Cơ sở pháp lý cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý đối với thị trường vàng ở Việt Nam và các kiến nghị pháp lý - 13

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua phân tìm hiểu về yêu cầu của việc hoàn thiện cơ sở pháp lý về thị trường vàng và xu hướng phát triển của thị trường vàng một số quốc gia trên thế giới, luận văn rút ra những kết luận sau:

Cần hoàn thiện các quy định pháp luật làm cơ sở cho Ngân hàng Nhà nước quản lý đối với thị trường vàng cả về hình thức và nội dung. Yêu cầu cơ bản đối với pháp luật để Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý đối với thị trường vàng phải kể đến là: Thứ nhất, đảm bảo cho một cơ chế pháp lý tập trung, thống nhất và toàn diện đối với thị trường vàng; Thứ hai, pháp luật cần đảm bảo góp phần thiết lập, tổ chức thị trường vàng trật tự và ổn định.; Thứ ba, đảm bảo khả năng quản lý, điều tiết của Nhà nước đối với thị trường vàng trên cơ sở công khai, minh bạch và tôn trọng các quyền tự do kinh doanh.

Hoạt động quản lý thị trường vàng cần xác định cụ thể phương hướng cho sự phát triển của thị trường vàng trong tương lai, tập trung vào các nội dung: Thứ nhất, góp phần từng bước thiết lập mô hình thị trường vàng hiện đại ở Việt Nam.; Thứ hai, từng bước chuyển sang mô hình quản lý theo quy luật cung - cầu trên cơ sở liên thông, gắn kết với thị trường vàng thế giới; Thứ ba, huy động vàng trong dân chúng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội; Thứ tư, phát triển thị trường vàng trang sức.

Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra ba nhóm giải pháp: Thứ nhất là tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho hoạt động quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với thị trường vàng; Thứ hai là tăng cường quản lý vĩ mô, giảm thủ tục hành chính trong hoạt động quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với thị trường vàng; Thứ ba là nhóm giải pháp đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động quản lý.

KẾT LUẬN


Trong một vài năm trở lại đây, diễn biến trên thị trường vàng ở Việt Nam mang dấu ấn của sự quản lý từ phía Nhà nước và công cụ pháp luật. Với những nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước, thị trường vàng đã giữ được ổn định sau khá nhiều biến động. Trên nhiều phương diện, có thể thấy quyền và lợi ích chính đáng của dân chúng cũng nhờ đó được bảo vệ tốt hơn khi nhiều giao dịch mang tính rủi ro, thiếu kiểm soát đã không còn được pháp luật cho phép thực hiện. Tuy nhiên, để làm nên một thị trường đúng nghĩa, những nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa mới là yếu tố quan trọng nhất. Pháp luật hơn bất cứ công cụ nào cần được sử dụng đúng với bản chất của nó, không chỉ phản ánh mục tiêu quản lý của Nhà nước mà còn phải đảm bảo được tính công bằng. Yêu cầu đó, đòi hỏi một bộ khung pháp lý hoàn chỉnh hơn, phù hợp hơn cho một thị trường vàng ở Việt Nam sau thời gian Ngân hàng Nhà nước ổn định lại tình hình bằng nhiều biện pháp quản lý mang tính hành chính.

Vậy làm như thế nào để có thể hoàn thiện pháp luật cho thị trường vàng ở Việt Nam? Trả lời cho câu hỏi này chính nằm ở ý nghĩa cho sự tồn tại của “thị trường” với các không gian giao dịch. Pháp luật cần phải hoàn thiện, hoàn thiện để tăng cường sự đảm bảo cho yếu tố thị trường, kết hợp hài hòa với bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân và đảm bảo yếu tố quản lý từ phía Nhà nước. Dỡ bỏ từng bước những rào cản hiện nay và thiết lập cơ sở pháp lý vững chắc trên cơ sở của thị trường là điều cần thực hiện trong thời gian sớm nhất của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Việt Nam đang hòa nhập ngày càng sâu với nền kinh tế thế giới, những yêu cầu đối với nền kinh tế và thể chế pháp luật cũng vì thế ngày càng cao. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật trên thị trường vàng còn là bước chuẩn bị cho Việt Nam trong các quan hệ ngày càng phức tạp với phần còn lại của thế giới, góp phần tạo cơ sở cho một nền kinh tế phát triển và ổn định trong tương lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.


Tài liệu tiếng Việt

Cơ sở pháp lý cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý đối với thị trường vàng ở Việt Nam và các kiến nghị pháp lý - 13

1. Bộ Ngoại giao (2011), Bản tin kinh tế số 20, Hà Nội.

2. Chính phủ (2012), Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 04 năm 2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Hà Nội.

3. Chính phủ (2014), Nghị định số 50/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 05 năm 2014 về quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước, Hà Nội.

4. Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật hợp đồng – Phần chung (Dùng cho đào tạo sau đại học), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

5. Kỳ Duyên (2013), Cử tri băn khoăn năng lực điều hành thị trường vàng, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/cu-tri-ban-khoan-nang-luc- dieu-hanh-thi-truong-vang-2756934.html

6. Dương Hải Điền (1991), Thị trường tài chính tập 2, tr.100, Nxb Thông tin Lý luận, Hà Nội.

7. Nguyễn Minh Đoan (2011), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tr. 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Vũ Hạnh (2011), Vàng đã làm méo mó thị trường tài chính, http://vov.vn/kinh-te/vang-da-lam-meo-mo-thi-truong-tai-chinh-177504.vov

9. Nguyễn Ngọc Hân (2012), “Giải pháp thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới”, Tạp chí Ngân hàng, (20), tr.6, Hà Nội.

10. Nguyễn Hoàng – Nhật Bắc (2014), Quản lý Nhà nước phải tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh, http://baodientu.chinhphu.vn/Chinh-sach-va- cuoc-song/Quan-ly-Nha-nuoc-phai-tao-thuan-loi-cho-dau-tu-kinh- doanh/206595.vgp

11. Hội đồng bộ trưởng (1989), Quyết định số 139-CT ngày 24 tháng 05 năm 1989 về việc cho phép các đơn vị kinh tế quốc doanh, tập thể, hộ kinh tế cá thể kinh doanh vàng bạc, đá quý, Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Phương Liên (chủ biên) (2011), Thị trường vàng và hoạt động kinh doanh vàng của các Ngân hàng thương mại – Cơ sở lí luận và thực tiễn Việt Nam, Sách chuyên khảo, tr.26, Nxb Thống kê, Hà Nội.

13. An Nhiên (2014), Thấy gì từ hiệu quả quản lý thị trường vàng Việt Nam, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi- moi/2014/25625/Thay-gi-tu-hieu-qua-quan-ly-thi-truong-vang-Viet- Nam.aspx

14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1993), Thông tư số 07/NH-TT ngày 29 tháng 10 năm 1993 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 09 năm 1993 của Chính phủ về quản lý nhà nước với hoạt động kinh doanh vàng, Hà Nội

15. Ngân hàng Nhà nước (2000), Quyết định số 432/2000/QĐ-NHNN1 ngày ngày 03 tháng 10 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Về nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn bằng vàng, bằngVNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

16. Ngân hàng Nhà nước (2006), Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 01 năm 2006 về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài, Hà Nội.

17. Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư số 22/2010/TT-NHNN ngày 29 tháng 10 năm 2010 quy định về huy động và cho vay vốn bằng vàng của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

18. P.V (2013), Danh sách 38 đơn vị được kinh doanh vàng miếng, http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/tai- chinh/3973/danh-sach-38-don-vi-duoc-kinh-doanh-vang-mieng

19. Phòng kinh tế - Ủy ban nhân dân Quận 2 - Thành phố Hồ Chí Minh (2014), Quản lý hoạt động kinh doanh vàng, http://www.quan2.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/default.aspx?Source=/tint uc&Category=&ItemID=5273&Mode=1

20. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.

21. Quốc hội (2010), Luật thanh tra, Hà Nội.

22. Đinh Dũng Sỹ (2008), Chính sách và mối quan hệ giữa chính sách với pháp luật trong hoạt động lập pháp, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/09/16/1673/

23. Hà Tâm (2012), Lựa chọn hình thức độc quyền vàng, http://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/lua-chon-hinh-thuc-doc-quyen- vang-21960.html

24. Hà Tâm (2014), Thị trường vàng ra sao sau khi bán gần 70 tấn vàng?, http://baodautu.vn/thi-truong-vang-ra-sao-sau-khi-ban-gan-70-tan- vang.html

25. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 16/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 03 năm 2013 về việc mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.

26. Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2006), Từ điển luật học, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội

Tài liệu tiếng Anh

27. Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng & thị trường tài chính, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, tr.35, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

28. Gary O’Callaghan (1991), The Structure and Operation of the World Gold Market, IMF Working Paper, http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id =885158

29. World Gold Council (2014), Why India needs a gold policy, tr.54.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 27/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí