Chương 2
THỰC TRẠNG CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH
2.1.1. Tình hình khiếu nại hành chính
Theo tổng hợp của các cơ quan có trách nhiệm thì năm 1999 có:
Gần 280.000 lượt người, năm 2000 có gần 230.000 lượt người, năm 2001 có gần 280.000 lượt người trực tiếp đến các cơ quan chính quyền các cấp để khiếu kiện, với vụ việc khiếu nại khoảng
180.000 đến 190.000 vụ mỗi năm [13, tr.128].
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam hiện nay và vấn đề hoàn thiện - 2
- Khái Quát Chung Về Cơ Chế Giải Quyết Khiếu Nại Hành Chính
- Sự Phát Triển Của Cơ Chế Giải Quyết Khiếu Nại Từ Sau Cách Mạng Tháng Tám Đến Nay
- Pháp Luật Hiện Hành Về Điều Kiện Thực Hiện Khiếu Nại Hành Chính Và Thực Tiễn
- Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam hiện nay và vấn đề hoàn thiện - 7
- Các Quy Định Hiện Hành Về Quyền Và Nghĩa Vụ Của Người Khiếu Nại Và Người Bị Khiếu Nại
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Từ năm 2002 đến năm 2005, tình hình khiếu nại, tố cáo có lắng dịu hơn. Số lượng các vụ khiếu nại, tố cáo có nơi, có lúc tăng, giảm khác nhau nhưng nhìn chung có xu hướng giảm.
Năm 2002 có 104.647 vụ, năm 2003 có 96.351 vụ, năm 2004 có 81.329 vụ). Tuy nhiên, khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương có chiều hướng gia tăng. Năm 2005 Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước đã tiếp 18.221 lượt người (tăng 12,32%), 410 lượt đoàn đông người (tăng 51 lượt đoàn). Tiếp nhận 44.545 đơn (tăng 32%) [21].
Từ năm 2006 đến nay, tình hình khiếu nại, tố cáo diễn biến phức tạp, có những biểu hiện không bình thường, thể hiện như:
- “Khiếu nại, tố cáo vượt cấp lên Trung ương nhiều và có chiều hướng gia tăng, với 41.750 lượt người và 939 lượt đoàn đông người, riêng năm 2006 có 554 đoàn đông người tăng 31% so với năm 2005” [20].
Năm 2007 tình hình khiếu nại, tố cáo diễn biến phức tạp và có xu
hướng gia tăng. Phần lớn các vụ việc khiếu nại liên quan đến đất đai, nhất là khiếu nại về bồi thường, giải phóng mặt bằng. Một số khiếu nại đòi lại đất cũ rất khó giải quyết. Nội dung tố cáo chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức ở địa phương có hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý tài chính, ngân sách, thực hiện chính sách xã hội.
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân có nhiều cố gắng, có sự nỗ lực của các cấp, các ngành, đã đạt được kết quả khá tích cực trên các mặt. Thanh tra Chính phủ đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, chuyển từ việc thành lập đoàn đi giải quyết từng vụ việc sang chủ động thanh tra thúc đẩy, phối hợp với bộ, ngành, địa phương để giải quyết các vấn đề nổi lên. Thanh tra các tỉnh, thành phố cũng tích cực phối hợp với các ngành liên quan để tham mưu giúp Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và chỉ đạo giải quyết được nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài. Khi có khiếu kiện đông người, các cơ quan ở Trung ương và địa phương đã có sự chủ động phối hợp để giải quyết ổn định tình hình, nhất là việc hàng trăm công dân các tỉnh Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Long An, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận... tập trung đông người tại thành phố Hồ Chí Minh vào một số thời điểm.
Năm 2007 các cơ quan của Nhà nước đã tiếp 333.841 lượt công dân đến khiếu nại tố cáo, trong đó 1.565 lượt đoàn khiếu nại, tố cáo đông người. Các tỉnh, thành phố có nhiều đoàn đông người khiếu nại vượt cấp lên Trung ương là: Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Quảng Ninh, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Nguyên, Thái Bình, Hải Phòng, Bắc Giang, Hà Nam, Bình Phước, Tây Ninh, An Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Đồng Tháp.
“Trong năm 2008, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân có
lắng dịu hơn, số lượng vụ việc khiếu nại, tố cáo có giảm so với năm 2007, riêng tình hình khiếu nại về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng ở các địa phương có giảm rõ rệt (Tiền Giang giảm 49%, Bến Tre 48,6%, Kiên Giang 33%, An Giang 36,2%, Tây Ninh
21,6%, thành phố Hồ Chí Minh 18,36%)” [23].
Tính chất, mức độ phức tạp trong khiếu nại, tố cáo giảm đáng kể, ít trường hợp phải cưỡng chế hành chính đưa dân về địa phương. Theo báo cáo của Trụ sở Tiếp công dân của Đảng và Nhà nước tại Hà Nội có 26 tỉnh, thành phố không có đoàn đông người và 23 tỉnh, thành phố có dưới 4 lượt đoàn đông người. Theo báo cáo của Trụ sở tiếp công dân của Đảng và Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh phần lớn các vụ việc khiếu nại đông người đều phát sinh từ những năm trước, đã được giải quyết nhiều lần nhưng chưa dứt điểm. Tuy nhiên, tỷ lệ công dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo vượt cấp lên Trung ương khá cao, ở một số địa bàn và trong một số thời điểm tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn còn có những phức tạp, các tỉnh, thành phố có nhiều công dân khiếu nại, tố cáo lên Trung ương là: Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nam Định, Tây Ninh, Long An, An Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Đồng Nai.
- Tính chất khiếu nại, tố cáo rất phức tạp, tiềm ẩn nhân tố mất ổn định ở một số vùng, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Nhiều đoàn đông người có tổ chức chặt chẽ, không chỉ liên kết trong cùng một địa phương mà liên kết nhiều địa phương với nhau, có người cầm đầu, chỉ huy; có đoàn đã lợi dụng, lôi kéo, xúi giục các đối tượng chính sách, người già và trẻ em đi khiếu kiện; gần đây xuất hiện một số đoàn khiếu kiện đông người là các dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, làm cho các cơ quan thẩm quyền lúng túng trong việc xử lý.
Một số đoàn đông người đi khiếu kiện với thái độ cực đoan, căng khẩu
hiệu, biểu ngữ, đả đảo cán bộ lãnh đạo, đả đảo chính quyền địa phương, tố cáo cán bộ có hành vi tham nhũng, lưu lại nhiều ngày ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, có hành vi gây rối hoặc đi diễu hành trên đường phố, kéo vào chiếm giữ trụ sở làm việc của cơ quan Nhà nước, nhằm gây sức ép với cơ quan Nhà nước. Điển hình là việc khiếu nại, tố cáo của gần 1.000 công dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên khiếu nại diễn ra vào những ngày cuối tháng 8 năm 2006 tại Văn phòng Quốc hội ở 35 Ngô Quyền, Hà Nội và trên 500 công dân của 19 tỉnh phía Nam tập trung tại Văn phòng 2 Quốc hội ở 194 Hoàng Văn Thụ, thành phố Hồ Chí Minh trong những ngày cuối tháng 7 năm 2007.
- Khiếu nại, tố cáo liên quan đến vấn đề tôn giáo xảy ra ở nhiều địa phương và tiềm ẩn phức tạp về an ninh, chính trị. Từ năm 1996 đến năm 2007 có 1.520 vụ khiếu nại, trong đó chủ yếu có nội dung đòi lại đất đai, cơ sở thờ tự, tài sản của tôn giáo (835/1.261 vụ, chiếm 66,2%), tập trung ở các tôn giáo: Công giáo, Phật giáo, Cao đài, Tin lành. Ở Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc có nhiều tôn giáo, có nhiều tín đồ tôn giáo khiếu kiện với nội dung chủ yếu về cơ sở thờ tự bị lấn chiếm, đòi lại đất mà Nhà nước đã giao cho các đơn vị quân đội, công an, các tổ chức kinh tế sử dụng, đến nay một số đơn vị sử dụng không có hiệu quả, không đúng mục đích hoặc bán đất. Ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam tín đồ tôn giáo đi khiếu kiện với nội dung chủ yếu là đòi lại cơ sở thờ tự đã hiến, cho, cho mượn, bị trưng thu, trưng dụng trước đây, nay đã được sửa chữa, xây mới, chuyển mục đích sử dụng (cổ phần hóa đối với cơ sở kinh doanh, xã hội hóa trường học, bệnh viện). Ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên nội dung khiếu nại chủ yếu liên quan đến đạo Tin lành xin lại cơ sở thờ tự, xin xây mới, sửa chữa cơ sở thờ tự...
- Các thế lực thù địch, phản động và một số phần tử cơ hội chính trị trong và ngoài nước đã và đang lợi dụng vấn đề khiếu nại, tố cáo của công dân để chống phá ta dưới nhiều hình thức: kích động biểu tình, bạo động
nhằm phục vụ mưu đồ nội công ngoại kích chống phá Việt Nam, núp dưới chiêu bài “cứu trợ dân oan” đòi dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, thường xuyên đeo bám tại các cơ quan Trung ương; thành lập “hội dân oan” để tập hợp lực lượng, hướng dẫn cách biểu tình tuần hành, cách thức gửi và nhận tiền tài trợ, cách thu tin, hình ảnh để cung cấp cho bên ngoài. Điển hình là ngày 17/7/2007, Thích Quảng Độ công khai phát tiền gọi là “cứu trợ dân oan” và kêu gọi hợp tác đấu tranh núp dưới danh nghĩa “đòi quyền lợi” xảy ra tại khu vực Trụ sở Văn phòng Quốc hội ở thành phố Hồ Chí Minh; ngày 23/8/2007, Thích Không Tánh phát tiền cho người khiếu kiện tại Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước 110 Cầu Giấy, bị lực lượng công an bắt giữ quả tang.
Nhiều nơi nhân dân tổ chức thành các đoàn đông người kéo lên tỉnh và Trung ương để khiếu tố với thái độ rất gay gắt, có đoàn hàng trăm người, trường hợp đông lên tới hàng nghìn người. Thâm chí công dân còn đến tận nhà riêng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước để khiếu kiện. Người đi khiếu kiện với thái độ gay gắt, không ít người có hành vi vượt quá giới hạn khiếu kiện bình thường làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội, ở một số địa phương xuất hiện những “điểm nóng” khiếu kiện rất phức tạp.
Nhìn chung nội dung khiếu nại, tố cáo nổi lên là khiếu kiện về đât đai diễn ra ở hầu khắp các địa phương (nhiều tỉnh phía Bắc chiếm tỷ lệ khoảng 40%, phía Nam chiếm 80% tổng số vụ việc khiếu nại ở địa phương), chủ yếu là đòi lại đất cũ, tranh chấp đất trong nội bộ nhân dân, giữa dân với nông lâm trường, tranh chấp địa giới hành chính, thôn xã. Ở một số tỉnh thành phố nhiều vụ việc khiếu tố là cán bộ xã mất dân chủ tiêu cực tham nhũng trong cấp bán đất trái pháp luật, huy động nhiều khoản đóng góp của dân ngoài quy định, việc quản lý thu chi tài chính ngân sách xã, xây dựng điện, đường, trường, trạm… có nhiều vi phạm như: vụ việc tại Thái Bình, Giao Thủy (Nam
Định), Đồ Sơn (Hải Phòng). Nhiều vụ việc kẻ xấu đã lợi dụng kích động, lôi kéo, gây rối trật tự công cộng, vi phạm pháp luật làm cho tình hình càng phức tạp, thậm chí cá biệt có nơi có biểu hiện phủ nhận sạch trơn, gây rối an ninh trật tự, vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo và quản lý của Đảng và chính quyền cơ sở.
2.1.2. Nguyên nhân phát sinh khiếu nại hành chính
Tình hình khiếu nại, tố cáo như trên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, nhưng tập trung vào một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Thứ nhất: cơ chế, chính sách, pháp luật còn thiếu đồng bộ, bất cập, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh chưa kịp thời, chưa khách quan, nhiều vấn đề do lịch sử để lại nên việc giải quyết hết sức khó khăn, đặc biệt là lĩnh vực quản lý và sử dụng đất, đền bù và giải phóng mặt bằng…Hệ thống chính sách pháp luật về đất đai trong thời gian trước đây chưa hoàn chỉnh, chưa điều chỉnh hết được các quan hệ về đất đai, liên tục sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện. Từ chỗ pháp luật công nhận nhiều hình thức sở hữu đất đai chuyển sang quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, đến sau này quy định cho người sử dụng đất có đầy đủ các quyền, do vậy việc nắm bắt kịp thời các quy định pháp luật của cán bộ và người dân hạn chế, việc hiểu các quy định pháp luật cũng không đầy đủ và quan niệm về chế độ sở hữu tư nhân về đất đai trong nhân dân vẫn còn tồn tại. Việc ban hành văn bản pháp luật về đất đai theo từng giai đoạn lịch sử, phát triển của đất nước thiếu đồng bộ và còn chồng chéo, thiếu công bằng, người hưởng chính sách sau được lợi hơn người hưởng chính sách trước (có một số trường hợp những người chây ì, không chấp hành pháp luật được lợi hơn người chấp hành nghiêm pháp luật), từ đó dẫn đến so bì, khiếu kiện. Trong công tác đền bù, chưa điều chỉnh kịp thời giá đất để tính bồi thường khi Nhà nước thực hiện dự án có liên quan đến nhiều tỉnh hoặc việc cho người có nhu cầu sử dụng đất phát triển các dự án tự thoả thuận bồi
thường với người dân đang sử dụng đất, người được giao đất muốn giải phóng mặt bằng nhanh đã chấp nhận giá bồi thường cao hơn quy định của Nhà nước làm cho mức đền bù chênh lệch trên cùng một khu vực, từ đó phát sinh khiếu nại. Việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước trước đây ở một số nơi không nghiêm, chưa triệt để và chưa hợp lý, đã dẫn đến tình trạng xáo canh, cào bằng. Những năm 1980, Hợp tác xã và Tổ đội sản xuất nông nghiệp được hình thành nhưng việc quản lý các Hợp tác xã, Tổ đội sản xuất đã có những yếu kém dẫn đến tan rã, nhưng Nhà nước chưa có chính sách xử lý kịp thời, tình trạng tự phát lấy lại ruộng đất và biện pháp giải quyết của các địa phương không thống nhất trong việc phân bổ lại đất đai khi các Hợp tác xã, Tổ đội sản xuất tan rã, đã dẫn đến nhiều khiếu kiện.
Công tác quản lý đất đai và chính sách giải quyết việc làm cho nông dân khi bị thu hồi đất cũng còn nhiều bất cập, hồ sơ địa chính chưa được quan tâm đúng mức, chưa đầy đủ, không đủ cơ sở cho việc quản lý đất đai. Công tác quy hoạch sử dụng đất chậm, việc chỉnh lý biến động đất đai không được theo dõi, cập nhật thường xuyên dẫn đến việc tham mưu không đầy đủ, thiếu chính xác trong việc quy hoạch, thu hồi đất và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai; đo đạc không chính xác diện tích, nhầm lẫn địa danh, thu hồi đất không có quyết định, không làm đầy đủ các thủ tục pháp lý, giao đất, cho thuê đất, đấu thầu đất, bồi thường giải toả và sử dụng những khoản tiền thu được không công khai gây ngờ vực cho nhân dân; giao đất trái thẩm quyền, không đúng đối tượng, giao sai diện tích, vị trí, sử dụng tiền thu từ đất sai quy định của pháp luật hoặc người sử dụng đất đã làm đủ các nghĩa vụ theo quy định nhưng không được hợp thức quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Việc thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ việc quy hoạch phát triển đô thị và các khu công nghiệp nhiều nơi chưa cân nhắc, tính toán đồng bộ toàn
diện dẫn đến trường hợp người dân bị thu hồi gần hết hoặc hết đất sản xuất, được đền bù bằng tiền (không có đất khác để giao), giá trị thấp, việc chuyển đổi nghề nghiệp là rất khó khăn do trình độ hạn chế dẫn đến thất nghiệp, đời sống gặp nhiều khó khăn, phát sinh các tệ nạn xã hội và phát sinh ra khiếu kiện. Điển hình như trường hợp khiếu kiện đông người về dự án Cụm công nghiệp xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương: thu hồi trên 200ha chiếm 80% đất nông nghiệp của toàn xã với tổng số trên 1.000 hộ dân tương ứng với 5.000 nhân khẩu (trong độ tuổi lao động gần 2.600 người), hiện nay đất nông nghiệp của toàn xã chỉ còn trên 20ha, nhưng bước đầu dự án mới thu hút được 100 lao động đi đào tạo nghề và 35 lao động đi học nghề may, số còn lại người dân chưa có công ăn việc làm, trong khi đó họ chỉ là những lao động thuần nông.
Cơ chế giải quyết khiếu nại hiện nay còn phức tạp, cả về thẩm quyền giải quyết, cũng như trình tự thủ tục giải quyết, thậm chí còn gây phiền hà cho công dân; về thời hiệu, thời hạn đều không phù hợp với tình hình thực tiễn, chính vì thế nên khó thực hiện. Một số quy định của Luật khiếu nại, tố cáo, Luật Đất đai và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính có điểm chưa thống nhất: Theo quy định của Luật đất đai thì khi Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 đồng thời cũng là quyết định giải quyết cuối cùng, người khiếu nại không có quyền khởi kiện ra Toà hành chính. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính sửa đổi và bổ sung năm 2006 cũng quy định công dân không có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định giải quyết lần 2 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (trong lĩnh vực quản lý đất đai). Trong khi đó Luật khiếu nại, tố cáo (sửa đổi năm 2005) quy định thì công dân có quyền khởi kiện ra Toà án hành chính trong các lần giải quyết (lần 1 hoặc lần 2). Do có sự mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật, nên người dân không được giải quyết vì vậy dẫn đến tình trạng