Một số vấn đề pháp lý về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay - 8

Tiểu kết Chương 3


Luật hóa những quy định pháp luật về doanh nghiệp xã hội là một chủ trương đúng của Nhà nước và phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Doanh nghiệp xã hội ra đời giúp Nhà nước giảm bớt gánh nặng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường do tác động của kinh tế và sự phát triển của xã hội dẫn đến phân hóa giàu nghèo và các điều kiện xã hội thay đổi từ quá trình hội nhập kinh tế. Doanh nghiệp xã hội ra đời và phát triển còn thể hiện tinh thần và trách nhiệm đối với xã hội của các doanh nhân, hình thành văn hóa và đạo đức kinh doanh cần thiết và lan tỏa những giá trị xã hội trong cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam. Doanh nghiệp xã hội phát triển và hoạt động có hiệu quả, kết hợp giá trị kinh tế và giá trị xã hội góp phần giảm thiểu những tiêu cực trong bộ máy Nhà nước, hạn chế tham nhũng, giảm áp lực cho Nhà nước đối với những vấn đề mà bất kỳ giai đoạn lịch sử nào cũng cần phải giải quyết để đảm bảo cuộc sống tốt đẹp cho cộng đồng.

Sự phát triển của Doanh nghiệp xã hội sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội theo hướng văn minh, tiến bộ, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, vì vậy đây không chỉ là xu thế chung của thế giới mà còn rất cần thiết ở Việt Nam. Kinh nghiệm thế giới chỉ ra rằng vai trò của Nhà nước với hệ thống pháp luật và chính sách là những điều kiện thiết yếu để các doanh nghiệp xã hội phát triển. Vì vậy, Nhà nước cần sớm hoàn thiện pháp luật và chính sách để gia tăng tác động xã hội của các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam.

KẾT LUẬN


Nhà nước đã tích cực thực hiện chính sách xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục và y tế từ khoảng 10 năm trở lại đây. Điều đó cho thấy có sự chuyển biến trong nhận thức của Nhà nước về yêu cầu chia sẻ một số lĩnh vực từng được coi là trách nhiệm “độc quyền” của Nhà nước cho các chủ thể ngoài Nhà nước.

Sự chuyển biến về nhận thức còn được ghi nhận trong cải cách hành chính khu vực công. Nhà nước khuyến khích các đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, tổ chức Khoa học và Công nghệ công lập chuyển đổi thành Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ, cởi mở thị trường cung ứng các dịch vụ công cho sự tham gia của khu vực tư nhân, cơ sở ngoài công lập dưới hình thức đầu thầu cạnh tranh nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Điều đó cho thấy Nhà nước đã tán đồng với xu hướng áp dụng mô hình kinh doanh, nguyên tắc thị trường cho việc thực hiện các chức năng xã hội của mình. Mặc dù vậy, còn nhiều lĩnh vực chưa được xã hội hóa, đó là giải quyết việc làm cho các đối tượng yếu thế, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tái hòa nhập người nhiễm HIV/AIDS, bảo vệ môi trường...

Trong bối cảnh này, vai trò của các tổ chức xã hội đặc biệt là sự xuất hiện của doanh nghiệp xã hội có thể lấp đầy những nhu cầu và giải quyết các vấn đề của xã hội. Doanh nghiệp xã hội là một khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các doanh nhân xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích và điều kiện hoạt động cụ thể. Doanh nghiệp xã hội lấy lợi ích xã hội làm mục tiêu chủ đạo, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân nhằm đạt được cả mục tiêu xã hội/ môi trường và mục tiêu kinh tế.

Có thể nói, doanh nghiệp xã hội là một mảnh ghép còn thiếu trong một bức tranh tổng thể về sự phát triển của xã hội với sự tham gia của các khu vực Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức NGO. Đồng thời là một đối tác hỗ trợ đắc lực cho Nhà nước trong việc thực hiện các mục tiêu xã hội. Là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, ra đời vì mục tiêu và sứ mệnh cộng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

đồng, doanh nghiệp xã hội cần có một khung khổ pháp lý đồng bộ và phù hợp với thực tiễn xã hội để động viên các chủ thể kinh doanh cùng tham gia chia sẻ gánh nặng an sinh xã hội với Nhà nước. Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành mặc dù mới tạo ra nền tảng cơ bản về địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội, tuy nhiên đó mới là những cố gắng bước đầu của Nhà nước đối với những mô hình vì xã hội và cộng đồng này, việc hoàn thiện pháp luật là yêu cầu nhất thiết để thực hiện những mong muốn vô cùng tốt đẹp của các sáng lập viên doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một số vấn đề pháp lý về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay - 8


I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT Hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Thông tư số 04/2016/TT-BKHĐT ngày 17/5/2016 quy định các biểu mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp xã hội.

3. Chính phủ (1998), Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 8/9/1998 về quy chế dân chủ ở cơ sở.

4. Chính phủ (1999), Nghị định số 177/1999/NĐ-CP ngày 22/12/1999 về quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

5. Chính phủ (1992), Nghị định số 35-HĐBT ngày 28/3/1992 về công tác quản lỹ khoa học đã đưa ra một số giải pháp thúc đẩy việc cá nhân thành lập các tổ chức khoa học và công nghệ.

6. Chính phủ (2003), Nghị định định 79/2003/NĐ-CP về quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã đã thể chế hóa sự tham gia của người dân địa phương, của các tổ chức ở cộng đồng, các tổ chức của người nghèo trong các hoạt động phát triển ở cấp xã.

7. Chính phủ (2007), Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 về tổ chức và hoạt động của các quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

8. Chính phủ (2007), Nghị định 148/2007/NĐ-CP quy định về việc thành lập và hoạt động của các quỹ từ thiện và xã hội.

9. Chính phủ (2015), Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.

10.Chính phủ (2015), Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

11.Quốc hội (2003), Luật Hợp tác xã, Hà Nội. 12.Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội. 13.Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.

14.Quốc hội (2014), Luật Phá sản, Hà Nội. 15.Quốc hội (2014), Luật Đầu tư, Hà Nội.

16.Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức, Phạm Kiều Oanh, Trần thị Hofng Gấm (2012), Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam, khái niệm, bối cảnh và chính sách, Báo cáo nghiên cứu.

17.Phan Thị Thanh Thủy (2015), Bàn thêm về doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp 2014, Tạp chí Dân chủ và pháp luật.

18.Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (2015), Doanh nghiệp xã hội - chỉ là một sự lựa chọn hay xu hướng tất yếu?, http://csip.vn/chi-tiet/doanh-nghiep-xa-hoi-chi-la-mot-su-lua-chon-hay- xu-huong-tat-yeu-96.html

19.ThS. Nguyễn Như Chính, Thực tiễn và yâu cầu hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay, http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/phap-luat-kinh- te.aspx?ItemID=171.

20. Th.S Phạm Qúy Đạt, Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam, http://phapluatphattrien.vn/a461/hoan-thien-phap-luat-ve- doanh-nghiep-xa-hoi-o-viet-nam.html.

21.Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hội đồng Anh tại Việt Nam (2016), Điển hình doanh nghiệp xã hội Việt Nam, Sách.

22.Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hội đồng Anh tại Việt Nam, Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng (2012), Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam, chính sách, thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/07/2022