Côn trùng chuyên khoa Nghề Bảo vệ thực vật - Cao đẳng Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 5

nhau ở mặt trên của lá, giữa các đường đục có vệt phân màu xanh hay đen do giòi thải ra. Gây hại suốt năm.

Khi bị gây hại nặng, lá trở nên khô héo, cây còi cọc, chậm phát triển. Khi mật số cao, dòi có thể đục luôn cả phần gân lá, cuống lá và phần thân của cây.


Hình 5 12 Triệu chứng gây hại của ruồi đục lá Thiên địch Thành phần thiên 1


Hình 5.12: Triệu chứng gây hại của ruồi đục lá

* Thiên địch

Thành phần thiên địch của dòi đục lá trong tự nhiên rất phong phú. Các loài ong ký sinh như Opius phaseoli (Braconidae), Neochrysocharis okazakii Neochrysocharis sp. (Eulophidae), đặc biệt là loài Opius phaseoli hiện diện rất phổ biến tại Đồng bằng sông Cửu Long.

1.4. Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây hoa lan

a) Muỗi đục nụ Contanaria sp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 54 trang tài liệu này.

Họ muỗi năng Cecidomiidae - Bộ Hai cánh Diptera

* Triệu chứng gây hại

Những nụ lớn có đốm nâu, nụ hoa biến dạng, mất màu, những nụ nở ra được có những hư hại trên cánh hoa, biểu hiện rất giống với bệnh mốc xám trên hoa. Muỗi gây hại nặng trên hoa ở mọi lứa tuổi, từ nụ non mới nhú trên phát hoa cho đến hoa trưởng thành. Khi tách nụ hoa tìm thấy ấu trùng bên trong là những con dòi nhỏ màu trắng hoặc vàng, khi đụng vào chúng có thể búng xa vài cm, mỗi nụ hoa bị nhiễm có thể chứa từ 5 – 30 con.

Hình 5.13: Triệu chứng gây hại của muỗi đục hoa

* Đặc điểm sinh học

Con trưởng thành rất nhỏ, có chiều dài khoảng 2mm, bộ cánh dài gấp đôi thân. Thời gian sống của con trưởng thành được 4 ngày. Vòng đời của muỗi hại bông sống, từ giai đoạn trứng đến khi trưởng thành từ 21-32 ngày tùy theo nhiệt độ và điều kiện môi trường.



Hình 5 14 Thành trùng muỗi đục hoa Muỗi cái đẻ trứng vào đầu các nụ hoa 2

Hình 5.14: Thành trùng muỗi đục hoa

Muỗi cái đẻ trứng vào đầu các nụ hoa, trứng có màu trắng kem có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, trứng nở trong vòng 1 ngày, ấu trùng sau khi nở chui sâu vào trong nụ hoa, ăn các mô của nụ hoa gây nên hiện tượng biến dạng, mất màu trên nụ và cánh hoa, khi gây hại trên nụ còn non chúng làm rụng luôn cả nụ hoa. Nụ và cánh hoa sau khi bị hư thường gãy gục xuống hoặc mọc các lớp mốc xám làm chúng ta dễ lầm tưởng hoa đang bị bệnh mốc xám.

Hình 5 15 Vị trí đẻ trứng và ổ trứng của muỗi đục hoa Ấu trùng mới nở 3


Hình 5.15: Vị trí đẻ trứng và ổ trứng của muỗi đục hoa


Ấu trùng mới nở có màu trắng khi lớn hơn có màu vàng, ấu trùng sống trong nụ hoa từ 5 – 7 ngày, lúc này ấu trùng có thể búng xa vài cm trong không khí, đây chính là đặc điểm để phân biệt chúng với ấu trùng của các loài khác. Tập quán búng xa vài cm giúp chúng rời khỏi nụ hoa chui sâu vào trong đất.

Ấu trùng sau khi rời khỏi nụ hoa chui sâu vào trong đất chúng sẽ hóa nhộng trong đất ẩm, thời gian ở trong đất từ 14 – 21 ngày, giai đoạn cuối của nhộng chúng sẽ chuyển từ màu vàng sang màu nâu và chui lên gần mặt đất để thành muỗi trưởng thành. Chúng thường xuất hiện vào buổi chiều tối, phát sinh trong điều kiện trời nóng, có mưa nắng thất thường, độ thông thoáng của giàn lan kém, tưới nước quá nhiều tạo cho chậu lan luôn ẩm ướt...

b) Rệp dính

* Hình thái, sinh học

Tất cả các loài rệp này có đặc điểm chung là cơ thể tiết ra một lớp sáp giúp che chở cho cơ thể, lớp sẽ hình thành nên một lớp vỏ cứng, có hình dạng, màu sắc và kích thước rất khác nhau ở các loài (rệp sáp dính) hoặc lớp phấn trắng (rệp sáp phấn).

Lớp vỏ của nhóm rệp sáp dính có thể tách ra khỏi cơ thể dễ dàng như ở nhóm Aonidiella, Lepidosaphes hay sẽ tạo thành vách da không thể tách khỏi cơ thể như ở nhóm Coccus hoặc Lecanium.

Quá trình phát triển của rệp sáp cực kì phức tạp, có loài di chuyển và có loài không di chuyển, ở nguyên 1 vị trí và chích hút.

Các loài rệp sáp có chu kỳ sinh truởng ngắn (đa số dưới 1 tháng), khả năng sinh sản của khá cao, có những loài đẻ trứng, có loài đẻ con. Nếu điều kiện môi trường thích hợp có thể khả năng bộc phát nhanh hơn.

* Đặc điểm gây hại

Chúng gây hại bằng cách chích hút (ấu trùng và thành trùng Cái) các lá, giả hành, nụ hoa, cuống hoa cả thân cây.

Nếu cây lan bị nhiễm nặng, lá có dấu hiệu bị vàng, rụng, giả hành bị khô, teo tóp lại và dẫn đến chết, trong quá trình tạo nụ, chúng tấn công nụ làm cho những bông hoa bị dị dạng, kém chất lượng.

Rệp gây hại chủ yếu vào mùa nắng.

Mật ngọt do rầy tiết ra làm nấm bồ hóng phát triển làm ảnh hưởng tới sự quang hợp của cây.

2. Biện pháp quản lý côn trùng hại trên cây hoa kiểng

- Bón phân cân đối, hạn chế bón nhiều đạm.

- Tưới nước giữ ẩm cho cây.

- Có thể áp dụng biện pháp tưới phun mưa với áp lực cao để rửa trôi rầy, rệp.

- Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, ngắt bỏ lá già, các bộ phận bị hại và tiêu hủy.

- Dùng bẫy dính màu vàng để dẫn dụ và tiêu diệt.

- Tiêu huỷ triệt để tàn dư cây trồng.

- Không trồng liên tục các loại cây là ký chủ phụ

- Cần luân phiên thay đổi khi sử dụng thuốc BVTV.

3. Thực hành

3.1. Mục đích - yêu cầu

Giúp sinh viên phân biệt triệu chứng gây hại và nhận biết hình thái một số loài sâu hại phổ biến trên cây hoa kiểng: hoa hồng, hoa cúc, hoa mai, hoa lan.

3.2. Vật liệu

Mẫu côn trùng: mẫu khô hoặc mẫu ngâm

- Cây hoa hồng: bọ trĩ, rầy mềm, rầy phấn trắng

- Cây hoa cúc: rầy mềm đen, sâu ăn tạp, rệp sáp, dòi đục lòn lá

- Cây hoa mai: sâu đục thân, sâu ăn nhụy mai, sâu bao, sâu đo, rệp ốc.

- Cây hoa lan: muỗi đục nụ, rệp dính Kính lúp cầm tay, kính lúp soi nổi Giấy A4, viết chì, kẹp nhọn.

Cồn 700, nước Javen, giấy thấm

3.3. Thực hành

Với sự hướng dẫn của giảng viên, mỗi sinh viên thực hành quan sát triệu chứng gây hại và đặc điểm hình thái của các loại sâu hại.

3.4. Phúc trình

Ghi nhận các đặc điểm đặc trưng để nhận diện từng loài sâu hại.


CÂU HỎI GỢI Ý

1. Kể tên và mô tả cách gây hại của các loài sâu hại trên lá, hoa của cây hoa mai.

2. Bọ trĩ gây hại trên hoa hồng và hoa cúc như thế nào?

3. Loài gây hại quan trọng trên cây hoa lan hiện nay là loài nào? Cách gây hại như thế nào?

CHƯƠNG 6

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CÔN TRÙNG HẠI NGOÀI ĐỒNG

Giới thiệu:

Nội dung bài tập trung về các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công tác điều tra, phát hiện dịch hại ngoài đồng trên các loại cây trồng phổ biến.

Mục tiêu:

Kiến thức:

+ Cung cấp kiến thức về các qui chuẩn đánh giá côn trùng hại, chỉ tiêu theo dõi, phương pháp điều tra và cách tính toán các chỉ tiêu đánh giá tình hình côn trùng hại ngoài đồng.

Kỹ năng:

+ Điều tra xác định được mật số các loài côn trùng hại trên từng loại cây trồng.

+ Tổng hợp, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp phù hợp để kiểm soát sự gây hại của côn trùng trên cây trồng.

Năng lực tự chủ và trách nhiệm: có tinh thần tự học, chủ động học hỏi, có phương pháp làm việc khoa học sáng tạo.

1. Phương pháp điều tra

1. 1. Yêu cầu kỹ thuật

Điều tra: Điều tra đầy đủ, chính xác diễn biến các loại dịch hại, sinh vật có ích chính và các yếu tố ngoại cảnh tác động đến chúng.

Nhận định tình hình:

- Đánh giá tình hình dịch hại hiện tại, nhận định khả năng phát sinh, phát triển và gây hại của dịch hại chính trong thời gian tới, so sánh với kỳ điều tra liền kề trước và cùng kỳ năm trước.

- Dự báo những loại dịch hại thứ yếu có khả năng phát triển thành dịch hại chính, phân tích nguyên nhân của hiện tượng đó.

Thống kê diện tích: Nhiễm dịch hại (nhẹ, trung bình, nặng), diện tích mất trắng và diện tích đã được xử lý bằng các biện pháp.

1.2. Thiết bị và dụng cụ điều tra

a) Dụng cụ điều tra ngoài đồng gồm:

- Vợt côn trùng, khay, khung

- Bẫy đèn Compact 40 Woat, đèn Neon 60 cm hoặc đèn cực tím (đối với một số đối tượng dịch hại).

- Thước dây, thước gỗ điều tra, túi nilon các cỡ, băng giấy dính, băng dính, dao, kéo;...

- Sổ ghi chép, bút viết, máy tính bỏ túi;

- Ống tuýp, hộp petri và hóa chất cần thiết;

- Bẫy, bả các loại.

b) Thiết bị tối thiểu trong phòng:

- Kính lúp 2 mắt soi nổi côn trùng,

- Tủ lạnh, tủ định ôn, máy đo nhiệt độ, ẩm độ trong phòng;

- Lồng nuôi sâu.

1.3. Thời gian điều tra

Điều tra định kỳ: 7 ngày/lần ở tuyến với các yếu tố điều tra trong khu vực điều tra cố định ngay từ đầu vụ vào các ngày thứ 2, thứ 3 hàng tuần và 14 ngày/lần vào các thứ 2, thứ 3 tuần 1, tuần 3 của tháng đối với cây rừng.

Điều tra bổ sung: Tiến hành trước, trong và sau cao điểm xuất hiện dịch hại; trong và sau dịch.

1.4. Yếu tố điều tra

Mỗi loại cây trồng chọn đại diện theo giống, thời vụ, địa hình, tập quán sản xuất, giai đoạn sinh trưởng hoặc tuổi, cấp độ tuổi cây trồng.

1.5. Điểm điều tra

Mỗi yếu tố điều tra 10 điểm ngẫu nhiên nằm trên đường chéo của khu vực điều tra. Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 2 m (đối với lúa, cây rau màu) và 1 hàng cây (đối với cây ăn quả, cây công nghiệp) và trên 5 m đối với cây rừng.

1.6. Số mẫu điều tra của một điểm

a) Cây lúa

- Sâu hại:

+ Trên mạ và lúa sạ: 1 khung/điểm.

+ Trên lúa cấy: 10 khóm/điểm.

Các loài nhện, bọ trĩ, bọ phấn: 5 dảnh/điểm.

b) Rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày (rau họ hoa thập tự, cà chua, đậu đỗ, lạc, vừng, đậu tương)

+ Cây trồng có mật độ ≤ 50 cây/m2: 1m2/điểm;

+ Cây trồng có mật độ > 50 cây/m2, vườn ươm: 1 khung/điểm.

Các loài chích hút như bọ phấn, bọ trĩ, nhện: Điều tra 10 cây hoặc 10 lá ngẫu nhiên/điểm tùy theo vị trí gây hại của mỗi đối tượng.

c) Cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả

+ Sâu hại cành (cành lá, cành hoa, cành quả): Điều tra 4 hướng x mỗi hướng 1 cành (lá, hoa, quả)/1 cây/điểm.

+ Sâu hại thân: 10 cây/điểm.

+ Sâu hại vườn ươm: 1 khung/điểm.

- Sâu bệnh hại rễ: 1 hố (khu vực hình chiếu tán lá)/điểm.

1.7. Thu mẫu dịch hại để theo dõi ký sinh.

Pha trứng:

- Trứng đơn: 50 quả;

- Ổ trứng: 30 ổ.

Pha sâu non, nhộng, trưởng thành: 30 cá thể.

Điều tra các loài thiên địch bắt mồi tương tự điều tra sâu hại cây trồng

1.8. Cách điều tra:

a) Điều tra trực tiếp:

- Quan sát từ xa đến gần sau đó điều tra trực tiếp trên cây hoặc bộ phận của cây; điều tra sâu hại trước, bệnh hại sau; trong trường hợp không làm ngay được ngoài đồng ruộng thì thu mẫu về phòng phân tích.

- Dùng vợt: Điều tra các loài dịch hại và sinh vật có ích hoạt động bay nhảy ở tầng lá trên của cây trồng. Cách vợt: Mỗi điểm vợt 3 vợt/điểm (một lần vợt đi và 1 lần vợt trở lại mới tính là 1 vợt; miệng vợt luôn vuông góc và sâu xuống tán lá khoảng 1/3 miệng vợt; lấy thân người vợt làm tâm quay vợt 1800. Sau đó đếm số dịch hại và sinh vật có ích có trong vợt.

- Dùng khay: Để điều tra các loài dịch hại và sinh vật có ích phân bố ở tầng lá dưới của cây trồng hoặc trong tán lá. Mỗi điểm điều tra 2 khay (tùy theo mật độ dịch hại và sinh vật có ích); đặt khay nghiêng một góc 450 so với gốc lúa hoặc mặt đất, dùng tay đập 2 đập vào gốc lúa hoặc phần tán lá đối diện với miệng khay. Sau đó đếm số dịch hại và sinh vật có ích có trong khay.

Xem tất cả 54 trang.

Ngày đăng: 07/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí