Côn trùng chuyên khoa Nghề Bảo vệ thực vật - Cao đẳng Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 2

Trưởng thành loài C. tumidicostalis sống khoảng 5 – 7 ngày; thời gian trứng khoảng 4,6 ngày; thời gian sâu non khoảng 26 ngày; giai đoạn nhộng khoảng 7,5 ngày.

Cũng theo một số tài liệu nước ngoài, sử dụng thuốc có hoạt chất fenvalerate 0.4% và malathion 10% để trừ C. tumidicostalis hại mía. Sử dụng thuốc có hoạt chất monocrotophos-36 EC và phosphamidon-85 EC với nồng độ 1.00% để xử lý hom giống và sử dụng phosphamidon nồng độ 0.05% cho hiệu quả phòng trừ.



Hình 4 6 Sự gây hại của sâu đục thân 4 vạch đầu nâu 1 2 Thành phần côn 1

Hình 4.6: Sự gây hại của sâu đục thân 4 vạch đầu nâu


1.2. Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây dừa

a) Các loài kiến vương

Họ Bọ hung (Scarabaeidae) - Bộ Cánh cứng (Coleoptera).

Trên cây dừa có nhiều loài kiến vương gây hại, nhưng tại Việt Nam và các quốc gia châu Á chỉ thấy 2 loài xuất hiện nhiều và gây hại quan trọng là:

- Kiến vương một sừng: Oryctes rhinoceros Linneus

- Kiến vương hai sừng: Xylotrupes gideon Linneus

* Phân bố và ký chủ

Trong 2 loài trên thì loài kiến vương một sừng Oryctes rhinoceros Linnaeus là gây hại quan trọng cho cây dừa và xuất hiện ở Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia trồng dừa trên thế giới, còn loài kiến vương hai sừng Xylotrupes gideon Linnaeus chỉ gây hại lẻ tẻ. Ngoài dừa, các loài kiến vương còn gây hại trên cây chà là, cây lá buông, khóm, mía, cam, quít...

* Đặc điểm hình thái và sinh học

Kiến vương một sừng Oryctes rhinoceros Linnaeus

Thành trùng màu nâu đậm hoặc đen, thân và cánh rất cứng. Chiều dài thân từ 30 đến 50 mm, rộng từ 14 - 21 mm. Trước đầu có một sừng mọc ngược ra phía sau giống như sừng tê giác. Chân rất khỏe và 2 bên đốt chày là những gai bén nhọn. Thành trùng đực có kích thước cơ thể nhỏ hơn con cái và cuối bụng có nhiều lông dày màu nâu đỏ. Thành trùng cái có thể sống đến 3 tháng và đẻ từ 70 - 140 trứng.

Trứng hình thon, dài khoảng 3 mm, màu trắng khi mới đẻ và chuyển sang màu xám khi sắp nở. Thời gian ủ trứng từ 8 - 15 ngày, trung bình 11 ngày.

Ấu trùng thường có dạng cong hình chữ C, thân màu xám tro với nhiều lông nhỏ màu nâu trên lưng, đầu màu nâu, chân ngực rất khỏe. Ấu trùng kiến vương một sừng có 4 tuổi, phát triển trong thời gian từ 4 - 6 tháng. Lớn đủ sức cơ thể ấu trùng có thể dài từ 6 - 14 cm.

Nhộng có màu nâu, dài từ 5 - 9 mm, nhộng phát triển trong thời gian từ 14 - 30 ngày và được hình thành trong xoang nằm dưới mặt đất.



Hình 4.7: Thành trùng và ấu trùng kiến vương 1 sừng

Kiến vương hai sừng Xylotrupes gideon Linnaeus

Thành trùng kiến vương hai sừng có hiện tượng dị hình giữa cá thể đực và cá thể cái. Cá thể cái hoàn toàn khác với cá thể đực về hình dạng tổng quát bên ngoài, màu sắc, độ bóng, có sừng hoặc không có sừng và thành trùng cái thường nhỏ hơn thành trùng đực.

Thành trùng đực màu nâu đỏ bóng láng, chiều dài cơ thể từ 3,5 - 6 cm, rộng từ 2 đến 3 cm. Đầu có 2 sừng cong hướng về nhau, giống như vòng tròn phía trước đầu, 2 sừng này có thể dài hoặc ngắn, đỉnh của 2 sừng chẻ đôi.

Thành trùng cái không sừng, màu nâu đen, cánh không bóng. Chiều dài cơ thể từ 3 - 4 cm. Phần lưng đốt ngực thứ nhất bầu tròn, 2 bên dẹp về phía trước.

Râu đầu dạng hình lá lợp màu vàng, đốt thứ nhất dài, có 2 hàng lông cứng ở 2 bên; đốt thứ hai có nhiều lông cứng, 3 đốt sau cùng to và dẹp.

Cánh trước của kiến vương hai sừng không che phủ hết thân. Trên cánh có nhiều chấm lõm nhỏ, các chấm này ở con cái sâu hơn con đực.

Chân nhiều lông, có nhiều chấm lõm, đốt chày chân trước cũng lõm tạo thành răng cưa như kiến vương một sừng. Đốt chày chân sau và chân giữa có 3 gai nhọn, cuối đốt chày cũng có 4 gai nhọn mọc quanh giống như kiến vương một sừng nhưng nhọn hơn. Đốt bàn lớn và dài hơn của kiến vương một sừng. Mặt bụng có nhiều lông màu nâu nhạt nhưng ít hơn của kiến vương một sừng.

Ấu trùng và nhộng của kiến vương hai sừng có hình dáng và kích thước tương tự kiến vương một sừng.

Thời gian trung bình của một thế hệ khoảng 6 tháng.


Hình 4 8 Thành trùng và ấu trùng kiến vương 2 sừng Tập quán sinh sống và cách 2

Hình 4.8: Thành trùng và ấu trùng kiến vương 2 sừng

* Tập quán sinh sống và cách gây hại

Kiến vương vũ hóa vào đầu mùa mưa nên gây hại rất nhiều trong mùa mưa. Thành trùng hoạt động về ban đêm, thường đẻ trứng dưới lớp hữu cơ mục nát trên mặt đất của vườn dừa, thân cây dừa, gốc cây dừa, các đống phân.

Ấu trùng nở ra chui vào sống trong các lớp chất hữu cơ mục nát. Khi đủ lớn, vào cuối tuổi 3, sùng ngưng ăn, nằm bất động và chuyển sang giai đoạn tiền nhộng trong thời gian khoảng 7 ngày, sau đó hóa nhộng trong xoang đất đã làm sẵn vào cuối tuổi 3. Thành trùng mới vũ hóa có màu nâu nhạt, nằm bất động trong đất từ 2 đến 3 tuần trước khi chui ra ngoài để kiếm ăn, bắt cặp và đẻ trứng.

Hầu hết các vết đục của kiến vương đều ở nách các lá số 4 đến số 6 tính từ trên ngọn xuống, ít khi dưới các vị trí này. Nếu vị trí bị kiến vương đục vào càng thấp càng có nhiều lá bị hại, càng ảnh hưởng nhiều đến đỉnh sinh trưởng. Đường

đục vào thân cây dừa của thành trùng gồm có 2 giai đoạn, đầu tiên là đường ngang ngắn, hướng vào trung tâm cây, kế đến là đường dọc dài từ 15 - 20 cm lên trung tâm bó lá ngọn (củ hủ). Tác hại chính gây ra do đường đục ngang ngắn, cắt cuống lá và lá mũi tên (lá non còn cuốn lại). Kết quả là khi mở ra lá sẽ bị cắt có dạng hìmh cữ V rất đặc biệt hoặc bẹ lá bị gãy khi mới vừa mở ra, để lại các lổ lớn trên bẹ lá. Kiến văn phần mô mềm của ngọn, lá non còn đang cuốn lại và sống nhờ vào dịch mô, bỏ lại các sợi xơ, các sợi này sẽ bị đẩy ra ngoài. Thời gian kiến vương sống trong lổ đục khoảng 6 ngày. Từ khi cây bị tấn công đến lúc thể hiện triệu chứng từ 40 - 45 ngày. Một cây bị hại có thể có từ 5 - 6 kiến vương trên một tán lá. Cây dừa non nếu bị tấn công sớm sẽ chậm tăng trưởng và có thể chết nếu bị hại nặng. Kiến vương cũng còn đục phá phần dưới của thân cây dừa, các vết thương này sẽ tiết ra mùi hấp dẫn các kiến vương khác tới tấn công cây dừa. Ngoài ra, các vết đục này còn là nơi xâm nhập tiếp theo của nấm bệnh, virus, đuông. Các vườn dừa non thường bị hại nhiều hơn những vườn dừa già.



Hình 4.9: Triệu chứng gây hại của kiến vương


* Các yếu tố ảnh hưởng đến mật số

- Thời tiết, môi trường: trong năm kiến vương gây hại nhiều vào các tháng 7, 8 và 9, trong mùa mưa, mức thiệt hại có thể đến 40%. Kiến vương phát triển mật số chủ yếu do điều kiện vệ sinh ở trong và chung quanh vườn dừa không tốt hơn là do tuổi của cây dừa. Mặc dù cùng một điều kiện vệ sinh như nhau thì vườn dừa non bị hại nhiều hơn vườn dừa già, nhưng nếu cùng một tuổi dừa mà điều kiện vệ sinh ở vườn dừa nào không sạch thì dễ bị kiến vương bay tới đẻ trứng và gây hại nhiều hơn.

- Thiên địch: thành trùng kiến vương thường bị ký sinh bởi vi khuẩn

Baculovius sp. và ấu trùng bị nấm Metarrhizium anisopliae ký sinh.

b) Đuông dừa Rhynchophorus ferrugineus Oliver

Họ Vòi voi (Curculionidae) - Bộ Cánh cứng (Coleoptera)

* Phân bố và ký chủ

Đuông dừa hiện diện khắp nơi trồng dừa trên thế giới. Ngoài dừa, loài này còn tấn công trên các loại cây như đủng đỉnh, lá buông, dừa nước, chà là, thốt lốt.

* Đặc điểm hình thái và sinh học

Thành trùng có thân màu nâu đỏ. Vòi dài, thường cong xuống phía dưới, hợp với đầu một góc khoảng 30 độ. Mặt lưng của vòi thành trùng đực phủ lông ngắn màu nâu, trong khi mặt lưng vòi của thành trùng cái không có lông. Thành trùng cái có thể sống từ 2 - 4 tháng và đẻ từ 200 - 400 trứng.

Thành trùng đuông dừa có rất nhiều dạng khác nhau về kích thước, độ bóng, màu sắc, vân trên cánh, nhất là số đốm và hình dạng đốm trên đốt lưng ngực thứ nhất. Có thể có các dạng như sau:

- Kích thước: thành trùng đuông dừa có 3 cở kích thước khác nhau về chiều dài và chiều ngang thân:

Lớn: 3,1 x 1,5 cm.

Trung bình: 2,7 x 1,2 cm.

Nhỏ: 2,3 x 0,9 cm.

- Độ bóng của cánh: cánh thành trùng thường bóng láng hay có lông như nhung mịn. Màu sắc cơ thể rất khác nhau, biến đổi từ màu nâu, cam, nâu đỏ đến đen. Màu sắc vân trên cánh thì thay đổi rất nhiều, có thể là viền đen quanh cánh và dày mỏng khác nhau, hoặc chỉ là đốm nâu dạng bất định.

- Vị trí, số đốm và hình dạng đốm trên đốt lưng ngực thứ nhất: có từ 4 đến 10 đốm với nhiều dạng khác nhau như hình thoi, hình tròn hoặc dạng bất định. Cơ bản có khoảng 16 loại dạng đốm trên đốt lưng ngực, còn một số dạng là do sự biến đổi nới rộng hoặc thu hẹp các dạng đốm cơ bản.

Trứng màu vàng nhạt, hình bầu dục, một đầu hơi nở to. Thời gian ủ trứng từ 3 đến 5 ngày.

Ấu trùng màu trắng ngà khi mới nở, đầu màu nâu. Hàm rất mạnh. Lớn đủ sức ấu trùng có thể dài đến 50 hoặc 60 mm, đường kính thân khoảng 18 - 22 mm. Ấu trùng phát triển từ 30 - 85 ngày.

Ấu trùng bất động khoảng 3 ngày trước khi thành nhộng và làm kén bằng xơ

dừa, hình bầu dục, kén có chiều dài từ 50 - 95 mm và chiều ngang từ 25 đến 40 mm. Khi mới hình thành, nhộng có màu vàng nhạt, sau chuyển thành màu nâu đậm. Thời gian từ khi ấu trùng bắt đầu làm nhộng đến khi kết thúc giai đoạn nhộng từ 12 - 20 ngày.

Vòng đời của đuông dừa từ 80 - 90 ngày.


Hình 4 10 Các giai đoạn trong vòng đời của đuông dừa Tập quán sinh sống và 3

Hình 4.10: Các giai đoạn trong vòng đời của đuông dừa

* Tập quán sinh sống và cách gây hại

Đuông dừa thường vũ hóa vào mùa mưa và dễ bị thu hút bởi các mùi nhựa cây bốc ra từ các vết thương trên thân cây dừa, nhất là thành trùng cái. Thành trùng có khả năng bay nhanh, phạm vi phát tán rộng hơn kiến vương. Khoảng 5 ngày sau khi nở, thành trùng cái bắt đầu bắt cặp và đẻ trứng vào ban đêm bằng cách chui vào các hang do kiến vương đục để lại trên ngọn hoặc ở các vết thương trên cây. Một cây dừa có thể mang nhiều ổ trứng đẻ vào những thời gian khác nhau. Thành trùng cái thích đẻ trứng trên những cây dừa tơ dưới 10 năm tuổi, thích nhất là những cây dừa mới cho trái. Trong những cây dừa non ấu trùng có thể sống khắp mọi bộ phận của thân cây; nhưng trên dừa già thì trước tiên chúng tấn công gần đỉnh sinh trưởng, trong thân, ở phía dưới ngọn hoặc trong ngọn, nơi lá còn cuốn lại. Khi đủ lớn ấu trùng đục dần ra phía ngoài và làm nhộng ngay dưới da của thân cây dừa. Đuông gây hại nặng cho vườn dừa vào các tháng 7 và 8 hàng năm.

Triệu chứng để nhận diện cây dừa bị đuông tấn công:

- Ngọn và các lá phía trên ngọn bị chết trong khi các lá phía dưới vẫn còn tươi. Cây dừa ở tình trạng này sẽ bị chết khi các lá già từ từ rụng đi. Quan sát gần sẽ thấy có nhiều kén ở các bẹ lá, ngọn thân.

- Thân cây có nhiều lỗ đục, đường kính từ 1 - 2 cm rải rác từ gốc dừa lên, có xác bã cây lồi ra ở mỗi lổ và có nhựa màu nâu rỉ ra và chảy dọc theo thân, lấy cây xoi vào sẽ thấy đường đuông ăn rỗng phía trong thân cây.

- Áp tai vào thân cây sẽ nghe tiếng đuông ăn.


Hình 4 11 Cây dừa bị đuông gây hại c Bọ cánh cứng ăn lá dừa Bronstispa 4

Hình 4.11: Cây dừa bị đuông gây hại


c) Bọ cánh cứng ăn lá dừa Bronstispa loangissima Gestro

Họ Ánh kim (Chrysomelidae) - Bộ Cánh cứng (Coleoptera)

* Phân bố


Có nguồn gốc từ đảo Aru (Indonesia) và sau đó được phát hiện ở nhiều đảo của châu Đại Dương như Salomon (1929), Vanuatu (1937), Tahiti (1961) và Samoa (1974). Chúng cũng được phát hiện ở Úc (1984) và Taiwan (1982), bắt đầu xâm nhập Hongkong (Trung Quốc) từ năm 1988 tấn công trên các loại cây cau dừa trồng làm kiểng.

Ở Việt Nam, chúng được phát hiện có mặt trên cây dừa (Cocos nucifera) và cây cau kiểng tại thị xã Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) vào tháng 04 năm 1999 thì chỉ

hơn một năm sau (vào tháng 7/2000) chúng đã có mặt ở 18/21 tỉnh thành của Nam

Bộ. Và cũng khoảng một năm sau đó (tháng 8/2001) chúng đã lây lan ra toàn bộ 30 tỉnh thành từ Quảng Nam trở vào.

* Ký chủ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 54 trang tài liệu này.

Hiện nay chúng được ghi nhận tấn công nhiều loài cây thuộc họ cau dừa Palmae, nặng nhất là cây dừa ở mọi lứa tuổi.

* Đặc điểm hình thái

Trứng hình bầu dục, màu nâu, kích thước 1 x 1,5 mm, hơi dẹp, gắn chặt vào

mặt lá bằng một chất xi măng do con cái tiết ra.

Ấu trùng màu trắng. Tuổi 1 có đầu tương đối to so với thân mình, trên mặt của lớp cutin có những u gai nhỏ. Sang tuổi 2 các gai lớn đặc sắc ở hai bên thân mình và một đôi gai giống như cái kẹp ở cuối bụng bắt đầu xuất hiện rõ.

Ấu trùng có năm tuổi. Ấu trùng lớn đủ có thân mình hơi dẹp gồm 13 đốt (9 đốt bụng), có kích thước khoảng 2,25 x 9 mm. Đầu mang đôi râu có hai đốt, năm mắt đơn xếp thành hai hàng ở phía sau râu và miệng thuộc loại nhai gặm.

Nhộng giống ấu trùng tuổi 5 nhưng thu mình lại, đốt bụng thứ 8 và 9 gần như gắn liền nhau với hai kẹp ở cuối bụng dài hơn, có mầm cánh ở hai đốt ngực giữa và sau.

Thành trùng có kích thước dài 8,5-9,0 mm và ngang 2,00-2,25 mm, râu dài 2,75 mm, màu đỏ với hai cánh trước màu đen. Con đực hơi nhỏ hơn con cái.



Hình 4 12 Vòng đời của bọ dừa Tập quán sinh sống và vòng đời Trứng được 5

Hình 4.12: Vòng đời của bọ dừa

* Tập quán sinh sống và vòng đời

Trứng được đẻ thành từng nhóm từ 1 đến 4 cái nối đuôi nhau trong rãnh do thành trùng gặm trên mặt lá non còn cuốn chặt lại. Trứng nở sau 5 ngày.

Âu trùng mới nở bắt đầu ăn trên phiến lá non. Âu trùng ít di chuyển và tránh ánh sáng. Thời gian phát triển của ấu trùng 30-40 ngày, tiếp theo sau bởi giai đoạn tiền nhộng khoảng 3 ngày và giai đoạn nhộng 6 ngày.

Thời gian phát triển từ trứng đến thành trùng kéo dài 5-6 tuần.

Thành trùng cũng không thích ánh sáng, hoạt động ban đêm và bay khỏe. Thành trùng cũng ăn lá non tại chỗ và thời gian sống đến 220 ngày, chúng gây hại

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2023