Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2015-2025 - 11


3.2.5. Mở rộng thị trường

Thị trường có vai trò tương hỗ đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của địa phương. Nếu một nền kinh tế với thị trường phát triển toàn diện có thể tạo điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế theo hướng hiện đại. Thị trường đồng bộ giúp dịch chuyển các yếu tố sản xuất như khoa học công nghệ, đầu tư, lao động...từ ngành này sang ngành khác, từ ngành có hiệu quả kinh tế thấp sang ngành kinh tế có hiệu quả cao. Nhờ đó, vị trí, tỷ trọng giữa các ngành kinh tế có sự thay đổi, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hợp lý. Một số giải pháp huyện cần chú trọng khi phá triển các loại thị trường như sau:

Mở rộng, phát triển các loại thị trường hàng hóa, dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại: các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối nhằm thúc đẩy kinh doanh, dịch vụ, giao thương kinh tế trong huyện cũng như với các địa phương khác trong cả nước và phạm vi quốc tế.

Chú trọng phát triển thị trường vốn, tài chính – tiền tệ, chứng khoán và các kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển. Sự phát triển của thị trường này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện, một mặt góp phần nâng cao tỷ trọng, vị trí và vai trò của dịch vụ, mặt khác tạo được nguồn vốn phục vụ cho đầu tư, mở rộng sản xuất.

3.2.6. Mở rộng liên kết vùng, đẩy mạnh hội nhập quốc tế

Hiện nay thương mại quốc tế ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động phát triển kinh tế, từng bước góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng hiện đại. Vì vậy trong giai đoạn tiếp theo, cần mở rộng các hoạt động quan hệ kinh tế quốc tế, song song với đó huyện cũng cần nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất, nhập khẩu. Một số giải pháp tỉnh có thể áp dụng:

Đặt nền tảng quan hệ kinh tế đối ngoại với các đối tác chiến lược trên phạm vi quốc tế. Với các thị trường truyền thống, cần củng cố vị thế thông qua việc nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần mở rộng các thị trường tiềm năng. Trong điều kiện hiện nay, huyện nên chú ý đến các thị trường


thuộc Châu Phi, Châu Mỹ, bởi vì những thị trường này có sức tiêu thụ lớn, và không đòi hỏi tiêu chuẩn quá gắt gao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

3.3. Kiến nghị

- Chính phủ và Tỉnh cần có cơ chế đặc thù để tập trung nguồn lực, thúc đẩy huyện Tân Thành chuyển dịch theo đúng định hướng là trung tâm công nghiệp, cảng biển và dịch vụ hậu cần cảng.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2015-2025 - 11

- Chính phủ và Tỉnh cần tập trung phát triển ngành công nghiệp và cảng biển ở phía Tây (Quốc lộ 51 hướng từ Vũng Tàu đi Thành phố Hồ Chí Minh), ven sông Thị Vải. Toàn bộ quỹ đất tại khu vực này cần được ưu tiên để phát triển các khu công nghiệp, cảng biển và dịch vụ logistics; đồng thời cần duy trì một diện tích rừng ngập mặn để làm vùng đệm và cho phép phát triển đan xen một số điểm du lịch với quy mô nhỏ để khai thác các tiềm năng, thế mạnh của khu vực này.

- Chính phủ và UBND Tỉnh cần đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (đường sắt, đường cao tốc, đường liên cảng ...) kết nối với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bằng nguồn vồn ODA, vồn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

- Ủy ban Nhân dân Tỉnh cần hỗ trợ đầu tư tập trung vùng đô thị dân cư theo quy hoạch đã được phê duyệt để sớm hình thành đô thị mới Phú Mỹ, gồm các xã, thị trấn ( Tân Phước, Phước Hòa, Phú Mỹ, Mỹ Xuân, và Hắc Dịch), hình thành các khu phố, khu nhà ở, các trung tâm dịch vụ, trung tâm văn hóa, thể thao để tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và dân cư đầu tư phát triển các khu cao ốc, văn phòng, khách sạn ...

- Ủy ban Nhân dân Tỉnh và Ban Quản lý khu công nghiệp khi thu hút đầu tư cần lựa chọn những ngành công nghiệp có công nghệ sạch, tiên tiến, quy định về nhập khẩu thiết bị, công nghệ đúng tiêu chuẩn và kiểm tra chặt chẽ về tiêu hao năng lượng, hệ số khí chất thải ... Quy hoạch và thực hiện nghiêm túc các khu công nghiệp về quy trình xử lý nước thải đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn quy định. Tăng cường thanh tra, giám sát các nguồn nước của các cơ sở sản xuất công nghiệp, du lịch ...


- Trên cơ sở các chương trình phát triển, danh mục các dự án đầu tư chủ yếu, Huyện cần xác định thứ tự ưu tiên thực hiện đảm bảo trọng tâm, trọng điểm, tạo động lực lan tỏa. Cần tạo môi trường thuận lợi, từng bước phù hợp với quá trình phát triển từ thấp đến cao, tạo cho doanh nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường.

- Huyện Tân Thành cần phổ biến và vận động nhân dân tham gia thực hiện quy hoạch vì quy hoạch chỉ có thể thực hiện thành công khi có sự đồng tình, hưởng ứng của nhân dân, của doanh nghiệp. Đây được xem là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện.

- Huyện Tân Thành cần thường xuyên cập nhật, cụ thể hóa quy hoạch thành các kế hoạch năm năm, hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, tình hình trong nước và thế giới. Định kỳ tiến hành bổ sung, điều tra, đánh giá, cập nhật các tài liệu cơ bản, chính xác các nguồn tài nguyên để làm cơ sở chắc chắn cho các nghiên cứu phát triển

- Huyện Tân Thành cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt; quy hoạch phải trở thành văn bản có tính pháp lý để làm cơ sở cho các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện; đặc biệt cần tạo điều kiện cho nhân dân tham gia giám sát việc thực hiện quy hoạch. Có chính sách hỗ trợ đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn; Phát triển các ngành công nghiệp chủ lực trên cơ sở phát huy tiềm năng thế mạnh theo hướng phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sản xuất sạch; Phát triển các ngành dịch vụ với tốc độ nhanh và chất lượng cao, bảo đảm phát triển toàn diện và bền vững.

- Huy động sức mạnh tổng hợp các thành phần kinh tế cùng tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và thân thiện với môi trường.


Tóm tắt Chương 3

Ở chương này, trên cơ sở những quan điểm, định hướng về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Tỉnh, của huyện Tân Thành và những phân tích, đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2004-2015 của địa phương, tác giả đã đề xuất (06) sáu giải pháp: (1)Hoàn thiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng khai thác lợi thế so sánh, (2) Phát triển nguồn nhân lực nhằm phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế gắn với phân công lao động, (3) Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, (4) Phát triển cơ sở hạ tầng, (5) Mở rộng thị trường, (6) Mở rộng liên kết vùng, đẩy mạnh hội nhập quốc tế và đưa ra một số kiến nghị thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá trên địa bàn huyện Tân Thành đến năm 2025.


KẾT LUẬN

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững và là nội dung quan trọng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa xét trên phạm vi của cả nước và của từng địa phương. Luận văn “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2015-2025” đã rút ra những kết luận sau:

Một là, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình vận động, phát triển của các ngành kinh tế làm thay đổi trong tổng thể, trong tỷ trọng và trong mối quan hệ của các ngành trong nền kinh tế phù hợp với tiến trình và mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những nội dung và tiêu chí phản ánh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá do vậy vừa bao hàm cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo quy luật chung trong quá trình phát triển, vừa thể hiện đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá bao gồm nguồn lực tự nhiên, nguồn lực con người, vốn, khoa học công nghệ, thị trường và cơ chế chính sách.

Hai là, từ khi lập huyện (1994) đến nay, Tân Thành đã đề ra nhiều chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói chung và các chính sách cụ thể về chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành nói riêng gắn với thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Tân Thành đã cho thấy: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu nội bộ từng ngành đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cơ cấu lao động theo ngành đã chuyển phù hợp với cơ cấu ngành kinh tế và đã có tác động sâu sắc đến phát triển kinh tế - xã hội; các nguồn lực xã hội cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã được huy động. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Tân Thành còn bộc lộ nhiều hạn chế như: cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng chưa thật sự cân đối,


chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế so sánh của huyện trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chủ yếu là chuyển dịch về mặt lượng, chưa làm thay đổi cơ bản về chất của cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại và chưa tạo được tiềm lực cho phát triển nền kinh tế vững chắc lâu dài; Các nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình và tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Tân Thành cũng được đưa ra xem xét, phân tích.

Ba là, luận văn đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Tân Thành. Các giải pháp bao gồm: Hoàn thiện chiến lược công nghiệp hóa- hiện đại hóa gắn với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng khai thác lợi thế so sánh của huyện, phát triển nguồn nhân lực, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, mở rộng liên kết vùng, đẩy mạnh hội nhập quốc tế ... và luận văn cũng đưa ra những kiến nghị để tạo bước đột phá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Tóm lại, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là yêu cầu khách quan trong phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia nói chung và một địa phương nói riêng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Những kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một yếu tố có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa đến tăng trưởng kinh tế của Huyện Tân Thành trong thời gian qua.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay mới chỉ là bước đầu và những kết quả khiêm tốn mà huyện Tân Thành đạt được trong thời gian qua rất đáng khích lệ. Tuy gặp nhiều khó khăn cả chủ quan lẫn khách quan trong triển khai thực hiện, nhưng quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vẫn đang đi đúng hướng. Có thể tin tưởng rằng trong một tương lai không xa, huyện Tân Thành sẽ sớm trở thành đô thị công nghiệp, cảng biển văn minh, hiện đại của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu./.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết đánh giá 20 năm của Ủy ban Nhân dân huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, 2014;

2. Báo cáo điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2020;

3. Báo cáo năng lực Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 2013;

4. Bùi Tất Thắng, Các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam, 1997.

5. Bùi Tất Thắng (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội;

6. Chương trình phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn huyện Tân Thành đến năm 2020;

7. Cục thống kê Bà Rịa-Vũng Tàu, (2014), Niên giám thống kê 2013;

8. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;

9. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;

10. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;

11. Đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Tân Thành giai đoạn 2013-2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

12. Đỗ Hoài Nam (1996), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

13. Lê Đình Thắng, (1998), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn – những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học kinh tế quốc dân;

14. Lê Du Phong, Nguyễn Thành Độ (1999), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế thế giới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội;


15. Lương Xuân Quỳ, (2000), Cơ cấu thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, NXB Đại học kinh tế quốc dân;

16. Lê Thị Bích Ngọc (2009), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí kinh tế và dự báo, (số 4) tr 13 – 15;

17. Nghiêm Xuân Đạt, (2005), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủ đô Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010, Đề tài nghiên cứu khoa học – UBND TP Hà Nội;

18. Ngô Đình Giao, (1994), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội;

19. Ngô Doãn Vịnh, (2005), Bàn về phát triển kinh tế - nghiên cứu con đường dẫn đến giàu sang, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội;

20. Ngô Thắng Lợi (2012), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Đại học Kinh tế quốc dân;

21. Nguyễn Đình Dương, (2005), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2010, Luận án Tiến sĩ;

22. Nguyễn Đình Thọ, (2013), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh - Thiết kế và thực hiện, NXB Lao động xã hội, Hà Nội;

23. Nguyễn Hoàng Bảo, (2015) “Con đường gập gềnh thực hiện chiến lược công nghiệp hóa Việt Nam, giai đoạn 1986-2012”.Bài giảng môn Kinh tế phát triển;

24. Nguyễn Hùng Quân, (2009), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại Bắc Ninh, Luận án Tiến sĩ;

25. Nguyễn Thị Đông (2015), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam giai đoạn 1994 – 2013: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng (số154) tr 22 – 28;

26. Nguyễn Thị Lan Hương, Phân tích tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, 2007.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/09/2023