Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - thực trạng và giải pháp - 2


Thực chất DNNN là những cơ sở kinh doanh do Nhà nước sở hữu hoàn toàn hay một phần. Quyền sở hữu thuộc về Nhà nước là đặc điểm phân biệt DNNN với các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân, còn hoạt động kinh doanh là đặc điểm để phân biệt chúng với các tổ chức và cơ quan khác của Chính phủ.

DNNN được phân ra các loại khác nhau căn cứ xuất phát từ góc độ hành chính, góc độ nguồn vốn, theo phương thức hoạt động (theo Quyết định số: 58/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ)

Đối với DNNN:

A. Nhà nước nắm giữ 100% vốn đối với những DNNN hoạt động trong các ngành, lĩnh vực sau:

1. DNNN hoạt động kinh doanh.

1.1. Những DNNN hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực độc quyền Nhà nước: Sản xuất, cung ứng vật liệu nổ; Sản xuất, cung ứng hoá chất độc; Sản xuất, cung ứng chất phóng xạ; Hệ thống truyền tải điện quốc gia; Mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế; Sản xuất thuốc lá điếu.

1.2. Những DNNN hoạt động kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện sau: vốn Nhà nước từ 20 tỷ đồng trở lên; mức thu nộp ngân sách Nhà nước bình quân của 3 năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên; đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mũi nhọn, công nghệ cao; góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô và hoạt động trong những ngành, lĩnh vực sau: Sản xuất điện; Khai thác các khoáng sản quan trọng: Dầu thô và khí tự nhiên; Than; Bô xít; Quặng đồng; Quặng thiếc; Quặng có chất phóng xạ; Vàng; Đá quý…

1.3. Những DNNN hoạt động kinh doanh bảo đảm nhu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào nông thôn, đồng bào dân tộc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.

1.4. Những DNNN hoạt động kinh doanh có tính chất đặc thù: Các nhà xuất bản (trừ xuất bản sách giáo khoa, sách báo chính trị, sách báo cho

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.


thiếu nhi, sách tiếng dân tộc); Xổ số kiến thiết; Một số DNNN hoạt động trong những ngành quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - thực trạng và giải pháp - 2

2. Những DNNN hoạt động công ích trong các lĩnh vực: In bạc và chứng chỉ có giá; Điều hành bay; Bảo đảm hàng hải; Kiểm soát và phân phối tần số vô tuyến điện; Sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang bị chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh; Các doanh nghiệp được giao thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh đặc biệt và các doanh nghiệp đóng tại các địa bàn chiến lược quan trọng kết hợp kinh tế với quốc phòng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ…

B. Những DNNN tiến hành đa dạng hoá sở hữu dưới các hình thức: CPH, giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động hoặc bán doanh nghiệp.

1. Những DNNN khi CPH Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp.

1.1. DNNN hoạt động kinh doanh.

a) Những DNNN hoạt động kinh doanh có vốn Nhà nước từ 10 tỷ đồng trở lên; mức thu nộp ngân sách Nhà nước bình quân của 3 năm trước liền kề từ 1 tỷ đồng trở lên; hoạt động trong các ngành, lĩnh vực quy định tại điểm 1.2 mục I.

b) Những DNNN hoạt động kinh doanh khác: Sản xuất đường, sữa, dầu ăn thực vật; Kiểm định hàng hoá; In các loại (trừ in nhãn, mác, bao bì); Dịch vụ hợp tác lao động; Kinh doanh mặt bằng hội chợ, triển lãm.

1.2. DNNN hoạt động công ích. Sản xuất giống gốc cây trồng, vật nuôi và tinh đông; Dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ; Kiểm định kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới; Quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ, đường thuỷ; Quản lý, bảo trì bến tầu, bến xe quan trọng; Quản lý, khai thác các công trình thuỷ nông.

2. Những DNNN hoạt động trong một số lĩnh vực quan trọng, khi tiến hành CPH, Nhà nước không nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần của doanh


nghiệp, nhưng sẽ nắm giữ cổ phần đặc biệt để quyết định một số vấn đề quan trọng, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

3. Những DNNN không khác trên đây, khi tiến hành CPH, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền căn cứ điều kiện cụ thể của doanh nghiệp quyết định Nhà nước giữ cổ phần ở mức thấp hoặc không giữ cổ phần.

4. Những DNNN có vốn Nhà nước từ 5 tỷ đồng trở xuống, không CPH được, thì thực hiện chuyển đổi sở hữu dưới hình thức giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động hoặc bán doanh nghiệp.

C. Những DNNN khác trên đây, hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài hoặc hoạt động công ích không hoàn thành nhiệm vụ được giao, không thực hiện được chuyển đổi sở hữu.

1. Những DNNN hoạt động kinh doanh.

a) Kinh doanh không có hiệu quả, thua lỗ hai năm liên tiếp nhưng chưa đến mức phải giải thể, phá sản thì thực hiện biện pháp sáp nhập.

b) Kinh doanh thua lỗ ba năm liên tiếp và có số lỗ luỹ kế bằng 3/4 vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trở lên, nhưng chưa mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, tuy đã áp dụng các biện pháp tổ chức lại nhưng không thể khắc phục được, thì thực hiện giải thể.

c) Kinh doanh bị thua lỗ hai năm liên tiếp, không có khả năng trả được các khoản nợ đến hạn, thì thực hiện phá sản.

2. Những doanh nghiệp hoạt động công ích hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao, thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thực hiện sáp nhập, giải thể hoặc phá sản.

Tổng công ty Nhà nước(gồm Tổng công ty thành lập theo Quyết định số 90/TTg và Quyết định số 91/TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ).

Tổng công ty Nhà nước phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:


1. Thuộc các ngành, lĩnh vực : khai thác, chế biến dầu khí và kinh doanh bán buôn xăng dầu; sản xuất và cung ứng điện; khai thác, chế biến, cung ứng than, các khoáng sản quan trọng; luyện kim; cơ khí chế tạo; sản xuất xi măng; bưu chính, viễn thông, điện tử; hàng không; hàng hải; đường sắt; hoá chất và phân hoá học; sản xuất một số hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm quan trọng (dệt, giấy, muối, cà phê, cao su, chế biến gỗ, rượu, bia, thuốc lá); hoá dược; xây dựng; kinh doanh bán buôn lương thực; ngân hàng; bảo hiểm.

2. Phải có vốn Nhà nước từ 500 tỷ đồng trở lên, đối với ngành đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ vốn Nhà nước có thể thấp hơn, nhưng không dưới 100 tỷ đồng.

3. Mức thu nộp ngân sách Nhà nước bình quân của 3 năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở lên, đối với ngành đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ không dưới 10 tỷ đồng.

4. Có trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến, chất lượng sản phẩm tốt, hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Những Tổng công ty Nhà nước không đáp ứng bốn điều kiện trên, sẽ được sắp xếp lại theo hướng: sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể.

1.1 Quá trình hình thành và phát triển DNNN

Trước hết, do nhu cầu khôi phục lại nền kinh tế đã bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh, các DNNN đã được lập ra nhằm thực hiện những dự án lớn tái thiết đất nước, đòi hỏi vốn lớn mà lực lượng tư nhân không đảm trách nổi.

Thứ hai, đối với Việt Nam, sau khi giành được độc lập đã thực hiện quốc hữu hoá toàn bộ các xí nghiệp của giai cấp tư bản. Thêm vào đó, thành phần kinh tế quốc doanh được coi là thành phần kinh tế chính, do đó việc quốc hữu hoá này nhằm để phát triển sở hữu công cộng.

Thứ ba, cùng với sự phát triển của học thuyết Keynes về vai trò kinh tế của Nhà nước, nước ta đã chủ trương thành lập các DNNN để cung cấp hàng


hoá công cộng, tạo việc làm, phân phối thu nhập, xóa bỏ độc quyền, thực hiện công bằng xã hội cũng như tạo thực lực kinh tế mạnh để can thiệp thị trường, điều tiết kinh tế vĩ mô. DNNN đượcgiao nhiệm vụ không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà còn các nhiệm vụ xã hội.

Thứ tư, với yêu cầu thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá, đi tắt đón đầu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, thì quá trình này đòi hỏi một lượng vốn rất lớn và rủi ro cao khiến các doanh nghiệp tư nhân không thể hoặc không muốn tham gia. Do đó, các DNNN đóng vai trò là các đầu tầu dẫn dắt nền kinh tế.

Cuối cùng, nắm giữ các ngành công nghiệp đặc biệt để thực hiện các mục tiêu hay lợi ích quốc gia là yêu cầu cần thiết để điều khiển nền kinh tế.

1.2 Vai trò chủ đạo của DNNN trong nền kinh tế.

Kinh tế quốc doanh đóng vai trò một công cụ kinh tế, một lực lượng vật chất trong tay Nhà nước để Nhà nước trực tiếp khống chế và điều tiết vĩ mô nền kinh tế theo các chương trình, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, kinh tế quốc doanh đóng vai trò hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển theo đúng định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

DNNN giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và các mặt hoạt động chính trị xã hội. Với 5700 “DNNN hiện nắm 60% tài sản sản xuất của đất nước, tạo ra 30% GDP sử dụng 1,9 triệu lao động trên tổng số 38 triệu lao động cả nước”. (Số liệu của ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp).

Hơn nữa, kinh tế quốc doanh có nhiệm vụ điều chỉnh, san lấp các lỗ hổng do cơ chế thị trường, tạo ra các lĩnh vực cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội, như đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường dù khả năng sinh lời thấp, không hấp dẫn khu vực tư nhân.

Xét về tiềm năng thì DNNN là rất to lớn và có vị trí rất quan trọng việc phát triển kinh tế của đất nước. Bất cứ một tác động nào vào lực lượng này


cũng sẽ đem tới một tác động không nhỏ tới nền kinh tế chính trị- xã hội của đất nước.

1.3 Thực trạng hoạt động của các DNNN

Trước đây, DNNN đã có một thời kỳ hoạt động khá hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội, đóng góp to lớn vào công cuộc công nghiệp hoá đất nước. Tuy nhiên do cơ chế quản lý theo kiểu cấp phát, tập trung kéo dài đã làm triệt tiêu động lực sản xuất kinh doanh, cho nên các DNNN sau đó cũng tỏ ra trì trệ, kém hiệu quả, không cạnh tranh được trên thị trường quốc tế, mặc dù, những doanh nghiệp này được ưu ái rất nhiều từ phía Nhà nước về các mặt: vốn đầu tư, ưu đãi độc quyền, đơn hàng, trợ cấp...

Nhiều doanh nghiệp được thành lập ra không những không thực hiện được mục tiêu của mình mà còn trở thành những “máy tiêu tiền” làm suy kiệt nguồn ngân sách vốn hạn hẹp của Nhà nước.

Nhưng cũng phải nói thêm rằng, DNNN làm ăn kém hiệu quả không hoàn toàn do các nhà quản lý kém năng lực kinh doanh (rất nhiều người trong số họ là những nhà quản lý giỏi, được đào tạo cẩn thận). Những lý do cơ bản của tình trạng đó như sau:

- Một là, các DNNN thường bị đòi hỏi đáp ứng quá nhiều mục tiêu, trong đó có một số mục tiêu mâu thuẫn nhau. Chẳng hạn, các DNNN phải thu được lợi nhuận tối đa trong khi lại phải đảm bảo việc làm cho một số lượng nhân viên, thường vượt quá mức cần thiết. Hay việc phát triển hoạt động kinh daonh thúc đẩy nền kinh tế phát triển lại phải kèm theo những yeu cầu về công bằng xã hội tránh tình trạng phân cấp giàu nghèo, và ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên. Việc có quá nhiều mục tiêu không chỉ làm cho các nhà quản lý khó tập trung vào mục tiêu hiệu quả kinh doanh mà còn tạo cái cớ cho các nhà quản lý lợi dụng để biện hộ cho các hoạt động kém hiệu quả của DNNN.


- Hai là, các DNNN thường phải chịu áp lực quản lý hoặc điều tiết của Chính phủ như giá bán hay nguồn cung cấp nguyên vật liệu. Họ không được chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, các DNNN còn chịu sự chi phối của không chỉ một cơ quan chủ quản, mỗi cơ quan lại có những yêu cầu riêng về quản lý. Để một quyết đinh kinh doanh được thông qua có khi phải cần sự đồng ý của nhiều cơ quan quản lý, cơ quan liên ngành, liên bộ. Ví dụ như, trong trước đây các DNNN thường hoạt động theo khuynh hướng dây truyền, sẽ có một số công ty chuyên sản xuất nguyên vật liệu, và một số công ty chuyên sản xuất thành phẩm, việc Nhà nước hạn chế đầu vào của các doanh nghiệp khiến cho nguồn nguyên vật liệu hạn hẹp, cộng thêm chỉ có một số nhà cung cấp nên sản phẩm có tính cạnh tranh rất thấp. Thêm nữa việc điều tiết giá đầu ra của Chính phủ khiến cho các doanh nghiệp không những gặp khó khăn trong việc phát triển mà còn sản phẩm của họ sẽ không có đủ tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Ba là, các nhà quản lý DNNN không có một cơ chế khuyến khích làm việc. Việc không có một cơ chế rõ ràng nào về thưởng phạt có liên quan đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các phần thưởng nếu có chỉ mang tính hình thức. Ngay cả khi chúng ta muốn khuyến khích DNNN bằng tiền cũng rất khó do mức lương của các công chức Nhà nước là cố định và một sự khen thưởng như vậy rất có thể gây ra sự phản ứng từ công chúng và các doanh nghiệp khác. Các nhà lãnh đạo DNNN cũng ít khi bị trừng phạt như sa thải hay giảm lương một khi doanh nghiệp thua lỗ.

Mặc dù làm ăn kém hiệu quả, sự tồn tại của DNNN là không thể thiếu được ở Việt Nam, nhưng cũng không thể để kéo dài tình trạng hoạt động kém hiệu quả hiện nay của chúng.

Cụ thể trong thời gian qua tại các DNNN ở Việt Nam:


- Về hiệu quả kinh doanh. Mặc dù đã được đầu tư và ưu đãi nhiều từ phía Nhà nước, sau nhiều lần sắp xếp tổ chức lại và đổi mới cơ chế, nhưng các DNNN vẫn chưa chứng tỏ được tính hiệu quả của mình so với khu vực tư nhân. Theo đánh giá của ban đổi mới doanh nghiệp Trung ương (02/2002): số DNNN có lãi chiếm khoảng 40%, số DNNN bị lỗ chiếm khoảng 20% (nếu tính đủ khấu hao giá trị tài sản cố định thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ còn lớn hơn), số DNNN còn lại nằm trong tình trạng không ổn định, khi lỗ, khi lãi và lãi cũng không lớn. Tốc độ tăng trưởng bình quân của DNNN: sau một thời gian dài đạt liên tục 13%/năm, đến năm 1998, 1999 tốc độ tăng trưởng chỉ còn 8-9%. Hiệu quả sử dụng vốn giảm rõ rệt. Công nợ trong DNNN tính đến năm 1999 là quá lớn: nợ phải thu chiếm tới trên 60% và nợ phải trả bằng 124% vốn Nhà nước trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ nợ quá hạn, khó đòi chiếm tỷ lệ lớn. Do tình hình tài chính như vậy, Nhà nước đã phải thường xuyên hỗ trợ cho DNNN, miễn giảm thuế, xoá nợ, khoanh nợ, giãn nợ, cho vay vốn tín dụng ưu đãi. Nhưng đáng chú ý là việc hỗ trợ này không mang lại hiệu quả tương ứng, số nộp vào ngân sách Nhà nước ít hơn phần Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp.

- Về khả năng cạnh tranh. Các DNNN ta rất yếu kém về khả năng cạnh tranh. Có nhiều ngành, sản phẩm của DNNN phải bảo hộ tuyệt đối (ưu đãi độc quyền) hoặc bảo hộ qua hàng rào thuế quan, trợ cấp (qua ưu đãi tín dụng và bù lỗ, miễn thuế...) nhưng các doanh nghiệp vẫn không chứng tỏ được khả năng cạnh tranh của mình. Theo một số số liệu nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2000 cho thấy, các mặt hàng như thép, xi măng, phân bón, đồ điện gia dụng, kính xây dựng, sứ xây dựng, xe đạp, động cơ nổ…đều được bảo hộ bằng cả công cụ thuế quan và phi thuế quan dẫn đến giá trên thị trường Việt Nam cao hơn quốc tế 10-50% tuỳ từng mặt hàng vào thời điểm đó. Khả năng cạnh

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí