Tổng Hợp Điểm Mạnh, Hạn Chế Của Các Thành Viên Trong Nhóm


Thực hiện mục tiêu 1: Khám phá điểm mạnh, năng lực, sở thích bản thân thông qua vận dụng của sổ Johari trong thời gian 10 tuần (7/01/2018 tới 11/3/2018)

- Hoạt động 1: Vận dụng cửa sổ Johari nhằm giúp các thành viên khám phá ra điểm mạnh của bản thân (thực hiện trong 4 buổi) [53].

Bước 1: hướng dẫn các thành viên trong nhóm thực hiện hoạt động; Bước 2: cung cấp các vật liệu giúp các thành viên trong nhóm thực hiện;

Bước 3: hỗ trợ các thành viên trong nhóm thực hiện hoạt động khám phá bản thân thông qua của sổ Johary

Bước 4: các thành viên tiến hành thực hiện.


Hình 4 1 Kết quả thảo luận nhóm và vẽ cửa sổ Johary Kết thúc hoạt động 1 1

Hình 4.1. Kết quả thảo luận nhóm và vẽ cửa sổ Johary

Kết thúc hoạt động 1, các thành viên trong nhóm cùng nhau thảo luận về kết quả cũng như giải mã một số khía cạnh các em chưa rõ. Sau cùng, là sự tổng hợp, đánh giá của cả nhóm về những điểm mạnh, hạn chế của các thành viên trong nhóm thông qua việc các thành viên đánh giá lần lượt theo hình tròn thể hiện ở Bảng 4.6.

Bảng 4.6. Tổng hợp điểm mạnh, hạn chế của các thành viên trong nhóm



Stt

Họ và tên

Điểm mạnh

Điểm hạn chế

1

N.T.T

Thích may vá

- Không thích học các môn tự nhiên và ngoại ngữ.

- Ngại giao tiếp.

2

N.T.T.Tr

- Ngoan ngoãn, lễ phép.

- Có khả năng học được tốt các môn khoa học xã hội.

- Có năng khiếu múa hat.

- Còn rụt rè, chưa mạnh dạn thể hiện bản thân.

- Ngủ nhiều, chưa đầu tư cho việc học tập.

3

T.X.V

- Có khả năng chơi được một số môn thể thao.

- Cắt tóc khéo léo.

- Khó khăn trong tiếp thu bài.

- Một số môn học còn yếu.

- Kỹ năng giao tiếp hạn chế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.


4

M.T.S

- Ngoan ngoãn, lễ phép

- Có khả năng chơi được một số môn thể thao.

- Ngủ và ăn nhiều, nên cơ thể khá mập.

- Không thích học các môn khoa học xã hội và thể dục.

5

N.T.Thu

- Chịu khó, cần cù, lễ phép.

- Thích học một số môn khoa học xã hội.

- Không có hứng thú trong học tập.

- Chưa mạnh dạn trong học tập và trong các hoạt động ở lớp và tại Làng trẻ.

6

TN.T.Tu

- Có năng khiếu về văn nghệ.

- Thích được tham gia các hoạt động.

- Thích may vá

- Không có hứng thú trong học tập.

- Nhút nhát

- Hạn chế trong kỹ năng giao tiếp hàng ngày.

7

N.N.H

- Ngoan ngoãn, lễ phép, chăm chỉ học tập.

- Dễ dàng làm quen với các bạn.

- Cắt tóc khéo.

- Chưa dám thể hiện bản thân trước đám đông.

- Thích ngủ nhiều.

Các thành viên trong nhóm cũng có những sự tương tác ban đầu, tuy nhiên sự tương tác đó chưa được tốt thể hiện ở Sơ đồ 4.1.


H

Tr

T

Th

S

V

Tu


Quan hệ thân thiết hai chiều

Mối quan hệ một chiều

Mối quan hệ không thân thiết

Sơ đồ 4.1. Sơ đồ tương tác giữa các thành viên trong nhóm

Nhìn vào sơ đồ tương tác chúng ta nhận thấy các thành viên trong nhóm mặc dù cùng sống trong Làng trẻ, nhưng đa số các em chưa thực sự có mối quan hệ tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau. Trong đó nổi cộm hơn cả là mối quan hệ tương tác hai chiều tích cực giữa thành viên S với V và giữa Tu với Tr thể hiện bằng mũi tên hai chiều. Các thành viên này


đã có mối quan hệ gắn bó với nhau từ trước đó. Trong khi đó các thành viên khác không có mối quan hệ gắn bó thân thiết.

Thông qua việc tìm, phân tích và đánh giá mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm, tác giả có những cái nhìn tổng thể về mối quan hệ giữa các thành viên, từ đó lên kế hoạch tổ chức các hoạt động giúp các thành viên trong nhóm tăng sự tương tác, đoàn kết, cùng nhau thực hiện các hoạt động.

- Hoạt động 2: giúp các thành viên xác định điểm mạnh của bản thân (4 buổi).

Với hoạt động này tác giả đã tổ chức cuộc thi “Tôi đi tìm tôi”.

- Mục đích của trò chơi nhằm giúp các thành viên có thời gian suy ngẫm và hiểu về chính mình, biết rõ năng lực, sở thích của bản thân.

- Thực hiện trò chơi: mỗi thành viên trong nhóm có một tờ giấy màu và 1 cây bút. Các thành viên tự vẽ lên giấy một ký hiệu liên quan ngành nghề mình thích. Sau thời gian 5-7 phút, các em tiến hành thảo luận và ghi kết quả “Tôi đi tìm tôi” vào tờ giấy màu bằng chữ hoặc ký hiệu. Có tổng số 5/7 bạn đã khám phá được bản thân thông qua trò chơi, mặc dù đó có thể là cái nhìn nhận chưa thấu đáo, nhưng phần nào các em đã hiểu hơn về bản thân.

Bảng 4.7. Kết quả trò chơi “Tôi đi tìm tôi”


Stt

Họ và tên

Kết quả “Tôi đi tìm tôi”

1

N.T.T

Tôi không tìm được tôi, với một dấu hỏi chấm.

2

N.T.T.Tr

Tôi có thể là một cô giáo

3

T.X.V

Tôi không tìm được tôi, với một dấu hỏi chấm.

4

M.T.S

Tôi có thể là một nhà quản lý.

5

N.T.Thu

Tôi có thể là một người mẫu, vì dáng tôi cao.

6

T.T.Tu

Tôi có thể là một chuyên gia về nấu ăn hoặc một thợ may

7

N.N.H

Tôi có thể là một thợ cắt tóc.

Kết thúc phần thi, đa số các thành viên trong nhóm đều tìm được sở thích, năng lực của bản thân và đó cũng được xem là một phần điểm mạnh của các em. Tuy nhiên, vẫn còn 2 thành viên chưa thể khám phá ra được bản thân, do các em chưa xác định được sở thích và năng lực của mình, cũng như chưa tin tưởng vào những suy nghĩ và định hướng của bản thân.

Trích phỏng thảo luận nhóm, các thành viên trong nhóm cho rằng mình có thể trở thành người nổi tiếng hoặc cũng có thể làm nghề giáo viên:


“Lúc đầu cháu nghĩ, cháu sẻ trở thành một nhà ngoại giao, nhưng cháu lại học kém môn ngoại ngữ và..... nên sau một hồi cháu suy nghĩ, cháu nhận thấy mình làm giáo viên là hợp lý hơn” (TLN, nữ, 16 tuổi).

“Cháu thì cũng thích làm một cầu thủ bóng đá để nổi tiếng, cháu cũng hay tưởng tượng một ngày nào đó cháu được nổi tiếng như chú Công Vinh, nhưng cháu đá bóng không giỏi. Cháu cũng rất thích làm nhà tạo mẫu tóc, nên cháu xác định cháu chính là nhà tạo mẫu tóc, hihi”. (TLN, nam, 16 tuổi).

- Hoạt động 3: thảo luận nhóm và thi vẽ tranh “Ước mơ của em(2 buổi)

Mục đích: hoạt động này nhằm giúp các thành viên trong nhóm được giải tỏa stress, được vui chơi và đặc biệt giúp các em thể hiện được ước mơ về nghề nghiệp trong tương lai của mình thông qua các bức vẽ.

Thực hiện: nhóm có 7 thành viên, chia khổ giấy A0 làm 7 ô, mỗi bạn có 1 ô để sáng tạo và vẽ các hình ảnh liên quan tới mơ ước về nghề nghiệp trong tương lai.

Hình 4 2 Kết quả phần thi vẽ ước mơ của em Kết thúc phần thi vẽ tranh một 2Hình 4 2 Kết quả phần thi vẽ ước mơ của em Kết thúc phần thi vẽ tranh một 3

Hình 4.2. Kết quả phần thi vẽ ước mơ của em

Kết thúc phần thi vẽ tranh, một số thành viên trong nhóm đã thể hiện được ước mơ của mình thông các góc nhỏ của bức tranh. Tuy vậy, còn 4 em chưa thực hiện được góc vẽ của mình vì các em không biết mình phù hợp với ngành nghề gì (Bảng 4.8).

Bảng 4.8. Kết quả phần thi vẽ tranh nhóm trẻ em Làng trẻ Birla


Stt

Họ và tên

Kết quả phần thi vẽ tranh “Ước mơ của em”

1

N.T.T

Không hoàn thành bức tranh

2

N.T.T.Tr

Không hoàn thành bức tranh

3

T.X.V

Vẽ hình chiếc xe máy

4

M.T.S

Vẽ hình máy điều hòa

5

N.T.Thúy

Không hoàn thành bức tranh

6

T.T.Tuyết

Không hoàn thành bức tranh

7

N.N.H

Vẽ hình đồ dùng cắt tóc


Cuối buổi, các em đã có những chia sẻ về những lo lắng cho tương lai khi tốt nghiệp phổ thông, trích phỏng vấn sâu dưới đây:

Thực sự cháu cũng chưa biết cháu sẽ làm nghề gì trong thời gian tới, mặc dù cháu cũng chuẩn bị trưởng thành và phải tự lập cô ạ” (PVS, nữ, 16 tuổi).

Trích phỏng vấn sâu khác:

“Cháu sẽ làm một nhà tạo mẫu tóc nổi tiếng và sẽ kiếm được nhiều tiền cô để lo cho mình và cháu cho cả em cháu” (PVS, nam, 16 tuổi).

Nhóm tiếp tục tổ chức các buổi thi vẽ về ước mơ của em và thảo luận nhóm vào các buổi tiếp theo. Sau 2 tuần, đa số các thành viên trong nhóm đã xác định được ước mơ, sở thích của bản thân về nghề nghiệp trong tương lai của mình.

Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả phần thi vẽ tranh lần 1 và lần 2


Stt

Họ và tên

Kết quả phần thi vẽ tranh lần 1 “Ước mơ của em”

Kết quả phần thi vẽ tranh lần 2 sau khi được tham vấn “Ước mơ của em”

1

N.T.T

Không hoàn thành bức tranh

Công an

2

N.T.T.Tr

Không hoàn thành bức tranh

Cô giáo

3

T.X.V

Vẽ hình chiếc xe máy

Thợ sửa chữa xe máy

4

M.T.S

Hình máy điều hòa

Thợ sửa chữa điện lạnh

5

N.T.Thúy

Không hoàn thành bức tranh

Hướng dẫn viên du lịch

6

T.T.Tuyết

Không hoàn thành bức tranh

Thợ làm bánh hoặc thợ may quần áo

7

N.N.H

Vẽ hình đồ dùng cắt tóc

Thợ làm tóc

Song song với việc thực hiện mục tiêu 1, tác giả đã tổ chức đan xen một số hoạt động giải trí, giúp các nhóm thoải mái tinh thần và tăng thêm sự gắn kết. Các hoạt động như: thi kẹp bóng bay vào chân và di chuyển vòng quanh sân bóng; thi bơm nước bằng miệng; thi vẽ các loại hoa...

Kết quả lượng giá mục tiêu 1 được thể hiện ở Bảng 4.10. Bảng 4.10. Kết quả lượng giá mục tiêu 1

Stt

Kết quả mong đợi

Kết quả đạt được

1

- Các thành viên trong nhóm tự khám phá ra điểm mạnh của bản thân và điểm mạnh của các thành

viên khác trong nhóm.

Tất cả các thành viên trong nhóm nhận ra được được điểm mạnh của bản thân và nhận biết được điểm mạnh của các thành viên trong nhóm.

2

- Các thành viên tích cực tham gia và thực hiện tốt trò chơi “Tôi đi tìm tôi” với kết quả là tìm được đúng sở thích, năng lực tiềm ẩn

của bản thân.

- Các thành viên trong nhóm tích cực tham gia trò chơi.

- Thông qua trò chơi, các em đã khám phá ra được sở thích, ước mơ nghề nghiệp trong tương lai của mình.

3

- Các thành viên tích cực tham gia và thực hiện tốt cuộc thi vẽ ước

mơ của em.

Đa số các thành viên trong nhóm đã có góc ước mơ của mình mang đặc trưng riêng cho từng loại

nghề nghiệp mà các em mơ ước trong tương lai.


Thực hiện mục tiêu 2: Đánh giá mối quan hệ giữa năng lực, sở thích và nhu cầu thị trường lao động, thời gian 10 tuần (18/3/2018 tới 27/5/2018):

- Hoạt động 1: Tổ chức cuộc thi tìm hiểu kiến thức về một số ngành nghề hiện nay (4 buổi):

Mục đích của hoạt động: nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng tìm kiếm thông tin; tăng thêm hiểu biết về các ngành nghề.

Tiến hành thực hiện:

Thứ nhất, các thành viên thực hiện theo sự điều phối của nhóm trưởng và NVCTXH. Mỗi thành viên có 30 phút tìm kiếm các thông tin trên Google bằng máy tính tại thư viện của Làng trẻ dưới sự hướng dẫn của tác giả và sự hỗ trợ của NVCTXH.

Hình 4.3. Kết quả các thành viên trong nhóm tìm kiếm thông tin về ngành nghề mình yêu thích tại Thư viện Làng trẻ em Birla Hà Nội

Kết quả đa số các thành viên biết cách tìm kiếm các thông tin liên quan tới các ngành nghề mình quan tâm. Tuy nhiên, các em chưa biết lọc các thông tin và chưa có kỹ năng tìm từ khóa.

Trích một số phỏng vấn sâu dưới đây:

Cháu thấy nhiều thông tin về các trường lắm và cả các trung tâm dạy nghề. Nhưng cháu không biết mình phải chọn chỗ nào cho phù hợp” (PVS, nam, 16 tuổi). “Cháu thích nghề cô giáo vì nó ổn định và sau này vào biên chế, nhưng

cháu chưa biết thi vào trường nào, ngành nào và đi học nhà cháu cũng không có tiền” (PVS, nữ, 16 tuổi).

Thứ hai, tổ chức cuộc thi “Ai nhanh hơn” bằng bộ câu hỏi liên quan tới các thông tin về một số ngành nghề các em quan tâm (Bộ câu hỏi phụ lục 8).

Kết quả phần thi “Ai nhanh hơn”:


Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả thi “Ai là triệu phú”


Stt

Họ và tên

Kết quả

1

N.T.T

22/38 câu

2

N.T.T.Tr

19/38 câu

3

T.X.V

17/38 câu

4

M.T.S

26/38 câu

5

N.T.Th

28/38 câu

6

T.T.Tu

32/38 câu

7

N.N.H

29/38 câu

- Hoạt động 2: Phân tích các yếu tố cần trước khi lựa chọn một ngành nghề.

Có ba yếu tố là: sở thích, năng lực và nhu cầu của thị trường lao động (4 buổi):


Năng lực

Sở thích

Nhu cầu thị trường

lao động

Với hoạt động này, nhóm tổ chức thảo luận theo 3 khía cạnh và các thành viên trong nhóm cần trả lời ba câu hỏi về: năng lực, sở thích và nhu cầu của thị trường lao động. Trước khi tiến hành thảo luận nhóm, các thành viên sẽ tham gia phần thi “Ai là triệu phú”, trả lời nhanh các câu hỏi liên quan tới năng lực, sở thích và nhu cầu thị trường lao động (Bộ câu hỏi và đáp án trả lời cho phần thi Ai là triệu phú, phụ lục 9).

Tiếp theo, tác giả đã tiến hành phân tích cụ thể 3 khía cạnh: sở thích, năng lực và thị trường lao động.

Kết thúc buổi làm việc, 6/7 thành viên trong nhóm đã có những suy nghĩ tích cực và hiểu được mối quan hệ giữa sở thích, năng lực và thị trường lao động, các thành viên trong nhóm không còn có những suy nghĩ, sở thích mang tính chất viển vông, phi thực tế.

Trích phỏng vấn sâu một số thành viên chia sẻ dưới đây:

Trước đây, cháu cứ nghĩ chỉ cần mình thích nghề nào là mình có thể học và đi làm, nhưng sau khi cùng cô và các bạn thảo luận nhóm, cháu nhận ra được mình thích nhưng chưa chắc phù hợp với năng lực của mình và có thể khó xin được việc” (PVS, nam 16 tuổi)


Cháu cũng đã từng nghĩ như bạn V, cháu cũng mơ ước làm cô công an xinh đẹp, nhìn rất là oách. Nhưng sau những buổi làm việc nhóm, cháu nhận thấy làm công an không phải dễ, đòi hỏi phải học tốt mới thi được, trong khi lực học của cháu.....”. (PVS, nam 16 tuổi)

- Hoạt động 3: Tổ chức một số hoạt động vui chơi, giải trí:

Nhóm cùng xem bộ phim hoạt hình “Cậu bé đầu trọc” – bộ phim nói về sự khó khăn của những người học nghề. Thông qua bộ phim, các thành viên trong nhóm học hỏi thêm được những giá trị cuộc sống trong chọn nghề cũng như giảm căng thẳng sau thời gian làm việc nhóm. Các em cũng có cái nhìn và lựa chọn nghề trong tương lai phù hợp với sở thích, năng lực và nhu cầu thị trường lao động cũng như tính khả thi và thực tiễn.

Stt

Kết quả mong đợi

Kết quả đạt được


1

Các thành viên tích cực tham gia phần thi tìm hiểu kiến thức về

các ngành nghề trong xã hội.

Tất cả các em thực hiện tốt phần thi và hiểu sâu hơn về một số ngành nghề.


2

Các em hiểu được mối quan hệ giữa sở thích, năng lực và nhu cầu thị trường lao động.

Đa số các em đã hiểu được sở thích, năng lực của bản thân và nhu cầu về thị trường lao động. Các em đã biết cân nhắc để sở thích, năng lực của mình nó đáp ứng đúng nhu cầu thị trường

lao động cũng như hoàn cảnh gia đình.


3

Các em xem bộ phim hoạt hình và hiểu được ý nghĩa của bộ phim.

Tất cả các thành viên tham gia xem phim cùng, hiểu được giá trị cũng như thông điệp thông qua bộ phim, từ đó có những định hướng phù hợp

cho mình trong lựa chọn nghề nghiệp.

Kết quả lượng giá mục tiêu 2 được thể hiện ở Bảng 4.12. Bảng 4.12. Kết quả lượng giá mục tiêu 2


Thực hiện mục tiêu 3: Giúp trẻ chọn trường, chọn nghề phù hợp: 10 tuần (3/6/2018 tới 29/7/2018).

- Hoạt động 1: Tổ chức thảo luận nhóm về các nguồn lực hỗ trợ trẻ thực hiện ước mơ chọn trường, chọn nghề (2 buổi). Trong phần này, các thành viên trong nhóm đã cùng nhau thảo luận và trả lời các câu hỏi như:

Ngày đăng: 20/10/2022