Số Lượng Cán Bộ, Nhân Viên Làm Việc Tại Các Làng Trẻ Em Sos, Birla Và Ttbtxh4‌


Hiện nay, Bộ máy làm việc của Làng trẻ có: 1 Giám đốc, 2 trợ lí; 45 nhân viên chia làm 4 bộ phận: bộ phận hành chính: 08 (03 bảo vệ, 01 lái xe, 02 thư ký, 01 bảo dưỡng, 01 kế toán); bộ phận nghiệp vụ giáo dục: 06 (04 nhân viên giáo dục, 01 bác sỹ, 01 cấp dưỡng (Lưu xá Thanh Niên); bộ phận mẫu giáo: 09 (01 Hiệu trưởng, 06 giáo viên, 02 cấp dưỡng); bộ phận bà mẹ, bà dì: 22 (16 bà mẹ, 06 bà dì) [3].

Làng chỉ có 2 cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn CTXH, 06 cán bộ, nhân viên có có bằng cấp về lĩnh vực khoa học xã hội; 11 nhân viên có trình độ chuyên môn về y tế và 25 nhân viên (các mẹ) có trình độ văn hóa dưới lớp 12 [3].

Tính tới tháng 12 năm 2017, Làng trẻ em SOS Hà Nội đang nuôi dưỡng được hơn 128 trẻ, (trong số này có 5 trẻ Mầm non, 2 trẻ chưa đi học còn lại là trẻ học tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Làng trẻ em SOS có khu Lưu xá thanh niên nam [3].

Trung tâm bảo trợ xã hội 4

Trung tâm Bảo trợ xã hội 4 (TTBTXH 4) thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội hiện đóng trên địa phận Thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. TTBTXH 4 được thành lập theo Quyết định số 4382 (ngày 11 tháng 12 năm 1995) của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Trung tâm bảo trợ xã hội được tách ra làm hai cơ sở: cơ sở 1 là Trung tâm Bảo trợ xã hội I ở Đồng Dầu - Đông Anh - Hà Nội, cơ sở 2 là TTBTXH 4 chuyển từ Lĩnh Nam - Thanh Trì - Hà Nội về đóng tại xã Tây Đằng - Ba Vì – Hà Nội và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 1984 với tên gọi “Trại Xã hội” nay là TTBTXH 4 [5].

Chức năng, nhiệm vụ

TTBTXH 4 là một cơ sở Bảo trợ xã hội tổng hợp, hoạt động theo mô hình mở, có chức năng, nhiệm vụ là: tiếp nhận, quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng các đối tượng xã hội: người lang thang xin ăn, TEMC, trẻ bị bỏ rơi không rõ nguồn gốc, mất nguồn nuôi dưỡng và các cụ già ốm đau không nơi nương tựa, người tàn tật, lang thang đường phố, trẻ em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn của các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là tổ chức tái hoà nhập cộng đồng cho các đối tượng xã hội [5].

Tất cả trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhất là TEMC, trẻ lang thang ở các tỉnh phía Bắc, nhiều nhất là ở thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh sau khi được tập trung phân loại và đưa về Trung tâm. Hiện nay trung tâm đang nuôi


dưỡng tổng số 59 TEMC, trong đó có 21 trẻ nữ và 38 trẻ nam, chủ yếu là các trẻ trong độ tuổi học cấp 2 và cấp 3 [5].

Số lượng nhân viên của trung tâm là 78 người, trong đó có 16 cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn CTXH, còn lại 62 cán bộ, nhân viên có chuyên môn về các lĩnh vực khác như: về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, y tế… [5].

Sự khác biệt giữa ba cơ sở:

Cả ba cơ sở đều là các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng TEMC, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định và đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho trẻ… Tuy nhiên, ba cơ sở có những điểm khác biệt nhất định.

Thứ nhất, về cơ quan quản lý: nếu như TTBTXH4 và Làng trẻ em Birla Hà Nội đều trực thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hà Nội và đây cũng là hai cơ sở 100% do Nhà nước quản lý thì Làng trẻ em SOS là do tổ chức Phi Chính phủ

- Làng trẻ em SOS Quốc tế quản lý có sự phối hợp và ký kết với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Việt Nam.

Thứ hai, về cách thức quản lý, Nếu như hai Làng trẻ em SOS và Birla có cách thức quản lý cơ bản gần giống nhau là theo từng gia đình với các mẹ, các dì và các con thì TTBTXH4 quản lý các đối tượng trong trung tâm không theo các hộ gia đình. Ở đó trẻ được bố trí ở theo khu vực, phòng và phân theo giới tính, độ tuổi.

Thứ ba, về đối tượng chăm sóc, Nếu như TTBTXH 4 đa dạng các đối tượng như: trẻ em mồ côi, lang thang, người già thì hai Làng trẻ còn lại chỉ chăm sóc, nuôi dưỡng duy nhất một đối tượng là TEMC, điều khác biệt nữa là những TEMC được vào sống trong hai Làng trẻ đa số đều qua quá trình đánh giá, sàng lọc trước khi nhận vào Làng trẻ sống.

Thứ 4, chính sách thụ hưởng, Nếu như TTBTXH4 và Làng trẻ em Birla Hà Nội thực hiện các chính sách chăm sóc TEMC và các đối tượng khác trong cơ sở theo quy định của Sở LĐTBXH, Bộ LĐTBXH thì Làng trẻ em SOS thực hiện chính sách theo quy định của Làng trẻ em SOS Quốc tế.

3.1.2. Khái quát về khách thể nghiên cứu

3.1.2.1. Đặc điểm về cán bộ, nhân viên

Đội ngũ cán bộ, NVCTXH làm việc tại các Làng trẻ và Trung tâm đóng vai trò quan trọng trong hoạt động trợ giúp TEMC, tuy nhiên, số lượng và trình độ chuyên môn của đội ngũ NVCTXH tại các cơ sở chưa tương xứng với nhiệm vụ,


chủ yếu vẫn là các chuyên ngành như: văn, sử, địa, kế toán... đặc biệt là đội ngũ các mẹ, các dì có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc chưa tốt nghiệp trung học phổ thông.

Bảng 3.1. Số lượng cán bộ, nhân viên làm việc tại các Làng trẻ em SOS, Birla và TTBTXH4‌

N = 152



Các tiêu chí

Số lượng (N)

Tỷ lệ (%)

Giới tính

Nam

17

11,2

Nữ

135

88,8

Độ tuổi

25 - 35

26

17,1

36 - 50

108

71,1

> 50

18

11,8


Vị trí công việc hiện tại

Cán bộ

15

9,8

Nhân viên CTXH

26

17,1

Bác sĩ, y tá, điều dưỡng

45

29,6

Các mẹ, dì và nhân viên khác

66


43,4

Nơi làm việc

Làng trẻ em Birla Hà Nội

29

19,0

Làng trẻ em SOS Hà Nội

45

29,6

Trung tâm Bảo trợ xã hội 4

78

51,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

(Nguồn tìm hiểu của tác giả tháng 4/2017)

Từ bảng số liệu cho thấy, ba cơ sở chăm sóc TEMC đều có số lượng cán bộ, nhân viên tương đối đáp ứng được nhu cầu chăm sóc các đối tượng yếu thế nói chung và TEMC nói riêng. Trong đó, TTBTXH 4 có 78 nhân viên chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Tuy nhiên, trong 3 cơ sở số lượng cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn còn rất hạn chế. Trong đó, Làng trẻ em SOS chỉ có 2/45 nhân viên; Làng trẻ em Birla Hà Nội có 8/29 và TTBTXH 4 có 16/78 nhân viên [3], [4], [5].

3.1.2.2. Đặc điểm về trẻ em mồ côi

TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em là những trẻ không còn bố mẹ hoặc một trong hai người đã mất, mất tích, người còn lại không xác định được hoặc đang trong quá trình thụ án và trẻ được nuôi dưỡng chăm sóc tại các cơ sở chăm sóc trẻ em mồ côi. Các cơ sở này do nhà nước quản lý hoặc các tổ chức nước ngoài, tư nhân quản lý.


Theo báo cáo của 3 cơ sở (Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Birla, Trung tâm BTXH4), hiện nay số trẻ sống tại 3 cơ sở là 265 trẻ, trong đó có 158 nam và có 107 nữ, (trẻ trong độ tuổi từ 11-16 tuổi là 159 trẻ) [3], [4], [5]. Cụ thể trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Thống kê số TEMC của Làng trẻ em Birla Hà Nội, Làng trẻ em SOS Hà Nội, Trung tâm Bảo trợ xã hội 4 (ĐVT: Trẻ)

Độ tuổi

Làng trẻ em Birla

Làng trẻ em SOS

Trung tâm BTXH 4

Tổng

Bảng mới

SL

Nam

Nữ

SL

Nam

Nữ

SL

Nam

Nữ


Dưới 6 tuổi

3

1

2

7

2

5

5

1

4

15

6-8 tuổi

1

1

0

4

1

3

3

1

2

8

9-10 tuổi

18

10

8

38

21

17

12

8

4

68

11-16 tuổi

46

28

18

75

49

26

38

27

11

159

17-18 tuổi

10

6

4

4

2

2

1

0

1

15

Tổng

78

46

32

128

75

53

59

37

22

265

(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2017)

Kết quả khảo sát tại các Làng trẻ thể hiện, mỗi gia đình có khoảng 8-10 trẻ và có từ một tới hai bà mẹ, dì quản lí, hỗ trợ và chăm sóc. Trong khi đó, tại TTBTXH 4 lại là mô hình sống tập trung theo phòng, chịu sự quản lí, giáo dục, hỗ trợ từ đội ngũ NVCTXH.

Để thuận tiện cho hoạt động đánh giá, khảo sát về các khía cạnh, nội dung thực hiện CTXHN, tác giả tiến hành điều tra bảng hỏi hướng tới các đối tượng là trẻ từ 11 tới 16 tuổi đang được sống, nuôi dưỡng tại các Làng trẻ và Trung tâm. Như vậy, độ tuổi tham gia khảo sát, trả lời bảng hỏi, phỏng vấn sâu là những trẻ trong độ tuổi từ 11 tới 16 tuổi. Với những nội dung liên quan tới hoạt động hướng nghiệp, tác giả tập trung khoanh vùng đối tượng trẻ tham gia trả lời câu hỏi là những trẻ trong độ tuổi từ 14-16 tuổi, đây là độ tuổi phù hợp nhất về các đặc điểm nhận thức, tư duy và nhu cầu cũng như hiểu biết về hướng nghiệp.

Tổng số trẻ tham gia trả lời bảng hỏi là 159 trẻ, trong đó Làng trẻ em Birla: 46 trẻ chiếm 28,9%; Làng trẻ em SOS: 75 trẻ chiếm 47,1%; Trung tâm Bảo trợ xã hội 4: 38 trẻ chiếm 23,9% [3], [4], [5].

Hiện nay, cả 3 cơ sở đang nuôi dưỡng và chăm sóc chủ yếu các trẻ đang học phổ thông, trong đó trẻ học trung học cơ sở và trung học phổ thông vẫn chiếm số lượng nhiều hơn cả.


3.2. Thực trạng các vấn đề và nhu cầu của trẻ em mồ côi về công tác xã hội nhóm

3.2.1. Thực trạng các vấn đề trẻ em mồ côi gặp phải

TEMC là đối tượng chịu những tổn thương kép. Do đó, các em gặp nhiều vấn đề khó khăn trong cuộc sống, đó có thể là những khó khăn liên quan tới học tập; tâm lý, tình cảm; hướng nghiệp; kỹ năng sống; mối quan hệ bạn bè; mối quan hệ với các mẹ, dì, NVCTXH, cán bộ quản lý của các cơ sở... Chính những khó khăn đó là rào cản khiến trẻ thiếu sự tự tin, chủ động và khó thể phát triển toàn diện.

Trẻ em mồ côi gặp khó khăn trong hướng nghiệp, học tập, tâm lý tình cảm:

Mặc dù luôn nhận được sự quan tâm của NVCTXH tại các cơ sở nhưng TEMC vẫn gặp phải một số vấn đề khó khăn nhất định. Kết quả khảo sát cho thấy đa số trẻ đều gặp khó khăn như: học tập; tâm lý, tình cảm; quan hệ với mọi người; sinh hoạt hàng ngày, kỹ năng sống, hướng nghiệp... thể hiện ở biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 3 1 Tỷ lệ những khó khăn trẻ em mồ côi gặp phải Nguồn Kết 1

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ những khó khăn trẻ em mồ côi gặp phải

(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2017)

Theo kết quả khảo sát, đa số TEMC sống tại 3 cơ sở đều gặp khó khăn trong cuộc sống. Trong đó khó khăn về hướng nghiệp, tâm lý, tình cảm và khó khăn về học tập chiếm tỷ lệ cao hơn cả lần lượt là 35,8% , 33,9% và 22,6%, còn tỷ lệ khó khăn về sinh hoạt hàng ngày khá thấp chỉ có 7,5%. Lý giải về tỷ lệ đó, thực tế các cơ sở chăm sóc trẻ em đã đáp ứng rất tốt về hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như đáp ứng về cơ sở vật chất, trong khi việc hướng nghiệp, trợ giúp tâm lý và học tập còn nhiều hạn chế. So sánh giữa ba cơ sở cho thấy những khó khăn trẻ gặp phải có sự chênh lệch nhất định, thể hiện ở Bảng 3.3.


Bảng 3.3. So sánh tỷ lệ trẻ gặp khó khăn tại ba cơ sở (Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Birla và TTBTXH4)

Các khó khăn trẻ gặp phải

Làng trẻ em Birla HN

Làng trẻ em SOS HN

TTBTXH 4

Tổng

Khó khăn trong hướng nghiệp

20


37,0

18


33,3

16


29,6

54

Khó khăn tâm lý, tình cảm

20

35,0

24

42,1

13

22,8

57

Khó khăn trong học tập

11

30,5

9

25,0

16

44,4

36

Khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày

2

16,6

3

18,75

7

58,3

12

Tổng

46

75

38

159

100,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2017)

Bảng số liệu cho thấy, trong ba cơ sở, các khó khăn về hướng nghiệp, tâm lý tình cảm Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla chiếm tỷ lệ cao hơn trong khi TTBTXH 4 lại có tỷ lệ khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày cao nhất với 58.3% ý kiến. Bởi lẽ, TTBTXH4 là nơi nuôi dưỡng các trẻ có sự đa dạng và chưa được qua sàng lọc, một số trẻ bị khuyết tật nhẹ, nên gặp phải những khó khăn trong sinh hoạt. Bên cạnh đó, các em cũng chia sẻ có gặp cả khó khăn về hướng nghiệp, học tập và tâm lý tình cảm.

Kết quả khảo sát thể hiện rõ hai Làng trẻ có tỷ lệ trẻ gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày thấp hơn so với TTBTXH 4 do hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng TEMC tại hai Làng trẻ luôn nhận được sự hỗ trợ không chỉ từ phía Nhà nước mà còn từ các tổ chức Phi chính phủ. Trong khi đó, TTBTXH 4 chủ yếu nhận được nguồn ngân sách của nhà nước và một số tổ chức, cá nhân trong nước. Không những vậy, TTBTXH 4 là nơi mà những đối tượng trẻ chưa được qua chọn lọc cũng như chưa quen môi trường sống mới ở Trung tâm nên các em gặp nhiều khó khăn về sinh hoạt hàng ngày và mối quan hệ với mọi người xung quanh.

Trích phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm về một số khó khăn TMEC gặp phải như sau:

“Cháu học không giỏi cô ạ, mà năm nay cháu lớp 11 rồi, cháu chuẩn bị tới tuổi trưởng thành khỏi Làng, cháu chưa biết mình sẽ làm nghề gì khi lực học kém như thế này”(PVS, nữ, 16 tuổi, Làng trẻ em Birla)


Một số phỏng vấn khác:

“Cháu có gặp vài khó khăn liên quan tới cuộc sống riêng của cháu, cháu cũng ngại không muốn nói với ai. Cháu cũng sợ đám đông và hay ngượng khi nói trước mọi người” (PVS, nữ, 15 tuổi, Làng trẻ em SOS).

Về cơ bản tôi thấy đa số các con có một vài khó khăn, đó có thể là khó khăn trong quá trình học tập, khó khăn trong giao tiếp, khó khăn trong mối quan hệ…” (TLN, NVCTXH, nữ, 40 tuổi); “Đúng thế, mỗi con có khó khăn riêng, nhưng không phải các vấn đề các con gặp phải đều lớn lao, có thể chỉ là một vấn đề nhỏ trong cuộc sống liên quan tới học tập, tâm sinh lý…” (TLN, NVCTXH, nữ, 28 tuổi); “Tôi thì nhận thấy độ tuổi dậy thì là nhiều vấn đề phát sinh nhất, lúc này các con thích thể hiện mình, tâm lý thì cứ lầm lì không chịu nói, có khó khăn trong học tập cũng không chịu hỏi” (TLN, NVCTXH, nữ, 27 tuổi).

Tại Làng trẻ em SOS, trong buổi thảo luận nhóm, các thành viên cũng chỉ ra nhu cầu, khó khăn của TEMC gặp phải cũng như những khó khăn của họ trong quá trình trợ giúp cho trẻ như sau:

Tôi làm việc ở đây được 28 năm, tôi nhận thấy các con được đón vào đây sống là quý hóa lắm vì chế độ của Nhà nước và không gian sống rất tốt giữa Thủ đô đất chật người đông, nhưng các con vẫn luôn mơ ước được về sống với gia đình mặc dù có thể không được ăn ngon như ở đây.” (TLN, NVCTXH, nữ, 60 tuổi), “Đúng thế, tôi cũng nghĩ thế, còn nói về khó khăn thì chắc chắn mỗi con có khó khăn riêng, nhưng tôi thấy đa số các con học kém lắm, nhút nhát, nhiều con cả ngày không cạy được miệng nó nói câu nào, cứ tình trạng này sau này đi làm thì không biết ở đâu họ nhận” (TLN, NVCTXH, nữ, 40 tuổi).

Những khó khăn ảnh hưởng tới học tập, cuộc sống của trẻ em mồ côi

Với TEMC việc gặp phải một số khó khăn ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống, học tập của trẻ, bởi lẽ, các em đang trong độ tuổi dậy thì, tâm sinh lý thay đổi và dễ bị tác động bởi các yếu tố khách quan.

Có tới 15,1% ý kiến cho rằng các khó khăn rất ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ và có 66,7% ý kiến cho rằng khá ảnh hưởng. Trong khi chỉ có 4,4% ý kiến cho rằng các khó khăn không ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ.

So sánh về mức độ ảnh hưởng từ những khó khăn tới cuộc sống của trẻ tại 3 cơ sở được thể hiện ở Bảng 3.4.


Bảng 3.4: Tỷ lệ những khó khăn ảnh hưởng tới cuộc sống của TEMC


Mức độ ảnh hưởng của những khó khăn tới cuộc sống của TEMC

Làng trẻ em Birla HN

Làng trẻ em SOS HN

TTBTXH 4

Tổng

Rất ảnh hưởng

11

45,8

5

20,8

8

33,3

24

Khá ảnh hưởng

31

29,2

34

32,0

41

38,7

106

Ít ảnh hưởng

9

40,9

7

31,8

6

27,2

22

Không ảnh hưởng

3

42,8

1

14,3

3

42,8

7

Tổng

46

75

38

159

100,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2017)

Từ bảng tổng hợp số liệu so sánh giữa ba cơ sở, Làng trẻ em Birla có mức độ rất ảnh hưởng cao hơn cả khi có 45,8% ý kiến. Với mức độ không ảnh hưởng Làng trẻ em SOS có tỷ lệ thấp nhất 14,4% ý kiến. Tuy nhiên, khi phỏng vấn sâu và tiến hành thảo luận nhóm với nhóm NVCTXH và nhóm TEMC, các em trả lời tỷ lệ không ảnh hưởng lần lượt là 42,8% (Làng trẻ em Birla), 14,3% (Làng trẻ em SOS) và 42,8% (TTBTXH4) nhưng thực tế đa số kết quả phỏng vấn sâu các em đều cho rằng những khó khăn có ảnh hưởng một chút tới cuộc sống. Và khi được hỏi nếu gặp khó khăn, trẻ thường chia sẻ với ai? Đa số các ý kiến cho rằng khi khặp các khó khăn trẻ không chia sẻ với ai chiếm 56,4% trong khi đó việc chia sẻ với NVCTXH chỉ chiếm 11,5%. Từ đó cho thấy, việc trẻ gặp khó khăn có ảnh hưởng tới cuộc sống của bản thân, nhưng các em thường dấu kín và ít khi chia sẻ với người khác, nhất là NVCTXH.

Trích phỏng vấn sâu về những khó khăn ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ thể hiện: “Cũng không hẳn tất cả những khó khăn đều ảnh hưởng tới học tập của

cháu, nhưng những khi nhớ nhà, thèm được ở với bố mẹ hay bị ai đó bắt nạt, cháu cũng hay suy nghĩ, khi đó cháu học không được tập trung. Có những việc cháu hay nói chuyện với bạn B, nhưng những chuyện gia đình cháu ít nói với mọi người” (PVS, N.V.H, nam, 14 tuổi – TTBTXH 4).

Một số phỏng vấn khác:

“Cháu cũng có những giai đoạn cảm thấy chán nản cô ạ, tự nhiên bố mẹ ra đi, cháu ở với bác, nhưng nhà bác cháu đông con mà bác cháu đi thu mua ve

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2022