nghiệp, các nhà nghiên cứu. Các CSDL này có chất lượng cao cung cấp thông tin
chi tiết về các nhà cung cấp và rất dễ tiếp cận [140].
Thái Lan, việc tạo dựng CSDL về CNHT, các luồng thông tin và liên kết nhằm thúc đẩy sự thành công của ngành CNHT, cụ thể: thiết lập Build (1992) đưa ra Chương trình đáp ứng khách hàng; xây dựng CSDL về CNHT ASEAN, các tổ chức độc lập, như các Viện nghiên cứu ôtô, điện, điện tử; thành lập Cục phát triển CNHT… thực hiện nhiệm vụ chính trao đổi, chung cấp hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo CNHT, thiết kế và phát triển các sản phẩm mẫu. Thái Lan cũng thiết lập các tổ chức ngành về CNHT như: Tổ chức CNHT điện tử, Tổ chức CNHT cơ khí… các tổ chức này, mang tính chất là cơ quan Chính phủ và có những quan hệ, giao lưu gần gũi với các công ty FDI, cũng như các nhà kinh doanh trong nước, thúc đẩy các hợp tác với nước ngoài, đặc biệt là với Nhật Bản.
Malaysia, rất nỗ lực trong việc tạo dựng CSDL, tăng cường trao đổi thông tin. Chính phủ đưa ra Chương trình Trao đổi hợp đồng Thầu phụ, cung cấp các CSDL máy tính để giúp các DNNVV tìm hiểu và đáp ứng các yêu cầu của các công ty lớn với tư cách là nhà cung ứng đầu vào công nghiệp. Mục tiêu của chương trình trao đổi hợp đồng thầu phụ là khuyến khích sự phát triển của các DNNVV trong khu vực thành các công ty hiện đại có sức cạnh tranh trong lĩnh vực CNHT. Cùng với Chương trình Trao đổi hợp đồng Thầu phụ, Malaysia còn tổ chức các hội chợ và triển lãm dành cho DNNVV, thực hiện các nghiên cứu về các phân loại thị trường và sản phẩm [111].
2.3.2. Bài học cho Việt Nam về phát triển công nghiệp hỗ trợ
Từ những kinh nghiệm tổng kết kể trên, có thể rút ra cho Việt Nam một số
bài học về phát triển CNHT:
2.3.2.1. Từ phía Chính phủ
Trong phát triển công nghiệp nói chung và CNHT nói riêng, Chính phủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Có Tính Hai Mặt Của Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ
- Kinh Nghiệm Của Một Số Quốc Gia Về Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ Trong Một Số Ngành Công Nghiệp Và Bài Học Cho Việt Nam
- Kinh Nghiệm Về Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa
- Một Số Nhân Tố Mới Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ Của Việt Nam
- Công Nghiệp Hỗ Trợ Trong Ngành Công Nghiệp Xe Máy
- Doanh Thu Của Các Doanh Nghiệp Cn Dệt May Từ 2000 - 2012
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Đối với chính sách, chương trình hành động về CNHT. Rút kinh nghiệm của Nhật Bản và Thái Lan, Việt Nam cần có chính sách về CNHT rõ ràng, ổn
định, linh hoạt; các chương trình hành động toàn diện, cụ thể và bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp. Việt Nam, cần xác định rõ cơ quan đầu mối phụ trách CNHT trong cơ quan hành chính của Chính phủ. Các quốc gia trên, ngay trong giai đoạn đầu tiên phát triển CNHT đã hình thành nhanh chóng cơ quan đầu mối, các cơ quan hỗ trợ để hoạch định, thực hiện và quản lý phát triển CNHT. Hiện tại Nhật Bản đang vận hành những cơ sở dữ liệu về CNHT chất lượng cao. Việt Nam, đang thiếu hụt thông tin liên quan về năng lực và khả năng của các doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam, hệ thống nhà cung cấp trong nước để tìm kiếm đối tác hay liên kết sản xuất. Do đó, các hoạt động hỗ trợ phát triển CNHT chưa huy động được sức mạnh tổng thể cho lĩnh vực này.
Xây dựng chính sách phù hợp với thực tiễn. Từ bài học của các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan; Chính phủ Việt Nam khi xây dựng chính sách về CNHT cần có sự tham gia, trao đổi, đề đạt của các doanh nghiệp, xoá bỏ khoảng cách giữa chính sách được ban hành với việc thực thi chính sách. Việt Nam cũng đã có rất nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm giữa các nhà làm chính sách với các nhà đầu tư, nhưng mới chỉ dừng lại ở những kết luận. Vì vậy, đã đến lúc Việt Nam phải có các hành động quyết liệt, chế tài nghiêm khắc trong việc thực thi sai chính sách. Nghiên cứu thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng tạo trung gian kết nối giữa ngân hàng với các DNNVV như kinh nghiệm của Nhật Bản và Thái Lan, giúp các DNNVV có thể vay vốn khi gặp khó khăn về tài sản thế chấp. Có cơ chế đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế, thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với MNCs (như Nhật Bản, Thái Lan). Ngoài ra, cần xây dựng doanh nghiệp nòng cốt có trách nhiệm dẵn dắt, tạo thị trường, hỗ trợ phát triển DNNVV như các “Công ty mỏ neo” của Malaysia.
Ưu tiên ngành CNHT, sản phẩm CNHT. Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia đã rất thành công khi tập trung ưu tiên phát triển một số ngành CNHT và tìm cho mình những linh kiện cơ bản để tập trung chuyên môn hóa. Việt Nam cần xác định rõ các ngành, các sản phẩn CNHT ưu tiên để có thể tập trung nguồn lực cũng như định hướng để hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư. Kinh nghiệm của Nhật
Bản, Trung Quốc giảm thuế cho các doanh nghiệp lắp ráp có tỉ lệ mua hàng trong nước cao. Khi các DNNVV yếu thế trong cạnh tranh, trong khu vực kinh tế kém phát triển, khu vực nghèo được bảo hộ bằng ưu đãi giảm, miễn thuế thu nhập và cho vay trực tiếp với lãi suất thấp và dài hạn. Việt Nam chưa thực hiện được, các DNNVV vẫn phải vay với lãi suất cao và ngắn hạn. Chưa có ưu đãi các TĐĐQG về đất đai, hạ tầng, thuế trong việc kêu gọi các doanh nghiệp vệ tinh của họ vào sản xuất tại Việt Nam...
Tăng cường đào tạo, phát triển tài năng cho CNHT. Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia rất thành công trong vấn đề này. Việt Nam cần có sự phối hợp của cả các doanh nghiệp trong và nước ngoài, các cơ sở đào tạo; thành lập quỹ phát triển nhân lực, hỗ trợ chi phí đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, lao động kỹ năng cao và nhận thức cho cán bộ công chức về sứ mệnh của hệ thống doanh nghiệp đối với kinh tế xã hội quốc gia và vai trò trách nhiệm của Chính phủ, cụ thể là cán bộ công chức trong việc hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp phát triển.
2.3.2.2. Từ phía doanh nghiệp
Tương tự như các quốc gia khác trong khu vực, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyên sản xuất linh kiện hiện tại sẽ là lực lượng sản xuất CNHT ở Việt Nam. Từ kinh nghiệm của Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan, các doanh nghiệp Việt Nam khi được đề nghị cần tích cực tham gia, đóng góp ý kiến trong việc hoạch định chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp nói chung và ngành CNHT nói riêng.
Chủ động đầu tư, đổi mới công nghệ, trang thiết bị, nâng cao năng lực, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Bố trí cán bộ, công nhân trong doanh nghiệp tham gia các chương trình đào tạo của ngành, địa phương, hiệp hội... hoặc thuê các chuyên gia tổ chức đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực chất lượng cao ngay tại chỗ làm việc. Trong đó, chú trọng đào tạo phong cách, kỷ luật lao động và kiến thức thực tế, tinh thần tập thể trong doanh nghiệp.
Xây dựng mối liên kết, hợp tác chặt chẽ để trở thành các doanh nghiệp vệ
tinh, sản xuất sản phẩm phụ trợ cho bản thân doanh nghiệp; cung ứng cho hệ
thống doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện và liên kết chặt chẽ với các nhà lắp ráp để giảm giá thành và qua đó học hỏi để chuyển giao công nghệ kỹ thuật.
Xây dựng chiến lược về thương hiệu của doanh nghiệp để khẳng định sự hiện hữu của mình trên thương trường. Những thương hiệu mạnh sẽ tạo nên giá trị riêng, có lợi thế cạnh tranh về chiến lược kinh doanh tiếp thị sản phẩm. Tuy nhiên, điều này phải đi kèm với chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cung cách phục vụ tốt. Như vậy, thương hiệu sẽ tạo nên thế mạnh cho doanh nghiệp. Tham gia và cung cấp thông tin, quá trình hoạt động của doanh nghiệp cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu về CNHT quốc gia.
Ngoài những bài học về thành công kể trên, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia cũng có những bài học thất bại hoặc ít thành công trong phát triển CNHT. Chẳng hạn như Thái Lan, khi xây dựng cơ chế, chính sách hợp tác với các tổ chức quốc tế và liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với MNCs nhằm thúc đẩy CNHT phát triển cũng chưa được thành công, do thiếu sự phối hợp giữa các bộ, ngành và thiếu hiểu biết của doanh nghiệp về chính sách của Chính phủ Thái Lan. Hay ở Malaysia, khi thành lập “Công ty mỏ neo”, các doanh nghiệp đã thiếu sự nhiệt tình, do cơ chế mỏ neo - cung ứng của Chính phủ Malaysia có sự đối xử thiếu công bằng giữa các ngành, các nhóm thương gia, dẫn đến CNHT một số ngành phát triển còn chênh lệnh (như ngành điện, điện tử và ngành ô tô)... Việt Nam là nước đi sau, đây là những kinh nghiệm để Việt Nam nghiên cứu, lựa chọn phù hợp với điều kiện, thực tiễn của đất nước nhằm phát triển CNHT ở Việt Nam hiệu quả.
Chương 3
THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRONG MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2013
3.1. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ NHÂN TỐ MỚI ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRONG MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn
3.1.1.1. Những thuận lợi
Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi như về giao thông, thương mại, thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, học tập kinh nghiệm sản xuất và quản lý của các quốc gia. Với nguồn nhân lực dồi dào, chi phí lao động thấp và nguồn tài nguyên trí tuệ phong phú sẽ tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam lợi thế cạnh tranh so với khu vực. Thời gian gần đây, Nhật Bản đã có sự chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam, đây là quốc gia đầu tư vào Việt Nam lớn nhất cho tới nay; nhất là đối với ngành CNHT tại Hà Nội và các thành phố trọng điểm. Tháng 12/2012, Việt Nam và Hàn Quốc đã ký Biên bản ghi nhớ về Hợp tác phát triển CNHT Việt Nam- Hàn Quốc. Hiện nay, Hàn Quốc cũng đang là đối tác thương mại lớn của Việt Nam; các doanh nghiệp chính của Hàn Quốc đầu tư vào ngành CNHT Việt Nam ngày càng tăng cao. Việc Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc ký kết các hiệp định thương mại, xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi song phương đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam, tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, nhằm tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, đặc biệt là những doanh nghiệp lắp ráp lớn có thị phần cao trên toàn thế giới.
Những năm gần đây, nhận thức vai trò quan trọng của việc phát triển CNHT, Chính phủ Việt Nam đã dành sự quan tâm cho sự phát triển ngành CNHT thông qua việc ban hành Quyết định 12/2011/QĐ-TTg về “Ưu tiên phát
triển CNHT”; Quyết định 1483/QĐ-TTg về “Danh mục các sản phẩm CNHT được ưu tiên phát triển”; Quyết định số 1556/QĐ-TTg phê duyệt đề án “trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực CNHT”. Quy hoạch tổng thể phát triển CNHT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa qua đã được Bộ Công Thương nghiên cứu xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. Ngoài chính sách phát triển các ngành CNHT, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành những cơ chế, chính sách hợp lý nhằm khuyến khích, hỗ trợ lĩnh vực này phát triển làm nòng cốt trong phát triển kinh tế; cụ thể như: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV; Nghị định số 75/2011/NĐ- CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, theo đó dự án hạ tầng khu CNHT, dự án thuộc danh mục các ngành CNHT theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được xem xét vay vốn tín dụng đầu tư; Nghị định số 87/2010/NĐ-CP, ưu đãi miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị; linh kiện, chi tiết, phụ tùng, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp rắp đồng bộ... cho các dự án thuộc danh mục lĩnh vực được ưu đãi đặc biệt. Bộ Tài chính cũng có Thông tư 96/2011/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chính sách cho phát triển một số ngành CNHT... Có thể nói, khung chính sách cho phát triển CNHT đã được hình thành và đang đi vào hoàn thiện.
Đi cùng với hệ thống chính sách, hệ thống kết cấu hạ tầng cũng được hiện đại hóa và tương đối đồng bộ, có giá trị lâu dài; đây là một trong những thuận lợi quan trọng trong việc đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để sản xuất các sản phẩm hỗ trợ. Việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng sẽ góp phần giảm bớt chi phí cho các nhà đầu tư, giúp cho hàng hóa của các nhà đầu tư (linh kiện, vật tư, phụ tùng...) thuận lợi hơn trong việc lưu thông cả ở thị trường trong và ngoài nước. Hệ thống doanh nghiệp sản xuất CNHT Việt Nam cũng có nhiều chuyển biến so với thời gian trước đây. Đến năm 2013, Việt Nam có trên 1.380 doanh nghiệp sản xuất các loại linh phụ kiện phụ tùng,... cung ứng cho các ngành công nghiệp xe máy, ô tô, điện tử. Chính phủ Việt Nam đã chỉ
đạo thành lập các KCN, KCX chuyên sâu tại nhiều tỉnh, thành phố để thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển CNHT và có cơ chế thu hút được nhiều nhà đầu tư vào chú trọng xây dựng nguồn nhân lực CNHT, nâng cấp tiện nghi sinh hoạt, điều kiện sống để thu hút nguồn nhân lực. Một yếu tố không kém phần quan trọng là sự đồng nhất và quyết tâm rất cao trong việc phát triển CNHT của lãnh đạo các bộ, ngành, các cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai các dự án, tiếp tục cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng, năng động và có sức cạnh tranh cao, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp đang hoạt động và nhà đầu tư tiềm năng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển CNHT.
3.1.1.2. Những khó khăn
Vấn đề quy hoạch phát triển CNHT còn chậm, tới năm 2007 mới có Quy hoạch phát triển CNHT đến năm 2010, tầm nhìn 2020; nhưng chưa được cụ thể hóa bằng các chế độ rõ ràng theo từng lĩnh vực quản lý của các bộ, ngành. Đầu năm 2011, Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển một số ngành CNHT. Các văn bản pháp lý, nội dung còn quá chung chung, nên thực tế chưa phát huy tác dụng hoặc chưa đặt vấn đề phát triển CNHT với tầm nhìn dài hạn, còn chịu sự ràng buộc của những văn bản pháp luật cao hơn và thực sự chưa đủ mạnh để thúc đẩy CNHT phát triển. Các hỗ trợ ưu đãi cho doanh nghiệp trong lĩnh vực CNHT gần như không có gì mới, thực tế là tổng hợp các chính sách ưu đãi đã được ban hành trước đó cho một số lĩnh vực khác. Sự kết hợp giữa các chính sách nhằm hỗ trợ, tác động tích cực đến ngành CNHT còn yếu, khả năng tiếp cận các ưu đãi không dễ dàng do thủ tục, quy trình thường phức tạp và thiếu tiêu chí cụ thể. Việc ưu đãi thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp trong thời gian qua hầu như chỉ tập trung vào các tập đoàn lớn. Trong khi các doanh nghiệp CNHT thường có quy mô nhỏ và vừa, gần như chưa được quan tâm khi thu hút đầu tư nước ngoài, ở cả trung ương lẫn địa phương. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ và bảo lãnh tín dụng đầu tư của Việt Nam tuy đã có nhưng còn mang tính đơn lẻ, đặc biệt chưa có sự gắn kết rộng rãi quyền lợi
các bên. Chính sách phát triển các khu, cụm công nghiệp vẫn chỉ tập trung vào số lượng, thiếu quy hoạch đồng bộ trên phạm vi cả nước...
Quy hoạch phát triển CNHT đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 cần phải nhìn nhận theo các góc độ; cụ thể: xác định phạm vi của CNHT chưa tập trung, phát triển CNHT chưa được phân theo lộ trình. Việc Quy hoạch lựa chọn 05 ngành CNHT ưu tiên phát triển, đã bỏ qua 02 ngành CNHT cho sản phẩm xe máy và trang thiết bị điện gia dụng, có tỷ lệ nội địa hóa cao (tự phát triển theo tín hiện thị trường). Sự lựa chọn chủ yếu dựa trên thực trạng và yêu cầu phát triển, chưa căn cứ vào lợi thế. Nếu xác định và khai thác được lợi thế thì Việt Nam mới có thể cạnh tranh và thành công trên thị trường thế giới. Mục tiêu phát triển CNHT với số lượng linh kiện hay vốn đầu tư được tính toán trên cơ sở nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp chính trong nước, bỏ qua khả năng tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu và xuất khẩu chính các linh kiện, phụ tùng.... Quy hoạch phát triển các ngành CNHT chậm, chưa theo kịp sự phát triển của các liên doanh sản xuất, lắp ráp; đẫn đến tình trạng nhập linh kiên, phụ tùng từ công ty mẹ và các công ty con thành viên trong khu vực.
Ngành CNHT ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn sơ khai và còn yếu kém, các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hỗ trợ ở nước ta còn rất ít, công nghệ lạc hậu,...chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành công nghiệp chế tạo, lắp ráp, đặc biệt là cung cấp cho các doanh nghiệp, các tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài. Ngành CNHT ở Việt Nam đã và đang là một vấn đề rất đáng lo ngại cho sự phát triển ổn định, bền vững của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng. Việc hình thành với cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, CNHT ở Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi và khả năng cạnh tranh đang còn rất thấp. Mặt khác, nguồn nhân lực phục vụ CNHT chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, nguồn nhân lực giá rẻ không còn là một lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút FDI của Việt Nam, khi mà các thỏa thuận về miễn giảm thuế nhập khẩu chính thức được thực hiện. Vì thế, điều cốt yếu hiện