Mục Tiêu Cnh, Hđh Nông Nghiệp, Nông Thôn Nghệ An Đến Năm 2010

diện tích gieo trồng đã được áp dụng giống mới cho năng suất cao, chống chịu được sâu bệnh và những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên. Chăn nuôi đã có sự khởi động theo hướng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong giá trị sản lượng nông nghiệp thuần.

Hệ thống kết cấu hạ tầng vật chất và hạ tầng xã hội được cải tạo và có sự đổi mới vượt bậc. Hiện nay, mức độ hiện đại hóa kết cấu hạ tầng ở Nghệ An thuộc loại khá cao so với mức trung bình cả nước. Sự phát triển đó đã tạo điều kiện quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

Bên cạnh những mặt tích cực, tiến bộ trên thì quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An vẫn còn nhiều hạn chế. Tác động của công nghiệp đến nông nghiệp và nông thôn chưa thật rõ nét nên sự đổi mới trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển biến chậm, sự phát triển còn thiếu tính bền vững. Về cơ bản nền kinh tế vẫn mang nặng tính chất manh mún, thuần nông. Trình độ của lực lượng lao động nông thôn thấp, bất cập với đòi hỏi của một nền nông nghiệp hàng hóa toàn diện, hiện đại. Hệ thống kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém, hạn chế đến việc khai thác các tiềm năng của địa phương.

Chương 3


QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH CÔNG NGHIỆP HÓA,‌

HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở NGHỆ AN


3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2010

3.1.1. Quan điểm cơ bản


Dựa vào định hướng chung của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cả nước theo tinh thần Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (tháng 3 - 2002) và xuất phát từ những điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ An xác định tiến trì nh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của tỉnh từ nay đến năm 2010 phải quán triệt những quan điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An phải dựa trên cơ sở tổ chức lại nền sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung, chuyên canh, quy mô lớn, gắn với công nghiệp chế biến, kinh tế đô thị, các khu công nghiệp, thị trường và phù hợp với lợi thế so sánh của vùng sinh thái của tỉnh.

Thứ hai, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn phải được kết hợp chặt chẽ và phân bổ hợp lý trên các vùng để phát huy lợi thế của từng vùng đồng thời phải xem xét đến sự phát triển cân bằng và bền vững giữa các vùng trong tỉnh.

Thứ ba, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn phải ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, lấy khoa học công nghệ làm động lực, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghiệp cơ khí kết hợp với kỹ thuật truyền thống

để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.

Thứ tư, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn phải dựa vào nội lực là chính, đồng thời huy động được sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực từ bên ngoài. Trong đó kinh tế hộ cùng với kinh tế tập thể và kinh tế Nhà nước d ần trở thành chủ lực.

Thứ năm, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn phải lấy việc tăng trưởng kinh tế nông thôn gắn với việc cải thiện đời sống nông dân, xoá đói giảm nghèo, phát triển văn hoá giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ thích hợp.

Thứ sáu, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn phải kết hợp chặt chẽ với xây dựng các cụm, tuyến phòng thủ, xây dựng cơ sở an toàn, làm chủ, sẵn sàng chiến đấu, giữ vững an ninh biên giới, ổn định dân cư các vùng xung yếu, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Trong điều kiện nông thôn, Nghệ An về cơ bản còn nặng tính sản xuất nhỏ, thủ công lạc hậu và phân tán, trình độ phát triển kinh tế hàng hoá còn thấp kém, quá trì nh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn một mặt phải tuân thủ những bước đi tuần tự bảo đảm sự phát triển bền vững, ổn định về kinh tế - xã hội; mặt khác những khó khăn ở những lĩ nh vực nhất định phải c ó sự trợ giúp để tạo sự phát triển mang tính đột phá.

3.1.2. Mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nghệ An đến năm 2010

Mục tiêu tổng quát của tỉnh Nghệ An là phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của tỉnh, huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát tr iển, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp- dịch vụ - nông nghiệp; phấn đấu đưa Nghệ An thoát khỏi tình trạng nghèo và kém phát triển vào năm 2010. Trên cơ sở mục tiêu chung đó, căn cứ vào lợi thế so sánh và thực trạng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay, tỉ nh Nghệ An đã đặt ra mục tiêu tổng quát và lâu dài của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đến 2010 là: trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, xây dựng cơ cấu kinh tế tiến bộ để tạo điều kiện ứng dụng những thành tựu mới của khoa học - công nghệ trong nông nghiệp và nông thôn. Tăng nhanh tỷ suất hàng hoá nông sản, giảm dần tỷ trọng giá trị nông nghiệp trong GDP và tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội ở nông thôn, nâng cao đời sống dân cư nông thôn, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa nông thôn và thành thị, giữa trong tỉnh và ngoài tỉnh.

Cụ thể, từ nay đến 2010, sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nghệ An phải thực hiện các mục tiêu:

- Bảo đảm an ninh lương thực một cách chủ động và có một phần để xuất khẩu.

- Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp để tăng nhanh tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở cải tạo giống bò lai sind, giống lợn hướng nạc.

- Đổi mới cơ cấu lâm nghiệp theo hướng tăng diện tích trồng rừng mới, kết hợp với khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng để vừa tăng

độ che phủ vừa tăng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến bột giấy và lâm sản khác.

- Phát triển mạnh công nghiệp, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến để vừa tạo giá trị gia tăng cao cho nông phẩm, vừa tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân nông thôn.

- Giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp đi đôi với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm tăng tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật ở nông thôn.

- Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống của mọi vùng nông thôn.

Để thực hiện những mục tiêu mang tính định tính như trên, trong thời gian tới Nghệ An phải thực hiện tốt các chỉ tiêu cụ thể chủ yếu sau.

(Xem bảng trang sau)

Bảng 3.1: Mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nghệ An


Chỉ tiêu

ĐV

TH 2000

2005

2010

1. Tốc độ tăng GTSX khu vực NT

%

6,8

9,5-10

9,5-10

- Tốc độ tăng GTSX nông nghiệp

%

5,6

5,5-6

4,8-5,2

- Tốc độ tăng GTSX công nghiệp

%

12,3

15-16

15-16

- Tốc độ tăng GTSX dịch vụ

%

6,5

10,5-11

9,8-10,2

2. Cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn

%

100

100

100

- Nông nghiệp

%

50,79

44 - 41

35-32

- Công nghiệp

%

21,25

28-29

36-37

- Dịch vụ

%

27,96

28-30

29-31

3. Bình quân GTSX/ người

Tr.đ

3,0

4,61

6,77

4. Bình quân GTSX/ nông nghiệp/ ha

Tr.đ

12,0

20

30

5. Tỷ lệ LĐ nông nghiệp/ Lđ chung

%

70,5

58

50

6. Tỷ lệ hộ đói nghèo

%

20

10

5

7. Trang bị động lực/ha

mã lực

-

1

2

8. Tỷ lệ xã có đường ô tô về tận UB

%

96,3

98

100

9. Tỷ lệ xã có điện

%

86

95

100

10. Tỷ lệ dân được dùng nước sạch

%

40,6

80

90

11. Số điện thoại/100 dân

Cái

60,5

4

8

12. Tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố

%

60

80

100

13. Tỷ lệ LĐ nông thôn được đào tạo

%

1,92

10

25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An - 11

Nguồn: Đề án đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nghệ An đến 2010

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở NGHỆ AN

3.2.1 Tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả


Vốn là điều kiện tiền đề để thực hiện CNH, HĐH nói chung và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Không có vốn thì mọi đường lối, chủ trương, kế hoạch cho dù đúng đắn cũng rất khó để triển khai được. Theo ước tính, tổng nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001 - 2010 cần khoảng 56.000 tỷ. Để có được nguồn vốn này, ngoài nguồn vốn nhà nước, tỉnh nghệ An phải có các kênh huy động linh hoạt hơn, mà nguồn hấp dẫn nhất là nguồn từ ngoài tỉnh và nước ngoài.

Mặc dù nguồn vốn bên trong được xem là quyết định, nhưng thực tế những năm qua nguồn vốn ngoài tỉ nh có tác động rất lớn tới CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, bởi nó cho phép khai thác các lợi thế về tài nguyên sinh học đa dạng và nguồn nhân lực dồi dào ở địa phương để tạo giá trị thu nhập ngày càng cao. Nghệ An có điều kiện về vị trí địa lý, tài nguyên và lao động khá hấp dẫn để thu hút đầu tư từ bên ngoài. Tuy nhiên, hiện các dự án nước ngoài đầu tư và đây còn rất hạn chế. Nguyên nhân là Nghệ An chưa làm cho các nhà đầu tư biết đến các cơ hội đầu tư tại tỉnh một cách rộng rãi, chưa tạo được sự đồng bộ về kết cấu hạ tầng, về cơ chế chính sách; năng lực trong tổ chức, quản lý, tìm hiểu đối tác và thẩm định dự án đầu tư còn hạn chế.

Để khai thác các tiềm năng về vốn, Nghệ An cần khắc phục những tồn tại đó nhằm mở rộng cơ hội cho các nhà đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉ nh. Một trong những biện pháp hữu hiệu là cần xúc tiến, tăng cường quảng bá cơ hội đầu tư, bằng cách phối hợp với các bộ, ban, ngành để tổ chức các cuộc hội nghị nhằm giới thiệu tiềm năng, lợi thế và cơ chế chính sách địa phương với nhà đầu tư. Cần có chính sách ưu đãi, đó là điều tất yếu song cũng phải

quy định trách nhiệm rõ ràng cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần đẩy mạnh cải cách hành chính, thực thi luật pháp, chuẩn bị sẵn sàng kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn lao động.

Theo dự tính, với nhu cầu tới 56.000 tỷ đồng tiền vốn, Nghệ An có thể huy động được từ trong tỉnh khoảng 25.000 - 27.000 tỷ đồng (chiếm 49%), số còn lại 29.000 - 31.000 tỷ đồng (51%) sẽ phải huy động từ bên ngoài. Nói cách khác, Nghệ An cần phải sử dụng nhiều kênh huy động vốn khác nhau, trong đó các kênh chủ yếu là:

- Huy động vốn qua kênh ngân sách nhà nước một cách hợp lý. Việc này được thực hiện bằng các hình thức như: động viên thuế, phí, và các hình thức vay nợ qua kho bạc nhà nước như công trái, tín phiếu.

Thực hiện nghiêm ngặt tiết kiệm cả trong sản xuất và tiêu dùng, trong cả khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế ngoài nhà nước, trong các tầng lớp dân cư. Phải thắt chặt chi tiêu ngân sách, kiên quyết cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết, hoặc chưa thật sự cần thiết cấp bách. Tăng cường kiểm soát và đánh thuế vào các mặt hàng xa xỉ, những mặt hàng thỏa mãn nhu cầu cao

Sử dụng vốn có hiệu quả. Vốn ngân sách chỉ ưu tiên cấp cho những dự án xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường, triển khai các đề tài ứng dụng khoa học - công nghệ hay hỗ trợ hoạt động đào tạo. Các dự án khác cần chuyển sang hình thức cho vay và đầu tư theo phương thức tín dụng. Đồng thời phải tận thu một cách hợp lý để tăng nguồn thu ngân sách. Muốn vậy, cần đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, giám sát để chống thất thu thuế.

Đẩy mạnh công cuộc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng là cách tạo vốn, bởi nó sẽ giảm bớt gánh nặng cho ngân sách. Kiên quyết xử lý

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 31/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí