Ấu Trùng, Nhộng Và Thành Trùng Của Sâu Đục Bông

nhiều hơn là giai đoạn ấu trùng. Thời gian trước khi đẻ trứng lâu 1-2 tháng và một con cái có thể đẻ từ 100 trứng trở lên.

* Khả năng gây hại

Mùa nắng thích hợp cho sự phát triển của bọ dừa, vùng có vũ lượng cao và có gió mạnh ở Tây Java (Indonesia) ít bị bọ dừa phát triển và gây hại.

Bọ dừa bay chậm nên sự xâm nhiễm cũng thường xảy ra chậm, ngoại trừ có sự giúp đỡ của con người.

Bọ dừa tấn công mọi giai đoạn sinh trưởng của cây, mặc dù cây con bị thiệt hại nặng hơn, cây lớn hơn 10 năm có sức chống chịu khá. Kết hợp với sự gây hại của kiến vương và thiếu nước trong mùa nắng càng làm cho thiệt hại trầm trọng hơn. Sự tấn công liên tục sẽ làm cho cây tơi tả, trái ít và có thể rụng trái non.

d) Sâu đục bông Tirathaba rufivena (Walker)

Họ Ngài sáng (Pyralidae) - Bộ Cánh vảy (Lepidotera)

* Ký chủ: ký chủ chính là cây dừa và cây cọ dầu. Ngoài ra còn gặp trên các loại cây như sầu riêng, măng cụt, cây cau.

* Đặc điểm hình thái và sinh học

Ngài khi đậu cánh xếp dạng hình tam giác, chiều dài cơ thể khoảng 1 cm. Sải cánh rộng từ 1,5 - 2,5 cm. Cánh trước màu vàng xám, ánh xanh lam, có nhiều sọc đỏ màu gạch chạy dọc theo cánh, giữa mỗi cánh có một đốm đen. Thời gian sống của bướm từ 4 - 8 ngày.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 54 trang tài liệu này.

Trứng được đẻ thành từng ổ từ 4 - 20 cái. Thời gian ủ trứng từ 3 - 6 ngày.

Sâu có đầu màu nâu đen, thân màu trắng khi ăn trên hoa, trái còn tươi và có màu sậm khi ăn trên hoa, trái đã rụng; mỗi đốt có nhiều chấm màu nâu nhạt trên lưng. Khi lớn đủ sức sâu có màu nâu nhạt hoặc đậm, dài khoảng 40 mm. Thời gian phát triển của sâu từ 14 - 21 ngày.

Nhộng được hình thành bên trong kén trong ngọn dừa. Thời gian nhộng từ 10 đến 12 ngày.

Hình 4 13 Ấu trùng nhộng và thành trùng của sâu đục bông Tập quán sinh sống 1


Hình 4.13: Ấu trùng, nhộng và thành trùng của sâu đục bông


* Tập quán sinh sống và cách gây hại

Ngài đẻ trứng trên cả bông đực và cái trên những vườn dừa non.

Sâu nhả tơ kết dính các hoa đực tạo nơi trú ẩn, làm hoa không rơi xuống được, do đó quày bông có vẻ bẩn. Sâu nhỏ thường ăn bông đực tạo đường hầm kéo tơ. Hoa cái hoặc trái non chỉ bị hại khi sâu đã lớn. Sâu ăn trên phát hoa mới nở ra, đục vào trái non từ phía cuống, sống bên trong ăn và thải phân ra ngoài. Sâu chỉ thích tấn công trái dưới 4 tháng tuổi, thiệt hại có khi đến 50%.

Sâu thường gây hại trái dừa vừa thụ đến khi trái có đường kính lớn nhất khoảng 6 cm. Đôi khi sâu có thể phá hại trên những trái từ 5 - 6 tháng tuổi nhưng chỉ ăn được phần mềm phía trên, tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công tiếp theo. Trong một trái thường chỉ có 1, tối đa là 2 sâu.

Sâu thích ẩm độ cao nên xuất hiện và gây hại mạnh vào các tháng 7, 8, 9, và giảm rõ rệt vào các tháng 10, 11, 12 hàng năm.

e) Bọ vòi voi Diocalandra frumenti Fabricius

Họ Vòi voi (Curculionidae) - Bộ Cánh cứng (Coleoptera)

* Phân bố và ký chủ

Bọ vòi voi hại dừa được phát hiện đầu tiên tại Kiên Giang vào tháng 11/2011. Tháng 5/2012, bọ vòi voi gây hại nặng ở Trại giống U Minh Thượng trên hai giống Dừa Xiêm lùn và Dừa Dứa.

* Đặc điểm hình thái và sinh học

Trưởng thành vòi voi là côn trùng bộ cánh cứng màu nâu đen. Cánh trước có 2 đốm vàng ở đầu cánh và cuối cánh. Trưởng thành sợ ánh sáng, hoạt động mạnh

lúc chiều tối, chúng sống ở nơi tiếp xúc giữa hai trái hoặc gần cuống trái. Chiều dài con trưởng thành khoảng 7-8 mm, chiều ngang khoảng 1.5 mm.

Trứng được đẻ trong khe nứt, rãnh ở phần cuối của rễ phụ, ở gốc thân cây, hoặc trên hoa, trên cuống hoa, cuống trái. Trứng màu trắng trong, dài 1-1,1 mm. Giai đoạn trứng 6-10 ngày

Ấu trùng màu vàng lợt, có 5 tuổi. Tuổi 1: 1-2 mm; tuổi 2: 2.1-2.6 mm; tuổi 3:

3.3 - 4.0 mm; tuổi 4: 4.2-5.5 mm; tuổi 5: 5.8-7.2 mm. Ấu trùng sống bằng cách đục thành đường hầm trong vỏ trái.

Nhộng trần, không tạo kén, màu trắng đục. Chiều dài cơ thể khoảng 6.7-7.2 mm. Hóa nhộng trong các đường đục của mô cây. Giai đoạn nhộng 10-16 ngày.



Hình 4 14 Các giai đoạn trong vòng đời bọ vòi voi hại dừa Triệu chứng gây 2

Hình 4.14: Các giai đoạn trong vòng đời bọ vòi voi hại dừa

* Triệu chứng gây hại:

Trái dừa bị hại thường có 3-5 con bọ vòi voi trưởng thành. Trái bị hại có nhiều vết nhựa chảy ra từ vết đục, tập trung quanh cuống trái. Nhựa màu trong suốt sau đó chuyển sang màu vàng, vàng nâu và khô cứng. Tại nơi vết nhựa chảy ra thường có phân đi kèm (có thể do phân ấu trùng thảy ra). Ấu trùng gây hại bằng cách đục vào vỏ trái, chúng có thể đục vào tới gáo dừa (giai đoạn trái non). Nếu trái dừa bị nhiều vết gây hại làm cho trái bị rụng sớm (tấn công trái <3 tháng) và làm trái méo mó, kích thước nhỏ (tấn công trái >3 tháng). Ngoài trái, chúng còn tấn công trên thân, gốc và rễ dừa.

2. Biện pháp quản lý côn trùng hại trên cây công nghiệp

- Cây mía: vụ đông xuân cần trồng đúng thời vụ, không nên kéo dài thời gian trồng. Có thể thực hiện chế độ luân canh đối với một số cây trồng khác họ như: đay, đậu đỗ, rau. Đặc biệt luân canh mía với cây trồng nước như lúa, rau thì giảm đáng kể mức độ hại của bọ hung.

- Kỹ thuật làm đất: Đối với mía tơ cần cày đất sâu, vun luống, làm cỏ kết hợp với bắt sâu non dưới gốc, trong hom mía.

- Tưới nước: Nếu chủ động tưới nước có thể tưới ngập 20-30 phút làm bọ hung ngoi lên và vớt bắt. Hoặc đối với những ruộng mía thu hoạch xong có thể ngâm lâu 5-6 ngày để tiêu diệt sâu non.

- Biện pháp hoá học: Dùng thuốc hóa học rắc một lớp mỏng trên mặt đất sau đó lấp đất dày 2-3cm, đặt hom mía lên hoặc bón vào gốc, cách gốc 5cm đối với mía lưu gốc. Rắc hai bên hàng mía đẻ nhánh, sau vun luống để trừ sâu non.

- Cây dừa: Thường xuyên vệ sinh vườn dừa, dọn nhen dừa đã mục để kiến vương khó ẩn nấp và khi bị chúng tấn công, ta cũng dễ phát hiện các dấu vết, như đã nêu.

- Tránh gây vết thương cho cây (vì là cửa ngõ cho kiến vương xâm nhập)

- Dùng 1 đoạn lưới cước (lưới bén) cỡ mắt lưới 2 cm, dài 3 m x rộng 0,6m, quấn kín khoảng 5-6 kẻ bẹ lá ngọn, khi kiến vương bay vào sẽ bị vướng lưới chết.

- Dùng vôi quét kín phần gốc dừa tơ một đoạn cao khoảng 1,5 m, để ngăn không cho đuông đẻ trứng vào các vết nứt của gốc.

- Các cây dừa bị kiến vương làm chết phải đốt, tiêu hủy (có thể ngâm dưới mương) hoặc xử lý bằng hóa chất để tránh lây lan.

3. Thực hành

3.1 Mục đích - yêu cầu

Giúp sinh viên phân biệt triệu chứng gây hại và nhận biết hình thái một số loài sâu hại phổ biến trên cây công nghiệp: cây mía, cây dừa.

3.2 Vật liệu

Mẫu côn trùng: sâu đục thân mía, Rệp sáp, Sâu đục thân, cành, Sâu đuông, kiến vương, bọ dừa, bọ vòi voi, sâu nái.

Kính lúp cầm tay, kính lúp soi nổi Giấy A4, viết chì, kẹp nhọn.

3.3 Thực hành

Với sự hướng dẫn của giảng viên, mỗi sinh viên thực hành quan sát triệu chứng gây hại và đặc điểm của các loại sâu hại.

3.4 Phúc trình

Ghi nhận các đặc điểm đặc trưng để nhận diện từng loài sâu hại.


Giới thiệu

CHƯƠNG 5

CÔN TRÙNG HẠI CÂY HOA KIỂNG

Nội dung bài tập trung về thành phần, triệu chứng gây hại, đặc điểm hình thái và biện pháp phòng trừ một số loài sâu hại chủ yếu trên cây hoa hồng, cây hoa cúc, hoa mai và lan.

Mục tiêu:

Kiến thức:

+ Trình bày thành phần loài côn trùng gây hại quan trọng trên cây hoa kiểng.

+ Trình bày đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của các loài gây hại trên cây hoa hồng, hoa mai, hoa cúc và hoa lan.

+ Trình bày các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển và tập tính gây hại của các loài quan trọng trên cây hoa kiểng.

Kỹ năng:

+ Nhận diện được đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của các loài côn trùng gây hại trên cây hoa hồng, hoa mai, hoa cúc và hoa lan.

+ Tổng hợp, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp phù hợp để kiểm soát sự gây hại của côn trùng trên cây hoa kiểng.

Năng lực tự chủ và trách nhiệm: có tinh thần tự học, có phương pháp làm việc khoa học sáng tạo.

1. Đặc điểm hình thái và cách gây hại

1.1. Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây hoa hồng

a) Rầy mềm Aphis gossypii Glover Họ Aphididae - Họ Homoptera

Có nhiều loài rầy mềm đã được phát hiện trên cây hoa hồng như Aphis gossypii, Myzus persicae Aphis ssp. Trong đó Aphis gossypii hiện diện phổ biến nhất trên rất nhiều loại cây trồng khác nhau và hiện diện rộng khắp tại nhiều vùng trên thế giới.

* Đặc điểm hình thái

Thành trùng cái không cánh dài 2,0-2,4 mm, màu sắc cơ thể thay đổi, từ xanh vàng, xanh nhạt ở tuổi nhỏ đến xanh đậm vào giai đoạn trưởng thành, ống bụng màu đen. Thành trùng có cánh có kích thước nhở hơn, từ 1,5-1,8 mm.

* Đặc điểm sinh học

Chích hút trên đọt non và dưới mặt lá vào giai đoạn cây con. Vào giai đoạn cây ra hoa, rầy mềm còn gây hại cả trên đài hoa, nụ hoa.

Vòng đời khoảng 6-7 ngày, nhiệt độ tối hảo cho sự phát triển vào khoảng 21-27oC (Capinera, 2009).

* Sự gây hại

Sự chích hút của rầy mềm trên chồi lá, lá làm cây mất dinh dưỡng từ đó trở nên còi cọc, lá cong queo, biến dạng. Trên nụ hoa và hoa, sự gây hại của rầy mềm làm cho nụ hoa không nở và hoa khô. Mật ngọt do rầy mềm tiết ra tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.



Hình 5 1 Triệu chứng gây hại của rầy mềm trên hoa và nụ hoa Thiên địch Gồm 3

Hình 5.1: Triệu chứng gây hại của rầy mềm trên hoa và nụ hoa

* Thiên địch

Gồm nhiều loài ong ký sinh Aphelinus spp., ruồi thiên địch Chamaemyiid (Diptera), ruồi Paragus sp. và bọ rùa Menochilus sexmaculata, bọ cánh lưới Neuroptera.

b) Bọ trĩ sọc đỏ Selenothrips rubrocinctus Giard Họ Thripidae - Bộ Thysanoptera

* Đặc điểm hình thái

- Thành trùng cái dài khoảng 1,2 mm. Cơ thể có màu đen nâu. Thành trùng có hình dạng tương tự con cái, nhưng có kích thước nhỏ hơn.

- Ấu trùng và nhộng có màu vàng nhạt đến vàng cam với 2-3 đốt bụng đầu tiên có màu đỏ tươi. Ấu trùng tuổi 2 dài khoảng 1 mm.

Hình 5 2 Thành trùng và ấu trùng bọ trĩ sọc đỏ Đặc điểm sinh học Trứng 4

Hình 5.2: Thành trùng và ấu trùng bọ trĩ sọc đỏ

* Đặc điểm sinh học

Trứng được đẻ vào trong mô ở mắt dưới lá và được che phủ với một chất dịch, chất dịch này sau đó khô đi tạo thành một đốm màu đen (Astridge và Fay, 2005). Thành trùng cái đẻ khoảng 50 trứng và sống khoảng một tháng, trứng nở trong khoảng 4 ngày (Chin và brown, 2008).

Chu kỳ sinh trưởng kéo dài trong khoảng 18-20 ngày.

c) Sâu ăn tạp Spodoptera litura Fabricius

Họ Noctuidae - Bộ Lepidoptera

* Đặc điểm hình thái

- Thành trùng cái và đực có chiều dài thân lần lược là 15,5 ± 2,0 mm và 15

± 1 mm. Cánh trước có màu xám tro, dọc theo gân cách trước có màu vàng ánh. Giữa cánh trước có một khoảng rộng khoảng 1 mm, màu vàng, ở giữa khoảng màu vàng này có 2 vân ngang màu đen.

- Trứng hình bán cầu, đường kính 0,4-0,6 mm, màu vàng tro.

- Giai đoạn sâu non gồm 5 tuổi. Màu sắc và kích thước thay đổi theo từng tuổi của sâu, từ màu trắng ngà đến xanh nhạt, xanh lá cây và cuối cùng là màu nâu đen, điểm đặc trưng nhất là chấm đen ở đốt thứ nhất của lưng bụng, giao nhau tạo thành khoang do đó sâu ăn tạp còn được gọi là sâu khoang. Trên cơ thể sâu có 4 sọc màu vàng cam (2 sọc nằm trên lưng và 2 sọc nằm 2 bên hông). Phần bụng của sâu có màu nhạt hơn phần lưng của sâu. Khi phát triển đầy đủ (sâu tuổi 5), sâu dài khoảng 25,0 ± 2,9 mm.

* Đặc điểm sinh học

Trứng được đẻ thành từng ổ, thời gian ủ trứng khoảng 2,5 ± 05, ngày. Trứng thường được đẻ ở mặt dưới lá.

Trong điều kiện ToC = 28-31; H% = 74-86, giai đoạn ấu trùng kéo dài từ 20

- 23 ngày, giai đoạn nhộng trung bình 7,0 ± 1,0 ngày, và thời gian của vòng đời là 30,2 ± 1,6 ngày.

Con cái đẻ khoảng 500 trứng/con. Thời gian sống sót của thành trùng trung bình là 8,5 ± 1,4 ngày. Sâu mới nở chỉ ăn phần biểu bì dưới mặt lá. Ở tuổi lớn, sâu ăn cả lá và hoa. Sâu tuổi lớn thường gây hại về đên, ban ngày sâu trốn dưới đất gần gốc cây. Sâu hóa nhộng dưới đất.



Hình 5 3 Các giai đoạn trong vòng đời của sâu ăn tạp Thiên địch Gồm ong 5

Hình 5.3: Các giai đoạn trong vòng đời của sâu ăn tạp

* Thiên địch

Gồm ong Microplitis manilate Ashmead Chelonus sp. (Braconidae), ruồi ký sinh Peribaea orbata (Tachinidae), nấm xanh Metarhizium anisopliae, Nomuraea sp., nấm trắng Beauveria sp., vi khuẩn Bacillus thuringiensis và siêu vi khuẩn NPV.

d) Rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell

Họ Aleyrodidae - Bộ Homoptera

* Đặc điểm hình thái

- Thành trùng có 2 cặp cánh màu trắng, cơ thể dài 2,2-2,6 mm, râu đầu có màu vàng nhạt có 7 đốt, thân hình màu vàng nhạt có phủ một lớp phấn trắng mỏng.

- Trứng màu vàng nhạt, hình bầu dục dài 0,4-0,5 mm.

- Ấu trùng tiết những lọn sáp trắng phủ đầy cơ thể, ngoại trừ tuổi 1 có thể di động, các tuổi khác của ấu trùng đều sống cố định dưới mặt lá, trên cơ thể ấu trùng tuổi cuối có những sợi sáp trắng dài.

* Đặc điểm sinh học

Xem tất cả 54 trang.

Ngày đăng: 07/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí