3.2.4.9. Hợp tác quốc tế
Trong trường hợp việc bảo vệ nhân chứng có yếu tố nước ngoài, Chương trình bảo vệ sẽ được thực hiện trên cơ sở hiệp định quốc tế, thoả thuận song phương do Việt Nam tham gia hoặc ký kết, hoặc trên nguyên tắc có đi có lại.
Nhìn chung lại, những hành vi đe dọa, xâm hại người làm chứng cũng như người thân thích của họ trong vụ án hình sự sẽ xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và tài sản của họ. Đồng thời, sẽ trở thành một thủ đoạn nhằm che giấu tội phạm ngày càng được bọn tội phạm sử dụng rộng rãi vì nó có thể ngăn chặn được việc khai báo trung thực, khách quan và chính xác với các cơ quan tiến hành tố tụng về vụ án của người làm chứng. Do đó cần hoàn thiện chế định pháp lý bảo vệ quyền con người của người làm chứng trong tố tụng hình sự ở nước ta hiện nay.
Từ thực tiễn các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng, thực tiễn việc áp dụng pháp luật trong công tác bảo vệ người làm chứng ở nước ta và nghiên cứu, kế thừa có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp của các nước tiên tiến trên thế giới về việc bảo vệ nhân chứng, chúng ta cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp lập pháp và thực hiện pháp luật; xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý, ban hành Luật Bảo vệ nhân chứng trong tố tụng hình sự để đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng đe dọa, xâm hại người làm chứng cũng như người thân thích của họ. Đồng thời tăng cường trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như các cơ quan hữu quan trong công tác bảo vệ nhân chứng và tổ chức thực hiện tốt các quy định của luật này.
KẾT LUẬN
1. Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến vụ án và được các cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập khai báo về những tình tiết cần chứng minh trong vụ án do đó lời khai của họ có vai trò rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Thông tin mà họ cung cấp là nguồn chứng cứ giúp cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết đúng đắn vụ án. Vì vậy, việc bảo vệ người làm chứng cũng như người thân thích của họ khi bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản là trách nhiệm của tất cả các cơ quan Nhà nước, trong đó các cơ quan tiến hành tố tụng giữ vai trò nòng cốt.
2. Chương trình bảo vệ nhân chứng trong tố tụng hình sự đã được nhiều nước trên thế giới và trong khu vực quy định trong các đạo luật chuyên biệt, xây dựng thành các chế định pháp lý và thực hiện có hiệu quả. Chế định này đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong pháp luật tố tụng hình sự của các quốc gia đó. Đối với nước Việt Nam chúng ta, nội dung này lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và một số văn bản pháp luật khác. Tuy nhiên, các quy định này thể hiện như một nguyên tắc chung, thiếu hướng dẫn cụ thể và ít được thực thi vào thực tiễn giải quyết các vụ án.
3. Trong những năm vừa qua, cùng với xu thế toàn cầu hoá và sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã có những tác động tích cực đến tình hình tội phạm, một số loại tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng gia tăng nhanh chóng đã dẫn đến hành vi mua chuộc, đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng ngày càng trở nên phổ biến hơn. Mặc dù chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng qua nhiều kênh thông tin khác nhau có thể thấy bọn tội phạm bằng các thủ đoạn khác nhau đã và đang ngăn chặn người làm chứng hợp tác tích cực với các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án.
4. Chế định pháp lý bảo vệ người làm chứng trong tố tụng hình sự ở nước ta đã được đề cập đến trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành. Đây là điểm rất tiến bộ nhưng còn bất cập, thiếu cụ thể đã làm cho các cơ quan chức năng lúng túng, thiếu chủ động hoặc không thể triển khai thực hiện được các biện pháp bảo vệ người làm chứng trong thực tế. Thực trạng đó đã tác động tiêu cực đến thái độ hợp tác của người làm chứng cũng như người thân thích của họ đối với các cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết các vụ án, làm giảm hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, làm giảm uy tín của cơ quan Nhà nước và niềm tin trong quần chúng nhân dân. Vì vậy, vấn đề xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý về bảo vệ người làm chứng trong tố tụng hình sự nước ta đang được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết.
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn Thiện Các Quy Định Về Trách Nhiệm Của Các Cơ Quan Tiến Hành Tố Tụng Trong Việc Bảo Vệ Người Làm Chứng
- Hoàn Thiện Các Quy Định Về Trách Nhiệm Đối Với Việc Xâm Phạm Quyền Con Người Của Người Làm Chứng
- Bảo vệ quyền con người của người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam - 11
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
5. Trên cơ sở các quy định về quyền, nghĩa vụ và vai trò của người làm chứng trong tố tụng hình sự, thực tiễn bảo vệ người làm chứng trong vụ án hình sự ở nước ta trong thời gian qua. Để khắc phục những bất cập về quyền lợi của người làm chứng chưa được bảo đảm cũng như các cơ chế, biện pháp bảo vệ người làm chứng có hiệu quả... cần sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý theo hướng ban hành Luật bảo vệ nhân chứng trong tố tụng hình sự. Trong đó, quy định cụ thể Chương trình bảo vệ người làm chứng trong vụ án hình sự. Đồng thời, tổ chức tốt hoạt động triển khai áp dụng những quy định của pháp luật được ban hành thực hiện trên thực tế.
Nếu các giải pháp đề tài đưa ra được chấp nhận thực hiện, chắc chắn công tác bảo vệ người làm chứng trong tố tụng hình sự sẽ có nhiều chuyển biến tích cực vì đã đảm bảo quyền con người cho người làm chứng để họ yên tâm phối hợp, cộng tác với cơ quan tiến hành tố tụng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm; từng bước hạn chế tình trạng tội phạm đe dọa, xâm hại người làm chứng cũng như những người thân thích của họ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Công an (2009), Hoàn thiện cơ sở pháp lý bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong vụ án hình sự, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà nội.
2. Lê Văn Cảm (1990), "Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm hình sự - Một yếu tố cơ bản và quan trọng nhất trong việc bảo vệ con người bằng con người pháp luật hình sự", Tòa án nhân dân, (2).
3. Lê Văn Cảm (2009), Những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
4. Lê Trung Chánh (1944), Đại Nam hình pháp, Nhà in Xuân Thu, Hà Nội.
5. Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên) (2003), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
6. Nguyễn Ngọc Chí (2007), "Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự", Khoa học, (23).
7. Dân luật (1931), Nhà in Ngô Tư Hạ, Hà Nội.
8. Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
9. Đại học Quốc gia Hà Nội (2003), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
10. Đại học Quốc gia Hà Nội (2006), Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08/2002/NQ-TW ngày 02/1 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49/2005/NQ-TW ngày 06/5 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
13. Nguyễn Tiến Đạt (2006), "Bảo đảm quyền con người trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam", Khoa học pháp lý, (3).
14. Nguyễn Văn Động (2005), Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
15. Trần Ngọc Đường (2004), Bàn về quyền con người, quyền công dân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Nguyễn Khắc Hải (2010), "Quyền con người, hướng hoàn thiện và bổ sung", www.nclp.org.vn.
17. Nguyễn Quang Hiền (2004), "Pháp luật - Phương tiện quan trọng bảo vệ quyền con người", Khoa học pháp lý, (1).
18. Đinh Thế Hưng (2010), "Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự", Hội thảo khoa học: Các điều kiện đảm bảo quyền con người ở Việt Nam, Tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.
19. Ngô Sỹ Liên, Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên...(1993), Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
20. Liên hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.
21. Trần Đình Nhã (2010), "Hoàn thiện cơ sở pháp lý về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong vụ án hình sự", Nghiên cứu lập pháp, (173).
22. Tôn Nữ Thị Ninh (2006), "Yếu tố nhân quyền trong quan hệ quốc tế hiện nay", Công an nhân dân, (1).
23. Võ Thị Kim Oanh (2010), Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.
24. Nguyễn Thái Phúc (2007), "Bảo vệ người làm chứng và quyền miễn trừ người làm chứng trong tố tụng hình sự", Khoa học pháp lý, (3).
25. Nguyễn Thái Phúc (2010), "Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam", www.nclp.org.vn.
26. Quốc hội (1988), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.
27. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
28. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
29. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và Gia đình, Hà Nội.
30. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
31. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.
32. Quốc hội (2004), Luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Hà Nội.
33. Sở tài liệu Quốc hội (1918), Code, Annamites, Nhà in Lê Văn Phúc, Hà Nội.
34. Phan Thị Hương Thủy (2006), "Người làm chứng và quyền của người làm chứng trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 - Thực trạng và định hướng hoàn thiện", Tài liệu hội thảo Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Bảo đảm quyền con người trong Tố tụng hình sự Việt Nam", Tổ chức tại Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
35. Trần Quang Tiệp (2004), Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Trần Quang Tiệp (2005), "Về lời khai của người làm chứng trong vụ án hình sự", Khoa học pháp lý, (4).
37. Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
38. Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Những nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
39. Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật (1995), Tội phạm học, Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - Đại học Quốc gia Hà Nội (2006), Một số văn bản điển chế và pháp luật Việt Nam, (tập 1: từ thế kỷ XV đến XVIII), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
41. Nguyễn Văn Vĩnh (2005), Triết học Chính trị về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.