Thực Trạng Các Yếu Tố Tác Động Tới Hoạt Động Công Tác Xã Hội Nhóm Đối Với Trẻ Em Mồ Côi


định hướng cho các em cách giải quyết. Do đó, bản chất của các hoạt động không phải là quá trình can thiệp CTXHN.

Bảng 3.20. Các nội dung của hoạt động can thiệp nhóm


Các nội dung của hoạt động nhóm can thiệp

Tần số

Tần suất (%)

Cùng nhau tìm hiểu và xác định vấn đề

141

88,7

Cùng nhau lên kế hoạch và giải quyết vấn đề

8

5,0

Thực hiện các mục tiêu có sự hỗ trợ của NVCTXH

3

1,8

Khác

7

4,4

Tổng

159

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội - 15

(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2017)

Từ bảng số liệu cho thấy, có tới 88,7% ý kiến cho rằng các thành viên trong nhóm cùng nhau tìm hiểu và xác định vấn đề, với nội dung cùng nhau lập kế hoạch giải quyết vấn đề chỉ 5,0%, nhưng bản chất của hoạt động can thiệp trong CTXHN là cùng lập kế hoạch để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên ở đây chỉ có 5,0% ý kiến cho rằng được tham gia lập kế hoạch. Nhưng thực tế khi tiến hành phỏng vấn sâu thì đa số các em chưa được tham gia lập kế hoạch mà đơn thuần là đóng góp ý kiến cho một số khía cạnh.

Từ đó có thể khẳng định được bản chất của nhóm can thiệp không phải là CTXHN mà chỉ là nhóm đơn thuần được NVCTXH hướng dẫn để giải quyết khó khăn đang gặp phải.

Trích phỏng vấn sâu một số cán bộ quản lý và NVCTXH một số cơ sở đa số cho rằng cơ sở mình hầu như làm chưa đúng, chưa đủ và cũng khó để thực hiện đúng tiến trình do còn nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tác động:

“Đúng thật mà nói làm CTXH thì phải can thiệp được cả cá nhân và nhóm, bản thân anh vừa học xong Thạc sĩ CTXH, anh cũng đã nhận thấy vai trò quan trọng của hoạt động can thiệp nhóm, nhưng thú thật với em cũng còn nhiều khó khăn, nhất là khi đội ngũ NVCTXH có chuyên môn CTXH còn mỏng, các mẹ thì hầu như không biết nhiều về CTXH, nếu tìm được các mẹ vừa đáp ứng đủ các tiêu chí làm mẹ lại vừa có kiến thức, kỹ năng chuyên môn về CTXH thì điều đó quá khó khăn với Làng, nên chủ yếu các anh lo cho cuộc sống của các con tốt, được đảm bảo là mừng lắm rồi” (PVS, nam, 40 tuổi, Làng trẻ em SOS).

Trích một số phỏng vấn sâu khác:

“Cơ sở của chúng em là một trong các cơ sở có đội ngũ nhân viên có chuyên môn CTXH tương đối chị ạ, nhưng chị biết đấy, Làng có gần 100 trẻ, hàng ngày cũng


quay cuồng lo cho các con, chưa kể phải xử lý các vụ như con bỏ trốn, cãi nhau… nên hầu như chúng em chưa tổ chức được” (PVS, nữ, 32 tuổi – Làng trẻ em Birla Hà Nội).

* Hình thức hoạt động can thiệp

Hoạt động can thiệp được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau:

Bảng 3.21. Hình tổ chức nhóm can thiệp


Hình thức

Tần số

Tần suất (%)

Tổ chức theo nhu cầu của trẻ

13

8,1

Tổ chức khi nhiều bạn có chung vấn đề giống nhau

31

19,5

Tổ chức theo lịch định kỳ của Trung tâm/Làng trẻ

97

61,0

Khác

18

11,4

Tổng

159

100,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2017)

Nhóm can thiệp được tổ chức với nhiều cách thức khác nhau, trong đó có tới 61,0% được tổ chức theo lịch định kỳ của Trung tâm/Làng trẻ và chỉ có 7,9% được tổ chức theo nhu cầu của trẻ. Tuy nhiên, khi phỏng vấn sâu đa số các ý kiến cho rằng thực tế là khi trẻ gặp khó khăn các em sẽ gặp NVCTXH nhờ hỗ trợ theo lịch vào cuối tuần. Với 7,9% ý kiến cho rằng hoạt động can thiệp nhóm phù hợp với nhu cầu của trẻ, cụ thể là có một số trẻ gặp khó khăn và được tháo gỡ đúng mong muốn nên các em cho rằng đã được đáp ứng đúng nhu cầu của mình.

Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động chưa thực hiện theo các bước trong tiến trình CTXHN mà vẫn chỉ là sự hỗ trợ mang tính chất tư vấn cá nhân.

* Kết quả hoạt động can thiệp

Do cách thức tiến hành còn đại trà nên kết quả hoạt động can thiệp chưa đạt được hiệu quả:

Bảng 3.22. Kết quả hoạt động nhóm can thiệp


Kết quả

Tần số

Tần suất (%)

Giúp các thành viên tự đương đầu với những vấn đề của mình

87

54,7

Giúp các thành viên giải quyết được khó khăn

32

20,1

Giúp các thành viên học được kỹ năng để tự giải quyết vấn đề sau

này

21

13,2

Khác

19

11,9

Tổng

159

100,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2017)

Từ bảng số liệu cho thấy có tới 54,2% cho rằng giúp các thành viên tự đương đầu với những vấn đề của mình. Tuy nhiên, khi tiến hành phỏng vấn sâu được biết thực tế không phải trẻ nào cũng tự đương đầu với những khó khăn và tìm hướng giải quyết,


đa số các em vẫn còn hoang mang và mất phương hướng khi gặp khó khăn và phải tự mình tìm cách giải quyết.

Trích phỏng vấn sâu dưới đây:

Thực tế các con của Trung tâm mặc dù gặp phải một vướng mắc nào đó trong cuộc sống đã được chúng tôi giúp đỡ nhưng sau này khi gặp phải vấn đề tương tự các con vẫn bối rối lắm” (PVS, nữ, 34 tuổi – TTBTXH4).

Nói chung các con ở đây nhiều con vẫn nhút nhát và kỹ năng ứng xử các tình huống trong cuộc sống nhiều khi còn yếu, nên nhiều khi gặp các vấn đề khó khăn các con không biết cách xử lý mặc dù trước đó các con đã được tư vấn hoặc hướng dẫn cách giải quyết” (PVS, nữ 28 tuổi – Làng trẻ em Birla Hà Nội).

Như vậy, mặc dù các Trung tâm/Làng trẻ đã có hoạt động can thiệp cho TEMC nhưng bản chất đó chỉ là những sự hỗ trợ, tư vấn mà chưa có kế hoạch, chưa có màu sắc của CTXHN, do đó các hoạt động hỗ trợ chưa đạt được hiệu quả.

Từ kết quả khảo sát về các hoạt động CTXHN đối với TEMC tại ba cơ sở chăm sóc TEMC, tác giả nhận thấy một số vấn đề sau:

Thứ nhất, mặc dù các cơ sở có tổ chức các hoạt động nhóm nhưng đó là các nhóm đại trà chung cho cơ sở, chưa tổ chức thành lập các nhóm nhỏ theo nhu cầu, mục đích riêng;

Thứ hai, việc tổ chức các hoạt động nhóm chưa được thực hiện đúng theo tiến trình CTXHN;

Thứ ba, khi tham gia vào các nhóm, các thành viên trong nhóm chưa được tham gia lập kế hoạch; thảo luận về các nguyên tắc, các mục tiêu, các hoạt động...

Thứ tư, chưa bầu trưởng nhóm và lên lịch sinh hoạt cụ thể;

Thứ năm, các hoạt động nhóm thường chỉ tổ chức một buổi theo lịch định kỳ và sẽ kết thúc và giải tán nhóm ngay sau đó...

Như vậy, các cơ sở hiện nay vẫn đang còn một số lỗ hổng, thiếu hụt như:

- Thiếu đội ngũ NVCTXH có kiến thức chuyên sâu về CTXHN;

- Đội ngũ NVCTXH, người gần gũi với trẻ nhiều nhất thì lại là những Mẹ, Dì – người có hạn chế về trình độ chuyên môn, khi đa số họ chỉ tốt nghiệp hết trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông;


- Khi tiến hành tổ chức các hoạt động nhóm, họ vẫn thiếu sự phân hóa theo nhu cầu, độ tuổi, giới tính, dẫn tới chưa đáp ứng nhu cầu của trẻ cũng như chưa giải quyết được vấn đề trẻ mong muốn được giải quyết;

- Sự thiếu hụt về kỹ năng của đội ngũ NVCTXH cũng là một vấn đề cần được quan tâm...

Vì vậy, mặc dù các cơ sở có tổ chức một số hoạt động nhóm nhưng đó chưa thực sự là CTXHN chuyên nghiệp. Bởi lẽ, từ quy trình thực hiện cho tới hiệu quả của hoạt động nhóm đã thể hiện rõ đó chưa hẳn là CTXHN và chưa có màu sắc của CTXHN. Vì vậy, đòi hỏi cần phải phải thực hiện việc thành lập nhóm và thực hiện các hoạt động CTXHN đúng theo tiến trình của CTXHN, chỉ khi thực hiện được như vậy, mới có tính hiệu quả.

3.4. Thực trạng các yếu tố tác động tới hoạt động công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi

Để hoạt động CTXHN được phát triển và phổ biến tại các cơ sở chăm sóc trẻ em, đòi hỏi kết hợp nhiều yếu tố như: trình độ chuyên môn, kỹ năng, thái độ của đội ngũ NVCTXH; nhu cầu của trẻ; cơ chế chính sách; sự chỉ đạo, quan tâm của lãnh đạo cơ sở; sự hợp tác của trẻ... Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các hoạt động CTXHN hiện nay tại các cơ sở chăm sóc trẻ em chưa được thực hiện một cách khoa học. Qua khảo sát, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm lãnh đạo, nhân viên tại một số cơ sở, TÁC GIẢ nhận thấy có nhiều yếu tố tác động tới hoạt động CTXHN:

3.4.1. Yếu tố từ trẻ em mồ côi

Để thực hiện thành công các hoạt động CTXHN, không chỉ cần các yếu tố từ phía người quản lý, NVCTXH mà đòi hỏi các yếu tố từ phía TEMC. Thực tế hiện nay đa số các trẻ có mong muốn được tham gia các hoạt động nhóm, có các khó khăn trong cuộc sống, học tập, nhất là những khó khăn về tâm lý, tình cảm và các em có nhu cầu cần được trợ giúp. Tuy nhiên, để thực hiện được hoạt động can thiệp CTXHN, đòi hỏi sự phối hợp, tham gia của trẻ.

Yếu tố về tâm lý:

Yếu tố tâm lý của TEMC được xem là một yếu tố có tác động không nhỏ tới quá trình tổ chức và sự thành công của hoạt động CTXHN. Tuy nhiên, việc nhiều trẻ còn mặc cảm tự ti; mất lòng tin vào mọi người xung quanh; sống khép kín; luôn


tạo ra một rào cản vô hình … đã tạo nên những khó khăn trong quá trình tổ chức các hoạt động CTXHN.

Trích phỏng vấn sâu, đa số NVCTXH cho rằng:

“Trẻ ở đây các con còn nhút nhát lắm, chưa mạnh dạn nên đôi khi chúng tôi có tổ chức các hoạt động thì một số con vẫn khép nép và không mạnh dạn tham gia. Nếu tổ chức mà các con không tự tin, mạnh dạn, hào hứng tham gia thì hiệu quả cũng không được cao” (PVS, nữ, 34 tuổi, TTBTXH4),

Trích một số phỏng vấn sâu khác:

“Cũng có một số con mạnh dạn, nhưng đó là số ít thôi, còn đa số các con vẫn nhút nhát chưa dám thể hiện bản thân khi Làng tổ chức các hoạt động” (PVS, nữ, 60 tuổi, Làng trẻ em SOS).

Như vậy, để tổ chức thành công các hoạt động CTXHN cho các nhóm TEMC thì yếu tố tâm lý của TEMC là một phần rất quan trọng và ảnh hưởng tới quá trình tổ chức các hoạt động cũng như kết quả của các hoạt động đó.

Yếu tố về nhận thức:

Để tổ chức các hoạt động CTXHN thành công đòi hỏi trẻ có sự nhận thức nhanh nhẹn, nhạy bén trước các vấn đề. Tuy nhiên, thực tế không phải trẻ nào cũng có nhận thức tốt nên quá trình triển khai các hoạt động CTXHN vẫn gặp phải một số khó khăn.

Trích phỏng vấn sâu dưới đây:

Nói thật với chị khi tổ chức các hoạt động nhiều con không tập trung, nên có những vấn đề nói đi nói lại mấy lần các con vẫn chưa hiểu. Nói chung là nếu các con nhanh nhẹn, hiểu vấn đề tốt thì tổ chức các hoạt động cũng thuận lợi” (PVS, nữ, 32 tuổi, TTBTXH 4).

Sự chủ động tham gia của trẻ:

Để hoạt động CTXHN thành công rất cần tới sự chủ động, sẵn sàng tham gia các hoạt động của trẻ. Tuy nhiên, khi phỏng vấn sâu một số lãnh đạo và NVCTXH tại các cơ sở đa số cho rằng chưa chủ động tham gia khi tổ chức các hoạt động

Trích một phỏng vấn sâu dưới đây:

“Làng trẻ của chúng tôi là nơi nuôi dưỡng khá nhiều trẻ, những trẻ được vào đây đều qua xét và chọn rất kỹ lưỡng, đạt đủ các tiêu chí mới được vào Làng. Mọi hoạt động của chúng tôi được thực hiện theo quy định. Vì là môi trường lý


tưởng cho sinh viên ngành công tác xã hội thực tập, nên chúng tôi thường xuyên phối hợp với các em sinh viên tình nguyện tổ chức các hoạt động cho trẻ. Tuy nhiên, sự chủ động, nhiệt tình của trẻ trong các hoạt động ở làng là rất hạn chế, có khá nhiều em bướng bỉnh, ít nói không thích tham gia các hoạt động. Tôi nói như vậy để chị biết là các hoạt động ý nghĩa như thế mà trẻ không nhiệt tình tham gia thì việc tổ chức một nhóm để can thiệp theo phương pháp CTXHN như chị nói sẽ rất khó khăn” (PVS, nữ, 37 tuổi, Làng trẻ em SOS).

Qua đây cho thấy được yếu tố quan trọng dẫn tới sự thành công của các hoạt động CTXHN chính là sự chủ động tham gia của TEMC vào các hoạt động. Bởi lẽ, nếu NVCTXH có nhiệt tình tới đâu nhưng trẻ thờ ơ, thụ động thì các hoạt động sẽ thất bại.

Thái độ của trẻ:

Để hoạt động CTXHN thành công rất cần tới thái độ nghiêm túc, cầu thị và nhiệt tình của trẻ khi tham gia các hoạt động CTXHN. Tuy nhiên, với những chia sẻ của đội ngũ NVCTXH, thái độ của đa số trẻ khi tham gia các hoạt động còn hời hợt, chưa nhiệt tình. Đó cũng là rào cản cho quá trình thực hiện các hoạt động CTXH.

Trích phỏng vấn sâu dưới đây:

Nhiều con còn ì ạch và có thái độ thờ ơ lắm chị ạ, khi tổ chức mà các con chỉ tham gia cho đủ thôi chứ không hứng thú. Nói thật làm chúng tôi cũng mất đi nhiệt huyết ấy” (PVS, nữ, 32 tuổi, Làng trẻ em Birla Hà Nội).

Trích phỏng vấn sâu khác:

“Đúng như chị nói, thái độ là yếu tố rất quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ và các hoạt động. Các con ở đây nhiều con khá ngoan, nhưng xét về thái độ, sự nhiệt tình tham gia các hoạt động thì chỉ đếm trên đầu ngón tay thôi. Nhiều con vẫn chưa nhiệt tình” (PVS, nữ, 40 tuổi, Làng trẻ em Birla Hà Nội).

Do đó, các yếu tố về tâm lý, nhận thức, thái độ, sự chủ động tham gia của trẻ có ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành công của các hoạt động CTXHN đối với TEMC. Bởi lẽ, có nhiều trẻ có nhu cầu, mong muốn được trợ giúp, được tham gia các hoạt động nhưng các em có những hạn chế nhất định về tinh thần chủ động cũng như khả năng chia sẻ. Đa số trẻ thiếu sự hợp tác khi tham gia vào các hoạt động. Không những vậy, các em đang trong giai đoạn dậy thì, nên có những đặc


điểm tâm sinh lý chưa ổn định. Nhiều em có mong muốn được hỗ trợ, được tham gia nhóm nhưng không có khả năng chia sẻ, không dám đề nghị với NVCTXH.

Chính sự thiếu tích cực, thiếu chủ động trong các hoạt động của trẻ cũng là rào cản khiến cho đội ngũ NVCTXH khó thực hiện được các hoạt động CTXHN và thiếu động lực để tổ chức các hoạt động can thiệp cho các nhóm trẻ có cùng vấn đề.

3.4.2. Yếu tố từ nhân viên xã hội

Để hoạt động CTXHN được thực hiện hiệu quả đòi hỏi vai trò của đội ngũ NVCTXH là rất lớn. Mỗi NVCTXH cần phải được đào tạo đúng chuyên môn, có kỹ năng nghề nghiệp cũng với thái độ tận tâm với nghề và thực hiện quá trình can thiệp cho trẻ một cách khoa học và thực tế.

Hiện nay, Làng trẻ em Birla có tổng số 29 cán bộ, nhân viên, nhưng chỉ có 8 nhân viên có trình độ chuyên môn CTXH và 21 nhân viên có trình độ chuyên môn về các lĩnh vực khác như: toán, lý, hóa, sinh, văn, sử, địa, y tế… Bên cạn đó, Làng trẻ em SOS cũng có tổng số 45 cán bộ, nhân viên, nhưng chỉ có 02 nhân viên có trình độ CTXH, còn 43 can bộ nhân viên có trình độ chuyên môn về các lĩnh vực khác, trong đó có 25 nhân viên chỉ có trình độ lớp 12 (là các mẹ phụ trách tại các gia đình). Tại TTBTXH 4 có tổng số 78 cán bộ, nhân viên nhưng chỉ có 18 cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn CTXH. Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy một thực tế về đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc tại các cơ sở chăm sóc trẻ em hiện nay chưa được đồng bộ về chuyên môn CTXH, trong khi các đối tượng cần được trợ giúp là những người yếu thế trong xã hội. Để làm việc và hỗ trợ được họ, đòi hỏ NVCTXH phải có kiến thức chuyên môn về CTXH và các kiến thức liên ngành.

Trích phỏng vấn sâu dưới đây:

“Vì đặc thù Làng trẻ của chúng tôi cần đội ngũ nhân viên các mẹ là chủ yếu, mỗi gia đình giao động từ 1-2 mẹ, yêu cầu tuyển dụng các mẹ cũng khó khăn và đòi hỏi họ phải có sự hy sinh. Hơn nữa, những mẹ chấp nhận vào sống cả đời trong Làng đa số có trình độ học vấn thấp, không có chồng con hoặc có nhưng sống một mình hoặc vì một vài lý do nào khác nên họ đồng ý vào. Chính vì vậy, đa số các mẹ không có trình độ chuyên môn về CTXHN cũng như những kỹ năng cơ bản trong can thiệp CTXHN cho các con. Ngoài ra, đội ngũ NVCTXH của chúng tôi tuy không được đồng bộ hóa có trình độ chuyên môn về CTXHN nhưng trong những năm gần đây, chúng tôi đã kịp thời cử các cán bộ, nhân viên tham gia các khóa đào tạo ngắn


hạn và dài hạn. Vì vậy, mà đã có 8/29 cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn CTXH” (PVS, nam, 55 tuổi –Làng trẻ em Birla).

Tại TTBTXH 4, cũng có một thực tế tương tự đó là cả trung tâm có tới 78 cán bộ, nhân viên nhưng chỉ có 16 nhân viên có trình độ chuyên môn CTXH, còn lại là các chuyên môn khác. Do đó, việc tổ chức các hoạt động và thực hiện theo tiến trình CTXHN chưa được đồng bộ và hiệu quả.

Trích phỏng vấn sâu dưới đây:

“Thực tế thì tại trung tâm chúng tôi các nhân viên làm việc ở đây không phải ai cũng am hiểu về CTXHN. Từ năm 2010 khi có Đề án 32 của Chính Phủ, khi đó các đồng chí là nhân viên của trung tâm chúng tôi mới bắt đầu đi học thêm văn bằng hai hoặc liên thông lên CTXH. Thực sự bản thân tôi đây học về quản lý giáo dục, tôi cũng chưa có bằng về CTXH, tôi cũng định trong thời gian tới sẽ đi học thêm văn bằng hai CTXH. Cũng do những hạn chế về đội ngũ nhân viên chưa có bằng cấp về CTXH 100% mà mới chỉ có 16 đồng chí, nên hoạt động CTXHN của chúng tôi chưa làm được” (PVS, nữ, 46 tuổi TTBTXH4).

Như vậy, mỗi cơ sở có những đặc thù và khó khăn riêng, đặc biệt thể hiện ở đội ngũ cán bộ, NVCTXH tại các cơ sở chăm sóc trẻ em. Khi mà trình độ chuyên môn của họ về CTXH không có và còn hạn chế, chính điều đó tác động rất nhiều tới quá trình can thiệp CTXHN cho các nhóm TEMC tại cơ sở hiện nay.

3.4.3. Yếu tố từ lãnh đạo quản lý

Hiện nay, hoạt động trợ giúp, can thiệp cho những trẻ gặp khó khăn vẫn được cơ sở thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, việc can thiệp theo phương pháp CTXHN hầu như chưa thực hiện được do nhiều yếu tố tác động.

Trích phỏng vấn sâu dưới đây:

“Chúng tôi ở đây làm việc cả ngày, không quản nắng mưa, có những khi các con ốm đau chúng tôi cũng phải túc trực bên cạnh trong khi vẫn phải đảm nhiệm nhiều công việc khác. Về việc chị có hỏi tôi, để tổ chức được can thiệp cho các con thành một nhóm có cùng vấn đề thì cần phải có thời gian và còn một số yếu tố chỉ đạo từ cấp trên trong việc giảm tải các công việc khác để tập trung can thiệp nhóm, chắc khi đó chúng tôi mới thực sự làm được” (PVS, nữ, 46 tuổi – TTBTXH4).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2022