2.2.2. Tính khoa học
Tính khoa học của phần mềm được thể hiện qua các mặt
- Khoa học về cấu trúc:
+ Sản phẩm được chia thành những đơn vị cân đối;
+ Các chức năng không trùng lặp, có quan hệ, có thể tổ hợp thành nhiều chức năng mới;
+ Thuật toán và chương trình được thiết kế và cài đặt một cách có cấu trúc.
- Khoa học về nội dung:
+ Các thuật toán dựa trên những thành tựu mới của toán học và tin học, có cơ sở chặt chẽ.
+ Các chức năng và nhiệm vụ do sản phẩm thực hiện có giá trị khoa học cao
- Khoa học về hình thức thao tác:
+ Tên của các lệnh phải hợp lý, thể hiện tính logic và phù hợp với tư duy tự nhiên của người dùng.
Ví dụ 1: Một hệ thống dùng các lệnh bằng tiếng anh và một số lệnh bằng tiếng việt sẽ được xem là vi phạm tính khoa học về hình thức. Do đó, để đảm bảo tính khoa học về mặt hình thức thì hệ thống chia thành hai phần: một phần sử dụng tiếng anh, một phần sử dụng tiếng việt.
Ví dụ 2: Chương trình giải bất phương trình bậc nhất trong hình 2.3 đã vi phạm tính khoa học vì trùng lặp chức năng và tên lệnh không hợp lý.
Hình 2.3. Ví dụ về tính khoa học
2.2.3. Tính hữu hiệu
Tính hữu hiệu của phần mềm được xác định qua các tiêu chuẩn sau:
- Hiệu quả kinh tế hoặc ý nghĩa, giá trị thu được do áp dụng sản phẩm đó
- Tốc độ xử lý của sản phẩm: V = M/T. Trong đó: M là khối lượng đối tượng xử lý, T là tổng số đơn vị thời gian xử lý khối lượng.
- Giới hạn tối đa của sản phẩm hoặc miền xác định của chương trình được xác định qua khối lượng đa số của các đối tượng mà sản phẩm đó quản lý. Ví dụ, hệ QF có thể quản lý tối đa 106 bản ghi trong một tệp, mỗi bản ghi có thể có số trường tối đa là 255.
- Dung lượng tối đa của bộ nhớ trong (RAM–Ramdom Access Memory) mà chương trình sử dụng. Ví dụ, hệ QF sử dụng 48 K bộ nhớ trong từ địa chỉ đến địa chỉ.
Tính hữu hiệu của một sản phẩm phần mềm có thể được đo bằng các phép đánh giá tính hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ của người dùng có đạt được các mục tiêu yêu cầu với tính chính xác và hoàn thiện trong môi trường sử dụng riêng. Các phép đánh giá tính hiệu quả được chỉ ra trong bảng 2.1.
Tính hữu hiệu của một sản phẩm phần mềm có thể được đo bằng các phép đánh giá tính năng suất của tài nguyên mà người dùng sử dụng một cách hiệu quả trong môi trường sử dụng riêng biệt. Tài nguyên thông dụng nhất là thời gian để hoàn thành nhiệm vụ, bên cạnh đó là các tài nguyên như nguồn lực con người, vật liệu hoặc tài chính sử dụng. Các phép đánh giá tính năng suất được chỉ ra trong bảng 2.2.
2.2.4. Tính tin cậy
Tính tin cậy của sản phẩm phần mềm thể hiện ở sản phẩm được trông chờ thực hiện các chức năng dự kiến của nó với độ chính xác được yêu cầu.
2.2.5. Tính kiểm thử được
Phần mềm có thể kiểm thử được là phần mềm mà nó có cách dễ dàng để có thể kiểm tra được. Đảm bảo rằng nó thực hiện đúng các chức năng dự định.
2.2.6. Tính sáng tạo
Một sản phẩm phần mềm có tính sáng tạo khi nó thỏa mãn một trong các tính chất sau:
- Sản phẩm được thiết kế và cài đặt đầu tiên.
- Sản phẩm được phục vụ cho những đặc thù riêng.
- Sản phẩm có những đặc điểm khác về mặt nguyên lý so với các sản phẩm hiện hành.
- Sản phẩm có những ưu thế nổi bậc so với sản phẩm hiện hành. Ví dụ, Bộ xử lý Tiếng việt đảm bảo tính sáng tạo.
2.2.7. Tính an toàn
Tính an toàn của sản phẩm phần mềm được đánh giá thông qua:
- Có cơ chế bảo mật và bảo vệ các đối tượng do hệ thống phát sinh hoặc quản lý.
- Bản thân sản phẩm được đặt trong một cơ chế bảo mật nhằm chống sao chép trộm hoặc làm biến dạng sản phẩm đó.
Ví dụ: Khi thực hiện một chức năng trên Windows, người dùng không thể chỉnh sửa được các đối tượng được sinh ra và bản thân Windows cũng chống sao chép, chỉnh sửa.
Tính an toàn của sản phẩm phần mềm có thể được đo bằng các phép đánh giá tính an toàn đánh giá mức độ rủi ro gây hại tới con người, doanh nghiệp, phần mềm, tài sản hoặc môi trường trong điều kiện thực hiện cụ thể. Nó bao gồm tới sức khỏe và an toàn của cả người dùng và những người có ảnh hưởng tới việc sử dụng như là các hậy quả vật lý và kinh tế chưa tính trước được. Các phép đánh giá tính an toàn được chỉ ra trong bảng 2.3.
2.2.8. Tính toàn vẹn
Tính toàn vẹn của sản phẩm thể hiện qua các chức năng sau:
- Có cơ chế ngăn ngừa việc thâm nhập bất hợp pháp vào phần mềm hay dữ liệu và ngăn ngừa việc phát sinh ra những đối tượng (dữ liệu, đơn thể...) sai quy cách hoặc mâu thuẫn với các đối tượng sẳn có.
- Có cơ chế phục hồi lại toàn bộ hoặc một phần những đối tượng thuộc toàn bộ hoặc một phần những đối tượng thuộc diện quản lý của sản phẩm trong trường hợp có sự cố như hỏng máy, mất điện đột ngột.
- Không gây ra nhập nhằng trong thao tác.
- Đảm bảo nhất quán về cú pháp.
2.2.9. Tính đối xứng và đầy đủ chức năng
Tính đầy đủ của sản phẩm được đánh giá qua các tính chất sau đây:
- Sản phẩm cung cấp đủ các chức năng cho người sử dụng
- Các chức năng của sản phẩm có các cặp loại trừ lẫn nhau, Các chức năng đối xứng thường gặp:
Hình 2.4. Các chức năng đối xứng
Ví dụ, một hệ thống quản lý sách có các thao tác thêm sách thì cần và nên có thêm thao tác đối xứng là huỷ sách.
Ví dụ các chức năng điều khiển dữ liệu:
2.2.10. Tính tiêu chuẩn và tính chuẩn
Tính tiêu chuẩn của sản phẩm được đánh giá qua các tính chất sau đây:
- Sản phẩm cần đạt được một số tiêu chuẩn tối thiểu được thừa nhận trên thị trường thế giới hoặc trong khoa học,
- Được thể hiện ở sản phẩm đó phù hợp với các chuẩn quốc gia hoặc quốc tế
- Khi xây dựng phần mềm, cần tuân theo nguyên tắc chuẩn hoá sau:
+ Chỉ thiết kế và xây dựng phần mềm sau khi xác định được chuẩn
+ Mọi thành phần của phần mềm phải được thiết kế và cài đặt theo cùng một chuẩn
+ Tối thiểu các chuẩn phải tương thích nhau.
Ví dụ, một hệ quản lý tệp cần có các chức năng tối thiểu sau đây:
- Phát sinh (tạo tệp) các tệp
- Huỷ bỏ các tệp
- Sao chép các tệp
- Tổ chức thư mục cho các tệp
- Nạp và cập nhật dữ liệu vào tệp
- Có thể quản lý được nhiều loại tệp: tệp văn bản, tệp chương trình, tệp dữ liệu,..
- Các lệnh thao tác tệp có thể hoạt động như những đơn thể độc lập cũng như nhúng vào một ngôn ngữ lập trình cao cấp.
2.2.11. Tính độc lập
Phần mềm cần và nên đảm bảo được tính độc lập đối với các đối tượng sau:
- Độc lập đối với các thiết bị:
+ Sản phẩm được cài đặt một cách dễ dàng trên nhiều loại máy,
+ Sản phẩm có thể gắn được nhiều loại thiết bị; ví dụ máy in, fax.
- Độc lập với cấu trúc của đối tượng mà sản phẩm đó quản lý:
- Độc lập với nội dung của đối tượng mà sản phẩm đó quản lý:
Ví dụ ta có thể sao chép các tệp, file trong Windows mà không phụ thuộc vào nội dung của các tệp, file.
2.2.12. Tính dễ phát triển, hoàn thiện
Thể hiện ở phần mềm có thể mở rộng cho các phương án khác hoặc mở rộng, tăng cường về mặt chức năng một cách rò ràng.
2.2.13. Tính thỏa mãn
Tính thỏa mãn ảnh hưởng bởi cảm nhận của người dùng với các tính năng của sản phẩm phần mềm (có thể được đo bằng các phép đánh giá bên ngoài) và bởi cảm nhận của người dùng về hiệu quả, tính hiệu suất, tính an toàn khi sử dụng.
Tính thỏa mãn của sản phẩm phần mềm có thể được đo bằng các phép đánh giá tính hài lòng đánh giá thái độ của người sử dụng phản ánh lại sau khi sử dụng sản phẩm trong môi trường sử dụng nhất định. Các phép đánh giá tính thỏa mãn được chỉ ra trong bảng 2.4.
2.2.14. Một số tiêu chuẩn khác
Ngoài các tính chất trên, tuỳ theo công dụng mà sản phẩm phần mềm cần phải được bổ sung các tiêu chuẩn sau:
- Tính phổ dụng: có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực theo nhiều chế độ làm việc khác nhau.
- Tính đơn giản: mang những yếu tố tâm lý: dễ thao tác, dễ học, dễ hoàn thiện kỹ năng khai thác sản phẩm, trong sáng, dễ hiểu, dễ nhớ...
- Tính liên tác: là tính chất cần có để có thể gắn hệ thống này với hệ thống khác.
- Tính súc tích: là độ gọn của chương trình tính theo số mã dòng lệnh.
- Tính dung thứ sai lầm: tức là những hỏng hóc xuất hiện khi chương trình gặp phải lỗi được chấp nhận.
- Tính module: là sự độc lập chức năng của các thành phần trong chương trình.
- Tính đầy đủ hồ sơ: hệ thống phải có đầy đủ hồ sơ pháp lý khi xây dựng.
- Tính theo dòi được, tính dễ vận hành,...
Tập bài giảng Công nghệ phần mềm
Bảng 2.1. Các phép đánh giá tính hiệu quả
Mục đích của phép đánh giá | Phương pháp áp dụng | Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu | Chuyển đổi giá trị đo | Loại thang đánh giá | Loại phép đo | Đầu vào cho phép đo | Tham chiếu ISO/IEC 12207 SLCP | Đối tượng đánh giá | |
Thực hiện nhiệm vụ hiệu quả | Tỷ lệ mục tiêu của các nhiệm vụ đạt được đúng là bao nhiêu? | Người dùng kiểm tra | M1 = |1- Ai| Ai= Tỷ lệ giá trị của đầu ra của mỗi nhiệm vụ bị thiếu hoặc không chính xác. | 0 <= M1 <= 1 Càng gần 1 càng tốt | A = Tỉ lệ | Báo cáo kiểm tra vận hành Biên bản giám sát | 6.5 Sự hiệu lực 5.3 Kiểm tra chất lượng | Người dùng Người thiết kế giao diện sử dụng | |
người dùng | 5.4 Vận | ||||||||
hành | |||||||||
CHÚ THÍCH: Mỗi nhiệm vụ tiềm năng bị thiếu hoặc không hoàn thành có trọng số là A, căn cứ vào giá trị đầu ra tới doanh nghiệp hoặc người sử dụng (nếu tổng A lớn hơn 1,phép đánh giá tính là 0, | |||||||||
Hoàn thành | Tỷ lệ các | Người sử dụng | X = A / B | 0<=X<= | Tỷ lệ | Báo cáo | 6.5 Hiệu | Người dùng | |
đầy đủ | nhiệm vụ được | kiểm tra | 1 | A= Số | kiểm tra | lực | Người thiết | ||
nhiệm vụ | hoàn thành | A= Số lượng các nhiệm vụ | đếm | vận hành | 5.3 Kiểm | kế giao diện | |||
được hoàn thành | Càng gần | B= Số | Biên bản | tra chất | sử dụng | ||||
1 càng | đếm | giám sát | lượng | ||||||
B= Tổng số các nhiệm vụ cố | tốt. | X=Số | người dùng | 5.4 Vận | |||||
gắng thực hiện | đếm/số | hành | |||||||
đếm | |||||||||
CHÚ THÍCH: Phép đo này có thể được tính cho 1 người hoặc một nhóm người dùng. Nếu các nhiệm vụ có thể hoàn thành từng phần thì phép đo tính thực hiện nhiệm vụ hiệu quả nên được sử dụng |
Có thể bạn quan tâm!
- Mối Liên Hệ Giữa Dữ Liệu Và Xử Lý
- Vai Trò Của Người Dùng Trong Giai Đoạn Phát Triển Phần Mềm
- Công nghệ phần mềm - Phạm Hùng Phú, Nguyễn Văn Thẩm Biên soạn - 6
- Các Phép Đánh Giá Tính Thỏa Mãn
- Định Nghĩa Quản Lý Dự Án Phần Mềm
- Đánh Giá Khối Lượng Và Thời Gian Thực Hiện Các Công Việc
Xem toàn bộ 305 trang tài liệu này.
Mục đích của phép đánh giá | Phương pháp áp dụng | Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu | Chuyển đổi giá trị đo | Loại thang đánh giá | Loại phép đo | Đầu vào cho phép đo | Tham chiếu ISO/IEC 12207 SLCP | Đối tượng đánh giá | |
Tần suất lỗi | Tần suất xảy | Người sử dụng | X= A/T | 0<=X<= | Tuyệt | A= Số | Đặc tả yêu | 6.5 Sự | Người yêu |
ra lỗi như thế | kiểm tra | 1 | đối | đếm | cầu | hiệu lực | cầu | ||
nào | A= Số lượng các lỗi gây ra | Thiết kế | 6.6 Tham | Người phát | |||||
bởi người sử dụng | Càng gần | Mã nguồn | gia xem | triển, | |||||
T= Thời gian hoặc số lượng | 0 càng | Báo cáo | xét | ||||||
nhiệm vụ | tốt. | xem xét | |||||||
CHÚ THÍCH: Phép đo này chỉ phù hợp cho việc thực hiện so sánh nếu các lỗi có cùng mức độ quan trọng hoặc cùng trọng số |
Bảng 2.2. Các phép đánh giá tính năng suất
Mục đích của phép đánh giá | Phương pháp áp dụng | Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu | Chuyển đổi giá trị đo | Loại thang đánh giá | Loại phép đo | Đầu vào cho phép đo | Tham chiếu ISO/IEC 12207 SLCP | Đối tượng đánh giá | |
Thời gian | Thời gian | Người sử dụng kiểm tra | X= Ta | 0<=X | Khoảng | T = thời | Báo cáo | 6.5 Sự | Người |
thực hiện | để hoàn | thời gian | gian | kiểm tra | hiệu lực | dùng | |||
nhiệm vụ | thành | Ta = thời gian hoàn | Càng nhỏ | vận hành | 5.3 Kiểm | Người | |||
nhiệm vụ | thành nhiệm vụ | càng tốt | Biên bản | tra chất | thiết kế | ||||
là bao lâu? | giám sát | lượng | giao diện | ||||||
người | 5.4 Vận | sử dụng | |||||||
dùng | hành | ||||||||
Thực hiện | Hiệu quả | Người sử dụng kiểm tra | X = M1/T | 0<=X | - | T =thời | Báo cáo | 6.5 Hiệu | Người |
Mục đích của phép đánh giá | Phương pháp áp dụng | Phép đo, công thức và tính toán các thành phần dữ liệu | Chuyển đổi giá trị đo | Loại thang đánh giá | Loại phép đo | Đầu vào cho phép đo | Tham chiếu ISO/IEC 12207 SLCP | Đối tượng đánh giá | |
nhiệm vụ hiệu quả | của người sử dụng như thế nào | M1 = nhiệm vụ hiệu quả T = thời gian thực hiện | X càng lớn càng tốt | gian X = Tỷ lệ/ thời gian | kiểm tra vận hành Biên bản giám sát người dùng | lực 5.3 Kiểm tra chất lượng 5.4 Vận hành | dùng Người thiết kế giao diện sử dụng | ||
CHÚ THÍCH 1: Nhiệm vụ hiệu quả đo tỷ lệ mục tiêu đạt được trên mỗi đơn vị thời gian. Hiệu suất tăng khi tăng tính hiệu quả và giảm thời gian thực hiện nhiệm vụ. Có thế so sánh giữa các giao diện nhanh không thể tránh lỗi và các giao diện chậm CHÚ THÍCH 2: Nếu việc hoàn thành nhiệm vụ được đo, hiệu suất nhiệm vụ có thể đo bằng việc hoàn thành nhiệm vụ/ thời gian hoàn thành. Phép đo này tỷ lệ với người sử dụng thành công trên mỗi đơn vị thời gian. Giá trị cao chứng tỏ tỷ lệ người sử dụng thành công trong khoảng thời gian nhỏ. | |||||||||
Hiệu suất kinh tế | Hiệu quả chi phí người sử dụng như thế nào? | Người sử dụng kiểm tra | X = M1/C M1 = Hiệu quả nhiệm vụ C =tổng chi phí của nhiệm vụ | 0<=X X càng lớn thì việc kiểm tra càng đầy đủ | Tuyệt đối | C = giá trị X= Tỷ lệ/ Giá trị | Báo cáo kiểm tra vận hành Biên bản giám sát người dùng | 6.5 Sự hiệu lực 5.3 Kiểm tra chất lượng 5.4 Vận hành | Người dùng Người thiết kế giao diện sử dụng |
CHÚ THÍCH: Chi phí có thể ví dụ như thời gian sử dụng, thời gian và các chi phí hỗ trợ khác, chi phí nguồn lực máy tính, các cuộc điện |