(Phụ lục 1). Muốn thực hiện FOB, đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ có nguồn lực lớn về mặt tài chính để mở L/C (Letter Credit - Thư tín dụng) mua nguyên phụ liệu, hạ tầng cơ sở sản xuất đạt chuẩn quốc tế, mà còn phải có xây dựng được đội ngũ chuyên nghiệp từ khâu chào giá, đàm phán đến tổ chức sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh.
- Nghiên cứu thị hiếu thời trang thế giới, tham gia tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tận dụng tối đa thị trường nội địa, xây dựng thương hiệu riêng, tạo nhiều kênh phân phối, linh hoạt trong tiếp thị nhằm tạo niềm tin và cảm xúc ấn tượng đối với người tiêu dùng. Đặc biệt đẩy mạnh khâu thiết kế thời trang, khai thác nguồn nguyên phụ liệu tốt để có mẫu mã tốt, phục vụ người tiêu dùng.
- Đa dạng hoá các nguồn đầu tư vào phát triển CNHT ngành dệt may, trong đó phải coi đầu tư ngoài Nhà nước và FDI là chủ yếu. Bổ sung các chính sách ưu đãi đầu tư vào phát triển CNHT ngành dệt may, gồm: ưu đãi tín dụng, ưu đãi nhập khẩu nguyên phụ liệu, thuế giá trị gia tăng…
- Ngành dệt may Việt Nam cần tìm ra thị trường ngách để tạo bứt phá. Tuy thị trường ngách thường nhỏ hơn, khách hàng có nhu cầu xác định hẹp hoặc kết hợp các nhu cầu độc đáo nhưng việc tập trung phục vụ khách hàng trong thị trường ngách sẽ có nhiều lợi thế, có cơ hội biết rõ từng khách hàng, có ít đối thủ cạnh tranh và có được lợi nhuận lớn. Khách hàng sẵn sàng trả cao hơn, vì hàng hóa trong thị trường ngách luôn đáp ứng các nhu cầu khắt khe của khách hàng.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách nội địa hóa; cơ chế, chính sách này phải được đi kèm với chính sách hạn chế nhập khẩu sản phẩm hoàn chỉnh và các nguyên phụ liệu nằm trong danh sách phải “nội địa hoá”. Đồng thời, tăng cường áp dụng các định mức kinh tế kỹ thuật mới, tiên tiến, chuyển giao công nghệ đối với ngành dệt may. Chính phủ phải quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu bông tập trung, bảo hộ cho người dân vùng trồng bông (trợ giá, giống…). Đẩy mạnh liên kết trồng bông giữa doanh nghiệp và nông dân nhằm bảo đảm nguyên liệu phục vụ sản xuất, để vùng chuyên canh bông vải phát triển bền vững, tạo điều kiện tăng giá trị cho ngành dệt may.
- Tái cấu trúc lại ngành dệt may Việt Nam để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, theo hướng sản xuất những sản phẩm sinh thái, kỹ thuật cao; nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, cải thiện môi trường làm việc cho người lao động... đây sẽ là động lực chính thức đẩy sự phát triển của ngành CNHT dệt may. Các doanh nghiệp CNHT dệt may phải tập trung đẩy mạnh thương mại điện tử, có định hướng phối hợp xây dựng các sàn giao dịch sản phẩm dệt may điện tử. Khi có một hệ thống hàng hóa được mã hóa, số hóa doanh nghiệp sẽ rất thuận lợi trong việc quản lý, phân phối.
- Ngành dệt may cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ. Có chính sách thu hút nhân tài, nguồn nhân lực từ địa phương khác. Mặt khác, cần gắn kết chương trình đạo tạo nhân lực của địa phương với nguồn nhân lực quốc gia trong lĩnh vực CNHT, thông qua các chương trình đạo tạo với nước ngoài, liên kết tổ chức đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp....
4.2.2.3. Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử
Có thể bạn quan tâm!
- Phải Coi Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ Là Khâu Đột Phá, Tạo Tiền Đề Phát Triển Các Ngành Công Nghiệp
- Gắn Kết Chặt Chẽ Giữa Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ Với Hoạt Động Của Các Doanh Nghiệp Trong Một Số Ngành Công Nghiệp
- Mô Hình Cơ Sở Dữ Liệu Về Công Nghiệp Hỗ Trợ Quốc Gia
- Năm 2011 Về Chính Sách Phát Triển Một Số Ngành Cnht.
- Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam - Hà Thị Hương Lan - 22
- Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam - Hà Thị Hương Lan - 23
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Như phân tích ở trên, định hướng phát triển ngành công nghiệp điện tử Việt Nam là chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển điện tử chuyên dùng, gồm sản xuất linh kiện, phụ tùng, sản phẩm phụ trợ cho các lĩnh vực tin học, viễn thông, điện tử y tế, điện tử công nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành điện tử hoạt động chưa chuyên nghiệp, tính liên kết chưa cao; chưa tạo được mũi nhọn đột phá, thế mạnh riêng về sản phẩm. Tỷ lệ nội địa hoá và hàm lượng giá trị gia tăng trong các sản phẩm điện tử nội địa thấp. Cơ cấu sản phẩm ngành đang lệch pha, nghiêng về điện tử tiêu dùng… Do chúng ta chưa chú trọng đến phát triển cơ sở hạ tầng và đồng bộ các yếu tố hỗ trợ cho ngành công nghiệp điện tử, chủ yếu là gia công lắp ráp. Để khắc phục thực trạng trên, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:
- Chính phủ, tạo những ưu đãi cần thiết cho khối doanh nghiệp CNHT ngành điện tử; xây dựng thí điểm một số KCN hỗ trợ ngành điện tử với các ưu đãi đặc thù. Quy hoạch CNHT điện tử theo hướng là công nghiệp then chốt, phát triển lâu dài
chương trình liên kết sản xuất quốc tế giữa các doanh nghiệp CNHT với các doanh
nghiệp lắp ráp và lựa chọn hình thức liên kết sản xuất quốc tế phù hợp.
- Cần có chính sách phát triển hợp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi. Đặc biệt, các doanh nghiệp sớm có biện pháp cải thiện sản xuất, tăng tỷ lệ nội địa hóa, cung cấp những sản phẩm được thị trường chấp nhận.
- Xây dựng ngành sản xuất linh phụ kiện điện tử - tin học theo hướng gắn kết, tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng của các công ty, tập đoàn đa quốc gia theo hướng đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp mà trước hết là đáp ứng nhu cầu về linh kiện lắp ráp đơn giản, các chi tiết nhựa, khuôn mẫu, mạch in… tăng tỉ lệ nội hóa ngành điện tử.
- Các doanh nghiệp CNHT ngành điện tử có thể sản xuất sản phẩm theo phương thức “Tích hợp”; có sự liên kết chặt chẽ để từng bước hình thành một mảng chuyên biệt trong ngành công nghiệp điện tử toàn cầu. Ưu tiên phát triển các phương thức liên kết sản xuất - kinh doanh giữa các doanh nghiệp nội địa và những tập đoàn lớn. Lựa chọn một số chuyên ngành, lĩnh vực sản xuất loại sản phẩm mà mình có thế mạnh, nhằm tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao để có thể tham gia vào hệ thống sản xuất khu vực.
- Thu hút các tập đoàn đa quốc gia phát triển các cơ sở sản xuất, thiết kế các hệ thống bán dẫn tích hợp cao, vi điều khiển, các thiết bị SoC (System on a Chip), IC thông minh, những sản phẩm tín hiệu hỗn hợp, những vi mạch có bộ nhớ nhanh, bộ nhớ STRAM... Muốn thu hút những nhà lắp ráp các sản phẩm công nghệ cao, nhất thiết cần phải có những DNNVV sản xuất chi tiết, linh kiện ở trình độ công nghệ cao.
- Thúc đẩy đổi mới công nghệ với phương án hợp lý, khai thác năng lực nghiên cứu tư vấn, thiết kế hiện có, hoàn thiện môi trường pháp lý công tác nghiên cứu, tạo dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển KH - CN ngành CNHT.
KẾT LUẬN
[
Với mục tiêu đến năm 2020 đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại, việc phát triển CNHT sẽ đóng góp một vai trò quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH nền kinh tế Việt Nam.
Việc thực hiện đề tài nghiên cứu trong phạm vi, giới hạn nhất định, tác giả
luận án đưa ra một số kết luận sau:
1. Công nghiệp hỗ trợ là một ngành kinh tế kỹ thuật, bao gồm các ngành sản xuất sản phẩm trung gian, cung cấp linh, phụ kiện máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu đã qua chế biến và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất theo các quy trình nhất định để lắp ráp các sản phẩm cuối cùng. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến CNHT như: môi trường kinh tế vĩ mô và cơ chế chính sách của Nhà nước; các quan hệ liên kết khu vực và toàn cầu, ảnh hưởng của các tập đoàn đa quốc gia; hội nhập kinh tế quốc tế; các ngành công nghiệp cơ bản và khu vực hạ nguồn; dung lượng thị trường; tiến bộ KH - CN và năng lực nội địa hóa; nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực; hệ thống thông tin; tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
2. Phát triển CNHT là yêu cầu mang tính tất yếu khách quan đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành công nghiệp nói riêng. Luận án đã luận giải những tiêu chí đánh giá mức độ phát triển CNHT như: quy mô, trình độ công nghệ, nguồn nhân lực, tỷ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp CNHT, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và mức độ đáp ứng yêu cầu của ngành công nghiệp hạ nguồn.
3. Vai trò có tính hai mặt của phát triển CNHT đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành công nghiệp ở Việt Nam nói riêng được thể hiện ở một số nội dung. Việc phát triển hợp lý và hiệu quả CNHT sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung; đặc biệt khi hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Đồng thời, luận án nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển CNHT trong một số ngành công nghiệp và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho Việt Nam.
4. Thực trạng CNHT trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, CNHT trong một số ngành công nghiệp Việt Nam vẫn còn những hạn chế và đặt ra những vấn đề cần được quan tâm, giải quyết như: về quy hoạch phát triển CNHT; về vốn, công nghệ trong phát triển CNHT, về nguồn nhân lực trong phát triển CNHT và về phát triển CNHT khi tái cấu trúc một số ngành công nghiệp ở Việt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đây là cơ sở quan trọng bảo đảm căn cứ khoa học và thực tiễn để đề xuất những nhóm giải pháp mang tính khả thi thúc đẩy CNHT phát triển trong thời gian tới.
5. Để phát triển CNHT trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam thời gian tới hiệu quả. Luận án đưa ra năm quan điểm cần phải quán triệt: Một là, phải coi phát triển CNHT là khâu đột phá, tạo tiền đề phát triển các ngành công nghiệp. Hai là, phát triển CNHT phải khai thác lợi thế quốc gia, hướng vào xuất khẩu, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Ba là, phát triển CNHT phải tuân theo các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, xây dựng nền kinh tế xanh và bền vững. Bốn là, phải tăng cường vai trò của Nhà nước trong phát triển CNHT. Năm là, phát triển CNHT phải đảm bảo tái cấu trúc ngành công nghiệp cũng như tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam hiệu quả.
Trên cơ sở đó Luận án đưa ra hai nhóm giải pháp, đó là nhóm giải pháp chung phát triển CNHT trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam và nhóm giải pháp phát triển CNHT trong ngành công nghiệp xe máy, dệt may và điện tử. Đây là hai nhóm giải pháp cơ bản, là một thể thống nhất không tách rời và không xem nhẹ bất kỳ giải pháp nào nhằm phát triển CNHT ở Việt Nam, góp phần xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Hà Thị Hương Lan (2008), "Vai trò của công nghiệp hỗ trợ", Tạp chí Lý luận , số 10, tr. 48-53+38
2. Hà Thị Hương Lan (2008), Công nghiệp phụ trợ với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị; Viện Kinh tế - chính trị - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
3. Hà Thị Hương Lan (2011), "Phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm thu hút FDI: Kinh nghiệm của Trung Quốc và gợi ý cho Việt Nam", Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 45 năm tháng 2, tr.19-26.
4. Hà Thị Hương Lan (2011), "Công nghiệp phụ trợ với vấn đề nhập siêu ở Việt
Nam hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, số 2, tr. 52-55.
5. PGS, TS Đỗ Đức Minh, Hà Thị Hương Lan (2011), Chính sách tài chính hỗ trợ công nghiệp hỗ trợ, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ (của Viện chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) và Viện nghiên cứu Chiến lược chính sách công nghiệp (Bộ Công thương), tháng 12
6. PGS, TS Đỗ Đức Minh, Hà Thị Hương Lan (2012), Sự đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ trong điều tiết kinh tế vĩ mô của Viện chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) phối hợp với Viện chiến lược Ngân Hàng (Ngân Hàng Nhà nước), tháng 5.
7. Hà Thị Hương Lan (2012), "Công nghiệp hỗ trợ giải pháp hạn chế nhập
siêu", Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp, tháng 12, tr. 12 - 14.
8. Hà Thị Hương Lan (2013), "Chính sách ưu đãi phát triển Công nghiệp hỗ
trợ ở Việt Nam", Tạp chí Tài chính, số 5 (583), tháng 5, tr.50-53.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. ADB (2007), Triển vọng phát triển Châu Á: Việt Nam. Hà Nội.
2. Vũ Thành Tự Anh (2006), "Vai trò của doanh nghiệp dân doanh vừa và nhỏ",
Thời báo kinh tế Sài Gòn, (10), 7-9.
3. Bùi Thị Lan Anh (2006), CNHT trong chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, Đề án môn Kinh tế và quản lý công nghiệp, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
4. Từ Thúy Anh (2010), "Phát triển cụm công nghiệp hỗ trợ chuyên ngành: Lý thuyết và thực tiễn", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 383.
5. Nguyễn Hoàng Ánh (2008), Nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu và khả năng tham gia của các doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam (Đề tài nghiên cứu cấp Bộ), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Ngoại thương.
6. Lê Xuân Bá (2010), Kinh tế Việt Nam trong kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 và chiến lược phát triển đến năm 2020.
7. Trương Thị Chí Bình (2010), Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
8. Trương Thị Chí Bình (2006), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam thông qua nâng cao hiệu quả của liên kết kinh doanh giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ (Đề tài nghiên cứu cấp Bộ), Bộ Công nghiệp.
9. Trương Thị Chí Bình (2007a), "Kết nối công nghiệp thương mại trong bối
cảnh toàn cầu hóa", Tạp chí Công nghiệp, 9 (1), tr.29-31.
10. Trương Thị Chí Bình (2007b), Nghiên cứu đề xuất xây dựng mô hình Cụm liên kết công nghiệp (industrial cluster) để phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Bộ Công thương.
11. Ngô Thái Bình và Lê Hằng (2009), "Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô - xe máy", Tạp chí Công nghiệp, số 1.
12. Bộ Bưu chính Viễn thông (2007), Kế hoạch tổng thể phát triển Công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020, Hà Nội.
13. Bộ Công thương (2007), Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm
2010, tầm nhìn đến năm 2020.
14. Bộ Công thương (2007), Công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp điện
tử Việt Nam.
15. Bộ Công thương (2009), Dự thảo Nghị định về Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.
16. Bộ Công thương (2008b), Báo cáo tóm tắt chiến lược Công nghiệp Việt Nam đến 2020, Hà Nội.
17. Bộ Công thương (2007a), Báo cáo tình hình phát triển công nghiệp Việt Nam
2006, Hà Nội.
18. Bộ Công thương (2007b), Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến 2010, tầm nhìn đến 2020, Hà Nội.
19. Bộ Công thương (2008a), Báo cáo tình hình công nghiệp thương mại 2007,
Hà Nội.
20. Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương), Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN ngày 31/7/2007 phê duyệt Quy hoạch phát triển CNHT đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
21. Bộ Ngoại giao Việt Nam (2003), Sáng kiến chung Nhật Bản - Việt Nam nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam.
22. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 96/2011/TT-BTC ngày 04 tháng 07 năm 2011 hướng dẫn thực hiện chính sách tài chính quy định tại Quyết định 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển một số ngành CNHT
23. C.Mác, Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia sự thật,
Hà Nội.
24. Hoàng Văn Châu (Tuyển chọn) (2010), Công nghiệp hỗ trợ : Kinh nghiệm của các nước và giải pháp cho Việt Nam, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.