sở chăm sóc TEMC;

- Các nghiên cứu về đề xuất các giải pháp. Đa số các nghiên cứu có đề xuất các giải pháp nhưng vẫn mang màu sắc chung chung chưa cụ thể và bám sát vào kết quả khảo sát thực tế.

1.3.3. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết

Trên cơ sở kế thừa chọn lọc kết quả từ các công trình đã nghiên cứu, luận án cần tiếp tục nghiên cứu các nội dung sau:

Thứ nhất, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động CTXHN tại các cơ sở chăm sóc TEMC trong đó tập trung đánh giá sâu về các hoạt động CTXHN tại các cơ sở chăm sóc TEMC;

Thứ hai, đánh giá những yếu tố có ảnh hưởng tới hoạt động CTXHN đối với TEMC tại các cơ sở;

Thứ ba, thực nghiệm tiến trình CTXHN với một nhóm TEMC tại một cơ sở mang tính đại diện;


Thứ tư, từ những kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm cải thiện hoạt động CTXHN đối với TEMC cũng như nhân rộng hoạt động CTXHN đối với TEMC.

Luận án đã tiếp cận và tham khảo các nguồn tài liệu, công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước để phục vụ cho nghiên cứu đề tài “Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội”. Các tài liệu và các công trình đó sẽ góp phần không nhỏ cho sự thành công của luận án trong việc đi sâu nghiên cứu các vấn đề còn bị bỏ ngỏ và liên quan trực tiếp tới các hoạt động CTXHN đối với TEMC tại cac cơ sở chăm sóc trẻ em hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội.


Tiểu kết chương 1

Tổng quan các công trình nghiên cứu về công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi ở Chương 1 thể hiện rõ các nội dung liên quan tới công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi cũng đã được một số nhà khoa học quan tâm và đề cập tới. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều đề cập tới nhu cầu cơ bản của trẻ em mồ côi; tiến trình can thiệp công tác xã hội nhóm; các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình can thiệp... nhưng các công trình nghiên cứu chuyên sâu về công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc trẻ em hầu như vẫn còn hạn chế và chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu. Đặc biệt các nghiên cứu về thực trạng các hoạt động CTXHN đối với TEMC cũng như các yếu tố tác động tới hoạt động CTXHN đối với TEMC vẫn còn hạn chế. Chính điều này đã gây nên những bất lợi cho tác giả trong quá trình tìm kiếm, phân tích các dữ liệu nghiên cứu nhằm có cái nhìn đa chiều, so sánh phù hợp.

Thấy được những khó khăn trong quá trình nghiên cứu khi các công trình nghiên cứu chuyên sâu công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc trẻ em hầu như còn rất hạn chế. Từ đó, luận án đã chắt lọc các vấn đề nghiên cứu của các tác giả theo từng khía cạnh nhỏ phù hợp với chủ đề nghiên cứu và nỗ lực nghiên cứu một cách khoa học nhằm lấp được phần nào những lỗ hổng còn thiếu.


Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI‌


2.1. Một số khái niệm, thuật ngữ và nội dung liên quan

2.1.1. Khái niệm trẻ em

Trẻ em luôn là đối tượng cần nhận được sự quan tâm đặc biệt, bởi lẽ trẻ em là đối tượng chưa phát triển đầy đủ về mọi mặt như: thể chất, trí tuệ, hành vi ứng xử... Hiện nay, có nhiều quan điểm về khái niệm trẻ em, tuy nhiên, chưa có sự đồng nhất về khái niệm tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Trong nghiên cứu của tác giả Rose Smart (2011) cho rằng: “Trẻ em là những đứa trẻ có tâm trí, ý nghĩa đạo đức khác biệt với người lớn và đòi hỏi mọi người cần đối xử với chúng cũng khác biệt với người lớn” [178, tr.1].

Tại một số nước như: Cộng hòa Congo, trong Bộ luật Bảo vệ Trẻ em, 2010 quy định tại Điều 1: “Trẻ em có nghĩa là mọi người dưới mười tám tuổi và chưa đến tuổi trưởng thành” [179, tr.1-5]; trong khi đó Burundi cho rằng: “Trẻ em là những đứa trẻ trong tuổi vị thành niên chưa đủ 21 tuổi” [179, tr.1-5].

Như vậy, đa số các nước đều cho rằng trẻ em là:

- Những người được xác định dưới 18 tuổi;

- Có nhận thức, tâm lý khác với người trưởng thành và đòi hỏi cần được đối xử có sự khác biệt với người lớn, trong đó thể hiện sự yêu thương, chăm sóc;

- Những trẻ trong độ tuổi được chăm sóc và hưởng phúc lợi.

Đó là những cách phân chia trẻ em trên thế giới căn cứ vào những đặc điểm riêng của từng quốc gia cũng như các yếu tố khác. Bên cạnh đó, còn có nhiều cách nhìn nhận về trẻ em như: cách tiếp cận dưới góc độ triết học, tâm lý học, xã hội học, luật học…

Dưới góc độ xã hội học, trẻ em là người có vị thế, vai trò xã hội khác với người lớn. Điều này thể hiện ở chỗ trẻ em được xã hội quan tâm tạo điều kiện sinh thành, bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc để phát triển thành người lớn. Trẻ em là người chưa đạt tới sự trưởng thành về thể chất cũng như về tinh thần để được coi là người lớn [131].


Dưới góc độ tâm lý học, khái niệm “trẻ em” được dùng để chỉ giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý-nhân cách con người. Các nhà tâm lý học rất quan tâm nghiên cứu sự phát triển tâm lý của con người nói chung và trẻ em nói riêng trong độ tuổi từ lúc lọt lòng đến tuổi dậy thì [101].

Dưới góc độ khoa học pháp lý, khái niệm trẻ em thường được tiếp cận theo “độ tuổi”. Theo Điều 1, Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em của Liên hiệp quốc công bố năm 1989 xác định “Trong phạm vi công ước này, trẻ em có nghĩa là dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”.

Tại Việt Nam, Luật trẻ em số 102/2016/QH13 quy định “Trẻ em là người dưới 16 tuổi” [84].

Trong phạm vi của đề tài, tác giả vận dụng khái niệm Trẻ em theo Luật trẻ em số 102/2016/QH13 quy định trẻ em là những công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. Trên cơ sở đó, nhóm trẻ trong phạm vi nghiên cứu là những em dưới 16 tuổi có hoàn cảnh mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi, cha mẹ không còn khả năng nuôi dưỡng hay mất tích đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội.

Việc xác định đối tượng nghiên cứu là trẻ em dưới 16 tuổi (Theo Luật trẻ em Việt Nam) chứ không phải dưới 18 tuổi (Theo Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em của Liên hiệp quốc) nhằm đảm bảo sự phù hợp trên nhiều khía cạnh khác nhau như: về các chính sách pháp luật dành cho trẻ em; phù hợp với thể trạng của trẻ…

Như vậy, ở Việt Nam chúng ta có thể hiểu: Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi, chưa phát triển hoàn chỉnh về mặt thể chất và trí tuệ, cần được quan tâm, chăm sóc và bảo vệ.

2.1.2. Khái niệm trẻ em mồ côi

Có nhiều quan điểm xoay quanh khái niệm TEMC như:

TEMC là trẻ đã mất đi một hoặc cả cha và mẹ. TEMC khác với trẻ dễ bị tổn thương vì trẻ đã mất cha mẹ. Chúng là những đứa trẻ chịu những mất mát. Mất mát là một quá trình và một số trẻ em không bao giờ thoát được những mất mát đó. Nếu các em không được giúp đỡ để vượt qua những khó khăn, nó có thể trở nên chai lì cảm xúc và không có khả năng trở thành những con người có đầy đủ các chức năng xã hội. TEMC cần sự giúp đỡ về tâm lý xã hội, đặc biệt là trong các nền văn hoá khi mà người lớn không có nhiều thời gian chia sẻ với trẻ [177].

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 20/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí