Công Ty Cổ Phần Và Đặc Điểm Của Công Ty Cổ Phần.


tranh kém của các DNNN thể hiện ngay trên thị trường nội địa: ở những ngành có khả năng sinh lợi, thị phần của các DNNN có xu hướng giảm sút nhường chỗ cho khu vực đầu tư nước ngoài và khu vực tư nhân, ví dụ như ngành du lịch là một điển hình. Khả năng cạnh tranh kém của các DNNN trong điều kiện Việt Nam đang thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế có nguy cơ dẫn đến tình hình Nhà nươcsẽ phải chịu chi phí rất lớn trong tương lai để trợ cấp, duy trì các DNNN.

- Về cơ cấu DNNN. Khu vực DNNN có cơ cấu còn bất hợp lý. Cơ cấu ngành, vùng, quy mô còn bất hợp lý đều chưa được chuyển dịch theo hướng sắp xếp lại. Trước hết, tỷ trọng DNNN (xét về số lượng) ở khu vực nông nghiệp (25%) và thương mại, dịch vụ (40%) là quá lớn trong khi một cơ cấu hợp lý đòi hỏi DNNN chủ yếu phải tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo. Cơ cấu cấp quản lý cũng là bất hợp lý ở chỗ tỷ trọng doanh nghiệp thuộc địa phương quản lớn. Về quy mô, tính đến năm 1999, doanh nghiệp có quy mô dưới 5 tỷ đồng chiếm 65%, trong đó gần 3/4 là doanh nghiệp địa phương, còn có tới 23% doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng. Số doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng chiếm 21%. (theo số liệu kinh tế Việt Nam trong những năm đổi mới, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2001). Với một cơ cấu bất hợp lý như nêu trên DNNN khó có thể thực hiện đầy đủ các chức năng và kỳvọng về vai trò mà Đảng và Nhà nước mong đợi.

2. Một số nét về công ty cổ phần

2.1 Công ty cổ phần và đặc điểm của công ty cổ phần.

2.1.1 Công ty cổ phần

Quá trình CPH về thực chất là một quá trình chuyển đổi sở hữu từ một chủ sở hữu thành nhiều chủ sở hữu (Cổ đông). CPH nói chung có thể diễn ra tại các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh và tại các DNNN. CPH là quá trình đa dạng hoá sở hữu doanh nghiệp.


Trong điều kiện ở DNNN thì CPH là quá trình chuyển một phần tài sản chung của xã hội thành tài sản của cá nhân. Thực hiện CPH tạo ra khả năng đa dạng hoá sở hữu trong Doanh nghiệp, thu hút các nguồn vốn trong nước và ngoài nước vào việc trang bị lại kỹ thuật, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, đồng thời tạo ra sự thay đổi cơ bản về phương thức quản lý Doanh nghiệp. Nhờ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp cũng như của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Công ty cổ phần là công ty mà trong đó vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số cổ phần mà họ đã mua của công ty.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

2.1.2 Đặc điểm của công ty cổ phần:

- Về mặt pháp lý:

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - thực trạng và giải pháp - 3

Công ty cổ phần là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân mà vốn kinh doanh do nhiều người đóng góp dưới hình thức cổ phần. Các cổ đông là người cấp vốn cho Công ty - chỉ có trách nhiệm với cam kết tài chính của Công ty trong giới hạn với số tiền mà họ đóng góp dưới hình thức cổ phiếu, nghĩa là các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty trong số tiền mà họ đã bỏ ra. Do đó, chế độ chịu trách nhiệm của Công ty cổ phần là chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn, nhờ đặc điểm này nó khắc phục được những trở ngại quan trọng là mạo hiểm đầu tư kinh doanh. Trong lúc các hình thái doanh nghiệp khác không dám mạo hiểm thực hiện các dự án kinh doanh có quy mô lớn, bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu, công ty đã thu hút được nhiều vốn đầu tư mà không làm cho Chủ đầu tư e ngại về rủi ro đối với toàn bộ tài sản của mình. Hơn nữa nó cho phép khắc phục phần lớn trở ngại của hình thức doanh ngiệp chung vốn, nó tạo cho doanh nghiệp một hình thái pháp lý để huy động vốn dư thừa trong xã hội.

- Về mặt tài chính:


Đặc trưng cơ bản có tính quyết định để phân biệt Công ty cổ phần với các hình thức tổ chức kinh tế khác là vốn của Công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị của mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Cổ phần là phần vốn cơ bản của Công ty, cổ phần chứng minh tư cách thành viên của các cổ đông, cổ phần được biểu hiện về hình thức bằng cổ phiếu. Đặc điểm tài chính của Công ty cổ phần còn thể hiện ở huy động vốn để tăng cường nguồn vốn kinh doanh của công ty, ngoài cách huy động vốn thuần tuý mà các doanh nghiệp khác vẫn làm, Công ty cổ phần còn tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu. Cách thu gom vốn tạo khả năng cho Công ty huy động nguồn vốn lớn và nhanh hơn nhiều so với việc tích tụ vốn từ lợi nhuận không chia.

Chính sách lợi tức cổ phần cũng là một đặc trưng trong hoạt động tài chính của Công ty. Việc lựa chọn chính sách lợi tức cổ phần có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của Công ty. Khả năng đầu tư và khả năng tăng trưởng phụ thuộc vào quy mô lợi nhuận để lại sau khi chia và đặc biệt là khả năng huy động vốn trên thị trường vốn, việc tăng vốn tự tích luỹ từ lợi nhuận cũng làm tăng giá trị của Công ty.

- Về mặt sở hữu:

Công ty cổ phần đã thực hiện việc tách quan hệ sở hữu ra khỏi quyền quản lý và sử dụng, tạo ra một hình thức xã hội sở hữu của đông đảo công chúng ở một bên, còn bên kia là tầng lớp những nhà quản trị kinh doanh sử dụng vốn cho các hoạt động kinh doanh. Những ngươi đóng vai trò chủ sở hữu của Công ty cổ phần thường không trực tiếp đứng ra kinh doanh mà uỷ thác chức năng đó cho bộ máy quản lý của Công ty. Bản thân công ty được pháp luật thừa nhận như một pháp nhân được lập tách rời khỏi cá nhân góp vốn và kiểm soát. Nhờ đó công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh dưới danh nghĩa của chính mình và nhận trách nhiệm đến cùng với cam kết tài


chính của công ty. Chủ sở hữu chỉ thực hiện quyền sở hữu của mình trên các phương diện sau:

o Thu lợi tức cổ phần trên cơ sở hoạt động của Công ty.

o Tham gia Đại hội cổ đông để quyết định những vấn đề có tính chất chiến lược của công ty như: Thông qua điều lệ, phương án xây dựng và phát triển của công ty, quyết toán tài chính, bầu hoặc bãi miễn thành viên của Hội đồng quản trị và các kiểm soát viên.

o Mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Với số lượng cổ đông đông đảo và số lượng vốn rất lớn, Công ty cổ phần đã hạn chế được sự lũng đoạn của một vài cá nhân. Đối với những công ty có nhiều cổ đông sẽ làm cho khả năng chi phối của một vài cá nhân là khó có thể xảy ra. Bởi vì, muốn chi phối được Công ty đòi hỏi phải có nguồn tài chính lớn (Chiếm từ 50% cổ phần trở lên). Điều này rất khó đối với mỗi cá nhân, mặt khác khi góp lượng vốn lớn thì mức độ rủi ro cũng tăng lên một cách tương ứng, nên thực tế cho thấy chỉ có Nhà nước mới có khả năng thực hiện sự chi phối này nếu thực sự thấy cần thiết.

- Về mặt tổ chức:

Công ty cổ phần phản ánh rõ đặc điểm về sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý kinh doanh. Do tính chất nhiều chủ sở hữu nên các cổ đông không thể thực hiện trực tiếp vai trò chủ sở hữu của mình mà phải thông qua tổ chức đại diện làm nhiệm vụ trực tiếp quản lý công ty. Như vậy việc quản lý điều hành công ty cổ phần được đặt dưới quyền bốn cấp:

o Đại hội cổ đông hoặc Đại hội đại biểu cổ đông

o Hội đồng quản trị

o Giám đốc điều hành

o Các kiểm soát viên hoạt động theo luật công ty.


Sơ đồ quản lý điều hành của công ty cổ phần

Đại hội cổ đông hoặc Đại hội đại biểu cổ đông

-


Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát


Giám đốc điều hành



Công ty cổ phần


-

- Về tính dân chủ:

Trong quản lý thì công ty cổ phần là một tổ chức kinh doanh có tính dân chủ cao: số lượng cổ đông trong công ty thường rất đông nên cơ cấu tổ chức và chức năng của từng bộ phận phải đảm bảo được vai trò chủ sở hữu đồng thời đảm bảo cho công ty hoạt động có hiệu quả.

Tính dân chủ còn được thể hiện thông qua các Đại hội cổ đông, đó là: Đại hội đồng là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty gồm tất cả các cổ đông, cổ đông có thể tham gia trực tiếp Đại hội đồng công ty, Đại hội đồng là cơ quan tập thể chỉ tồn tại trong thòi gian họp, chỉ ra quyết định khi được các cổ đông thảo luận và biểu quyết tán thành.

2.1.3 Các loại cổ phần trong công ty cổ phần:


- Cổ phần phổ thông.

Cổ phần phổ thông: là loại cổ phần bắt buộc phải có. Người sở hữu cổ phần phổ thông gọi là cổ đông phổ thông. Cổ đông phổ thông có thể tham dự để biểu quyết tất cả các vấn đề của Đại hội đồng cổ đông và mỗi cổ đông phổ thông là một phiếu biểu quyết và được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty.

Cổ đông hoặc nhóm cổ đông mà sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục, ít nhất là 6 tháng, thì có quyền đề cử người vào hội đồng quản trị và ban kiểm soát ( nếu có ), có quyền yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông, xem và nhận bản sao trích lục danh sách cổ đông, có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông.

- Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập.

Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập: Trong vòng 3 năm đầu kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán.

Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập chỉ có thể được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông. Cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần thì không được quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng đó. Sau thời hạn 3 năm thì các hạn chế trên đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập sẽ được bãi bỏ.

- Cổ phần ưu đãi biểu quyết.

Cổ phần ưu đãi biểu quyết: đây là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông, nó không hạn chế mức tối đa và số phiếu biểu quyết cụ thể của một cổ phần ưu đãi biểu quyết thì do điều lệ của công ty quy định.

Chỉ có những tổ chức do Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết.


Cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ có hiệu lực trong 3 năm kể từ ngày đăng ký được biểu quyết. Sau thời hạn 3 năm thì cổ phần đó trở thành cổ phần phổ thông bình thường.

Trong trường hợp công ty cổ phần được chuyển đổi từ DNNN thì số cổ phần ưu đãi biểu quyết tổ chức được quyền nắm giữ sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định và chỉ được sử dụng với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề:

o Tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ tài chính khác.

o Bưu chính viễn thông

o Vận tải hàng không

o Các ngành nghề khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ

- Cổ phần ưu đãi cổ tức.

Cổ phần ưu đãi cổ tức: là loại cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc trả mức ổn định hàng năm. Người được nhận cổ phần ưu đãi cổ tức là những người không có quyền biểu quyết.

- Cổ phần ưu đãi hoàn lại.

Cổ phần ưu đãi hoàn lại: là loại cổ phần sẽ được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu. Người được hưởng cổ phần này cũng không có quyền biểu quyết.

2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành công ty cổ phần

Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần bao gồm:

2.2.1 Đại hội đồng cổ đông.

Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết ( cổ đông phổ thông, cổ đông sáng lập, cổ đông có cổ phần ưu đãi biểu quyết ). Đó là cơ quan cao nhất của công ty, liên quan đến sự tồn tại và phát triển của công ty cổ phần.


Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm một lần do Hội đồng quản trị hoặc theo yêu cầu của Ban kiểm soát hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông liên tục ít nhất là 6 tháng triệu tập.

Cổ đông có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền bằng văn bản cho người khác đi dự phiên họp của Đại hội đồng cổ đông. Cổ đông cũng có thể gửi phiếu biểu quyết có niêm phong đến công ty trước giờ khai mạc Đại hội đồng cổ đông và cũng được coi là dự họp Đại hội đồng cổ đông.

Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông sẽ được tiến hành khi số cổ đông dự họp đại diện cho ít nhất là 51% số cổ phần có quyền biểu quyết ( trừ trường hợp điều lệ của công ty cổ phần có quy định khác ). Và nếu không thành ( không đủ 51% ) thì trong vòng 30 ngày phải triệu tập lần thứ 2, phải có ít nhất là 30% số cổ phần có quyền biểu quyết và nếu lần thứ 2 cũng không thành thì phải triệu tập lần thứ 3 trong vòng 20 ngày và không cần tỷ lệ nữa.

Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng cách biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Riêng đối với việc quyết định các loại cổ phần, số lượng cổ phần được quyền chào bán của từng loại, sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty, tổ chức lại, giải thể công ty hoặc bán hơn 50% tổng giá trị tài sản ghi trong sổ kế toán thì phải được số cổ đông đại diện cho ít nhất là 65% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận.

Điều 79 Luật doanh nghiệp quy định về việc yêu cầu huỷ bỏ các quyết định của Đại hội đồng cổ đông như sau : Trong vòng 90 ngày kể từ ngày quyết định được thông qua, những người có thể yêu cầu huỷ bỏ các quyết định của Đại hội đồng cổ đông bao gồm cổ đông, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc, ban kiểm soát. Những người này có quyền yêu cầu toà án cấp tỉnh xem xét huỷ bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong 2 trường hợp sau:

- Trình tự và thủ tục triệu tập Đại hội đồng cổ đông không đúng luật và điều lệ của công ty

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí