Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội - 2

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


Viết tắt

Viết đầy đủ

CTXH

Công tác xã hội

CTXHN

Công tác xã hội nhóm

LĐTB & XH

Lao động Thương binh và xã hội

NVXH

NVCTXH

Nhân viên xã hội

Nhân viên công tác xã hội

Nxb

Nhà xuất bản

TEMC

Trẻ em mồ côi

TTBTXH 4

Trung tâm Bảo trợ xã hội 4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Số lượng cán bộ, nhân viên làm việc tại các Làng trẻ em SOS, Birla và TTBTXH4 71

Bảng 3.2. Thống kê số TEMC của Làng trẻ em Birla Hà Nội, Làng trẻ em SOS Hà Nội, Trung tâm Bảo trợ xã hội 4 (ĐVT: Trẻ) 72

Bảng 3.3. So sánh tỷ lệ trẻ gặp khó khăn tại ba cơ sở (Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Birla và TTBTXH4) 74

Bảng 3.4: Tỷ lệ những khó khăn ảnh hưởng tới cuộc sống của TEMC 76

Bảng 3.5. Mức độ trẻ dễ dàng làm quen với các bạn mới 77

Bảng 3.6: Tỷ lệ trẻ thích sống tại TTBTXH4/Làng trẻ em SOS, Làng trẻ

em Birla 81

Bảng 3.7. Tần suất TEMC tham gia vào nhóm giáo dục kỹ năng sống 85

Bảng 3.8. So sánh về tần suất TEMC đã tham gia vào nhóm giáo dục kỹ năng sống giữa ba cơ sở 86

Bảng 3.9. Nội dung của các buổi giáo dục kỹ năng sống 86

Bảng 3.10. Kết quả hoạt động của nhóm giáo dục kỹ năng sống 88

Bảng 3.11. So sánh nhu cầu tham gia vào nhóm hướng nghiệp (Trẻ từ 14-

16 tuổi) 90

Bảng 3.12. Tần suất TEMC tham gia vào nhóm hướng nghiệp 90

Bảng 3.13: Hình thức tổ chức nhóm hướng nghiệp 92

Bảng 3.14. Hình thức tổ chức nhóm hướng nghiệp so sánh giữa ba cơ sở 93

Bảng 3.15. Kết quả hoạt động nhóm hướng nghiệp 94

Bảng 3.16. Tần suất trẻ tham gia vào nhóm tuyên truyền nâng cao kiến thức 96

Bảng 3.17. Hình thức tổ chức nhóm tuyên truyền nâng cao kiến thức cho TEMC tại Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Birla và TTBTXH4 98

Bảng 3.18. Kết quả hoạt động nhóm tuyên truyền nâng cao kiến thức 99

Bảng 3.19. Tần suất trẻ tham gia vào nhóm can thiệp 100

Bảng 3.20. Các nội dung của hoạt động can thiệp nhóm 101

Bảng 3.21. Hình tổ chức nhóm can thiệp 102

Bảng 3.22. Kết quả hoạt động nhóm can thiệp 102

Bảng 4.1. Điểm mạnh, hạn chế của nhóm TEMC tại Làng trẻ em Birla Hà Nội 118 Bảng 4.2. Thông tin về các thành viên trong nhóm TEMC Làng trẻ em Birla .. 118 Bảng 4.3. Nội quy hoạt động nhóm TEMC tại Làng trẻ em Birla Hà Nội... 121 Bảng 4.4. Kế hoạch can thiệp nhóm hướng nghiệp cho TEMC tại làng trẻ

em Birla Hà Nội 122

Bảng 4.5. Kết quả Test trước khi can thiệp cho nhóm TEMC tại Làng trẻ

em Birla Hà Nội 124

Bảng 4.6. Tổng hợp điểm mạnh, hạn chế của các thành viên trong nhóm ... 125 Bảng 4.7. Kết quả trò chơi “Tôi đi tìm tôi” 127

Bảng 4.8. Kết quả phần thi vẽ tranh nhóm trẻ em Làng trẻ Birla 128

Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả phần thi vẽ tranh lần 1 và lần 2 129

Bảng 4.10. Kết quả lượng giá mục tiêu 1 129

Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả thi “Ai là triệu phú” 131

Bảng 4.12. Kết quả lượng giá mục tiêu 2 132

Bảng 4.13. Kết quả các thành viên trong nhóm xác định được ngành nghề cho bản thân sau thời gian tham gia nhóm hướng nghiệp 133

Bảng 4.14. Kết quả lượng giá mục tiêu 3 134

Bảng 4.15. Kết quả lượng giá hoạt động hướng nghiệp tại Làng trẻ Birla... 135 Bảng 4.16. Kết quả bài Test sau quá trình tham vấn hướng nghiệp cho nhóm trẻ em tại Làng trẻ em Birla Hà Nội 138

Bảng 4.17. Kết quả đạt được sau quá trình can thiệp nhóm trẻ Birla Hà Nội 138


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH

Sơ đồ 2.1. Khung phân tích lý thuyết 65

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ những khó khăn trẻ em mồ côi gặp phải 73

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ trẻ có nhu cầu tham gia các hoạt động công tác xã hội nhóm 83

Biểu đồ 3.3. Hình thức tổ chức hoạt động nhóm giáo dục kỹ năng sống 87

Biểu đồ 3.4. Các nội dung thực hiện trong nhóm hướng nghiệp 91

Biểu đồ 3.5. Các nội dung tuyên truyền nâng cao kiến thức 97

Hình 4.1. Kết quả thảo luận nhóm và vẽ cửa sổ Johary 125

Sơ đồ 4.1. Sơ đồ tương tác giữa các thành viên trong nhóm 126

Hình 4.2. Kết quả phần thi vẽ ước mơ của em 128

Hình 4.3. Kết quả các thành viên trong nhóm tìm kiếm thông tin về ngành nghề mình yêu thích tại Thư viện Làng trẻ em Birla Hà Nội 130

Hình 4.4. Kết quả một số thành viên tham gia học việc tại một số cơ sở 137

Sơ đồ 4.2. Sơ đồ tương tác nhóm sau thời gian tham vấn hướng nghiệp 139

tại Làng trẻ Birla 139


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trẻ em luôn là đối tượng cần nhận được sự quan tâm đặc biệt. Chính vì vậy, trong Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em đã khẳng định: “…Để phát triển đầy đủ và hài hoà nhân cách của mình, trẻ em cần được trưởng thành trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, đùm bọc và thông cảm” (Lời nói đầu trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em năm 1989) [33].

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật liên quan tới các hoạt động hỗ trợ, chăm lo cho đời sống các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, nhất là trẻ em mồ côi.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (2016) đã nhấn mạnh: “Phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ, tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân,…bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; công tác gia đình, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ” [150].

Như vậy, bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em mồ côi luôn nằm trong những chiến lược, quyết sách của Đảng và Nhà nước ta nhằm trợ giúp, bảo vệ, chăm sóc cho nhóm đối tượng là trẻ em mồ côi không nơi nương tựa. Nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành như: Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em năm 1989 trong đó, Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước này vào ngày 20 tháng 2 năm 1990, điều này thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Việt Nam với thế giới về việc bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em mồ côi; Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 26/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020.

Song song với những Chính sách và Luật pháp được ban hành hướng tới bảo vệ, chăm sóc trẻ em mồ côi, các cơ sở chăm sóc trẻ em cũng được thành lập trên phạm vi cả nước. Năm 2012, tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên phạm vi toàn


quốc là gần 1,4 triệu trẻ em, trong đó bao gồm 256.000 trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi, 280.000 trẻ em khuyết tật nặng và trẻ nhiễm chất độc hóa học, 96.650 trẻ nhiễm HIV/AIDS, 600.000 trẻ em bị tự kỷ, bị down, bị thiểu năng trí tuệ và 163.000 trẻ em là nạn nhân của thảm họa thiên tai [13, tr.5]. Tính đến tháng 12 năm 2018 cả nước có 26,3 triệu trẻ em, trong đó có 1,43 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chiếm 5,43% tổng số trẻ em [25, tr.2].

Tại Hà Nội, trong tổng số 30 quận, huyện có hơn 836.000 trẻ em dưới 6 tuổi,

14.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và hơn 50.000 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt [24, tr.2-4]. Với số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em mồ côi ngày càng gia tăng, Hà Nội đã phần nào đáp ứng nhu cầu chăm sóc trẻ em mồ côi thông qua các các cơ sở chăm sóc trẻ em công lập và ngoài công lập (trong đó bao gồm các cơ sở do cá nhân, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo tham gia nuôi dưỡng, chăm sóc) với gần 120 cơ sở và gần 1000 trẻ em mồ côi. Trong gần 120 cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi có khoảng 100 cơ sở có số lượng dưới 10 trẻ [24, tr.2-4], [36], [147]. Tại các cơ sở chăm sóc trẻ em trong cả nước nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng đã đáp ứng được các nhu cầu cơ bản cho trẻ em mồ côi, nhưng hoạt động can thiệp công tác xã hội nhóm còn nhiều hạn chế và chưa được vận dụng một cách đồng bộ, hiệu quả. Mặc dù, trẻ sống tại các cơ sở chăm sóc trẻ em mồ côi được quan tâm, chăm sóc và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản nhưng các em vẫn gặp nhiều khó khăn về: tâm lý, tình cảm; giáo dục kỹ năng sống; hướng nghiệp... Với những khó khăn đó, nếu được can thiệp theo phương pháp công tác xã hội nhóm sẽ giúp giải quyết một lúc cho nhiều trẻ và giúp các em được tương tác, trao đổi cũng như chia sẻ với nhau nhiều hơn. Tuy nhiên, thực tế hiện nay rất ít cơ sở thực hiện hoạt động can thiệp công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi một cách khoa học và đồng bộ, trong khi phương pháp công tác xã hội nhóm là một phương pháp quan trọng và cần thiết trong hỗ trợ trẻ em mồ côi – những trẻ có chung vấn đề, nhu cầu. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận án.


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận, thực tiễn về công tác xã hội nhóm (CTXHN) đối với trẻ em mồ côi (TEMC), tìm hiểu thực trạng hoạt động CTXHN và các yếu tố tác động tới hoạt động CTXHN đối với TEMC. Từ đó, đề xuất một số giải pháp cải thiện hoạt động CTXHN đối với TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án sẽ tập trung làm sáng tỏ 05 nhiệm vụ cơ bản sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động CTXHN đối với TEMC;

- Mô tả, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động CTXHN với TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Phân tích, đánh giá những yếu tố tác động tới hoạt động CTXHN đối với TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Thực nghiệm tiến trình CTXHN đối với TEMC tại các cơ sở chăm sóc TEMC trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện, tiến tới nâng cao chất lượng hoạt động CTXHN tại các cơ sở chăm sóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

CTXHN đối với TEMC từ thực tiễn các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội.

3.2. Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu của luận án là TEMC nằm trong độ tuổi từ 11 tới 16 tuổi (159 trẻ - đây là độ tuổi được xem là có những biểu hiện khó khăn về tâm lý, hướng nghiệp, kỹ năng sống rõ nét); lãnh đạo (6), cán bộ, nhân viên (9) làm việc tại các cơ sở chăm sóc TEMC tại thành phố Hà Nội.

3.3. Phạm vi nghiên cứu

3.3.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu lý luận về CTXHN, thực trạng hoạt động CTXHN cũng như đánh giá những yếu tố tác động tới hoạt động CTXHN đối với


3


TEMC, từ đó tiến hành thực nghiệm phương pháp CTXHN tại một cơ sở và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt động CTXHN đối với TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em trên địa bàn Hà Nội. Mặc dù có nhiều hoạt động CTXHN nhưng trong nội dung của luận án, tác giả tập trung nghiên cứu 4 hoạt động cơ bản của CTXHN: hoạt động giáo dục kỹ năng sống; hoạt động tham vấn hướng nghiệp; hoạt động tuyên truyền nâng cao kiến thức và hoạt động can thiệp trị liệu.

3.3.2. Giới hạn về không gian và thời gian nghiên cứu

Giới hạn về không gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi thành phố Hà Nội (Tập trung vào 3 cơ sở chăm sóc trẻ em mang tính đại diện là Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Birla Hà Nội và Trung tâm Bảo trợ xã hội 4)

Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5/2016 đến tháng 4/2019; Các số liệu, dữ liệu về CTXHN đối với TEMC được thu thập, tổng hợp từ năm 2010 tới năm 2019.

Câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

- Câu hỏi nghiên cứu (1): Thực trạng hoạt động CTXHN đối với TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em trên địa bàn Hà Nội hiện nay như thế nào?

- Câu hỏi nghiên cứu (2): Những yếu tố nào tác động tới hoạt động CTXHN đối với TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em trên địa bàn Hà Nội?

- Câu hỏi nghiên cứu (3): Quy trình thực hiện CTXHN đã đảm bảo chưa?

Giả thuyết nghiên cứu

- Giả thuyết (1), Thực trạng hoạt động CTXHN đối với TEMC tại các cơ sở chăm sóc TEMC trên địa bàn Hà Nội chưa được triển khai một cách đồng bộ.

- Giả thuyết (2), Có nhiều yếu tố tác động tới hoạt động CTXHN đối với TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em trên địa bàn Hà Nội. Một số TMEC chưa chủ động chia sẻ những khó khăn và nỗ lực tham gia các hoạt động CTXHN; nhân viên công tác xã hội (NVCTXH) chưa đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng thực hiện hoạt động can thiệp CTXHN; đội ngũ quản lý các cơ sở chăm sóc TEMC chưa chú trọng đúng mức về việc yêu cầu NVCTXH vận dụng phương pháp công tác xã hội nhóm vào can thiệp, hỗ trợ cho TEMC; cơ sở vật chất chưa đáp ứng được


4

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 20/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí