CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Biên soạn Ts. Bùi Thị Nga 2008 - 22

nước như Bộ Tài nguyên và Môi trường; bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 còn quy định trách nhiệm quan trắc môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung. Điểm d Khoản 2 Điều 94 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định: Người quản lý, vận hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có trách nhiệm quan trắc các tác động đối với môi trường từ các cơ sở của mình.


Chương XI. Nguồn lực bảo vệ môi trường - bao gồm 12 điều (từ Điều 106 đến Điều 117) quy định việc tuyên truyền về bảo vệ môi trường; giáo dục về môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường; phát triển khoa học, công nghệ về bảo vệ môi trường; phát triển công nghiệp môi trường, xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo về môi trường; nguồn tài chính, ngân sách nhà nước về bảo vệ môi trường; thuế, phí bảo vệ môi trường; ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên; quỹ bảo vệ môi trường; phát triển dịch vụ bảo vệ môi trường và chính sách ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường.


Chương XII. Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường - bao gồm 3 điều (từ Điều 118 đến Điều 120) quy định việc thực hiện các điều ước quốc tế về môi trường; bảo vệ môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá; mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cũng đã bổ sung quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa (Điều 119), nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế gắn với bảo vệ môi trường.


Chương XIII. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về bảo vệ môi trường - bao gồm 4 điều (từ Điều 121 đến Điều 124) quy định trách nhiệm của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp; cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường và trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong bảo vệ môi trường.


Chương XIV. Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và bồi thường thiệt hại về môi trường - bao gồm 9 điều (từ Điều 125 đến Điều 134).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Mục 1. Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường bao gồm 4 điều (Điều 125 đến Điều 129) quy định về trách nhiệm của thanh tra bảo vệ môi trường; xử lý vi phạm; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường và tranh chấp về môi trường. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định thanh tra bảo vệ môi trường là thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường. Thẩm quyền, nhiệm vụ của thanh tra bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra. Tổ chức và hoạt động của thanh tra bảo vệ môi trường do Chính phủ quy định (Điều 125). Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm thực hiện kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường một cách cụ thể của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thanh tra bảo vệ môi trường thuộc Bộ Tài

nguyên và Môi trường, thanh tra bảo vệ môi trường cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã (Điều 126).

CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Biên soạn Ts. Bùi Thị Nga 2008 - 22

Mục 2. Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm 5 điều (Điều 130 đến Điều 134) quy định các loại thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái; xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường; giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.


Chương XV. Điều khoản thi hành - gồm 2 điều (Điều 135 và Điều 136) quy định về hiệu lực thi hành và hướng dẫn thi hành.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006, Luật này thay thế Luật Bảo vệ môi trường năm 1993. Như vậy, so với Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, Luật lần này có nhiều điểm mới, một số điểm mới chính có thể kể đến như sau:

1. Luật quy định một cách có hệ thống các hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực cho bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân.

2. Các quy định của Luật đã ở mức khá chi tiết, cụ thể, phù hợp hơn với thực tiễn cuộc sống nên có tính khả thi cao. Luật đã đáp ứng yêu cầu giảm số lượng các quy phạm giao Chính phủ quy định.

3. Quy định rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân; phân công, phân cấp quản lý bảo vệ môi trường rõ ràng hơn; giảm bớt các thủ tục hành chính gây phiền hà đối với doanh nghiệp, người dân, thể hiện rõ quan điểm cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước.

4. Cho phép áp dụng nhiều công cụ, biện pháp, chế tài “mạnh” có tính răn đe cao hơn, quy định các nguồn lực cụ thể cho bảo vệ môi trường cũng như tăng cường năng lực quản lý nhà nước từ Trung ương đến cơ sở nên hiệu lực thi hành của Luật được đảm bảo.

5. Xã hội hoá mạnh mẽ các hoạt động bảo vệ môi trường nhằm tạo cơ hội để mọi đối tượng có thể tham gia bảo vệ môi trường và huy động mọi nguồn lực trong xã hội cho bảo vệ môi trường.

6. Có tính đến tác động của các vấn đề môi trường toàn cầu, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy việc thực hiện các nghĩa vụ quốc tế cũng như nâng cao vai trò, vị trí của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế về môi trường.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Luật Bảo vệ môi trường được sửa đổi toàn diện, cơ bản và có nhiều quy định mới, vì vậy việc tuyên truyền, giới thiệu, phổ biến, tập huấn sâu rộng để mọi tổ chức, cá nhân hiểu đúng và đầy đủ các quy định của Luật, quyền và nghĩa vụ của mình là hết sức cần thiết;

2. Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật trước khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2006, bảo đảm các hướng dẫn đúng tinh thần của Luật, đồng bộ và không chồng chéo, trong đó có những nội dung quan trọng như: quy định về các nguồn lực thực hiện; phân công phân cấp trách nhiệm giữa các

bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khác

3. Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên làm tốt việc vận động, giáo dục quần chúng tự nguyện tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.


Tuy nhiên hiện nay, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 còn nhiều bất cập nên dẫn đến nhiều vụ vi phạm công tác bảo vệ môi trường nghiêm trọng trong thời gian vừa qua, nhất là là vấn đề đánh giá tác động môi trường. Đó là trong Luật Bảo vệ môi trường không đề cập đến yêu cầu (khái niệm) "đánh giá tác động môi trường bổ sung", các văn bản dưới luật lại đề cập rất chi tiết về vấn đề này như Nghị định 80/2006/NĐ, Nghị định 21/2008/NĐ. Hay một số văn bản dưới Luật đã hết hiệu lực thi hành như Nghị định 175/1994/NĐ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường 1993, những văn bản hướng dẫn căn cứ vào Nghị định này vẫn chưa có thông báo hết hiệu lực hay không và văn bản mới tương ứng thì vẫn chưa ban hành. Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ môi trường 2005 và các văn bản hướng dẫn chưa quy định các loại dự án được phép miễn hoặc nợ báo cáo đánh giá tác động môi trường; đồng thời, chưa có quy định cơ quan có thẩm quyền quyết định miễn hoặc nợ đánh giá báo cáo tác động môi trường. Ngoài ra một số vấn đề cần phải quan tâm như mức độ ràng buộc, phối hợp và tuân thủ quy định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án ưu tiên vay vốn từ các tổ chức tài chính, công tác thanh tra, giám sát sau khi phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thực hiện như thế nào...? Đặc biệt, các quy định xử phạt hành chính vi phạm về báo cáo đánh giá tác động MT.

Nhìn ra các nước khác thì quả thực chúng ta còn rất nhiều việc phải làm trong lĩnh vực xây dựng hệ thống văn bản pháp luật. Hoa Kỳ, Singapore quản lý xã hội và bảo vệ môi trường hiệu quả vì họ có hệ thống pháp luật đầy đủ với hàng ngàn bộ luật (Hoa Kỳ hơn 10.000 và Singapore hơn 2.500 bộ luật), trong đó có hơn chục bộ luật về môi trường. Tôi nghĩ rằng, thời gian tới, Việt Nam cũng phải ban hành được trên dưới 10 luật về bảo vệ môi trường. Hiện song hành cùng Luật Bảo vệ Môi trường, chúng ta đã có Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước, Luật Khoáng sản, Luật Thủy sản, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Tuy nhiên, còn một số thành phần môi trường cơ bản, quan trọng khác chưa có luật nào điều chỉnh. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang được giao chủ trì xây dựng Luật Đa dạng sinh học, thời gian tới sẽ tiếp tục xây dựng các luật khác như Luật Không khí sạch, Luật Tài nguyên và Môi trường biển... Nhiều nội dung bảo vệ môi trường quy định trong Luật Bảo vệ Môi trường dự kiến cũng sẽ được nâng lên thành luật như Luật Đánh giá tác động môi trường, Luật Kiểm soát ô nhiễm, Luật Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải.

Bên cạnh đó, nhiều vấn đề môi trường mới đã phát sinh, nhiều quy định lần đầu tiên được áp dụng, một số công cụ, biện pháp đang trong quá trình áp dụng thử nghiệm nên không tránh khỏi vướng mắc hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Trước mắt, Bộ Tài nguyên và Môi trường gấp rút hoàn thiện để trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 80/2006/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.

VII.2.5.2 Các luật định khác về môi trường‌

1 Luật đất đai ra đời năm 1993 cũng có ban hành một số điều khoản có liên quan đến môi trường: người sử dụng có nhiệm vụ bảo vệ đất ngày càng màu mỡ hơn, ...

2 Luật bảo vệ sức khỏe của nhân dân, ban hành năm 1989 có đề cập đến nguồn nước cho người dân sử dụng, các tổ chức hay nhân dân không được làm ô nhiễm nguồn nước.

3 Luật đầu tư nước ngoài có qui định các doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường

4 Luật hàng hải có qui định bảo đảm an toàn cho biển và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Không được gây sự cố tràn dầu hay đắm tàu trên biển

Ngoài ra còn có nhiều văn bản và qui định khác nhằm bảo vệ môi trường như: pháp lệnh về nguồn nước khoáng, chỉ thị bảo vệ nguồn nước sạch, ...

VII.2.5.3 Các văn bản dưới luật

a. Các tiêu chuẩn chất lượng môi trường (TCCLMT)

Tiêu chuẩn chất lượng MT là phương tiện chính để trực tiếp điều chỉnh CLMT ở hầu hết các nước trên thế giới. Chúng xác định CLMT và đặt ra các giới hạn số lượng hay nồng độ các chất thải ra MT được phép tồn tại trong sản phẩm tiêu dùng. Tiêu chuẩn CLMT được hiểu theo nghĩa rất rộng, có thể là quy cách Kỹ thuật và thiết kế của các thiết bị xử lý ô nhiễm, hay cũng có thể là tiêu chuẩn hoá của các phương pháp thu mẫu hay phân tích mẫu. Mỗi tiêu chuẩn được dùng làm hệ quy chiếu cho việc đánh giá và cơ sở pháp lý cho KSMT. TCCLMT là do chính phủ và Bộ KHCN&MT xây dựng và ban hành.

"Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mức, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường". Vì vậy, tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học liên ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế - xã hội có tính đến dự báo phát triển. Cơ cấu của hệ thống tiêu chuẩn môi trường bao gồm các nhóm chính sau:

1. Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển và ven biển, nước thải v.v...

2. Tiêu chuẩn không khí, bao gồm khói bụi, khí thải (các chất thải) v.v...

3. Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp.

4. Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ.

5. Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ các nguồn gen, động thực vật, đa dạng sinh học.

6. Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn hoá.

7. Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác khoáng sản trong lòng đất, ngoài biển v.v...

Một số tiêu chuẩn môi trường thông dụng

- Các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh, chủ yếu để bảo vệ môi trường nước và không khí. Ví dụ như tiêu chuẩn chất lượng nước, chúng được đặt ra trên cơ sỏ khoa học đánh giá nguy cơ đối với sức khoẻ của con người và tổn thất có thể gây ra bởi một liều lượng tiếp xúc đối với chất ô nhiễm. Việc đạt đến một tiêu chuẩn nào đó đòi hỏi phải xác định một giới hạn mà lượng ô nhiễm thải ra không được phép vượt qua.

- Các tiêu chuẩn nước thải và khí thải, các tiêu chuẩn này là trị số trung bình hay tối đa của các nồng độ hay số lượng chất ô nhiễm do một nguồn riêng lẻ, tại điểm đổ thải có thể được phép đổ vào các lưu vực nước hay khí quyển. Có tiêu chuẩn được áp dụng cho tất cả ngành công nghiệp và các tiêu chuẩn cụ thể áp dụng cho nganh công nghiệp riêng biệt.

Tiêu chuẩn xả thải nước nhằm cung cấp một phương tiện trực tiếp có thể quản lý để kiểm soát ô nhiễm với một dự đoán thích hợp, đây có thể là phương cách tốt nhất để kiểm soát ô nhiễm nước. Thường chỉ dựa vào tiêu chuẩn này để quản lý chất lượng nguồn nước thì chưa đủ, mà nó phải thực sự dựa vào kiểm tra giám sát môi trường cũng như việc xử phạt nghiêm minh

- Tiêu chuẩn xả thải dựa vào công nghệ là loại tiêu chuẩn riêng biệt mà các công ty có thể sử dụng để thực hiện các luật và tiêu chuẩn môi trường. Tiêu chuẩn này cho phép công ty lựa chọn cách tốt nhất để đáp ứng tiêu chuẩn, chứ không cho phép công ty lựa chọn tiêu chuẩn nào để đáp ứng yêu cầu sản xuất

- Tiêu chuẩn xả thải dựa vào sản phẩm và qui trình đặt ra mức tối đa pháp lý về số lượng chất ô nhiễm được phép thải vào nước mặt, nước ngầm và khí quyển., ví dụ tiêu chuẩn sản phẩm về việc cấm cho chì vào xăng để loại trừ việc ô tô xả ra khí có chì, hoặc tiêu chuẩn thuỷ ngân là bao nhiêu để trong pin để hạn chế xả thuỷ ngân từ việc sử dụng và tiêu thụ pin


Một số tiêu chuẩn môi trường chưa được sử dụng rộng rãi

Tiêu chuẩn tiếng ồn của các phương tiện giao thông, máy móc thiết bị. Có 3 loại: mức tối đa cho phép đối với nguồn ồn, khu dân cư và công trình

- Tiêu chuẩn chất lượng đất nhằm bảo vệ MTĐ, đặc biệt dùng cho sản xuất nông nghiệp và cũng là để bảo vệ môi trường nước mặt, nước ngầm và cũng bảo vệ sức khoẻ cộng đồng trong quá trình ô nhiễm theo chuỗi thức ăn. Xét về khía cạnh bảo vệ môi trường thì đáng quan tâm nhất là tiêu chuẩn các giới hạn tối đa cho phép của dư lượng hoá chất BVTV trong dất – TCVN 5941-1995. Tiêu chuẩn này qui định mức tối đa ch phép nồng độ các dư lượng một số hoá chất BVTV trong đất, dùng để kiểm soát và đánh giá mức độ nhiễm bẩn HCBVTV của đất (TCVN 5941-1995).

- Tiêu chuẩn về việc tái tạo đất (TCVN 5302-1995) yêu cầu chung đối với việc tái tạo dất theo mục đích sử dụng đất. Tiêu chuẩn này được dùng cho việc lập kế hoạch, thiết kế và tiến hành công việc quản lý có liên quan đến huỷ hoại và cải tạo đất.

- Tiêu chuẩn an toàn bức xạ ion hoá. (TCVN 4397/1987) đã qui định liều giới hạn cho một số đối tượng người và nhóm cơ quan xung yếu trong cơ thể, nồng độ giới hạn trong không khí và trong nước thải đối với một số nuclit phóng xạ thường gặp.

- Tiêu chuẩn quản lý chất thải rắn chưa ban hành các tiêu chuẩn riêng về quản lý chất thải rắn, cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với bãi chôn rác, chỉ có các thông tư và chỉ thị của nhà nước về quản lý rác thải. Trên thế giới không có tiêu chuẩn chất thải ra mà chỉ có tiêu chuẩn cho việc lưu chứa, thu gom, vận chuyển, đổ bỏ chất rắn, bao gồm qui địinh về giảm thiểu và tái chế chất thải

- Tiêu chuẩn quản lý chất thải độc hại, quản lý chất thải độc hại là một điều khó, cần phải có bộ tiêu chuẩn áp dụng cho việc quản lý chất thải độc hại từ điểm chất thải được tạo ra cho đến điểm thải bỏ cuối cùng. Kiểm soát có hiệu quả việc sản sinh, vận chuyển, tàng trữ, xử lý, tái chế và tái sử dụng chất thải độc hại là tối cần thiết cho sức khoẻ con người, và bảo vệ môi trường cũng như phát triển bền vững. Muốn được như vậy điều tiên quyết phải tăng cường năng lực quốc gia trong việc quản lý chất thải độc hại như: ban hành các văn bản pháp quy, những qui định liên quan đến quản lý CTĐH, đánh giá ảnh hưởng chất này đối với sức khoẻ và đề xuất các biện pháp an toàn trong việc thu gom, vận chuyển và lưu giữ CTĐH. Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm quản lý sự vận chuyển và mua bán trái phép CTĐH .

b. Tiêu chuẩn ISO 14000 và QLMT

Năm 1993, Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) bắt đầu xây dựng một bộ các tiêu chuẩn quốc tế về Quản lý môi trường gọi là ISO 14000. Cho đến nay, rất nhiều nước trên thế giới đã áp dụng các tiêu chuẩn trong bộ ISO 14000. Bộ tiêu chuẩn này gồm 3 nhóm chính:

- Nhóm kiểm toán và đánh giá môi trường.

- Nhóm hỗ trợ hướng về sản phẩm.

- Nhóm hệ thống quản lý môi trường.

Phạm vi áp dụng ISO 14000:

- Tất cả các doanh nghiệp.

- Các khu vực như dịch vụ, ngân hàng, bảo hiểm, khách sạn, xuất nhập khẩu, buôn bán, phân phối, lưu kho, vận tải hàng hoá, khai thác.

- Các cơ quan như trường học, các cơ quan chính phủ và các tổ hợp quân sự.

Tiêu chuẩn ISO 14000 là tiêu chuẩn về hệ thống QLMT dùng để khuyến khích các tổ chức sản xuất không ngừng cải thiện và ngăn ngừa ô nhiễm bằng hệ thống QLMT. Đòi hỏi mỗi một tổ chức sản xuất phải tự thiết lập mục tiêu và nhiệm vụ của mình, nhằm thực hiện có hiệu quả toàn bộ quá trình sản xuất để liên tục cải thiện môi trường và thu hút người sản xuất và quản lý tham gia QLMT với tính tự giác cao. Tổ chức tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO) với mong muốn hài hoà các tiêu chuẩn QLMT của các nước trên phạm vi toàn cầu, nhằm thuận tiện trong mua bán và thực hiện BVMT ở các công ty và các doanh nghiệp, tiêu chuẩn này đã được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Các yếu tố của ISO 14000:

- Cam kết quản lý MT

- Áp dụng chính sách MT

- Đề ra mục tiêu và chỉ tiêu MT

- Phân chia trách nhiệm MT

- Triển khai chương trình đào tạo

- Xây dựng kế hoạch hành động

- Kiểm soát khâu vận hành

- Giám sát quá trình thực hiện

- Kiểm toán tính hiệu quả của hệ thống quản lý

- Thực hiện các hoạt động điều chỉnh

- Lập báo cáo về hiệu quả thực hiện của hệ thống


VII.3. ĐÔ THỊ HÓA VÀ SỰ PHÁP TRIỂN ĐÔ THỊ

Một trong các khuynh hướng định cư lâu đời của loài người là đô thị hoá. Quá trình đô thị hoá ra đời vào lúc nền canh tác nông nghiệp đã ở trình độ khá cao như đã có thuỷ lợi, thành lập kho tàng lưu trữ và phân bố lương thực... tức là vào khoảng 2.000 năm trước công nguyên. Các khu vực đô thị lúc đầu thường mọc lên ở dọc bờ sông thuận tiện giao thông, nguồn nước. Sự hình thành các đô thị gia tăng mạnh mẽ nhờ các tiến bộ về công nghiệp của thế kỷ trước và hiện nay. Sự phát triển dân số đô thị quá nhanh ở các quốc gia, nhất là đối với các nước chậm phát triển đã gây ra vô vàn vấn đề kinh tế xã hội chính trị và môi trường như cung cấp nhà ở, cung cấp nước, vệ sinh môi trường, tạo công ăn việc làm, giải quyết giao thông đô thị v.v... Nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng dân số đô thị rất đa dạng gồm sự gia tăng tự nhiên của cư dân đô thị, sự di cư hợp pháp và bất hợp pháp từ các vùng nông thôn, việc mở mang về kinh tế, về công nghiệp, giáo dục trong các đô thị v.v....


VII.3.1 Đô thị

Đô thị là nơi tập trung dân số với mật độ cao, mà hoạt động của đô thị là phi nông-lâm nghiệp. Hoạt động chủ yếu của đô thị là sản xuất công nghịêp, thủ công nghiệp, chính trị, văn hoá, khoa học, thương mại, dịch vụ và du lịch….. Đô thị chính là nơi tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, sản phẩm của xã hội tính trên đầu người cao hơn nhiều lần so vơí trị số trung bình quốc gia. Đây chính là nơi phát sinh nhiều chất thải nhất gây ô nhiễm môi trường đất nước và không khí ở tại đô thị và môi trường lân cận (Phạm Ngọc Đăng, 2004). Các đô thị là thị trường lao động rộng lớn của dân cư có mức sống cao với điều kiện giao thông và dịch vụ thuận lợi.


VII.3.2 Siêu đô thị

Xu thế đô thị hoá trên toàn thế giới sẽ dẫn tới sự hình thành các siêu đô thị với dân số trung bình trên 4 triệu người. Hiện nay, trên thế giới có 20 siêu độ thị với dân số trên 10 triệu người, trong đó có 11 ở Châu Á, 7 ở Châu Mỹ và 2 ở Châu Phi. Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương hiện nay đã có 18 thành phố trên 4 triệu dân, con số này sẽ tăng lên 52 vào năm

2050. Trong 500 thành phố và thị trấn ở Việt Nam hiện nay, chỉ có 2 thành phố trên 4 triệu dân là Hà Nội (khoảng 4,2 triệu kể cả ngoại thành) và Thành phố Hồ Chí Minh (hơn 7 triệu kể cả ngoại thành). Trong vòng vài năm tới, nếu không quy hoạch đô thị hợp lý, cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở thành các siêu đô thị với tất cả những vấn đề môi trường phức tạp về mật độ dân cư, nghèo đói và thiếu thốn cơ sở hạ tầng.


VII.3.3 Phát triển đô thị bền vững

Ngày nay khi qui hoach đô thị người ta rất quan tâm đến các lĩnh vực môi trường có tác động đến chất lượng đô thị. Có nhiều dự án quy hoạch sử dụng vật chất bền vững, phát triển cộng đồng theo hướng bền vững và cũng chính là thử thách lớn cho các đô thị hiện nay. Phát triển đô thị bền vững cần phải có ở các quốc gia đã và đang phát triển để góp phần thay đổi cách sống có hại đối với môi trường trên phạm vị toàn thế giới. Bốn nguyên tắc chính để xây dựng đô thị bền vững:

(1) Xâm phạm ít nhất đến môi trường tự nhiên – qui mô phát triển kinh tế xã hội không vượt quá ngưỡng chịu đựng của môi trường

(2) Đa dạng hoá việc sử dụng đất, chức năng đô thị cũng như hoạt động của con người. Hoạt động của con người và của đô thị phải thải ra ít chất thải nhất. Chất thải được quay vòng và tái sử dụng cao nhất.

(3) Cố gắng giữ cho hệ sinh thái đô thị được khép kín và tự cân bằng, thay đổi cách sống đô thị làm sao cho các dòng vật chất và nguyên liệu, năng lượng diễn ra trong chu trình khép kín.

(4) Phát triển đô thị và tiềm năng môi trường và tài nguyên thiên nhiên được cân bằng tối ưu. Có hạ tầng tốt nhất để đáp ứng nhu cầu xã hội mà vẫn bảo vệ được môi trường.


VII.4. XÃ HỘI PHÁT TRIỂN VÀ SỨC ÉP MÔI TRƯỜNG

Động lực phát triển kinh tế là nguyên nhân sâu xa của việc biến đổi môi trường; gây áp lực là do các nguồn ô nhiễm gây ra suy thoái môi trường. Thật vậy các tác động môi trường lên hệ sinh thái, lên sức khỏe của con người cùng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội về lâu về dài. Các yếu tố xã hội gây sức ép môi trường:

1. Dân số tăng nhanh có ảnh hưởng rất lớn đối với môi trường, gây áp lực đối với việc giải quyết lao động như việc làm, dịch vụ xã hội, phát triển kinh tế, cũng như việc bảo vệ môi trường. Ở Việt Nam, tăng dân số là sự phân bố không đồng bộ từ Bắc xuống Nam. Đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL chỉ chiếm 17% diện tích đất đai mà lại chứa 43% dân số. Trong khi đó vùng Tây Bắc và Cao nguyên Trung phần chiếm tới 27% đất đai nhưng chỉ có 8,7% dân cư sinh sống. Đây là một vấn nạn lớn cần phải giải quyết càng sớm càng tốt.

2. Công nghiệp, xây dựng, và hệ thống giao thông Việt Nam đang trên đà phát triển vì nhu cầu cho việc phát triển còn lớn. Tuy nhiên, phải nói rằng phát triển ở VN trong giai đoạn vừa qua còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, cho nên điều này cũng là một trong những sức ép lớn lên môi trường. Thêm nữa, các công

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/11/2023