Kết Quả Các Thành Viên Trong Nhóm Xác Định Được Ngành Nghề Cho Bản Thân Sau Thời Gian Tham Gia Nhóm Hướng Nghiệp


Nguồn lực là gì? Cá nhân, tổ chức nào có thể hỗ trợ các em trong vấn đề chọn trường, chọn nghề?

Kết quả sau 2 buổi thảo luận nhóm, 5/7 thành viên xác định và hiểu được nguồn lực là gì? Tuy nhiên, việc xác định được các cá nhân, tổ chức nào có thể hỗ trợ các em thực hiện ước mơ của mình thì không phải bạn nào cũng xác định được.

- Hoạt động thứ 2: Xác định nghề và phân tích sự phát triển của các ngành nghề: Sau một thời gian, nhóm cùng nhau xác định lại hướng chọn ngành nghề của các thành viên trong nhóm cũng như cùng nhau phân tích sự phát triển trong tương lai với ngành nghề mà mình lựa chọn.

Thứ nhất, xác định ngành nghề của các thành viên.

Thứ hai, cả nhóm cùng phân tích và bàn luận về sự phát triển trong thời gian tới về các ngành nghề mà các em lựa chọn.

Với hoạt động này, nhóm cùng nhau thảo luận về từng ngành nghề mà các em lựa chọn bảng 4.13 (Phụ lục 10).

Thứ ba, nhóm mời chuyên gia (Cô N.T.N.L – Giảng viên chuyên ngành CTXH) có nhiều năm kinh nghiệm về tham vấn hướng nghiệp cùng chia sẻ với các thành viên trong nhóm về những định hướng của các em cũng như giải đáp các thắc mắc cho cả nhóm.

- Hoạt động 3: Quyết định chọn trường và chọn nghề.

Sau thời gian tìm hiểu các thông tin cũng như tham gia các hoạt động nhằm đánh giá năng lực, sở thích của bản thân, các thành viên cũng đã có hướng lựa chọn nghề cho riêng mình thể hiện ở Bảng 4.13.

Bảng 4.13. Kết quả các thành viên trong nhóm xác định được ngành nghề cho bản thân sau thời gian tham gia nhóm hướng nghiệp

Stt

Họ và tên

Quyết định lựa chọn nghề

1

N.T.T

Thợ may

2

N.T.T.Tr

Cô giáo mầm non

3

T.X.V

Thợ sửa chữa ô tô

4

M.T.S

Thợ sửa chữa điện lạnh

5

N.T.Thu

Hướng dẫn viên du lịch

6

T.T.Tu

Thợ may vá

7

N.N.H

Thợ làm tóc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

- Hoạt động giải trí: Đan xem với các buổi làm việc nhóm, chúng tôi tổ chức các hoạt động vui chơi cho nhóm như: trò chơi đuổi hình bắt chữ, trò chơi gỡ rối…


Đa số các thành viên trong nhóm tham gia nhiệt tình và cảm thấy thoải mái sau những buổi sinh hoạt nhóm.

Lượng giá mục tiêu 3:

Các thành viên trong nhóm đã dần định hình được đúng sở thích, năng lực và hướng đi trong tương lai cho mình. Các thành viên trong nhóm đã có những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn cũng như đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Đa số các em có lực học trung bình và hầu như không có hứng thú trong học tập, nên việc thi vào các trường Cao đẳng, Đại học là điều khó khăn. Trong khi đó, bài toán kinh tế trong quá trình các em học tập cũng là một áp lực lớn. Do vậy, sau một thời gian làm việc nhóm, tất cả các thành viên trong nhóm đã có hướng phù hợp cho riêng mình.

Bảng 4.14. Kết quả lượng giá mục tiêu 3


Stt

Kết quả mong đợi

Kết quả đạt được

1

Các em hiểu được nguồn lực là gì và xác định được các nguồn lực có

thể hỗ trợ cho mình.

Tất cả các em hiểu và biết được nguồn lực là gì và biết được những cá nhân, tổ chức nào có

thể là nguồn lực hỗ trợ các em.

2

Các em cùng nhau phân tích, đánh

giá được tương lai phát triển ngành nghề các em lựa chọn.

Tất cả các em cùng tham gia phân tích và đánh

giá được yếu tố phát triển với ngành nghề các em lựa chọn.

3

Các em lựa chọn được ngành nghề

phù hợp với sở thích, năng lực và nhu cầu của xã hội.

Tất cả các thành viên trong nhóm lựa chọn

được ngành nghề phù hợp với sở thích, năng lực và nhu cầu của xã hội.

4) Kết thúc - Giải quyết vấn đề và lượng giá

* Lượng giá:

- Lượng giá về các thành viên trong nhóm:

Trải qua thời gian 7 tháng các em đã tăng thêm sự gắn kết, hiểu hơn các thông tin liên quan tới việc chọn trường, chọn nghề. Cơ bản đạt được các mục tiêu, tuy nhiên, có những mục tiêu phải tổ chức nhiều buổi họp nhóm mới thành công.

Để nhìn nhận lại những kết quả đã làm được trong thời gian qua, các thành viên đều có những giây phút trải lòng và lượng giá lại các hoạt động.

Kết quả lượng giá được cụ thể hóa trong Bảng 4.15.


Bảng 4.15. Kết quả lượng giá hoạt động hướng nghiệp tại Làng trẻ Birla


Stt

Câu hỏi

Rồi/có

Chưa/không

Phân vân

1

Cháu đã hiểu được sở thích của mình chưa?

7/7 phiếu



2

Cháu đã hiểu rõ năng lực của mình chưa?

7/7 phiếu




3

Cháu đã hiểu rõ được sự giao thoa giữa sở thích, năng lực và nhu cầu của thị trường

lao động chưa?

6/7 phiếu


1/7 phiếu

4

Cháu đã có quyết định cuối cùng về sự lựa

chọn trường, nghề cho mình chưa?

7/7 phiếu



5

Cháu đã có sự chuẩn bị để thực hiện mục

tiêu nghề nghiệp của mình chưa?

7/7 phiếu



6

Cháu cảm thấy hài lòng về các buổi sinh

hoạt nhóm không?

7/7 phiếu



7

Cháu có nhận thấy lợi ích của các buổi sinh

hoạt nhóm hay không?

7/7 phiếu



8

Cháu có còn lo lắng về định hướng nghề

nghiệp cho mình nữa không?

1/7 phiếu

6/7 phiếu


9

Các hoạt động của nhóm đáp ứng được

mong đợi của cháu không?

7/7 phiếu



Đa số các thành viên trong nhóm cảm thấy hài lòng về các hoạt động sau khi tham gia vào các buổi sinh hoạt nhóm. Các thành viên trong nhóm cũng đã có nhiều thay đổi, từ tình trạng không khám phá ra sở thích, năng lực bản thân, không có kiến thức về thị trường lao động. Sau thời gian sinh hoạt nhóm, đa số các em đã hiểu rõ sở thích, năng lực của mình và lựa chọn ngành nghề phù hợp với thực tế, hoàn cảnh cũng như và đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Trích phỏng vấn sâu vào thảo luận nhóm dưới đây:

“Cháu cứ nghĩ mình thích ngành công an vì sau này đi học không mất tiền học phí và oách, nhưng sau những lần nhóm mình làm việc, cháu nhận thấy lực học của cháu quá kém để có thể đủ điểm vào ngành công an, cháu cũng đã tìm được một nghề phù hợp với mình đó là nghề may, hihi” (PVS, nữ, 16 tuổi).

Chúng cháu nhận thấy có những buổi cháu phải để cô chờ lâu mặc dù giờ họp nhóm đã được quy định trước đó và chúng cháu trong quá trình họp nhóm thi thoảng vẫn lơ là chưa tập trung. Chúng cháu mong cô bỏ qua cho chúng cháu.” (TLN, nữ 16 tuổi).


- Lượng giá từ nhân viên xã hội:

Sau thời gian làm việc nhóm với 7 thành viên là TEMC tại Làng trẻ em Birla Hà Nội, tác giả đã thực hiện được đúng các mục tiêu đề ra và đã có những kết quả khả quan khi các thành viên tham gia vào nhóm đã có những thay đổi về mặt nhận thức cũng như có được định hướng cho tương lai của mình. Tác giả cũng đã áp dụng được các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp vào trong quá trình làm việc với nhóm trẻ cùng với thái độ tôn trọng, khuyến khích sự sáng tạo và trao quyền cho các em. Bên cạnh những mặt đã làm được, bản thân tác giả cũng vẫn còn những hạn chế nhất định như: chưa điều hòa được một số buổi sinh hoạt nhóm trôi chảy do còn có một số bất đồng quan điểm giữa các thành viên…

* Kết thúc:

Sau khi kết thúc quá trình can thiệp cho nhóm TEMC tại Làng trẻ em Birla Hà Nội, tác giả nhận thấy nhóm không chỉ hoàn thành đúng các mục tiêu và kế hoạch ban đầu mà đã đạt và vượt được mục tiêu đề ra khi mà đã kết nối được nơi giúp 2 thành viên tham gia học việc và sẽ được nhận vào làm sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

- Kết quả: đã giải quyết được vấn đề cốt lõi là định hướng nghề cho 7 thành viên trong nhóm. Giúp các em hiểu rõ được sở thích, năng lực cũng như nhu cầu về thị trường lao động hiện nay. Bên cạnh đó, nhóm cũng đã được cải thiện phần nào các kỹ năng như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn... Trước khi thực hiện can thiệp và trong quá trình can thiệp, tác giả luôn thể hiện rõ vai trò của mình với nhóm, để các em hiểu được NVCTXH sẽ không theo các em xuất mà chỉ là một thời gian nhất định, giúp các em chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đón nhận sự rút lui của NVCTXH. Chính vì vậy, khi mục đích trợ giúp cho nhóm trẻ đã đạt được, các em sẵn lòng, vui vẻ đón nhận sự kết thúc các hoạt động của nhóm mà không có NVCTXH bên cạnh.

- Nhóm tự phát triển và không còn sự phụ thuộc:

Trong thời gian làm việc nhóm, tác giả luôn tạo cơ hội cho các thành viên trong nhóm làm chủ các hoạt động. Chính điều đó giúp các em trưởng thành hơn, giảm sự phụ thuộc vào phía NVCTXH. Kết thúc các hoạt động nhóm, tuy các thành viên có sự hụt hẫng vì phải tạm thời xa NVCTXH, nhưng đa số các em đã xác định được trách nhiệm của mình, nên đã chủ động hơn trong kế hoạch sắp tới.


- Phát triển kế hoạch trong tương lai:

Trong thời gian thực hiện can thiệp nhóm, tác giả đã kết nối, hỗ trợ cho 2 thành viên trong nhóm là em N.T.Tu và em N.N.H tham gia học việc tại một cửa hàng làm tóc và một cửa hàng may tại thành phố Hà Nội. Ngoài thời gian lên lớp, vào các buổi nghỉ và cuối tuần, các em tới đó để học việc miễn phí và tương lai được đón nhận làm nhân viên chính thức tại hai cơ sở. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã tham vấn cho một số thành viên như em M.T.S và em T.X.V tới cơ sở học nghề kỹ thuật, điện tử, điện lạnh và hỗ trợ các thành viên còn lại thi Cao đẳng, Đại học.

Hình 4 4 Kết quả một số thành viên tham gia học việc tại một số cơ sở Bên 1Hình 4 4 Kết quả một số thành viên tham gia học việc tại một số cơ sở Bên 2

Hình 4.4. Kết quả một số thành viên tham gia học việc tại một số cơ sở

Bên cạnh đó, tác giả cũng đã hướng dẫn, tham vấn cho các thành viên trong nhóm về một số hoạt động trong tương lai có liên quan tới nghề nghiệp của mình. Từ đó, giúp các em có những định hình, kế hoạch cho bản thân.

Ngoài ra, tác giả cũng đã trang bị cho các em một số kỹ năng tự bảo vệ bản thân cũng như có thể tự bươn chải nuôi sống bản thân mình khi các em trưởng thành khỏi Làng trẻ, giúp các em chuẩn bị tinh thần sẵn sàng đón nhận những khó khăn trong quá trình học nghề và kiếm sống.

4.1.4. Đánh giá kết quả và bài học kinh nghiệm

4.1.4.1. Đánh giá kết quả

Sau quá trình can thiệp, tác giả tổ chức cho các thành viên trong nhóm lượng giá lại bằng bài Test và kết quả thể hiện bảng dưới đây:


Bảng 4.16. Kết quả bài Test sau quá trình tham vấn hướng nghiệp cho nhóm trẻ em tại Làng trẻ em Birla Hà Nội

Stt

Mục tiêu 1

Mục tiêu 2

Mục tiêu 3


1. N.T.T

Thích may vá

Xác định được sở thích, năng lực và nhu cầu về thị trường lao động hiện

nay

Đã lựa chọn được nghề may.


2. N.T.T.Tr

Thích môn xã hội, múa hát

Biết được sở thích của mình phù hợp với nghề giáo viên

mầm non

Đã lựa chọn được thi vào Cao đẳng Sư phạm Trung ương làm giáo viên mầm non.


3. T.X.V

Thích thể thao Thích khám phát máy móc

Biết được sở thích thực sự của mình và phù hợp với năng

lực là sửa chữa ô tô

Đã lựa chọn được nghề sửa chữa ô tô và đã bắt đầu chuẩn bị đi học ngoài thời gian lên

lớp.


4. M.T.S

Thích thể thao Thích khám phá các thiết bị điện tử,

điện lạnh

Biết được sở thích của mình phù hợp với nghề sửa chữa

điện tử, điện lạnh.

Đã lựa chọn được nghề sửa điện tử, điện lạnh và đã bắt đầu chuẩn bị đi học ngoài thời

gian lên lớp.


5. T.T.Th

Thích hát

Biết được sở thích bản thân phù hợp với năng lực.

Đã lựa chọn chọn thi vào ngành du lịch của trường Cao đẳng du lịch hoặc trường Cao

đẳng Sư phạm Trung ương.


6. T T.Tu

Thích môn xã hội

Xác định được sở thích của bản thân

phù hợp với năng lực của mình.

Đã lựa chọn được nghề may vá


7. N.N.H

Thích tạo vẽ và tạo kiểu tóc

Xác định được sở thích của bản thân phù hợp với năng

lực của mình.

Thích làm thợ cắt tóc.

Những kết quả đạt được sau quá trình can thiệp cho nhóm TEMC thể hiện cụ thể ở Bảng 4.17.

Bảng 4.17. Kết quả đạt được sau quá trình can thiệp nhóm trẻ Birla Hà Nội


Mục tiêu

Kết quả đạt được

Tồn tại

1. Khám phá ra điểm mạnh, năng lực, sở thích của bản thân thông qua vận dụng của sổ

Johari.

Tất cả các thành viên trong nhóm nhận ra được được điểm mạnh, sở thích và năng lực của bản thân.

- Mất nhiều thời gian các thành viên có thể khám phá ra điểm mạnh, sở thích và năng lực của mình.

- Chúng tôi phải làm mẫu nhiều

lần.


2. Đánh giá mối quan hệ giữa năng lực, sở thích và nhu cầu của thị

trường lao động

Tất cả các thành viên trong nhóm đã tích cực tham gia tìm hiểu, đánh giá mối quan hệ giữa sở thích, năng lực và nhu cầu của thị

trường lao động.

Trong quá trình thực hiện mục tiêu 2 chúng tôi đã đánh giá nhu cầu về thị trường lao động chủ yếu dựa vào báo chí và thông

qua một số nhà tuyển dụng.

3. Giúp trẻ lựa chọn được nghề nghiệp cho mình.

Tất cả các thành viên trong nhóm đã lựa chọn được nghề phù hợp với sở thích, năng lực, nhu cầu thị trường lao động cũng như thực tế

cuộc sống của gia đình các em.

Mất nhiều thời gian để giúp trẻ đi đến quyết định cuối cùng lựa chọn ra một nghề phù hợp với bản thân.

B

Lu

M

P

Li

Q

L

Sau một thời gian cùng làm việc nhóm, chia sẻ công việc và tham gia các hoạt động cùng nhau, các thành viên đã có những thay đổi trong mối quan hệ. Các em đã trở thành những người bạn thân, sát cánh cùng nhau và chia sẻ các công việc với nhau. Dù mỗi thành viên có những cá tính, quan điểm riêng, nhưng sau một thời gian các em đã học hỏi được những hành vi tích cực, cùng nhau trao đổi các thông tin liên quan tới chọn trường, chọn nghề. Cũng do các thành viên trong nhóm có chung vấn đề là khó khăn trong việc chọn trường, chọn nghề cũng như các em có chung mục đích mong muốn được hỗ trợ trong việc định hướng chọn nghề, nên sau thời gian làm việc nhóm các em đã tìm được tiếng nói chung và trở nên thân thiết, thể hiện sơ đồ tương tác dưới đây.


Mối quan hệ thân thiết hai chiều

Sơ đồ 4.2. Sơ đồ tương tác nhóm sau thời gian tham vấn hướng nghiệp tại Làng trẻ Birla‌


Dù đã chính thức kết thúc can thiệp cho nhóm hướng nghiệp, tuy nhiên nhóm vẫn được duy trì và tiếp tục chia sẻ những thông tin liên quan tới vấn đề chọn trường, chọn nghề, các em vẫn chủ động hỗ trợ cho nhau trong quá trình thực hiện mục tiêu đề ra.

Điểm nhấn về kết quả đạt được sau quá trình thực nghiệm chính là tác giả đã kết nối được một số cơ sở học nghề cho một số thành viên trong nhóm, mặc dù các em vẫn còn đang trong thời gian phải đi học. Vào các ngày cuối tuần, các em có thể tới các cơ sở học nghề miễn phí và được trải nghiệm những công việc giống như nhân viên của cơ sở học nghề.

Như vậy, qua quá trình thực nghiệm tiến trình CTXHN đối với TEMC, tác giả không những hoàn thành 3 mục tiêu đề ra mà còn thành công hơn mong đợi khi kết nối được cho 02 thành viên trong nhóm được tham gia các lớp học nghề miễn phí tại một salon cắt tóc và một công ty may, các em cũng được các cơ sở dạy nghề cam kết nhận vào làm sau khi kết thúc quá trình học nghề. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã hướng dẫn một số NVCTXH thực hiện tiến trình can thiệp cho một nhóm TEMC có những hạn chế về kỹ năng giao tiếp. Bước đầu NVCTXH tại Làng trẻ em Birla Hà Nội đã thực hiện thành công được một số bước với các hoạt động cụ thể. Với sự thành công của mô hình can thiệp CTXHN này, tác giả hy vọng thời gian tới sẽ tiếp tục đồng hành và lan tỏa hoạt động tới nhiều cơ sở khác trên địa bàn Hà Nội.

4.1.4.2. Bài học kinh nghiệm

Trong quá trình can thiệp cho nhóm thân chủ, tuy đã có những kết quả, nhưng bản thân tác giả nhận thấy còn tồn tại một số hạn chế và cần rút kinh nghiệm như:

Thứ nhất, về cách thức tổ chức hoạt động nhóm: cần nghiêm túc hơn với những thành viên hay đi muộn; linh hoạt hơn trong quá trình tổ chức các hoạt động; cần mời thêm một số chuyên gia về các lĩnh vực liên quan để các thành viên trong nhóm được lắng nghe, chia sẻ nhiều hơn.

Thứ hai, tác giả cần bố trí thời gian nhiều hơn để mang tới những hoạt động dài hơi hơn, có nhiều thời gian gắn bó với các nhóm hơn.

Thứ ba, về phần lượng giá sau khi kết thúc mỗi mục tiêu: tác giả cần khéo léo lôi kéo được tất cả các thành viên tham gia lượng giá, bởi trong quá trình lượng giá, vẫn còn một, hai bạn chưa tích cực chia sẻ ý kiến.

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 20/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí