chai cũng nghèo, nên cháu phải vào đây, cháu không thích học cô ạ!” (PVS, N.H.N, nữ, 13 tuổi - TTBTXH 4).
Khi thảo luận nhóm với các NVCTXH tại TTBTXH 4, đa số khẳng định đời sống sinh hoạt của các trẻ ở đây rất tốt, các em được hưởng những chính sách tốt nhất của nhà nước. Tuy nhiên cũng có những trẻ gặp phải một vài vấn đề trong cuộc sống, gia đình làm ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em.
Trích thảo luận nhóm dưới đây:
“Với những em là trẻ lang thang, khuyết tật, hầu hết các em đều gặp những khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt và có tác động phần nào tới tinh thần học tập của các em nhất là khi có những khó khăn, các em ít chia sẻ với chúng tôi, chỉ khi chúng tôi thấy có những biểu hiện rõ nét, hỏi thì một số em trả lời” (TLN, nữ, 46 tuổi – TTBTXH4); “Tôi cũng nghĩ thế, các em thường hay có thái độ dấu kín những vấn đề khó khăn của mình, không muốn ai biết, nếu có nói các em chỉ nói với bạn thân của mình hoặc chỉ khi vấn đề trở nên nguy cấp thì mới nói với chúng tôi, điển hình như trường hợp em H.V.S, em bị bạn trong lớp hay chặn đường đánh, nhưng vì sợ bị trả thù nên em không dám nói, chỉ tới khi em bị đánh rất đau chúng tôi phát hiện ra và khi đó em mới chia sẻ” (TLN, nữ, 42 tuổi TTBTXH4).
TEMC khó khăn trong mối quan hệ với người xung quanh:
Đa số TEMC gặp khó khăn trong việc làm quen với bạn mới và một số vấn đề liên quan tới quan hệ với những người xung quanh, thể hiện ở Bảng 3.5
Bảng 3.5. Mức độ trẻ dễ dàng làm quen với các bạn mới
Tần số | Tần suất (%) | |
Rất dễ dàng | 6 | 3,7 |
Khá dễ dàng | 12 | 7,5 |
Dễ dàng | 16 | 10,1 |
Ít dễ dàng | 42 | 26,4 |
Không dễ dàng | 83 | 52,2 |
Tổng | 159 | 100,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Lý Thuyết Ứng Dụng Trong Công Tác Xã Hội Nhóm Đối Với Trẻ Em Mồ Côi
- Quan Điểm Của Đảng, Nhà Nước, Các Chính Sách Pháp Luật Liên Quan Tới Trẻ Em Mồ Côi
- Số Lượng Cán Bộ, Nhân Viên Làm Việc Tại Các Làng Trẻ Em Sos, Birla Và Ttbtxh4
- Tần Suất Temc Tham Gia Vào Nhóm Giáo Dục Kỹ Năng Sống
- Hình Thức Tổ Chức Nhóm Hướng Nghiệp So Sánh Giữa Ba Cơ Sở
- Thực Trạng Các Yếu Tố Tác Động Tới Hoạt Động Công Tác Xã Hội Nhóm Đối Với Trẻ Em Mồ Côi
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2017)
Có tới 52,2% ý kiến cho rằng trẻ không dễ dàng làm quen với các bạn và chỉ có 3,7% ý kiến là rất dễ làm quen với bạn. Nguyên nhân do trẻ em ở Làng trẻ em SOS đa số sống và học tập khép kín trong Làng trẻ, nên làm hạn chế khả năng kết bạn của trẻ.
Trích kết quả phỏng vấn sâu về mức độ TEMC làm quen với các bạn mới:
“Chúng cháu ở đây chủ yếu chơi với các bạn trong cùng Làng, cùng nhà và cùng lớp, chúng cháu không hay được ra ngoài, nên cũng không có bạn mới và những bạn kia cũng chắc gì thích chơi với chúng cháu, với lại cháu là đứa mồ côi mà” (PVS, nam, 12 tuổi – Làng trẻ em SOS).
Khó khăn trong việc xác định giá trị bản thân:
Kết quả khảo sát đa số trẻ cho rằng mình là người không có giá trị, không có ích cho xã hội chiếm 83,0% ý kiến.
Trong một số phỏng vấn sâu, một số trẻ cho rằng chưa xác định được giá trị bản thân:
“Cháu cũng không biết mình là người như thế nào, liệu cháu có tốt nghiệp lớp 12 được hay không và cháu nghĩ cháu cũng khó thành công lắm cô ạ!” (PVS, nữ, 15 tuổi – Làng trẻ em SOS).
Một số phỏng vấn sâu khác từ NVCTXH như:
“Nhiều con ở đây tự ti, luôn nghĩ mình là trẻ mồ côi, nên không có ích cho xã hội, chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều khi lấy những tấm gương của những anh chị đã trưởng thành từ Làng trẻ và thành công trong cuộc sông để các em có động lực và giảm bớt cảm giác mặc cảm tự ti” (PVS, nữ, 47 tuổi – Làng trẻ em SOS).
Như vậy, đa số TEMC sống tại các cơ sở chăm sóc trẻ em gặp các vấn đề khó khăn liên quan tới tâm lý, tình cảm, hướng nghiệp, học tập, mối quan hệ với mọi người xung quanh, xác định giá trị bản thân... Các khó khăn đó không chỉ ảnh hưởng tới học tập mà còn ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ.
3.2.2. Thực trạng nhu cầu của trẻ em mồ côi về công tác xã hội nhóm Đặc điểm xã hội của trẻ em mồ côi
Nếu như những trẻ em được sống trong sự yêu thương, chăm sóc của gia đình sẽ dễ dàng hòa nhập xã hội và thể hiện giá trị bản thân rõ nét. Ngược lại với những TEMC thường có một số đặc điểm xã hội khác biệt, cụ thể:
- Mối quan hệ xã hội: do gặp phải một số khó khăn cũng như mất mát trong cuộc sống nên TEMC bị hạn chế phần nào môi trường giao tiếp xã hội. Chính điều đó dẫn tới những khó khăn trong các mối quan hệ xã hội, giao tiếp và tạo lập mối quan hệ.
Không những vậy, TEMC cũng gặp nhiều khó khăn trong các quan hệ xã hội ngay cả khi các em được sống trong các gia đình thay thế (nhận TEMC là con nuôi). Bởi lẽ, môi trường đó vẫn còn sự phân biệt đối xử giữa những gia đình có TEMC được nhận nuôi dưỡng với gia đình không có TEMC [164, tr.7].
- Xác định giá trị bản thân: giá trị bản thân chính là những gì chúng ta cho rằng nó quan trọng, khác biệt và đem đến năng lượng sống, sự thành công trong học tập, công việc và cuộc sống. Mỗi người đều có những điểm khác biệt riêng, vì vậy để có thể khẳng định được giá trị của mình cũng như có được sự thành công trong cuộc sống, chúng ta cần hiểu được giá trị của bản thân, từ đó có kế hoạch, chiến lược phát huy những điểm mạnh và điều chỉnh những điểm yếu tiến tới phát triển.
Giá trị bản thân luôn tồn tại sẵn trong mỗi chúng ta, nhưng không phải ai cũng khám phá được, đặc biệt là TEMC – đối tượng vốn luôn mặc cảm, tự ti về mình, nên việc khám phá ra giá trị bản thân đối với TEMC là rất quan trọng. Để khám phá ra được giá trị của mình, TEMC cần có niềm tin vào bản thân. Bởi lẽ, mỗi chúng ta luôn có những nguồn năng lực tiềm ẩn mà chưa khám phá và phát huy hết. Chính vì vậy, mỗi cá nhân, cộng đồng hãy tạo điều kiện, khuyến khích, giúp TEMC tin vào chính mình, xác định được giá trị của bản thân.
- Hòa nhập xã hội: có nhiều quan điểm liên quan tới hòa nhập và hòa nhập xã hội. “Hòa nhập được hiểu là tham gia hòa vào để không có sự tách biệt” [135; tr.28].
Hòa nhập xã hội được hiểu là một hoạt động mà tất cả mọi người đều có nhu cầu cần được đáp ứng. Với TEMC, nhu cầu cần được tham gia vào các hoạt động tại cộng đồng, được hòa nhập vào các nhóm bạn, các môi trường khác nhau là rất quan trọng. Hơn bao giờ hết, TEMC là những đối tượng chịu nhiều thiệt thòi do không được sự hỗ trợ của gia đình trong các hoạt động liên quan tới hòa nhập xã hội. Các em hầu như bị hạn chế tham gia các hoạt động liên quan tới các nhóm nhỏ, gia đình, họ hàng, các câu lạc bộ.
Hòa nhập xã hội không chỉ là yếu tố cần thiết mà còn là yếu tố then chốt, quan trọng giúp TEMC xác định được giá trị bản thân, được học hỏi, được tương tác và tham gia vào các mạng lưới, dịch vụ xã hội cũng như được hòa nhập với cộng đồng xã hội. Vì vậy, khái niệm hòa nhập xã hội thường được sử dụng cho quá trình tham gia vào đời sống xã hội của nhóm người yếu thế nói chung và TEMC nói riêng.
Một số quan điểm khác cho rằng, hòa nhập xã hội cần được thực hiện ngay trong chính những gia đình thay thế. Bởi lẽ, có khá nhiều TEMC được sống trong các gia đình thay thế nhưng bị phân biệt đối xử và bị hạn chế quyền hòa nhập xã hội, quyền tham gia các hoạt động trong chính gia đình, họ hàng và tại cộng đồng nơi gia đình đó sinh sống. Không chỉ dừng ở đó, sự hòa nhập xã hội của TEMC còn bị hạn chế khi trong cộng đồng có sự phân biệt, đối xử giữa những gia đình thay thế với những gia đình không có TEMC. Chính sự hạn chế quyền hòa nhập xã hội đối với TEMC đã làm giảm đi sự tương tác tích cực của trẻ và làm ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ. [180; tr.9].
- Vị trí trong xã hội: vị trí xã hội của mỗi một cá nhân được xác định bởi những vai trò và những địa vị khác nhau. Những vai trò của chúng ta thường xuất phát từ gia đình, nơi làm việc… Một người được xác định có vị trí trong xã hội thường là những người xuất thân trong các gia đình có những thành công nhất định về: nuôi dạy con, kinh tế, địa vị…. Với TEMC, các em là những trẻ phải chịu nhiều thiệt thòi về tinh thần và vật chất. Bởi lẽ, các em phải sống dựa vào tình yêu thương của các cá nhân, cộng đồng xã hội và không có một nền tảng, địa vị từ gia đình. Chính vì vậy, số nhiều các em thường tự ti, mặc cảm và có thể ít được tôn trọng.
Vị trí trong xã hội của TEMC còn được thể hiện rõ trong các gia đình thay thế và tại cộng đồng nơi các em sinh sống. Ở đó, trẻ ít có tiếng nói, bị hạn chế quyền chia sẻ, quyết định, tham gia các hoạt động trong các gia đình thay thế cũng như trong trường học, cộng đồng nơi trẻ sinh sống. Chính điều đó, tác động tiêu cực tới những suy nghĩ, hành vi, tâm lý của TEMC và các gia đình nhận nuôi TEMC [135; tr.29].
Như vậy, việc xác định và hiểu được đặc điểm xã hội của TEMC là một hoạt động cần thiết đối với những người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, nhất là NVCTXH – những người đóng vai trò quan trọng, thay thế vai trò của gia đình để giáo dục và hỗ trợ các em. Các đặc điểm xã hội của TEMC do được thể hiện khá rõ nét, nên việc hiểu và trợ giúp sẽ dễ dàng hơn.
Nhu cầu của trẻ em mồ côi
Khi gặp các vấn đề khó khăn trẻ cần được hỗ trợ bằng nhiều cách thức khác nhau, trong đó việc hỗ trợ bằng phương pháp CTXHN là một hình thức hỗ trợ hiệu quả nếu được tổ chức và thực hiện đúng tiến trình.
Nhu cầu sống ở Trung tâm/Làng trẻ
Trong nghiên cứu này, luận án đi sâu tìm hiểu khía cạnh về nhu cầu nơi ở của trẻ tại Trung tâm/Làng trẻ (ở chiều cạnh thích ở hay không thích) và các nhu cầu khác liên quan tới các hoạt động về giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp,... cũng như các khó khăn trẻ gặp phải chứ không tập trung nghiên cứu các nhu cầu như: nhu cầu ăn, mặc...; nhu cầu được an toàn; yêu thương... Bởi lẽ, thực tế các nhu cầu cơ bản đó đa số các cơ sở đã đáp ứng tương đối tốt cho trẻ.
Kết quả khảo sát tại ba cơ sở là Làng trẻ em SOS Hà Nội, Làng trẻ em Birla Hà Nội và TTBTXH4 đa số trẻ không thích sống tại các Làng trẻ, Trung tâm và các em gặp phải một số khó khăn nhất định. Có tới 59,7% ý kiến cho rằng cháu không thích sống ở Làng/Trung tâm. Tuy nhiên, mặc dù không thích sống ở các Trung tâm/Làng trẻ nhưng do hoàn cảnh gia đình nên trẻ không còn sự lựa chọn nào tốt hơn. Hơn nữa, sống ở Trung tâm/Làng trẻ có cuộc sống no đủ, được đi học. So sánh giữa ba cơ sở, Làng trẻ SOS có số lượng trẻ thích sống ở Làng nhiều hơn cả chiếm 52,0%, trong khi TTBTXH4 chỉ có 26,3%. Tại sao có sự khác biệt như vậy? Bởi lẽ, Làng trẻ SOS là cơ sở trực thuộc hệ thống Làng trẻ SOS Quốc tế và được cung cấp, đáp ứng các dịch vụ nuôi dưỡng, chăm sóc cho trẻ theo tiêu chuẩn riêng.
Bảng 3.6: Tỷ lệ trẻ thích sống tại TTBTXH4/Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Birla
Làng trẻ em Birla HN | Làng trẻ em SOS HN | TTBTXH 4 | Tổng | |
Có | 15 32,6 | 39 52,0 | 10 26,3 | 64 |
Không | 31 67,3 | 36 48,0 | 28 73,7 | 95 |
Tổng | 46 | 75 | 38 | 159 100,0 |
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2017)
Trích phỏng vấn sâu đa số trẻ cho rằng mặc dù không thích sống ở các Trung tâm/Làng trẻ, nhưng do điều kiện sống tại các Trung tâm/Làng trẻ tốt hơn so với ở quê của các em:
“Nếu sống ở quê thì cháu hay phải đi nhặt ve chai và cháu không được ăn ngon như ở Làng cô ạ, ở đây cháu rất thích, mặc dù rất muốn được sống với bố mẹ, nhưng vì mẹ cháu.... nên cháu nghĩ là ở đây vẫn thích cô ạ” (PVS, nữ, 15 tuổi – Làng trẻ em SOS).
Trích một số phỏng vấn khác:
“Ở đây chúng cháu được ăn no, được đi học, nhưng không thoải mái, cháu còn bị phạt vì trốn học, cháu cũng không thích mấy bạn cùng phòng. Khó khăn thì có nhiều như: trong làm các bài tập; mâu thuẫn trong cùng phòng nữa cô ạ!” (PVS, nam, 12T – TTBTXH4).
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có tới 55,5% ý kiến cho rằng trẻ đã gặp khó khăn trong cuộc sống. Từ đó cho thấy, mặc dù các em đã được các cơ sở quan tâm, chăm sóc, tuy nhiên vẫn gặp phải những khó khăn liên quan tới các vấn đề về tâm lý, học tập, hướng nghiệp... Bên cạnh đó, đa số TEMC có nhu cầu được sống bố mẹ hơn là sống trong các Trung tâm/Làng trẻ.
Nhu cầu được tham gia các nhóm hướng nghiệp
Hướng nghiệp là một nhu cầu mà đa số trẻ của các cơ sở có nhu cầu cần được hỗ trợ, nhất là những trẻ từ 14-16 tuổi. Kết quả phỏng vấn sâu đa số các ý kiến cho rằng các em có nhu cầu được tham gia vào các nhóm hướng nghiệp.
Trích một số phỏng vấn sâu:
“Cháu thích tham gia lắm cô ạ, vì khi tham gia cháu được hiểu hơn về các nghề nghiệp mà mình cần chú ý sau này thi đại học hoặc đi học nghề cũng được ạ” (PVS, nữ, 14 tuổi – TTBTXH 4).
Một số phỏng vấn sâu khác “Các mẹ và các cô chú thi thoảng cũng có nhắc chúng cháu lo học để còn thi đại học, nhưng thực sự chúng cháu chưa định hình mình sẽ thi ngành gì ạ, nên cháu rất muốn được tham gia a.” (PVS, nữ, 12 tuổi – Làng trẻ em SOS).
Nhu cầu được tham gia vào các nhóm kỹ năng sống
Giáo dục kỹ năng sống luôn được xem là môt khía cạnh quan trọng mà các cơ sở cũng luôn chú tâm tới. Tuy nhiên, việc được tham gia vào các nhóm giáo dục kỹ năng sống với khoảng 5-9 thành viên thì hầu như các cơ sở chưa thực sự làm hiệu quả. Vì vậy, đa số các trẻ cho rằng thích tham gia vào các nhóm giáo dục kỹ năng sống và được duy trì các hoạt động đó lâu dài.
Trích một số phỏng vấn sâu:
“Chúng cháu rất thích tham gia các nhóm giáo dục kỹ năng sống như cô nói, nhưng ít khi được tham gia vào nhóm nhỏ và nhiều hoạt động như cô nói ạ” (PVS, nam, 10 tuổi – Làng trẻ em SOS).
Một số phỏng vấn khác:
“Cháu thích và mong được tham gia vào các nhóm giáo dục kỹ năng sống chứ cô, được tham gia sẽ rất thích cô ạ!” (PVS, nam, 16 tuổi – Làng trẻ em Birla Hà Nội).
“Cả phòng chúng cháu ai cũng thích tham gia, nếu được tham gia vào các nhóm giáo dục kỹ năng sống như cô nói thì chúng cháu rất thích ạ!” (PVS, nữ, 13 tuổi – TTBTXH4).
Nhu cầu tham gia vào các hoạt động của công tác xã hội nhóm:
Để khảo sát về nhu cầu tham gia vào các hoạt động CTXHN, tác giả tiến hành phân tích giúp TEMC hiểu rõ hoạt động CTXHN là như thế nào, có đặc điểm ra sao, có bao nhiêu bước và cách thức tiến hành.
Kết quả so sánh về nhu cầu tham gia hoạt động CTXHN của ba cơ sở thể hiện ở Biểu đồ 3.2:
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ trẻ có nhu cầu tham gia các hoạt động công tác xã hội nhóm
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2017)
Từ số liệu biểu đồ cho thấy đa số trẻ thích tham gia các hoạt động CTXHN và chiếm tỷ lệ khá cao trong đó Làng trẻ em SOS có tới 92,1% ý kiến, trong khi đó tại TTBTXH 4 chỉ có 74,0%. Với tỷ lệ không thích tham gia có nhiều lý do như: trẻ còn ngại, thụ động, không thích các hoạt động và một số lý do khác.
Trích phỏng vấn sâu về việc trẻ có thích tham gia các hoạt động CTXHN như sau:
“Cháu thích tham gia cô ạ, nhưng đôi khi cháu cũng hơi lười và ngại ý, hihi” (PVS, nữ, 13 tuổi – TTBTXH4).
Một số phỏng vấn khác:
“Cháu thích tham gia cô ạ, vì khi tham gia cháu được tham gia nhiều trò chơi, được thoải mái tinh thần nữa” (PVS, nữ, 14 tuổi – TTBTXH 4).
“Nói thật là bản thân tôi cũng chưa hiểu sâu về CTXHN, nhưng khi chúng tôi có tổ chức các hoạt động không phải con nào cũng tham gia nhiệt tình và mạnh dạn, chỉ có một số con mạnh dạn thì hầu như tiết mục nào, hoạt động nào cũng tham gia, còn các con khác thì tham gia nhưng còn nhút nhát” (PVS, nữ, 43 tuổi – Làng trẻ em SOS).
Như vậy, đa số trẻ ở Trung tâm/Làng trẻ thích tham gia các hoạt động nhóm cũng như CTXHN. Tuy nhiên, các em còn khá tự ti cũng như vẫn còn thái độ nhìn nhận về khả năng của bản thân chưa phù hợp. Nhiều trẻ cho rằng mình kém cỏi, không có khả năng nên sẽ không thành công trong tương lai. Bên cạnh đó, khi gặp khó khăn các em ít chia sẻ với NVCTXH, mà thường chia sẻ với bạn hoặc giữ kín trong lòng. Chính điều đó càng gây lên những khó khăn cho trẻ. Hơn nữa, việc tổ chức các hoạt động theo tiến trình CTXHN tại các cơ sở còn khá hạn chế và chưa đồng bộ cũng như chưa có màu sắc của CTXHN nên trẻ chưa hiểu và chưa được tham gia đúng nghĩa.
3.3. Thực trạng hoạt động công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc trẻ em
Hoạt động CTXHN đối với TEMC được xem là một hoạt động khoa học và hiệu quả khi nó đảm bảo các yếu tố như:
- Thực hiện theo đúng tiến trình CTXH. Việc thực hiện theo đúng tiến trình CTXHN có nghĩa là NVCTXH khi tổ chức các nhóm cần tuân thủ và thực hiện đúng theo các bước trong tiến trình CTXH.
- Tuân thủ các nguyên tắc của CTXHN. Trong quá trình thực hiện các nội dung, các mục tiêu và các hoạt động, các nhóm cần có nguyên tắc hoạt động và tuân thủ các nguyên tắc đó...
Dưới đây là một số hoạt động mà tác giả đã khảo sát và đánh giá tại ba cơ sở chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn thành phố Hà Nội.