Công nghệ Java - 16

Dưới đây là các hàm tạo cửa class JRadioButton Constructor Mô tả JRadioButton Tạo 1

Dưới đây là các hàm tạo cửa class JRadioButton.


Constructor

Mô tả

JRadioButton()

Tạo ra một JRadioButton với văn bản (text) hiển thị là rỗng.

JRadioButton(String s)

Tạo ra một JRadioButton với văn bản (text) được chỉ định.

JRadioButton(String s, boolean selected)

Tạo ra một JRadioButton với văn bản (text) và trạng thái đã được chỉ định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Một số phương thức thường được sử dụng trong JRadioButton.


STT

Tên phương thức

1

void setText(String s)

Phương thức setText được sử dụng thiết lập văn bản (text) cho JRadioButton.

2

String getText()

Phương thức getText được sử dụng để lấy văn bản (text) từ JRadioButton.

3

void setEnabled(boolean b)

Phương thức setEnabled được sử dụng để kích hoạt hoặc vô hiệu JRadioButton.

4

void setIcon(Icon b)

Phương thức setIcon được sử dụng để thiết lập biểu tượng hình ảnh (Icon) cho JRadioButton.

5

Icon getIcon()

Phương thức getIcon đươc sử dụng để lấy biểu tượng (Icon) từ JRadioButton.

4.4.3. ComboBoxes

Lớp JComboBox trong Java Swing kế thừa từ class JComponent sử dụng popup menu để đưa ra những lựa chọn cho người dùng, và sự lựa chọn đó (của người dùng) sẽ được hiển thị ở đầu menu.

Các hàm tạo của lớp JComboBox Constructor Mô tả JComboBox Tạo ra một JComboBox với 2

Các hàm tạo của lớp JComboBox:


Constructor

Mô tả

JComboBox()

Tạo ra một JComboBox với constructor rỗng.

JComboBox(Object[] items)

Tạo một JComboBox có chứa các phần tử trong mảng được chỉ định.

JComboBox(Vector<?> items)

Tạo một JComboBox có chứa các phần tử trong Vector được chỉ định.

Một số phương thức thường được sử dụng trong JComboBox.


STT

Tên phương thức

1

void addItem(Object anObject)

Phương thức addItem được sử dụng để thêm một mục (Item) vào danh sách mục (Item).

2

void removeItem(Object anObject)

Phương thức removeItem được sử dụng để xóa một mục (Item) từ danh sách mục (Item).

3

void removeAllItems()

Phương thức removeAllItems được sử dụng để xóa tất cả (Item) từ danh sách.

4

void setEditable(boolean b)

Phương thức setEditable được sử dụng để xác định xem JComboBox có được chình sửa hay không.

5

void addActionListener(ActionListener a)

Phương thức addActionListener được sử dụng để thêm hành động (ActionListener) lắng nghe cho đối tượng JComboBox.

6

void addItemListener(ItemListener i)

Phương thức addActionListener được sử dụng để thêm ItemListener cho đối tượng JComboBox.

4.4.4. Slider

Lớp JSlider được sử dụng để tạo con trượt slider. Sử dụng JSlider, người dùng có thể lựa chọn một giá trị từ một dãy cụ thể. Cú pháp khai báo của lớp JSlider như sau:

public class JSlider extends JComponent

implements SwingConstants, Accessible


Hình 4 3 JSlider Các hàm tạo phổ biến của lớp JSlider JSlider tạo một slider với 3

Hình 4.3. JSlider

Các hàm tạo phổ biến của lớp JSlider:

JSlider(): tạo một slider với giá trị khởi tạo là 50 và dãy giá trị là từ 0 tới 100.

JSlider(int orientation): tạo một slider với orientation đã cho được thiết lập bởi hoặc JSlider.HORIZONTAL hoặc JSlider.VERTICAL với dãy từ 0 tới 100 và giá trị khởi tạo là 50.

JSlider(int min, int max): tạo một thanh slider ngang sử dụng giá trị min và max đã cho.

JSlider(int min, int max, int value): tạo một thanh slider ngang sử dụng giá trị min, max và value đã cho.

JSlider(int orientation, int min, int max, int value): tạo một slider bởi sử dụng orientation, min, max và value đã cho.

Các phương thức được sử dụng phổ biến của lớp JSlider:


STT

Phương thức và mô tả

1

public void setMinorTickSpacing(int n)

Thiết lập khoảng cách tick nhỏ nhất cho slider.

2

public void setMajorTickSpacing(int n)

Thiết lập khoảng cách tick lớn nhất cho slider.

3

public void setPaintTicks(boolean b)

Xác định xem tick mark có được sơn màu hay không.

4

public void setPaintLabels(boolean b)

Xác định xem label có được sơn màu hay không.

5

public void setPaintTracks(boolean b)

Xác định xem track có được sơn màu hay không.


4.5. Menu

4.5.1. Xây dựng menu

Mỗi cửa sổ window có một thanh trình đơn (menu bar) được liên kết với nó. Thanh trình đơn này gồm các lựa chọn có sẵn tới người dùng cuối. Các điều khiển Menu và MenuItem là lớp con của lớp MenuComponent.

Lớp JMenuBar cung cấp một trình triển khai của một thanh trình đơn (menu bar). Dưới đây là cú pháp khai báo cho lớp javax.swing.JMenuBar:

public class JMenuBar extends JComponent

implements Accessible, MenuElement

Hàm tạo của lớp JMenuBar:

JMenuBar(): Tạo một thanh trình đơn mới.

4.5.2. Icons và Menu Items

Lớp JMenu biểu diễn thành phần pull-down menu được triển khai từ một thanh trình đơn. Cú pháp khai báo cho lớp javax.swing.JMenu là:

public class JMenu extends JMenuItem

implements Accessible, MenuElement

Các hàm tạo của lớp JMenu:


STT

Hàm tạo và Mô tả

1

JMenu() Xây dựng một JMenu mới không có text.

2

JMenu(Action a) Xây dựng một menu có các thuộc tính được nhận từ Action đã cho.

3

JMenu(String s)

Xây dựng một JMenu mới với chuỗi s đã cho (như là text của nó).

4

JMenu(String s, boolean b)

Xây dựng một JMenu mới với chuỗi s đã cho (như là text của nó) và một giá trị boolean để xác định có hay không một tear-off menu.

Lớp JMenuItem biểu diễn item thực sự trong một menu. Tất cả item trong một menu nên kế thừa từ lớp JMenuItem, hoặc một trong các lớp con của nó. Cú pháp khai báo cho lớp javax.swing.JMenuItem là:

public class JMenuItem extends AbstractButton

implements Accessible, MenuElement

Các hàm tạo của lớp JMenu:


STT

Hàm tạo và Mô tả

1

JMenuItem() Tạo một JMenuItem không có text hoặc icon.

2

JMenuItem(Action a)

Tạo một JMenuItem có các thuộc tính được nhận từ Action đã cho.

3

JMenuItem(Icon icon) Tạo một JMenuItem với icon đã cho.

4

JMenuItem(String text) Tạo một JMenuItem với text đã cho.

5

JMenuItem(String text, Icon icon) Tạo một JMenuItem với text và icon đã cho.

6

JMenuItem(String text, int mnemonic)

Tạo một JMenuItem với text đã cho và mnemonic.

4.5.3. Pop-Up Menu

Lớp JPopupMenu biểu diễn một menu mà có thể được popup một cách động tại một vị trí đã cho bên trong một thành phần.

Cú pháp khai báo cho lớp javax.swing.JPopupMenu là:

public class JpopupMen extends JComponent implements Accessible, MenuElement

Các hàm tạo của lớp JpopupMenu:

JPopupMenu(): Xây dựng một JPopupMenu không có "invoker".

JPopupMenu(String label): Xây dựng một JPopupMenu với title đã cho.

4.5.4. Hiển thị và ẩn các mục trong menu

4.5.5. Toolbars

JToolBar là một thanh công cụ bao gồm các nút với biểu tượng tương ứng nằm dưới thanh menu. JToolBar cung cấp một thành phần hữu ích cho việc hiển thị, sử dụng Actions hoặc điều khiển. Với Look&Feel, người dùng có thể kéo ToolBar vào một cửa sổ riêng biệt.

Cú pháp khai báo của lớp JToolBar public class JToolBar extends JComponent implements 4

Cú pháp khai báo của lớp JToolBar:

public class JToolBar

extends JComponent


implements SwingConstants, Accessible

Các hàm tạo của lớp JToolBar:


STT

Hàm tạo và Mô tả

1

JToolBar()

Tạo mới một thanh công cụ, giá trị mặc định hướng tới HORIZONTAL

2

JToolBar(int orientation)

Tạo mới một thanh công cụ, với giá trị là orientation

3

JToolBar(String name) Tạo mới thanh công cụ với tên là name

4

JToolBar(String name, int orientation)

Tạo mới một thanh công cụ với giá trị name và orientation

Cú pháp các phương thức của JToolBar


STT

Phương thức và Mô tả

1

JButton add(Action a)

Thêm mới một JButton với thuộc tính action đã cho

2

addImpl(Component comp, Object constraints, int index)

Nếu một JButton đã được thêm, ban đầu nó được thiết lập là disable

3

addSeparator(Dimension size)

Thêm một dấu phân cách với kích thước size vào cuối thanh công cụ

4

createActionChangeListener(JButton b) PropertyChangeListener: Tạo bộ lắng nghe khi có sự thay đổi

5

createActionComponent(Action a) Tạo ra JButton cho Action thêm vào JToolBar

4.5.6. Tooltips

Tooltip là một chú thích xuất hiện khi rê chuột lên 1 đối tượng nào đó như văn bản, hình ảnh, liên kết và các phần tử giao diện khác. Nội dung trong tooltip có thể là văn bản, hình ảnh hoặc thông tin nào đó. Mục đích của tooltip là nói cho người dùng biết đối tượng này dùng để làm gì hoặc hiển thị thêm thông tin của đối tượng được rê chuột vào. Để tạo một Tooltips ta dùng phương thức setTooltipText(String).

Ví dụ btnLogin setToolTipText Nhấn để đăng nhập Các phương thức setToolTipText 5

Ví dụ: btnLogin.setToolTipText("Nhấn để đăng nhập");

Các phương thức

- setToolTipText(String): Tạo một Tooltip với phần văn bản được khởi tạo

- String getToolTipText(): Trả về chuỗi văn bản được định nghĩa trong setToolTipText

4.6. Dialog Boxes

Một cửa sổ hộp thoại (Dialog) là một cửa sổ con độc lập mang theo thông báo tạm thời ngoài cửa sổ chính của Swing Application. Phần lớn hộp thoại được dùng để hiển thị thông báo lỗi hoặc cảnh báo tới người dùng, nhưng hộp thoại cũng có thể hiển thị ảnh, cây thư mục, hoặc bất kỳ điều gì tương thích với ứng dụng Swing đang quản lý.

4.6.1. Tạo Dialogs

Lớp JOptionPane là một thành phần cung cấp các phương thức chuẩn để popup một hộp thoại dialog chuẩn cho một giá trị hoặc thông báo người dùng một thông tin nào đó trong quá trình sử dụng ứng dụng. Để tạo một hộp thoại chuẩn, đơn giản ta có thể sử dụng lớp JoptionPane, để tạo hộp thoại tùy chỉnh thì ta sử dụng lớp trực tiếp là JDialog.

Ví dụ 4.1:

JOptionPane.showMessageDialog(mainFrame, “Show Message dialog box");

4 6 2 Option Dialogs JOptionPane cung cấp các hỗ trợ cho việc bố cục các hộp 6

4.6.2. Option Dialogs

JOptionPane cung cấp các hỗ trợ cho việc bố cục các hộp thoại chuẩn, cung cấp các icon, chỉ định tiêu đề hộp thoại văn bản, tùy chỉnh chữ trong nút lệnh. Những đặc điểm khác cũng cho phép tùy chỉnh các thành phần hiển thị hộp thoại và chỉ định nơi hiển thị hộp thoại trên màn hình. Cũng có thể chỉ định một option pane để đặt chính nó vào một internal frame (JInternalFrame) thay vì JDialog.

Các đối số thường dùng trong các phương thức của lớp JoptionPane

- Component parentComponent: Đối số đầu tiên trong mỗi phương thức showXxxDialog luôn luôn là thành phần cha, trong đó bao gồm một Frame, một thành phần bên trong Frame, hoặc null.

- Object message: Tham số bắt buộc này chỉ ra hộp thoại sẽ hiển thị trong khu vực chính của nó. Nói chung, chỉ định một chuỗi, mà kết quả trong hộp thoại hiển thị một nhãn với văn bản được chỉ định, có thể chia nhỏ các thông điệp trên nhiều dòng bằng cách đặt ký tự newline (n) bên trong chuỗi thông báo.

- String title: Tiêu đề của hộp thoại.

- int optionType: Chỉ định tập các nút lệnh xuất hiện phía cuối hộp thoại.

- Chúng được chọn từ một trong các tập sau: DEFAULT_OPTION, YES_NO_OPTION, YES_NO_CANCEL_OPTION, OK_CANCEL_OPTION.

- int messageType: Tham số này xác định icon được hiển thị trong hộp thoại. Icon được chọn từ một trong các giá trị sau: PLAIN_MESSAGE (no icon), ERROR_MESSAGE, INFORMATION_MESSAGE, WARNING_MESSAGE, QUESTION_MESSAGE.

- Object[] options: Thường được sử dụng để xác định chuỗi hiển thị bởi mỗi nút ở dưới cùng của hộp thoại.

- Object initialValue: Xác định giá trị mặc định được chọn.

4.6.2.1. showMessageDialog

Hiển thị hộp thoại modal có một nút lệnh có nhãn là "OK". Ta có quyền chỉ định thông báo, icon và tiều đề cho hộp thoại hiển thị. Dưới đây là một số ví dụ của loại hộp thoại showMessageDialog:

Ví dụ 4.2: Hiển thị Dialogbox với tiêu đề và icon mặc định

//tiêu đề và icon mặc địnhJOptionPane.showMessageDialog(rootPane,

"Hiển thị Dialog với tiêu đề mặc định.");

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/01/2024