Thực Nghiệm Tiến Trình Công Tác Xã Hội Nhóm Đối Với Trẻ Em Mồ Côi


Trích phỏng vấn sâu khác:

“Trẻ ở đây có cả trẻ khuyết tật nhẹ, trẻ lang thang... nói chung đa dạng lắm, nên việc quản lý và cho các con đi vào nề nếp, không trốn học hay bỏ trốn khỏi trung tâm đã là thành công rồi. Chú cũng hiểu nhiều về CTXH chứ, đội ngũ nhân viên của chú cũng có nhiều người có chuyên môn CTXH, cũng can thiệp, tham vấn cho một số trẻ, nhưng nói thật với cháu can thiệp theo phương pháp CTXHN như cháu nói thì vẫn chưa thực hiện được, trong thời gian tới chú sẽ tập trung nghiên cứu thêm và định hướng cho đội ngũ nhân viên triển khai hoạt động này” (PVS, nam, 57 tuổi – TTBTXH4).

Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy hoạt động CTXHN có được triển khai và triển khai hiệu quả hay không phụ thuộc một phần vào chính đội ngũ lãnh đạo các cơ sở chăm sóc trẻ em. Qua trao đổi, tìm hiểu và phỏng vấn sâu, tác giả được biết, tuy đội ngũ lãnh đạo cơ sở rất tâm huyết với trẻ và NVCTXH, nhưng họ chưa thực sự đi sâu vào giúp NVCTXH được tham gia tập huấn và thực hành can thiệp CTXHN, cũng như chưa phát triển được các kế hoạch cho TEMC bằng phương pháp CTXHN mà mới chỉ dừng lại việc cử cán bộ, nhân viên tham gia các khóa tập huấn ngắn hạn và dài hạn về CTXH chung, chưa đi sâu vào thực hành CTXHN.

3.4.4. Yếu tố về chính sách

Hiện nay, Đảng, Nhà nước ta đã và đang có những chính sách phù hợp cho các đối tượng yếu thế trong xã hội, giúp họ phần nào giảm thiểu những khó khăn, đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống và vươn lên. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ NVCTXH thực hiện nhiệm vụ chăm sóc cho các đối tượng là TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em được hưởng chế độ đãi ngộ chưa thực sự tương xứng với công sức họ bỏ ra. NVCTXH hàng ngày phải làm việc, can thiệp, trợ giúp cho các đối tượng yếu thế có thể là: TEMC, trẻ khuyết tật, người già… nhưng lương họ được hưởng chưa thực sự phù hợp.

Trích phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm dưới đây:

“Hiện nay, như em vào làm được vài năm, lương của chúng em chỉ khoảng 3 triệu, nếu tính thêm phần trăm trực tiếp hoặc phần trăm gián tiếp thì tăng thêm được vài trăm tới 1 triệu. Cơ bản thì đồng lương cũng chật vật lắm, chúng em vẫn phải làm thêm vài việc khác ngoài giờ để nuôi con. Chúng em vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhưng để đi sâu vào can thiệp theo phương pháp CTXHN thì


cũng chưa làm được và cũng còn nhiều khó khăn nhất định” (PVS, nữ, 32 tuổi – NVCTXH, Làng trẻ em Birla).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

“Chúng tôi đóng vai trò là các mẹ tại các gia đình, chúng tôi được sống trong khuôn viên tốt và được lãnh đạo làng quan tâm, nhưng thực tình mà nói, cũng gò bó từ sáng tới đêm, phải chu toàn lo cho các con, lương thì cũng không được tốt lắm, mỗi tháng nếu như mới vào làng được khoảng 3.600.000 đồng, có thêm

610.000 đồng tiền ăn/1 tháng chung với các con, còn nếu mẹ nào làm việc lâu năm lương có thể tăng thêm lên 5.000.000 hoặc hơn. Nhưng nói chung chúng tôi vẫn hy vọng Nhà nước cho chúng tôi thêm chút lương thì mới có đồng ra đồng vào và gửi về quê cho gia đình” (TLN, nữ, 47 tuổi – NVCTXH, Làng trẻ em SOS).

Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội - 16

“Đặc thù chúng tôi làm việc với các cháu là TEMC, lang thang, khuyết tật hay chăm sóc các cụ già nằm một chỗ, thực sự có những sự vất vả âm thầm mà người ngoài nhìn vào không thể nhận ra được, nhiều khi giữa trưa hoặc đêm muộn các con có vấn đề gì chúng tôi phải túc trực xử lý và lúc nào cũng như con mọn. Thực sự nhiều việc cơ bản hàng ngày lo cho các con làm không hết việc, nên để có thời gian đầu tư, tìm hiểu nhu cầu của các con và can thiệp cho các con có chung vấn đề cũng khó khăn chị ạ, nếu làm được điều đó thì quá tốt nhưng mà…” (TLN, nữ, 46 tuổi – TTBTXH 4).

Qua những chia sẻ của lãnh đạo, nhân viên tại các cơ sở chăm sóc trẻ em cho thấy các cơ chế, chính sách có tác động không nhỏ tới hoạt động CTXHN. Khi đời sống của họ chưa được nâng cao vì đồng lương còn hạn hẹp cùng với sự hạn chế về kiến thức, kỹ năng CTXH, sẽ làm cản trở quá trình thực hiện các phương pháp chuyên sâu của CTXH nói chung và CTXHN nói riêng đối với các nhóm TEMC.

Hiện nay mức lương trung bình của NVCTXH chỉ từ 3.000.000đ tới 5.500.000đ, trong khi giá cả thị trường hầu như tăng từng ngày, chính điều đó gây những khó khăn nhất định trong đời sống sinh hoạt của họ, có thể dẫn tới tình trạng không toàn tâm, toàn ý cho công việc.

Như vậy, để có thể áp dụng được phương pháp can thiệp CTXHN tại các cơ sở chăm sóc trẻ em đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó yếu tố về cơ chế, chính sách được xem là một yếu tố quan trọng và có tác động không nhỏ tới việc vận dụng phương pháp CTXHN đối với TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em.


3.4.5. Yếu tố về cơ sở vật chất

Ngoài các yếu tố thuộc về lãnh đạo, nhân viên, TEMC, chính sách, thì yếu tố về sở vật chất cũng quan trọng đối với mỗi cơ sở chăm sóc trẻ em.

Đa số các ý kiến của các cơ sở cho rằng cơ sở vật chất phục vụ cho các đối tượng thụ hưởng được đảm bảo và tốt nhất. Cũng qua quan sát, tác giả nhận thấy cơ sở vật chất của TTBTXH 4 và hai Làng trẻ về cơ bản khá khang trang, sạch sẽ và thoáng mát. Tuy nhiên, các cơ sở chăm sóc trẻ em hiện nay, chưa có các phòng chuyên dụng sử dụng can thiệp cho từng nhóm đối tượng khác nhau, chưa đủ các điều kiện về cơ sở vật chất dành riêng cho các đối tượng là TEMC, trẻ khuyết tật nhẹ, tại TTBTXH, hiện nay có một số trẻ em khuyết tật nhẹ, nhưng cách hỗ trợ, chăm sóc được thực hiện chung với những trẻ khác, chưa có các phòng can thiệp, trị liệu hay học tập riêng dành cho các em (Phụ lục 6 biên bản quan sát).

Trích phỏng vấn sâu dưới đây:

“Hiện nay, số lượng các đối tượng yếu thế trong đó có TEMC ngày càng gia tăng, nguồn ngân sách Nhà nước dành cho họ cũng rất lớn, nên việc đầu tư cơ sở vật chất được như hiện nay đã là một cố gắng, chúng tôi cũng rất muốn được đầu tư nhiều hơn để can thiệp, trị liệu cho các trường hợp đặc biệt, nhất là lắp hệ thống camera cho từng khu vực và các thiết bị khác, nhưng thực sự là khó khăn. Chính vì vậy, chúng tôi tận dụng mọi không gian để làm việc với trẻ” (PVS, nam, 41 tuổi – Làng trẻ em SOS).

Trích một số phỏng vấn sâu khác:

“Trung tâm của chúng tôi về không gian khá rộng để các các con được vui chơi, nhưng xét về tiêu chuẩn giống như các nước thì cũng khó, bởi hoàn cảnh Việt Nam còn khó khăn, chúng tôi cũng không dám đề xuất gì thêm, trong khi để xin được nguồn vốn tài trợ của nước ngoài thì rất khó khăn. Trung tâm chúng tôi xây dựng từ lâu, một số hạng mục cũng cũ và có dấu hiệu bong, nhưng tôi nghĩ vẫn sử dụng được. Còn việc thiết kế các khu vực vui chơi, phòng chuyên biệt cho trẻ phục hồi chức năng và can thiệp cá nhân, nhóm thực sự là bài toán khó khăn với chúng tôi trong giai đoạn hiện nay.” (PVS, nam, 52 tuổi – TTBTXH4).

Qua những chia sẻ của các nhóm NVCTXH và lãnh đạo các cơ sở, kết quả cho thấy về cơ sở vật chất của Trung tâm và các Làng trẻ về cơ bản đã đáp ứng được những nhu cầu cơ bản cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ. Tuy nhiên,


việc thiết kế các đồ dùng, phòng chuyên biệt dành cho trẻ mồ côi khuyết tật và các phòng dành cho can thiệp cá nhân, can thiệp nhóm cho từng độ tuổi vẫn còn hạn chế, khu vui chơi cũng chưa thực sự được đầu tư phù hợp do nhiều yếu tố khách quan như: diện tích, nguồn ngân sách...


Tiểu kết chương 3

Qua quá trình nghiên cứu các thông tin định tính và định lượng từ phía TEMC, NVCTXH, lãnh đạo các cơ sở chăm sóc TEMC, tác giả rút ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất, các nhu cầu và khó khăn của TEMC: đa số các nhu cầu cơ bản của TEMC được đáp ứng một cách tốt, tuy nhiên các em vẫn còn gặp nhiều khó khăn về tâm lý, tình cảm, học tập, hướng nghiệp... Các khó khăn đó ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, học tập của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ còn bộc lộ một số hạn chế như: tự ti, nhút nhát, chưa có kế hoạch trong cuộc sống và khi gặp những khó khăn đó các em được NVCTXH hỗ trợ, tư vấn nhưng vẫn chỉ mang tính chất đại trà hoặc cá nhân.

Thứ hai, thực trạng nội dung hoạt động CTXHN: trong phần này tác giả tập trung khảo sát 4 hoạt động chính là: hoạt động giáo dục kỹ năng sống; hoạt động tham vấn hướng hướng nghiệp; hoạt động tuyên truyền nâng cao kiến thức và hoạt động can thiệp. Các hoạt động này tác giả nghiên cứu và khảo sát nhằm đánh giá các cơ sở có thực hiện hay không và có vận dụng phương pháp CTXHN nhóm hay không? Ở mức độ như thế nào và hiệu quả ra sao?

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống: cả ba cơ sở hiện nay có tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống nhưng chỉ mang tính chất đại trà chưa thực hiện theo tiến trình CTXHN, chưa tổ chức đáp ứng nhu cầu, mong muốn của trẻ. Nội dung của các buổi giáo dục kỹ năng sống chủ yếu tập trung vào các kỹ năng như: sức khỏe sinh sản, an toàn giao thông, tình bạn… mà các kỹ năng này cũng thường xuyên được lồng ghép trong các tiết học ở trường. Trong khi việc giúp trẻ tăng thêm tự sự tin, tự ra quyết định, xác định vấn đề, có kỹ năng giao tiếp tốt và xác định mục tiêu thì hầu như chưa được chú trọng. Về hình thức tổ chức vẫn là tập trung trẻ vào Hội trường và triển khai mà không có sự phân hóa trẻ. Do đó, một số hoạt động giáo dục kỹ năng sống mặc dù được tổ chức thường xuyên nhưng hiệu quả chưa cao.


Hoạt động hướng nghiệp, tác giả tập trung khảo sát nhóm trẻ từ 14 tới 16 tuổi vì đây là độ tuổi các em quan tâm nhiều nhất tới việc hướng nghiệp. Qua quá trình khảo sát, tác giả nhận thấy các cơ sở đã có hoạt động hướng nghiệp nhưng chỉ dừng lại ở việc hướng nghiệp theo hình thức tập trung và tư vấn cá nhân. Các hoạt động hướng nghiệp cũng được tổ chức định kỳ nhưng do hình thức tổ chức tập trung nên hiệu quả chưa cao. Các nội dung của các buổi hướng nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc định hướng chọn trường, chọn nghề cho trẻ mà chưa có sự phân tích, đánh giá khả năng, sở thích của trẻ.

Hoạt động tuyên truyền nâng cao kiến thức, là một hoạt động được cả ba cơ sở rất quan tâm và được tổ chức định kỳ. Đa số trẻ cho rằng đều được tham gia hoạt động tuyên truyền nang cao kiến thức. Tuy nhiên, các hình thức tổ chức vẫn giống như hoạt động giáo dục kỹ năng sống, đó vẫn là tổ chức đại trà mà chưa thành lập nhóm nhỏ có sự phân hóa độ tuổi, giới tính, nhu cầu… Chính vì vậy mà hiệu quả của hoạt động tuyên truyền nâng cao kiến thức chưa cao nên chỉ có 16.3% ý kiến trẻ cho rằng có thể vận dụng vào trong việc xử lý các tình huống

Hoạt động can thiệp: Đây là hoạt động được xem là còn mờ nhạt nhất trong các hoạt động của cả ba cơ sở. Trong các buổi can thiệp, NVCTXH chưa thành lập nhóm, chưa tạo điều kiện cho các thành viên tham gia lập kế hoạch, xác định mục tiêu… cách thức can thiệp vẫn mang tính chất hỗ trợ cá nhân cho từng trẻ khi các em có khó khăn và cần sự giúp đỡ.

Như vậy, cả ba cơ sở mặc dù đã có tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp, tuyên truyền nâng cao kiến thức, can thiệp, nhưng các hoạt động đó mới chỉ dừng lại ở việc được tham gia tập trung mang tính chất đại trà hoặc cá nhân, chưa có màu sắc của CTXHN. Điều đó thể hiện trong các hoạt động chưa được thực hiện theo tiến trình CTXHN, chưa tuân thủ các nguyên tắc của CTXHN.


Chương 4

THỰC NGHIỆM TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

4.1. Thực nghiệm tiến trình công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi

4.1.1. Cơ sở thực nghiệm

4.1.1.1. Cơ sở lý luận

Công tác xã hội nói chung và CTXHN nói riêng đã và đang ngày càng thể hiện được vai trò và tầm quan trọng trong hoạt động can thiệp, hỗ trợ cho TEMC nói chung và TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em nói riêng. Việc vận dụng tiến trình CTXHN vào can thiệp cho các nhóm TEMC được xem là hoạt động hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của trẻ cũng như tình hình thực tế tại các cơ sở chăm sóc trẻ em hiện nay.

Thông qua tiến trình CTXHN với một chuỗi các hoạt động can thiệp, trợ giúp của NVCTXH cho một nhóm TEMC có chung vấn đề, nhu cầu, nguyện vọng, mục đích với các hoạt động tương tác của nhóm giúp các thành viên cùng nhau chia sẻ khó khăn, kinh nghiệm xử lý các vấn đề cũng như cùng nhau lập kế hoạch để giải quyết những khó khăn đó. CTXHN là một phương pháp hướng tới giúp các thành viên trong nhóm phục hồi các chức năng và tiến tới phát huy những khả năng sẵn có và giải quyết các vấn đề gặp phải. Với những nhóm TEMC có chung vấn đề khó khăn cần được hỗ trợ thì việc vận dụng tiến trình CTXHN được xem là một giải pháp tối ưu. Thông qua quá trình can thiệp nhóm, không chỉ giúp các thành viên trong nhóm được giải quyết vấn đề mà còn giúp các em có môi trường được học hỏi lẫn nhau, khẳng định bản thân và nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.

Với các hoạt động như: giáo dục kỹ năng sống, tham vấn hướng nghiệp, tuyên truyền nâng cao kiến thức, can thiệp cho các nhóm TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em được xem là những hoạt động quan trọng và cần thiết. Hơn nữa, việc vận dụng tiến trình can thiệp CTXHN cho các nhóm TEMC về các khía cạnh trên sẽ phù hợp và dễ dàng vì đó là các hoạt động mà đa số TEMC quan tâm và thích thú. Tiến trình CTXHN đối với TEMC được thực hiện theo 4 giai đoạn: 1) Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm; 2) Giai đoạn khởi động; 3) Giai đoạn thực hiện các hoạt động; 4) Giai đoạn kết thúc, lượng giá [73,94].


4.1.1.2. Cơ sở thực tiễn

Thứ nhất, căn cứ vào kết quả khảo sát về thực trạng các hoạt động CTXHN tại ba cơ sở chăm sóc trẻ em về một số hoạt động như: giáo dục kỹ năng sống; hướng nghiệp; tuyên truyền nâng cao kiến thức và can thiệp, trị liệu. Tác giả lựa chọn ra một hoạt động mà còn nhiều hạn chế và cũng là hoạt động đa số TEMC có nhu cầu, mong muốn được hỗ trợ để tiến hành thực nghiệm tiến trình CTXHN.

Thứ hai, Qua quá trình khảo sát, đa số các ý kiến cho rằng mặc dù TEMC đều được tham gia các hoạt động nhưng nó chỉ dừng lại ở việc tham gia theo lịch định kỳ của Trung tâm/Làng trẻ mà chưa được tham gia với tư cách là một thành viên của nhóm và được thực hiện theo tiến trình CTXHN. Các hoạt động thường được tổ chức mang tính chất đại trà hoặc chỉ hỗ trợ riêng lẻ cho từng cá nhân. Chính vì vậy, kết quả của các hoạt động giáo dục kỹ năng sống; hướng nghiệp; tuyên truyền nâng cao kiến thức và can thiệp, trị liệu chưa đạt được hiệu quả

Thứ ba, đa số TEMC cũng mong muốn được tham gia hoạt động CTXHN nhằm cải thiện và giải quyết những khó khăn đang gặp phải. Thông qua việc tham gia vào các hoạt động CTXHN giúp các em được tương tác, trao đổi, học hỏi và chia sẻ nhiều hơn cũng như có thể cùng nhau lập kế hoạch và giải quyết vấn đề.

Thứ tư, qua phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm NVCTXH và lãnh đạo của ba cơ sở, đa số các ý kiến cho rằng thực tế cơ sở chưa triển khai các hoạt động theo tiến trình CTXHN do có nhiều yếu tố như: đội ngũ NVCTXH còn mỏng, chưa có nhiều kinh nghiệm về CTXHN, khối lượng công việc của NVCTXH còn nhiều, ở hai Làng trẻ em SOS và Birla đội ngũ các mẹ, các dì đa số chỉ có trình độ 9/12 hoặc 12/12 mà chưa từng được đào tạo qua về CTXH nói chung và CTXHN nói riêng. Do đó, để có thể phát hiện ra những nhóm TEMC có vấn đề và thực hiện hỗ trợ theo phương pháp CTXHN là điều rất khó khăn và chưa làm được.

Thứ năm, kết quả khảo sát cho thấy đa số TEMC thích tham gia các hoạt động theo phương pháp CTXHN trong đó hoạt động hướng nghiệp là một trong các hoạt động mà cả ba cơ sở chưa vận dụng và thực hiện được theo tiến trình CTXHN trong can thiệp cho TEMC. Đây cũng là hoạt động mà đa số TEMC, nhất là trẻ từ 14 tới 16 tuổi, NVCTXH và lãnh đạo của các cơ sở mong muốn được thực nghiệm nhằm hỗ trợ cho nhóm TEMC, giúp các em định hình được năng lực, sở thích và hướng đi cho mình. Kết quả khảo sát tại Làng trẻ em Birla Hà nội có tới 89,7%;


Làng trẻ em SOS có 86,0% và TTBTXH4 có 83,3% ý kiến thích tham gia nhóm tham vấn hướng nghiệp. Nếu mô hình can thiệp CTXHN thành công nó sẽ là tiền đề thúc đẩy các hoạt động CTXHN khác được triển khai.

Từ những lý do đó, tác giả đã tiến hành thực nghiệm tác động thông qua hoạt động: Tham vấn hướng nghiệp cho một nhóm TEMC tại Làng trẻ em Birla Hà nội.

4.1.2. Thiết kế thực nghiệm

Mục đích thực nghiệm: giúp nhóm TEMC tại Làng trẻ em Birla Hà Nội xác định được điểm mạnh, hạn chế về năng lực, cũng như sở thích của bản thân và hiểu về thị trường lao động, từ đó xác định, lựa chọn được ngành nghề phù hợp. Bên cạnh đó, quá trình thực nghiệm tham vấn hướng nghiệp thành công sẽ là tiền đề để triển khai và mở rộng mô hình can thiệp CTXHN cho các nhóm TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em.

Giả thuyết thực nghiệm: hiện nay đa số TEMC nhất là những trẻ trong độ tuổi từ 14-16 tuổi tại các cơ sở chăm sóc TEMC còn hạn chế về hoạt động hướng nghiệp, đa số trẻ chưa khám phá ra điểm mạnh, hạn chế của bản thân cũng như chưa hiểu về thị trường lao động và việc chọn ngành nghề cho mình.

Khách thể thực nghiệm: 7 TEMC tại Làng trẻ em Birla Hà Nội, chi tiết trong

Bảng 4.2.

Thời gian và địa điểm thực nghiệm: Thời gian từ ngày 7/01/2018 tới 29/7/2018 (từ 17h15 phút tới 18h15 hoặc từ 19h20 phút tới 20h20 phút chủ nhật hàng tuần) tại Làng trẻ em Birla Hà Nội.

4.1.3. Kết quả thực nghiệm tiến trình công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi

4.1.3.1. Nội dung thực nghiệm

Trong phần này, tác giả tiến hành thực nghiệm 3 nội dung chính và đây cũng chính là ba mục tiêu cơ bản của quá trình thực nghiệm tham vấn hướng nghiệp cho nhóm TEMC tại Làng trẻ em Birla Hà Nội.

Nội dung 1: Giúp các thành viên trong nhóm khám phá điểm mạnh, năng lực, sở thích của bản thân thông qua vận dụng của sổ Johari trong thời gian 10 tuần.

Nội dung 2: Giúp các thành viên trong nhóm đánh giá mối quan hệ giữa năng lực, sở thích và nhu cầu của thị trường lao động trong thời gian 10 tuần.

Nội dung 3: Giúp các thành viên trong nhóm lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp với mình trong thời gian 10 tuần.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2022