Phương Pháp Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu Của Luận Án


yêu cầu cho việc tổ chức hoạt động CTHXN đối với TEMC; các chính sách hỗ trợ cho NVCTXH và TEMC chưa được đáp ứng kịp thời .

- Giả thuyết (3), Quy trình tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp CTXHN chưa đảm bảo đúng tiến trình.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Phương pháp luận

Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận là các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề chăm sóc và bảo vệ TEMC. Bên cạnh đó luận án cũng được thực hiện dựa trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các học thuyết, quan điểm về quyền con người như: thuyết nhu cầu của Maslow; thuyết học tập xã hội của Bandura; thuyết vai trò... Từ đó vận dụng vào trong quá trình hỗ trợ cho các nhóm TEMC theo phương pháp CTXHN.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu: thu thập thông tin từ các công trình nghiên cứu khoa học; các sách, báo, tạp chí; các số liệu đã được thống kê, công bố; các nghiên cứu chính thức liên quan tới CTXHN với TEMC (với 155 công trình nghiên cứu trong nước và 31 công trình nghiên cứu nước ngoài). Trên cơ sở đó, tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá và đưa ra những quan điểm về hoạt động CTXHN đối với TEMC, những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động CTXHN và ứng dụng tiến trình can thiệp CTXHN đối với TEMC tại một cơ sở chăm sóc trẻ em cũng như đề xuất một số giải pháp giúp hoạt động can thiệp CTXHN được triển khai một cách khoa học.

- Phương pháp chuyên gia: tham khảo, tư vấn về các khía cạnh liên quan tới TEMC, các hoạt động CTXHN với TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em; các yếu tố liên quan tới đặc điểm tâm sinh lý của TEMC; các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động CTXH với TEMC; các khía cạnh liên quan tới những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động CTXH đạt hiệu quả. Tác giả đã tham khảo ý kiến và nhận được sự hỗ trợ, tư vấn của các chuyên gia hướng dẫn trực tiếp cho đề tài, các chuyên gia, nhà khoa học của Học viện Khoa học xã hội; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội; Trường Đại học Hùng Vương; Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương...


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

5


Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội - 3

- Phương pháp quan sát: thực hiện quan sát không tham dự và bán tham dự vào các hoạt động sinh hoạt, học tập, vui chơi... hàng ngày của TEMC tại một số cơ sở chăm sóc trẻ em; quan sát về các hoạt động CTXH, can thiệp, trợ giúp cho trẻ từ phía cán bộ, nhân viên tại các cơ sở chăm sóc trẻ em; quan sát về hành vi, ứng xử, phản ứng, biểu cảm... của các thành viên trong nhóm..., từ đó có cái nhìn tổng thể và đa chiều làm cơ sở cho những hoạt động can thiệp, trợ giúp CTXHN cũng như đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ CTXHN tại các cơ sở chăm sóc TEMC.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: phương pháp này được thực hiện với lãnh đạo, cán bộ, nhân viên đang làm việc trực tiếp tại một số cơ sở chăm sóc TEMC, nhằm tìm hiểu, đánh giá về thực trạng các hoạt động CTXHN đối với TEMC; những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động CTXHN. Với phương pháp này, tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu lãnh đạo ba cơ sở chăm sóc trẻ em, mỗi cơ sở 2 người (tổng số 6 người); tiến hành phỏng vấn sâu NVCTXH mỗi cơ sở 3 người (tổng số 9 nhân viên); tiến hành phỏng vấn sâu mỗi cơ sở 3 TEMC (tổng số 9 TEMC). Như vậy, tổng số khách thể tham gia phỏng vấn sâu là 24 người.

Với đề cương phỏng vấn sâu số 1, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu Lãnh đạo của ba cơ sở chăm sóc TEMC gồm Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Birla và Trung tâm bảo trợ xã hội 4 (Phụ lục 1).

Với đề cương phỏng vấn sâu số 2, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu đội ngũ NVCTXH làm việc tại Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Birla và Trung tâm bảo trợ xã hội 4 (Phụ lục 2).

Với đề cương phỏng vấn sâu số 3, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 9 TEMC ở Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Birla và Trung tâm bảo trợ xã hội 4 (Phụ lục 3).

- Mục đích của phương pháp phỏng vấn sâu: nhằm thu thập các thông tin bổ sung cho quá trình khảo sát, quan sát thực tế tại ba cơ sở.

- Cách thức tiến hành phỏng vấn sâu: dựa vào đề cương phỏng vấn sâu để tiến hành phỏng vấn và có sự linh hoạt trao đổi giống như các buổi vấn đáp giữa NVCTXH với đối tượng được phỏng vấn. Người được phỏng vấn thoải mái chia sẻ và tác giả có thể hỏi thêm một số câu hỏi ngoài những câu hỏi trong đề cương phỏng vấn sâu.


- Chọn mẫu tham gia phỏng vấn sâu:

+ Với đội ngũ là lãnh đạo: tác giả tiến hành lựa chọn mỗi cơ sở 02 người là Giám đốc và trưởng, phó phòng của Trung tâm bảo trợ xã hội 4, Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla Hà Nội.

+ Với đội ngũ là NVCTXH: tác giả tiến hành lựa chọn mỗi cơ sở 03 người tham gia trả lời phỏng vấn sâu. Họ là các mẹ, các dì và NVCTXH đang làm việc tại Trung tâm bảo trợ xã hội 4, Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla Hà Nội.

+ Với đối tượng là TEMC: tác giả tiến hành lựa chọn mỗi cơ sở 03 trẻ tham gia trả lời phỏng vấn sâu với tiêu chí: trẻ tự nguyện và chủ động tham gia, trẻ trên 11 tuổi.

Phương pháp điều tra bảng hỏi: Trong tổng số gần 120 cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng TEMC trên địa bàn Hà Nội, có khoảng 10 cơ sở có nuôi dưỡng và chăm sóc TEMC với số lượng từ 10 trẻ trở lên và chỉ có khoảng 3-4 cơ sở có số lượng trẻ từ 9 tới 16 tuổi chiếm tỷ lệ cao là Trung tâm bảo trợ xã hội 4, Làng trẻ em SOS Hà Nội và Làng trẻ em Birla Hà Nội. Bảng hỏi dành cho nhóm đối tượng là TEMC đang sống tại Trung tâm bảo trợ xã hội 4, Làng trẻ em SOS Hà Nội và Làng trẻ em Birla Hà Nội.

Mục đích bảng hỏi: nhằm đánh giá thực trạng hoạt động CTXHN tại các cơ sở cũng như những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động CTXHN, từ đó đề xuất và đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện hoạt động CTXHN.

Chọn mẫu: Vì đặc thù ba cơ sở có số lượng trẻ hạn chế, nên tác giả tiến hành lựa chọn tất cả những trẻ từ 11 tới 16 tuổi. Tổng số trẻ được điều tra bảng hỏi tại 3 cơ sở là 159 trẻ (Làng trẻ em Birla Hà nội: 46 trẻ; Làng trẻ em SOS: 75 trẻ và Trung tâm bảo trợ xã hội 4: 38 trẻ). Như vậy, tổng số phiếu điều tra tại ba cơ sở là 159 phiếu (Phụ lục 4).

Cách thức thực hiện: trước khi tiến hành khảo sát toàn bộ 159 trẻ, tác giả thử nghiệm khảo sát một vài trẻ trước sau đó có những điều chỉnh phiếu khảo sát cho phù hợp và tiến hành khảo sát tổng số 159 TEMC. Các khách thể được trả lời độc lập theo ý kiến của bản thân mà không có sự tác động hay can thiệp từ các yếu tố


khách quan bên ngoài. Với những cá nhân cần sự hỗ trợ, tác giả phối hợp với đội ngũ NVCTXH tại các cơ sở tham gia hỗ trợ trẻ với những câu hỏi mà trẻ chưa rõ.

Phương pháp thực nghiệm (thực nghiệm tiến trình công tác xã hội nhóm):

Mục đích: tiến hành thực nghiệm tiến trình CTXHN đối với một nhóm TEMC tại Làng trẻ em Birla Hà Nội nhằm đo lường tính hiệu quả của phương pháp CTXH đối với TEMC.

Cách thức thực hiện: từ kết quả của quá trình khảo sát tác giả tiến hành thực nghiệm tiến trình CTXHN tại một cơ sở chăm sóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội (Nhóm hướng nghiệp cho TEMC tại Làng trẻ em Birla Hà Nội). Ở phương pháp này, tác giả tiến hành tuyển chọn nhóm viên bao gồm 7 thành viên (3 nam và 4 nữ) các em đang học lớp 11 có khó khăn về hướng nghiệp. Sau quá trình can thiệp phương pháp CTXHN đối với nhóm TEMC, 100% các thành viên trong nhóm đã có thay đổi về quan điểm, nhận thức về ngành nghề cũng như khả năng của bản thân. Giúp các em có được định hướng trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng, hoàn cảnh của các em và mang tính thực tiễn.

Phương pháp thảo luận nhóm:

Mục đích: phương pháp thảo luận nhóm được thực hiện với nhóm NVCTXH nhằm thu thập các thông tin bổ sung cho quá trình khảo sát, thực tế.

Khách thể tham gia thảo luận nhóm là NVCTXH: tiến hành lựa chọn mỗi cơ sở 7 NVCTXH tự nguyện tham gia vào các buổi thảo luận nhóm.

Như vậy, tổng số khách thể tham gia thảo luận nhóm là 21 khách thể.

Cách thức tiến hành: thành lập nhóm tham gia thảo luận nhóm, sau đó lên kế hoạch thảo luận nhóm với các chủ đề được phác thảo trước. Sau khi đã thống nhất được thời gian, địa điểm, tác giả tổ chức thảo luận nhóm trên tinh thần khách quan, chủ động và thoải mái chia sẻ. Quá trình tham gia thảo luận nhóm luôn có một thư ký ghi chép biên bản các buổi thảo luận nhóm.

Phương pháp thống kê toán học: xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án mang tới những điểm mới cơ bản như: nghiên cứu một cách cụ thể, chuyên sâu về phương pháp CTXHN dành cho một đối tượng cụ thể là TEMC; luận


án đã chỉ rõ được thực trạng về hoạt động CTXHN tại các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội hiện nay; đánh giá được các yếu tố tác động tới hoạt CTXHN; chỉ ra được những nhu cầu của TEMC cũng như vai trò của NVCTXH tại các cơ sở chăm sóc TEMC. Với kết quả của quá trình thực nghiệm, tác giả đã can thiệp thành công một nhóm TEMC gặp khó khăn về hướng nghiệp tại Làng trẻ em Birla Hà nội. Cả 7/7 thành viên của nhóm đã xác định được điểm mạnh của bản thân và lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích của mình. Trong đó có 2 thành viên đã kết nối được với các cơ sở dạy nghề và có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, trong khi cách thành viên còn lại cũng đã lựa chọn được ngành nghề phù hợp cho mình. Cũng từ thực trạng và kết quả của quá trình thực nghiệm, tác giả đề xuất một số giải pháp, trong đó nhấn mạnh tới vai trò của NVCTXH nhằm cải thiện hoạt động CTXHN tại các cơ sở chăm sóc trẻ em hiện nay.

Bên cạnh đó, với sự thành công của quá trình can thiệp CTXHN sẽ là bước đệm để tác giả có thể thực hiện các hoạt động can thiệp nhóm khác cũng như triển khai các hoạt động tập huấn, hỗ trợ NVCTXH tại các cơ sở chăm sóc TEMC thực hiện can thiệp cho các nhóm trẻ có chung vấn đề, nhu cầu cần được hỗ trợ. Hoạt động này có thể được nhân rộng và sẽ mang tới những sự hỗ trợ phù hợp cho các nhóm TEMC đang sống tại các cơ sở chăm sóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và trong cả nước nói chung.

6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu của Luận án có giá trị tham khảo cho các cơ sở chăm sóc các đối tượng yếu thế nói chung, TEMC nói riêng cũng như làm tài liệu tham khảo cho các nhà làm công tác xã hội (CTXH), nhà hoạch định chính sách, nhà quản trị CTXH.

Luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng chuyên ngành CTXH và các cơ quan liên quan tới CTXH. Đặc biệt, với những kết quả thực nghiệm CTXHN đối với TEMC, luận án sẽ là tài liệu hữu ích cho các chuyên gia làm việc về CTXHN nói chung và CTXHN đối với TEMC nói riêng.


7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương:

- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

- Chương 2: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội nhóm đối trẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội

- Chương 3: Thực trạng hoạt động công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội

- Chương 4: Thực nghiệm tiến trình công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi và đề xuất một số giải pháp.


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài

1.1.1. Các công trình nghiên cứu lý luận về trẻ em mồ côi

TEMC ngoài những đặc điểm giống như trẻ em bình thường, các em cũng có những đặc điểm riêng biệt. Có nhiều nghiên cứu liên quan tới vấn đề trên như tác giả Ninan, E., 2010 với bài viết Assessing the costs of providing care to Orphans and Vulnerable Children (OVC) by Home Based Care (HBC) Programs in South Africa và nghiên cứu Guidance for orphans and vulnerable children programming của tổ chức The U.S. President’s Emergency Plan for AIDS Relief năm 2012 đều nhấn mạnh tới những đặc điểm nhận diện TEMC như: tự ti, sống khép mình, dễ bị tổn thương, sống lang thang không nơi nương tựa... Cũng trong hai nghiên cứu trên, các tác giả đã nhấn mạnh tới việc cung cấp các dịch vụ xã hội, dịch vụ y tế, hỗ trợ lương thực, dinh dưỡng cho TEMC lang thang cũng như những trẻ em sống trong các trung tâm nuôi dưỡng TEMC, trẻ em bị cha mẹ bạo hành và có nguy cơ trở thành TEMC. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra việc cần thành lập các nhóm phụ huynh tham gia hỗ trợ, đánh giá kịp thời những gia đình có trẻ dễ bị tổn thương để kịp thời hỗ trợ và ngăn chặn tình trạng trẻ trở thành TEMC [173], [181].

Trong nghiên cứu về Guidance for Orphans and Vulnerable Children Programming của The U.S. President’s Emergency Plan for AIDS Relief (PEPFAR), 2012, đề cập tới nhu cầu của TEMC như: nhu cầu được tới trường với môi trường học đường an toàn và hoàn thành giáo dục tiểu học; nhu cầu được sống chung với bố mẹ; nhu cầu được tăng cường tiếp cận các dịch vụ về trẻ em; nhu cầu thực hiện đào tạo hướng nghiệp; nhu cầu được hỗ trợ tâm lý – xã hội; nhu cầu được giữ bí mật đối với TEMC có HIV/AIDS; nhu cầu được trải nghiệm ngoài môi trường xã hội [181, tr.7].

Như vậy, các nghiên cứu đều chỉ ra những điểm chung về TEMC là những trẻ dễ bị tổn thương, hay nổi nóng, tị ti, sống khép mình, tính khí thất thường và rất dễ bị kích động... các em luôn khao khát được sống cùng gia đình, được tới trường [173], [181].


1.1.2. Các công trình nghiên cứu về thực trạng trẻ em mồ côi

Trong nghiên cứu của tác giả Cox, A (2017) đã đi sâu phân tích những nguyên nhân dẫn tới tình trạng gia tăng số lượng TEMC. Các nguyên nhân chủ yếu do đại dịch HIV/AIDS, nghèo đói, di dân, ly hôn... cũng trong nghiên cứu đó, tác giả đã chỉ rõ trong giai đoạn 2003-2008 các tổ chức phi chính phủ đã hỗ trợ khoảng 2 tỷ USD cho trẻ em có HCĐB trong đó có TEMC nhằm cải thiện cuộc sống, học tập và đáp ứng nhu cầu cơ bản cho trẻ em tại một số nước ở Châu Phi [165], [181].

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã đề cập mục tiêu giảm thiểu tỷ lệ TEMC:

Thứ nhất, xây dựng các dịch vụ và hệ thống tiếp cận trực tiếp tới người dân và cộng đồng, giúp trẻ có điều kiện đi học;

Thứ hai, tăng cường phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua các hoạt động hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau, nhằm ngăn ngừa tình trạng trẻ em bị bỏ rơi;

Thứ ba, tăng cường tiếp cận chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng tới từng gia đình cũng như trong nhà trường;

Thứ tư, khi lập kế hoạch can thiệp cho TEMC cần nhắm tới giải quyết các nhu cầu chăm sóc ưu tiên thông qua gia đình thay thế. Cần tập trung vào tập huấn, hỗ trợ cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ, giúp họ hiểu và biết cách đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho con mình.

Thứ năm, cần tăng cường thực thi Luật bảo vệ trẻ em với những chiến lược phù hợp để phòng ngừa và ứng phó với lạm dụng, bóc lột, bạo lực gia đình, thông qua: 1) Thực hiện chính sách bảo vệ trẻ em; 2) Hỗ trợ cộng đồng phòng ngừa và ứng phó với những vấn đề trẻ em có thề gặp phải; 3) Tăng cường mối liên kết giữa các hệ thống bảo vệ trẻ em chính thức và phi chính thức; 4) Nâng cao năng lực của chính phủ để thực hiện và cải thiện các phản ứng bảo vệ trẻ em [181, tr.1-8].

The African Child Policy Forum (ACPF), 2013, chỉ ra một thực tế: Trên toàn cầu, tính tới năm 2013 ước tính có khoảng 153 triệu trẻ em bị mất mẹ hoặc bố; 17,8 triệu người trong số họ đã mất cả bố và mẹ. Nguyên nhân chính được xác định là do nghèo đói, thiếu tiếp cận với các dịch vụ cơ bản, bị lạm dụng, bị bỏ bê, bệnh tật, khuyết tật và các trường hợp khẩn cấp. Cũng trong nghiên cứu này đã chỉ ra thực tế số lượng TEMC trên toàn cầu đang có xu hướng gia tăng và mâu thuẫn với hướng dẫn toàn cầu và các chính sách đã được các Chính phủ đưa ra nhằm hướng tới giảm

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 20/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí