Khái Niệm Công Tác Xã Hội Nhóm Đối Với Trẻ Em Mồ Côi


Trong khi đó, tại các nước như: Namibia, quy định TEMC là trẻ dưới 18 tuổi đã mất mẹ, cha, hoặc cả hai - hoặc người chăm sóc chính, hoặc một đứa trẻ cần được chăm sóc [178, tr.3]; Ethiopia, quy định TEMC là trẻ dưới 18 tuổi đã mất cả hai bố mẹ, bất kể họ đã chết như thế nào [178, tr.3];

Tác giả Nguyễn Quang Hưng (2017) cho rằng: TEMC là những trẻ dưới 16 tuổi và có hoàn cảnh như: cả cha lẫn mẹ đã chết hoặc cha hoặc mẹ đã chết; cả cha và mẹ hoặc cha hoặc mẹ đã mất tích theo quy định của pháp luật [65].

Các khái niệm trên đều có những điểm chung và thể hiện rõ TEMC là:

- Những trẻ dưới 18 tuổi;

- Mất cả bố và mẹ;

- Mất bố còn mẹ hoặc mất mẹ còn bố;

- Cả bố và mẹ mất tích không rõ nguyên nhân.

Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em đã thể hiện rõ việc xếp TEMC, trẻ em không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi vào một nhóm vì đặc điểm của những nhóm trẻ em này là không có bố mẹ hoặc vì lý do nào đó không được sống cùng bố mẹ: “Trẻ em tạm thời hoặc hoàn toàn không được sống trong môi trường gia đình hoặc vì lý do ảnh hưởng đến lợi ích của một cá nhân không được quyền tiếp tục sống trong môi trường gia đình sẽ có quyền được nhận sự trợ giúp và bảo vệ đặc biệt của Nhà nước”.

Theo Luật nuôi con nuôi số 52/2010/QH12 năm 2010: TEMC là trẻ em mà cả cha lẫn mẹ đã chết hoặc một trong hai người đã chết và người kia không xác định được; trẻ em bị bỏ rơi là trẻ em không xác định được cha mẹ đẻ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Cũng trong Luật nuôi con nuôi năm 2010 xác định các dạng TEMC như sau:

- TEMC sống cùng gia đình: là nhóm trẻ em mặc dù mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc một trong hai người đã chết và người kia không xác định được nhưng vẫn được người thân (cô, dì, chú, bác, ông, bà…) nuôi dưỡng;

Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội - 6

- TEMC sống tại các Trung tâm nuôi dưỡng: là nhóm TEMC cả cha lẫn mẹ hoặc một trong hai người đã chết và người kia không xác định được gia đình người thân không đủ khả năng nuôi dưỡng. Vì vậy, các em được đưa vào sống tại các Trung tâm bảo trợ xã hội, trại TEMC…

Như vậy, TEMC được hiểu là những trẻ không còn bố mẹ hoặc một trong hai người đã mất, mất tích, người còn lại không xác định được, hoặc đang trong quá


trình thụ án, không đủ khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc vì lý do sức khỏe hoặc các lý do khác.

Biểu hiện tâm lý của trẻ em mồ côi

TEMC là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi và khó khăn, đa số các em thiếu sự yêu thương, chăm sóc của gia đình. Do đó, tâm lý của các em có những điểm khác biệt so với những trẻ được sống với cha mẹ, cụ thể:

- Về tình cảm: TEMC là những đối tượng thiếu thốn tình cảm và có nhu cầu tình cảm rất lớn do thiếu đi sự yêu thương của cha mẹ. Trẻ có một khoảng trống trong đời sống tình cảm và điều đó tác động không nhỏ tới tâm lý của các em.

- Về thái độ và hành vi: TEMC là đối tượng trẻ bị khuyết thiếu và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống do không nhận được sự chăm sóc, yêu thương của bố mẹ. Vì vậy, trẻ thường có những thái độ mặc cảm, tự ti, thiếu tôn trọng giá trị bản thân và có thể mất phương hướng cho tương lai của mình cũng như có những hành vi bất thường, dễ bị kích động trước các vấn đề trong cuộc sống.

- Về lòng tin: TEMC thường mất lòng tin vào những người xung quanh, luôn tự tạo một bức tường nhằm ngăn cách với mọi người. Bởi lẽ, trẻ tin rằng những người xung quanh là những người không đáng tin cậy. Tuy nhiên, TEMC lại là người rất trọng nghĩa. Với những người đã giúp đỡ trẻ và để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng trẻ, các em sẵn sàng hy sinh, xả thân vì người đó.

- Mặc cảm, tội lỗi tự trách bản thân: một số TEMC khi gặp phải các vấn đề khó khăn, các em thường cảm thấy xấu hổ, tự trách móc bản thân.

- Trẻ hay giận dữ và có ác cảm: một số TEMC có thái độ tức giận với những người xung quanh và có thái độ phóng chiếu lên họ, trẻ cho rằng tất cả những người xung quanh đều là những người không tốt, bạc đãi trẻ.

- Trẻ khó khăn diễn tả cảm xúc bằng lời: có một số trẻ khi gặp khó khăn thường đè nén những nỗi lo, cảm xúc. Trẻ ngại, sợ hoặc không biết cách diễn tả tâm trạng, cảm xúc của mình.

- Không nói thật: sống trong hoàn cảnh không được như mong muốn và không muốn chấp nhận thực tế, muốn được thay đổi hoàn cảnh tốt hơn, nên trẻ có xu hướng né tránh các vấn đề thực tế và thường hay nói dối để che đậy cảm xúc cũng như hoàn cảnh thực tại của mình.


Trong một nghiên cứu khác cũng cho rằng: “Vì ước mơ có hoàn cảnh khác nên trẻ né tránh những đau thương, cố ý nói dối để tránh câu chuyện, không muốn tiếp xúc với người khác hoặc để gây sự chú ý của người nghe” [65].

Như vậy, TEMC có khá nhiều các biểu hiện tâm lý và các biểu hiện đó được thể hiện rõ nét qua cử chỉ, hành vi và các khía cạnh khác. Các biểu hiện tâm lý này cho thấy, TEMC rất cần được bù đắp, lấp đi khoảng trống trong tâm hồn và cuộc sống thực tế của mình. Nếu các em được xoa dịu, được đáp ứng các nhu cầu còn thiếu và sự hỗ trợ của NVCTXH, các biểu hiện tâm lý đó sẽ được đẩy lùi, giúp trẻ tự tin và phát triển toàn diện như những đứa trẻ khác.

2.1.3. Khái niệm công tác xã hội nhóm

CTXHN là một phương pháp, một khoa học hướng tới can thiệp, trợ giúp cho các nhóm đối tượng có chung vấn đề, mục đích, nhu cầu, giúp họ vượt qua khó khăn và vươn lên trong cuộc sống.

Tác giả Nguyễn Duy Nhiên (2010), cho rằng: “CTXHN là một phương pháp của CTXH nhằm tạo ra và phát huy sự tương tác, chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực giữa các thành viên, giúp củng cố, tăng cường chức năng xã hội và khả năng giải quyết vấn đề, thỏa mãn nhu cầu của nhóm. Thông qua sinh hoạt nhóm, mỗi cá nhân hòa nhập, phát huy tiềm năng, thay đổi thái độ, hành vi và khả năng đương đầu với nan đề của cuộc sống, tự lực và hợp tác giải quyết vấn đề đặt ra vì mục tiêu cải thiện hoàn cảnh một cách tích cực” [94].

Tác giả Nguyễn Thị Thái Lan (2012), cho rằng: “CTXHN trước hết phải được coi là một phương pháp can thiệp của CTXH. Đây là một tiến trình trợ giúp mà trong đó các thành viên trong nhóm được tạo cơ hội và môi trường có các hoạt động tương tác lẫn nhau, chia sẻ những mối quan tâm hay những vấn đề chung, tham gia vào các hoạt động nhóm nhằm đạt tới mục tiêu chung của nhóm và hướng đến giải quyết những mục đích của các thành viên giúp họ giải tỏa những khó khăn. Trong hoạt động CTXHN, một nhóm thân chủ được thành lập, sinh hoạt thường kỳ dưới sự điều phối của người trưởng nhóm (có thể là NVCTXH và có thể là thành viên của nhóm) và đặc biệt là sự trợ giúp, điều phối của NVCTXH (trong trường hợp trưởng nhóm là thành viên của nhóm)” [73].

Bên cạnh đó, quan điểm khác nhấn mạnh tới CTXHN là một phương pháp thực hành, thể hiện cụ thể: “CTXHN là việc đề cập đến một phương pháp thực hành


CTXH liên quan tới làm việc theo nhóm. Nó đề cập đến một phương pháp thực hành CTXH liên quan đến việc công nhận và sử dụng các quá trình xảy ra khi có từ ba người trở lên làm việc cùng nhau theo một mục đích chung…” [184, tr.82].

Từ những quan điểm trên cho thấy các khái niệm có khá nhiều điểm chung thể hiện như:

- CTXHN là một phương pháp với cách thức thực hiện theo tiến trình các bước và mang tính khoa học;

- CTXHN được thực hiện bởi những người điều phối là các NVCTXH, người có kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp;

- CTXHN hướng tới hỗ trợ cho những nhóm người có chung vấn đề, chung mục đích và các đặc điểm tương đồng khác như: độ tuổi, giới tính…;

- CTXHN hướng tới giúp các thành viên trong nhóm tương tác với nhau, cùng nhau thực hiện và hoàn thành mục tiêu đề ra và tự lực vươn lên giải quyết vấn đề thông qua các buổi sinh hoạt nhóm nhằm khám phá ra điểm mạnh của bản thân.

2.1.4. Khái niệm công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi

Có nhiều quan điểm đề cập tới khái niệm CTXHN đối với TEMC như:

Tác giả Đỗ Thị Huyền Trang (2015) cho rằng: “CTXHN với TEMC là quá trình NVCTXH sử dụng phương pháp CTXHN tác động đến nhóm đối tượng là TEMC. Thông qua tiến trình trợ giúp mà trong đó các thành viên nhóm là TEMC (có đặc điểm, vấn đề và nhu cầu giống nhau) được tạo cơ hội và môi trường có hoạt động tương tác lẫn nhau, chia sẻ những mối quan tâm, vấn đề chung, tham gia vào các hoạt động nhóm và hướng đến giúp đỡ nhóm và từng cá nhân tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề nhằm thỏa mãn nhu cầu” [135, tr.23].

Cũng đề cập tới khái niệm CTXHN với TEMC, tác giả Nguyễn Quang Hưng (2017), cho rằng: “CTXHN với TEMC là quá trình NVCTXH sử dụng phương pháp CTXHN tác động đến nhóm đối tượng là TEMC. Thông qua tiến trình trợ giúp mà trong đó các thành viên nhóm là TEMC được tạo cơ hội và môi trường có các hoạt động tương tác lẫn nhau, chia sẻ những mối quan tâm hay những vấn đề chung tham gia vào các hoạt động nhóm và hướng đến giúp đỡ nhóm và từng cá nhân tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề nhằm thỏa mãn nhu cầu” [65].

Từ các khái niệm trên cho thấy các khái niệm đều có những điểm đồng nhất như:

- CTXHN là một phương pháp;


- NVCTXH vận dụng/sử dụng các kiến thức, kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm vào hoạt động hỗ trợ cho một nhóm TEMC gặp khó khăn;

- Đối tượng tác động của phương pháp CTXHN là nhóm TEMC;

- Thông qua tiến trình trợ giúp, các thành viên trong nhóm được tương tác, chia sẻ và giải quyết được các khó khăn gặp phải;

Như vậy, có thể hiểu: CTXHN đối với TEMC là một quá trình NVCTXH sử dụng tiến trình CTXHN và vận dụng các kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thái độ tích cực và kinh nghiệm làm việc vào hoạt động can thiệp, hỗ trợ cho một nhóm TEMC (có chung vấn đề, có những đặc điểm tương đồng và có nhu cầu cần được trợ giúp) thông qua các vai trò như điều phối, kết nối, tham vấn… và tạo một bầu không khí làm việc nhóm cởi mở, giúp các thành viên trong nhóm tương tác, chia sẻ những khó khăn và cùng nhau giải quyết vấn đề.

2.1.5. Khái niệm nhân viên công tác xã hội

Nhân viên công tác xã hội có vai trò quan trọng trong quá trình vận hành, trợ giúp các nhóm đối tượng yếu thế nói chung và TEMC nói riêng. Trong quá trình nghiên cứu chúng ta có thể gặp phải những cụm từ như: cán sự xã hội, nhân viên công tác xã hội, người hỗ trợ, người trợ giúp… nhưng tất cả các cụm từ đó về bản chất đều chỉ tới nhân viên công tác xã hội. Trong phạm vi luận án, tác giả sử dụng cụm từ viết tắt “NVCTXH”.

Có khá nhiều quan điểm xoay quanh khái niệm NVCTXH:

Trong nghiên cứu Standards for Social Work Practice with Groups của Association for the Advancement of Social Work with Groups (Hiệp hội vì sự tiến bộ của công tác xã hội với các nhóm), Inc., 2010. cho rằng: NVCTXH là người có kiến thức, kỹ năng và giá trị. NVCTXH hỗ trợ cho nhóm và đóng vai trò là người điều phối trực tiếp hoặc gián tiếp, họ không phải là người lãnh đạo nhóm và quyết định thay các thành viên trong nhóm mà họ là người hỗ trợ khi các thành viên trong nhóm cần giúp đỡ với phương pháp và cách thức chuyên nghiệp [159].

Theo quan điểm trên thì NVCTXH chính là người điều phối và phải đảm bảo các kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và có giá trị riêng. Họ đóng vai trò là người điều phối, có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Họ thực hiện các hoạt động trợ giúp bằng các phương pháp, cách thức chuyên nghiệp.


Trong khi đó, các quan điểm khác cho rằng: “NVCTXH là người được đào tạo và trang bị các kiến thức, kỹ năng trong CTXH, họ có nhiệm vụ: Trợ giúp các đối tượng nâng cao khả năng tự giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống; tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân với môi trường tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn” [88].

Khái niệm trên chỉ ra được một số điểm có sự tương đồng với khái niệm của Hiệp hội vì sự tiến bộ của công tác xã hội với các nhóm như: NVCTXH là người được đào tạo và trang bị các kiến thức, kỹ năng trong CTXH, thực hiện các hoạt động trợ giúp cho các đối tượng yếu thế.

Bên cạnh đó, khái niệm của tác giả Bùi Thị Xuân Mai cũng có những điểm khác biệt so với khái niệm của Hiệp hội vì sự tiến bộ của công tác xã hội với các nhóm như: tác giả Bùi Thị Xuân Mai đi sâu và chỉ rõ nhiệm vụ cụ thể của NVCTXH trong hoạt động nâng cao khả năng tự giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống cho thân chủ; tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được nguồn lực cần thiết trong xã hội và thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân với môi trường tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn [88].

Tác giả Bùi Thị Xuân Mai cũng đã chỉ rõ NVCTXH là người cần phải thực thi các hoạt động nghề nghiệp của mình như:

- Trợ giúp cá nhân, gia đình giải quyết vấn đề khó khăn;

- Kết nối họ với các dịch vụ và nguồn lực trong xã hội;

- Thúc đẩy sự cung cấp dịch vụ trợ giúp và nguồn lực có hiệu quả;

- Tham gia vào xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội [88].

Như vậy, NVCTXH là người được đào tạo chuyên nghiệp, có kiến thức, kỹ năng và giá trị nghề nghiệp. Nhiệm vụ của NVCTXH hướng tới trợ giúp các cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng phục hồi các chức năng, nâng cao khả năng đương đầu và giải quyết được các khó khăn trong cuộc sống, giúp họ huy động và kết nối được các nguồn lực và tiến tới tự lực phát triển.


2.1.6. Nhu cầu của trẻ em mồ côi

TEMC cũng có những nhu cầu cơ bản như những trẻ em bình thường như: nhu cầu về dinh dưỡng; nhà ở; nước sạch và đồ dùng sinh hoạt; chăm sóc về y tế; quần áo; nhu cầu an toàn; nhu cầu được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu... Ngoài những nhu cầu cơ bản trên, TEMC có những nhu cầu khác và cần được được đáp ứng như:

- Nhu cầu được giữ bí mật đời sống riêng tư: trong Luật trẻ em năm 2016 đã khẳng định quyền và nhu cầu của trẻ em nói chung và TEMC nói riêng về việc “Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em; trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư” [84].

- Nhu cầu được sống chung với cha, mẹ: Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em; khi phải cách ly cha, mẹ, trẻ em được trợ giúp để duy trì mối liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ, gia đình, trừ trường hợp không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em” [84].

Sống chung với cha mẹ, không chỉ là quyền mà là nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi đứa trẻ. Đối với TEMC, đa số các em không còn bố mẹ, không được cảm nhận sự ấm áp của gia đình, thiếu đi bàn tay chăm sóc, yêu thương của cha mẹ. Chính điều đó dẫn tới những hệ lụy không nhỏ trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, cũng như sự phát triển toàn diện của TEMC.

- Nhu cầu chăm sóc về đạo đức, giao tiếp xã hội: với TEMC, các em là những người chịu nhiều thiệt thòi về tất cả các khía cạnh trong cuộc sống, đặc biệt là về khía cạnh đạo đức, giao tiếp. Vì vậy, đòi hỏi cần có những cách thức đáp ứng nhu cầu đó cho trẻ. Để đáp ứng được những nhu cầu đó, người chăm sóc, NVCTXH cần:

Thứ nhất, tôn trọng giá trị của trẻ, tôn trọng mọi quyết định của trẻ trên tinh thần vì quyền lợi của trẻ.

Thứ hai, giáo dục và giúp trẻ có những ứng xử, hành vi đúng đắn.

Thứ ba, là cầu nối giữa trẻ với gia đình, nhà trường trong hoạt động phối hợp giáo dục trẻ…


- Nhu cầu về vui chơi giải trí: vui chơi, giải trí là một nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ em nói chung và TEMC nói riêng. Thông tư số 04/2011/BLĐTBXH-TT của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ngày 25/02/2011 ban hành quy định tiêu chuẩn chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội trong đó có mục quy định về hoạt động giải trí đối với trẻ:

+ Các trung tâm cần giúp trẻ tham gia vào các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí phù hợp với lứa tuổi…;

+ Trẻ được tạo điều kiện để làm quen, kết bạn với những người sống xung quanh, bạn học ở trường và cộng đồng; gặp gỡ với gia đình hoặc những người thân, bạn bè, trừ một số trường hợp có khả năng đe dọa đến sự an toàn của đối tượng.

Với TEMC thì nhu cầu về vui chơi giải trí càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi lẽ, thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí, các em cảm thấy tinh thần được thoải mái, yêu cuộc sống và gần gũi với mọi người hơn. Chính vì vậy, tại các cơ sở bảo trợ xã hội, ngoài việc thiết kế khu vực phục vụ cho cho hoạt động ăn, ở của trẻ, thì việc thiết kế các khu vực vui chơi giải trí là không thể thiếu. NVCTXH tại các cơ sở bảo trợ xã hội luôn là người tạo mọi điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí; tổ chức cho trẻ đi thăm quan tại các khu vui chơi, công viên…

- Nhu cầu giáo dục kỹ năng sống: giáo dục kỹ năng sống được xem là một nhu cầu cũng như là một nền tảng quan trọng cho quá trình phát triển hoàn thiện về các kỹ năng xã hội cho TEMC nói chung và TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em nói riêng. Giáo dục kỹ năng sống không chỉ giúp TEMC được trang bị các kỹ năng cơ bản mà còn giúp trẻ khẳng định được giá trị của mình cũng như có đủ hành trang hòa nhập cộng đồng.

Việc đáp ứng nhu cầu giáo dục kỹ năng sống đặc biệt có ý nghĩa đối với TEMC. Vì vậy, những người chăm sóc TEMC nói chung và NVCTXH nó riêng cần có những cách thức tổ chức, khuyến khích cho trẻ tham gia các lớp, nhóm giáo dục kỹ năng sống đúng theo nhu cầu của trẻ cũng như phù hợp với độ tuổi, sở thích và những lỗ hổng trẻ còn thiếu.

- Nhu cầu được thừa nhận, tôn trọng: là nhu cầu giúp cho con người được sống bình đẳng, công bằng, được người khác ghi nhận về giá trị, khả năng của bản thân cũng như được thể hiện bản ngã, năng lực của mình trước một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Với TEMC, do phải chịu nhiều thiệt thòi khi không được sống


36

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 20/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí